1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tình báo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguyenquang, 04/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tình báo

    Xin mạn phép mở một topic mới về tình báo để các bác nhà ta nói chuyện về các cơ quan tình báo trên thế giới về cơ cấu,hoạt động của nó và nếu các bác có chút thông tin,tổ chức hoạt động ,trang sử hào hùng nào mà viết về cơ quan tình báo của "nhà ta" (hình như giờ tình báo nhà ta là TỔNG CỤC 2)rồi post lên thì hay quá.(cái này tình báo nhà ta là giấu kín như bưng ấy...).(Rồi còn chuyện tình báo của bọn tàu cài trong nước ta nữa chứ,hội này chắc cũng khá đông đấy).

    Tớ xin mở màn trước về TÌNH BÁO PHÁP

    Ngành tình báo Pháp bao gồm 3 cơ quan quan trọng là Tổng cục An ninh hải ngoại (DGSE), Tổng cục An ninh nội địa (DST) và Tổng cục An ninh quốc phòng (DRM). Trong khi DRM là cơ quan tình báo chuyên ngành thì DGSE và DST là hai cơ quan tình báo tổng hợp, bao quát về mặt tình báo hải ngoại và phản gián. Vì vậy khi nói đến tình báo Pháp, người ta thường nghĩ đến hai cái tên DGSE và DST, cũng giống cái tên KGB của tình báo Liên Xô trước đây, CIA hay NSA của Mỹ, MI-6 và MI-5 của Anh...

    Tiền thân của DGSE hiện nay là một cơ quan tình báo có tên gọi Cơ quan thu thập thông tin tình báo hải ngoại và phản gián (SDECE) được hợp nhất vào tháng 11/1946 từ Cục Thu thập thông tin và Hành động trung ương (BCRA) thành lập vào năm 1942 bởi Lực lượng kháng chiến Pháp (FFF) và Cục Hành động đặc biệt (DGSS) tại Algérie vào tháng 11/1943. Nhiệm vụ lúc đầu của SDECE là phòng chống các hoạt động của cộng sản tại Pháp, tại châu Âu và tại chiến trường Đông Dương. Tuy nhiên, những thất bại liên tiếp về nghiệp vụ tình báo của SDECE trên chiến trường Đông Dương mà nhất là tại Việt Nam đã khiến cho tướng Jacques Soustelle, Giám đốc đầu tiên của SDECE phải từ chức vào tháng 12/1947, chỉ sau có một năm nắm quyền.

    Đến năm 1958, SDECE được giao thêm nhiệm vụ thâm nhập phá hoại các hoạt động giải phóng Algérie của Mặt trận giải phóng quốc gia Algérie (FLA). Dưới sự chỉ đạo của tướng Grossin, Giám đốc SDECE từ năm 1957, SDECE đã phá vỡ được các đường dây buôn lậu vũ khí cung cấp cho FLA để chống lại sự chiếm đóng của Pháp. Năm 1959, SDECE đã thành công trong triển khai điệp vụ Bleuiite nhằm chia rẽ hai nhóm dân tộc quan trọng của Algérie là Wilayat và Kabylie làm suy yếu và gây mất đoàn kết trong nội bộ FLA. Ngược lại, SDECE lại gặp thất bại trong điệp vụ Si Solah nhằm gây bất hòa giữa hai tổ chức Mặt trận giải phóng quốc gia Algérie và Mặt trận giải phóng quốc gia Tunisie. Cũng từ cuộc chiến tranh tại Algérie mà nội bộ của SDECE đã xâu xé lẫn nhau để tranh giành quyền lực và đã làm suy yếu cơ quan tình báo này nghiêm trọng.

    Là nắm đấm tình báo quan trọng dưới thời Tổng thống De Gaulle, SDECE phải hoàn thành tốt ba nhiệm vụ là cảnh giác với sự lấn sân của tình báo Mỹ, chống lại Liên Xô và các quốc gia XHCN, theo dõi từ xa sự bành trướng của tình báo Israel. Để hạ uy tín của SDECE trên đấu trường tình báo quốc tế, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã dàn dựng sự cố về một điệp viên SDECE tên Thyraud de Vosjoly làm việc cho tình báo Liên Xô nhưng lại được phát hiện bởi CIA. Thế nhưng, sự thật Vosjoly là một điệp viên nội ứng của CIA cài vào SDECE nhưng bị chính CIA vắt chanh bỏ vỏ sau khi không còn hữu dụng.

    Năm 1965, sau vụ tai tiếng có liên quan đến SDECE về vụ bắt cóc chính trị gia người Maroc, Ben Barka, ngay tại thủ đô Paris, Tổng thống De Gaulle quyết định thanh lọc và cải tổ lại hoạt động của SDECE. Nhưng cuộc cải tổ quyết liệt nhất chỉ thực sự xảy ra dưới thời tướng Alexandre de Marenches làm giám đốc SDECE.

    Được Tổng thống Georges Pompidou bật đèn xanh, tướng De Marenches đã giải tán 4 trong tổng số 12 ban của SDECE, cho chuyển công tác đến 1/5 quân số. Dưới thời Tổng thống Valéry Giscard D''''äEstaing, SDECE lại được giao thêm nhiệm vụ tình báo đối với thế giới Hồi giáo.

    Năm 1982, khi ông Fançois Mitterrand lên làm tổng thống, SDECE lại phải chịu sự cải tổ lớn lần thứ hai bằng việc thay đổi cả tên gọi DGSE lẫn quy chế hoạt động. DGSE là cơ quan chuyên làm nhiệm vụ tình báo hải ngoại. Chỉ từ năm 1982 đến năm 2005, đã có 14 giám đốc thay nhau điều hành hoạt động của DGSE. Đây cũng chính là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của DGSE khiến cơ quan tình báo này trở thành đối trọng tầm cỡ với các cơ quan tình báo lớn trên thế giới như CIA của Mỹ, KGB của Liên Xô và FSB của Nga sau này, MI-6 của Anh, BND của Đức...

    Thế nhưng đây cũng là giai đoạn mà DGSE gặp phải những tai tiếng cũng tầm cỡ không kém như thất bại của điệp vụ Satanic (đánh đắm tàu Rainbow Warrior của Tổ chức Hòa bình xanh tại New Zealand vào năm 1995), thất bại của điệp vụ Sơn Dương (lật đổ chính quyền hiện hữu tại Angola để thành lập một chính quyền thân Pháp).

    Vào thời kỳ Chiến tranh lạnh, DST tập trung vào nhiệm vụ chống lại thâm nhập của tình báo Liên Xô và các quốc gia XHCN vào lãnh thổ Pháp. Năm 1949, với việc phát hiện sự thất thoát của các tài liệu mật liên quan đến hoạt động của quân đội Pháp tại chiến trường Đông Dương vào tay *********, và đã tạo nên một vụ tai tiếng chính trị nhắm vào Bộ Quốc phòng Pháp đã khiến cho các tướng Revers và Mast, phải từ chức.

    So với DGSE, thì các chiến công và thất bại của DST là rất rõ ràng. Chẳng hạn như vụ bắt giữ George Paques, một quan chức của Pháp làm việc tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) về tội làm điệp viên nội gián cho Liên Xô từ năm 1943. DST còn đóng vai trò quyết định trong việc giúp tình báo Tây Đức bắt giữ Gunther Guillaume, một điệp viên Đông Đức làm cố vấn cho Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt vào năm 1974. Tuy nhiên điểm yếu nhất của DST là không ngăn được sự phát triển của các hoạt động tình báo nước ngoài trên lãnh thổ Pháp.

    Quân số hiện nay của DST vào khoảng 1.000 nhân viên, chủ yếu của ngành cảnh sát. Giám đốc hiện nay của DST là thanh tra Pierre de Bousquet de Florian.

    Tuy được xem là hai đơn vị chủ lực của ngành tình báo Pháp, nhưng giữa DGSE và DST luôn xảy ra cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", chủ yếu là từ các tranh chấp về nghề nghiệp. Nhiều giai đoạn sóng gió đã xảy ra trong mối quan hệ giữa DST và DGSE đã trở thành tai tiếng khiến chính phủ phải trực tiếp can thiệp, như vụ theo dõi, điều tra, trấn áp các tổ chức đòi tự trị cho đảo Corse. Có thời gian cả DST và DGSE cùng hoạt động trên địa bàn đảo Corse và đã gây không ít xung đột với nhau đến nỗi Yves Bonnet, Giám đốc DST phải đệ đơn từ chức vào năm 1999. Cuối cùng, đích thân Tổng thống Jacques Chirac phải can thiệp bằng cách giao địa bàn đảo Corse cho DST và lệnh cho DGSE ngừng tất cả các hoạt động tại đây từ năm 200( Từ CAND).



    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 04/02/2006
  2. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Chà topic này hứa hẹn nhìu hấp dẫn nha! Chờ đón các bài viết về CIA, FBI, KGB (SVR hiện nay), FSB, MI5, MI6 và MOSSAD
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 07:59 ngày 04/02/2006
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 08:00 ngày 04/02/2006
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tiền thân của KGB vốn là ?oUỷ ban đặc biệt trấn áp phản cách mạng và lãn công? được thành lập ngày 20-12-1917, gọi tắt là ?oTrêca?. Lúc đó chủ yếu là để đối phó với những hoạt động bạo loạn, gây rối, phá hoại và ám sát của bọn cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng và giai cấp tư sản. Năm 1918 Lênin bị ám sát, ?oTrêca? đã điều tra và bắt giữ ngay thủ phạm. Trêca nhanh chóng phát triển thành một tổ chức công tác đặc vụ tập trung các công việc thu thập tình báo, phản gián, bảo vệ, bắt bó, thẩm vấn, xét xử, tống giam và thi hành án. Về sau căn cứ vào tình hình thay đổi và nhu cầu của cuộc đấu tranh, tên gọi và chức trách của bộ máy ?oTrêca? cũng thay đổi nhiều lần: tháng 2-1922 được đổi thành Cục Bảo vệ chính trị Bộ Nội vụ, tháng 11-1922 tách khỏi Bộ Nội vụ, đổi thành Tổng cục An ninh quốc nội, lại sáp nhập vào Bộ Nội vụ; năm 1942 lại tách ra độc lập, mở rộng thành Bộ An ninh quốc gia; tháng 6-1942, Bộ An ninh quốc gia nhập với Bộ Nội vụ, đồng thời thành lập riêng bộ phận trừ gian làm công tác phản gián, trấn áp phản cách mạng và bọn Nga gian hàng Đức (còn có tên là Cục diệt gián điệp); tháng 4-1943 Bộ An ninh quốc gia lại tách khỏi Bộ Nội vụ cho đến khi kết thúc đại chiến thế giới lần thứ 2.
    Tháng 10-1946, nhân việc nước Mỹ rậm rịch thành lập Cục Tình báo Trung ương, Liên Xô hợp nhất toàn bộ các bộ phận đặc vụ tình báo đối ngoại trong bộ máy Bộ An ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao và cả Tổng cục Tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội, thành Uỷ ban Tình báo Trung ương thống nhất, hùng mạnh, thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1952 Uỷ ban Tình báo Trung ương lại giải tán, các thành viên thuộc bộ nào lại về bộ cũ, làm việc theo chức năng riêng.
    Tháng 3-1954, căn cứ vào tình hình ngày càng nghiêm trọng của cuộc chiến tranh lạnh Xô-Mỹ, Khơrútxốp lên nắm quyền sau khi Xtalin qua đời, đã lệnh cho các ngành Đảng, Chính quyền, Quân đội điều các cán bộ nòng cốt, tổ chức ra Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô, gọi tắt là KGB do Xêlốp làm Chủ tịch đầu tiên.
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 04/02/2006
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thực ra, KGB cũng vừa mới thành lập khi Putin học tiểu học. Tháng 3-1953, Xtalin qua đời, Bêria nhân cơ hội sáp nhập Bộ An ninh quốc gia vào Bộ Nội vụ, miễn chức của Krulốp (Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và Igơnachiép (Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia), tự nắm Bộ Nội vụ, từ đó nắm quyền lực trong tay. Nhưng tháng 6 năm đó, Bêria bị bắt, cuối năm bị xử bắn. Sau đó, Khơrútxốp nắm chính quyền đã tiến hành cải tổ triệt để bộ máy cảnh sát và an ninh quốc gia. Ngày 13-3-1954, Khơrútxốp thành lập bộ máy mới là KGB, tên gọi là ?oUỷ ban An ninh quốc gia? chuyên trách các nghiệp vụ an ninh quốc gia là tình báo, phản gián, bảo vệ, an ninh chính trị quốc nội và bảo vệ biên giới. Nhiệm vụ cụ thể của KGB là: một mặt triển khai công tác đánh cắp tình báo bí mật đối ngoại, mặt khác tham dự đấu tranh chính trị trong nước. Cho nên KGB có bộ máy với quyền lực rộng rãi, đã cử các cán bộ ra bên ngoài kiểm soát có chừng mực công tác của nhiều ngành ngoại giao, ngoại thương, thông tin, hàng không dân dụng, viện khoa học, viện nghiên cứu? để họ làm một số nhiệm vụ cho KGB.
    KGB thu nạp những người ưu tú nhất trong các ngành Đảng, chính quyền, quân đội Liên Xô, họ lĩnh lương cao (cao hơn cả quân đội), được hưởng những điều kiện phúc lợi tốt (như được đi nghỉ ở trong hay ngoài nước, vào các cửa hàng đặc biệt mua những thứ quý hiếm, hàng ngoại), được hưởng một số quyền lực rộng rãi, nên đã hình thành một mạng lưới công tác tinh nhạy, mạnh mẽ, hiệu quả cao.
    KGB trên danh nghĩa chịu sự lãnh đạo của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, nhưng thực tế chịu sự kiểm soát của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, thực tế là chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Cho nên KGB trùm lên cả chính phủ Liên Xô, trên cả quân đội, trên cả tổ chức Đảng, thực chất là quốc gia trong quốc gia, chính quyền trong chính quyền, nên được gọi là ?oSiêu bộ?.
    Thời đó Nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô đang trong thời kỳ xây dựng và trưởng thành, hoàn cảnh trong ngoài cực kỳ phức tạp, nhiều dân tộc tôn giáo khác nhau, đất đai rộng lớn, các quốc gia xung quanh nhòm ngó, các quốc gia phương Tây đứng đầu là Mỹ tìm trăm phương ngàn kế phá hoại, lật đổ. Cho nên, Liên Xô tồn tại được và phát triển, không thể không thừa nhận KGB đã phát huy vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí có khi còn có tính quyết định nữa. Các nhà bình luận nước ngoài cũng vẫn coi KGB là hòn đá tảng chủ yếu nhất của Liên Xô.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trụ sở KGB:
    [​IMG]
    Biểu tượng của KGB:
    [​IMG]
  6. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Vậy xin bắt đầu từ cơ quan tình báo KGB
    KGB từ năm 1967 dưới thời của chủ tịch Andropov
    Ông được cử làm Chủ tịch KGB tháng 5/1967 trong một thời điểm hết sức phức tạp và nhạy cảm trong hoạt động của cộng đồng an ninh tình báo Xôviết. Nhìn từ một góc độ, đó là giai đoạn mà các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và NATO đã đẩy mạnh các hoạt động gián điệp chống lại Moskva nói riêng và hệ thống XHCN thế giới nói chung lên đỉnh điểm. Nhìn từ góc độ khác, cũng trong thời gian đó, tại Liên Xô, do những chiến dịch đổi mới, tinh giản biên chế được tiến hành từ năm 1953 (sau khi lãnh tụ Yosif Stalin qua đời), cũng như những hệ lụy từ hoạt động không phải lúc nào cũng chuẩn mực của đội ngũ cán bộ KGB, cơ quan an ninh này đã bị suy yếu đến mức rất khó đảm đương đúng mức các trách nhiệm nghiệp vụ của mình để chống lại cuộc chiến tranh tổng lực của các cơ quan tình báo đối phương.
    Vào thời điểm đó ở Liên Xô đã giải tán các cơ quan an ninh trong ngành giao thông đường sắt và đường thủy, các chi nhánh KGB ở thành phố và huyện lị, nhiều đơn vị phản gián đặc biệt ở cấp trung ương và địa phương. Hệ thống lãnh đạo các cấp trong KGB cũng bị thay đổi, nguồn cán bộ mới hầu như không trưởng thành trong công tác nghiệp vụ. Hệ thống đào tạo cán bộ an ninh cũng bị tinh giản, nhiều trường học truyền thống ở Leningrad, Gorky, Sverdlovsk, Khabarovsk, Alma Ata, Tashkent, Tbilisi, Mogiliov... bị xóa sổ... Nói chung, tình hình nội bộ KGB khi ấy đã gây nên những nỗi lo lắng không nhỏ.
    Trong hoàn cảnh đó, ban lãnh đạo cao cấp nhất ở Liên Xô đã chọn Andropov vào vị trí Chủ tịch KGB vì nhận thấy rằng chính ông mới là người có thể làm thay đổi cục diện tình hình trong KGB, chứ không phải vì lúc đó quan hệ giữa ông với đương kim Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin không tốt lắm nên Tổng Bí thư Leonid Brezhniev muốn ông rời khỏi bộ máy lãnh đạo trung ương như một số báo chí Nga sau này viết. Thực tế cho thấy, đó đã là sự lựa chọn đúng đắn.
    Gia nhập đại gia đình KGB, Andropov đã bộc lộ thái độ cẩn trọng đối với hiện trạng cơ quan. Bản thân ông rất thận trọng trước những quyết định có thể dẫn tới làm lỏng lẻo hơn hệ thống tổ chức đang có. Và ông buộc các lãnh đạo thuộc quyền cũng phải ứng xử y như vậy. Chưa xây được thì không thể phá những cái đang có - đó là một trong những nguyên tắc làm việc chính của Andropov. Ông luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng, trong hệ thống KGB cả ở cấp trung ương lẫn các địa phương đều có những nguồn lực dự trữ chưa được phát huy đúng mức. Vấn đề là phải biết khích lệ nguồn lực sẵn có làm việc với cảm hứng và sự sáng tạo, chủ động lớn hơn. Theo sáng kiến của Andropov, trong hệ thống KGB đã thành lập lại hàng loạt trung tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận cho các cán bộ đương chức... Đặc biệt, ông đã xây dựng được một hệ thống tuyển chọn cán bộ rất có hiệu quả cho cơ quan an ninh để lôi kéo những nguồn lực tinh túy nhất trong xã hội Xôviết cho KGB.
    Theo đánh giá của các chuyên gia, chính đội ngũ cán bộ KGB trưởng thành dưới thời Andropov lãnh đạo cơ quan này đã tạo nên "hồn vía" chủ chốt cho cộng đồng an ninh tình báo Xôviết trước kia và Nga hiện nay. Và mặc dù hơn chục năm có lẻ nước Nga phải trải qua những biến thái chính trị kinh thiên động địa, những cán bộ ưu tú nhất của KGB hiện nay vẫn duy trì được ảnh hưởng to lớn của mình đối với xã hội. Nói cho cùng, chính đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng là một cựu cán bộ KGB được đào tạo theo đúng truyền thống tiếp nối từ thời Andropov.
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 04/02/2006
  7. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Một số hình ảnh về chủ tịch Androbov
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 04/02/2006
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tương đương với Pháp, do vấn đề lịch sử, ở ta cũng có cấu trúc 3 đơn vị là Cục Tình báo đối ngoại, Cục Phản gián (thuộc bên An ninh) và tình báo Quân đội.
    Đánh số cũng giống Pháp luôn. Các truyện kể về chiến công của các chiến sỹ tình báo trong thời kỳ 9 năm hay gọi địch thủ là bọn "Phòng Nhì", tức chính là Cục 2 đó.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    KGB là một tổ chức được chọn lựa kỹ càng, có nhiều đặc quyền, muốn gia nhập KGB phải qua nhiều tầng sàng lọc, có thể nói trăm người chọn một. Mà muốn trở thành một nhân viên KGB có cương vị công tác lại càng không dễ.
    Putin sau khi gia nhập KGB, đầu tiên phải tập trung về trường đào tạo KGB để huấn luyện. Đời sống nhà trường quân sự hoá, kỷ luật hết sức nghiêm khắc, liên lạc thư từ phải dùng địa chỉ giả, thời gian huấn luyện một năm rưỡi.
    Ở Liên Xô, KGB mở hơn 200 trường đào tạo, đều là những ?othành đặc vụ? không có ghi trên bản đồ. Có 7 trường loại lớn là:
    -?oKadưma? nằm ở đông nam cách Kubixép khoảng 200 km, khuôn viên trường chiếm một diện tích khoảng 425 km2, trường chia thành các bộ phận: Anh, Canada, Mỹ, Ôxtralia, Niu Diulân, Ấn Độ, Nam Phi.
    -?oChitaítxcaya?, ở phía nam Yếccút khoảng 75 km, gần hồ Baican giáp biên giới Liên Xô-Mông Cổ, trường chia thành các bộ phận Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
    -?oPrakhôpca? ở đông bắc thành phố Minxcơ khoảng 70 km, trong trường chia làm mất bộ phận: bộ phận Bắc là 4 nước Bắc Âu: Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan; Tây Nam là bộ phận Hà Lan; bộ phận Nam là Thuỵ Sỹ và Áo; bộ phận Đông Nam là Đức.
    -?oSưkipnaya? cách Chicalốp 110 km, chuyên huấn luyện gián điệp quốc gia ngữ hệ latinh, gồm: Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp.
    -?oÔtxtôdơnaya? ở phía đông Khabarôpxcơ 105 km, huấn luyện điệp viên Liên Xô ở các nước châu Á khác ngoài trường ?oChitaítxcaya? và Trung Đông.
    -?oNôvaya? ở Tây Nam Tatxken khoảng 90 km, đối phó với các nước châu Phi.
    -?oXuidơnaya? ở Đông Nam thành phố Tula khoảng 85 km, chuyên nhằm vào các nước Đông Âu, gồm: bộ phận Tây Bắc là Tiệp Khắc; bộ phận Bắc là Ba Lan; bộ phận Nam là Rumani; Đông Nam là Anbani và Nam Tư.
    Những thành đặc vụ này nếu không có giấy phép đặc biệt của KGB, bất cứ ai cũng không được đến gần, vì bên ngoài có một đơn vị bộ đội tinh nhuệ của KGB bao bọc, toàn bộ khu vực được KGB bảo vệ nghiêm ngặt. Trên bản đồ của Liên Xô cũng không tìm thấy vị trí của trường, ngay người dân Liên Xô cũng không biết có nơi như thế.
    Ảnh của bác nguyenquang bị sao ý, không hiện lên được! Chắc ảnh của Andropov. Em gửi phát khác vậy:
    [​IMG]
  10. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    CÓ mấy bức ảnh khá đẹp về andropov thời còn sỹ quan,1 tấm vẽ tranh và mấy tấm lúc là chủ tịch KGB nhìn rất phong độ nên tớ post lên,không hiểu thế nào ko hiển thị được.Trong cách nhìn nhận của tớ KGB vẫn hơn CIA một bậc cả về kỹ năng ,cách đào tạo,khả năng làm việc,và lý tưởng chiến đấu.Những điệp viên đến với KGB thường là do ngưỡng mộ lý tưởng đạo đức XHCN có lòng tốt,còn các điệp viên làm việc với CIA hoặc được CIA mua chuộc hoặc vì tiền hoặc vì mưu cầu lợi ích vật chất.Với CIA người ta thường biết tới nhiều với các tai tiếng xấu về ngiệp vụ,khá khác so với KGB.Việc KGB tan giã quả thật là một điều tiếc luối ,thất vộng với bất kỳ ai biết đến họ và với những người yêu lý tưởng XHCN.
    Tớ VOTE 5 sao cho ptlinh.

Chia sẻ trang này