1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tình báo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguyenquang, 04/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong thời gian 1 năm rưỡi phải hoàn thành 2193 giờ học, như vậy có nghĩa là không có nghỉ hè, nghỉ đông. Trừ các ngày chủ nhật, mỗi ngày ít nhất phải học tập và huấn luyện 6, 7 giờ.
    Học tập các khoa mục cơ sở có số học, hoá học, vật lý, hội hoạ, tốc ký, địa lý, kinh tế nước ngoài, giáo dục chính trị thường thức, văn học nước ngoài, chiếm 697 giờ.
    Khoá trình quân sự có biên chế, thiết bị công trình quân sự, vũ khí trang bị của tổ chức quân sự nước ngoài, tin tức tình báo về người lãnh đạo nước ngoài, gồm những tư liệu tỉ mỉ của từng nhân vật lãnh đạo trọng yếu, cả tập quán và đặc trưng sinh hoạt của họ, chiếm 392 giờ.
    Khoa mục đặc biệt có nội dung phong phú nhất, chiếm 1824 giờ gồm: địa hình học, kỹ thuật chụp ảnh, kỹ thuật thu phát vô tuyến điện, phương pháp thông tin liên lạc đặc chủng, dùng mực tàng hình ghi chú và đánh dấu bí mật trên bản đồ, kỹ thuật đặc biệt ghi chép tin tình báo bí mật lên mặt kính, huấn luyện phản gián, phương pháp giải vây, tự cứu và chạy trốn; về dược học gồm cách sử dụng thuốc độ, ma tuý, thuốc mê.
    Trong giáo dục khoa mục đặc biệt, có các mục như cách bắt mồi liên lạc, cách tránh bị theo dõi, cách cắt đuôi, cách hẹn gặp các nhân viên khác trong mạng, v.v? là những bài cơ bản. Khoá trình này chia làm 2 phần:
    Phần một, trước hết phải học cách nhận biết mật thám, nếu bị họ bám sát phải sử dụng cách nào để cắt đuôi bám. Chỉ khi nào hoàn toàn cắt được ?ođuôi? mới có thể bắt liên lạc với nhân viên mới. Để huấn luyện môn này sát với thực tiễn, còn sử dụng cả hình thức thực tập.
    Phần hai của khoá trình còn phức tạp hơn nhiều, đó là cách ?ochiêu mộ cộng tác viên cung cấp tình báo?, thày giáo đóng vai quan chức, nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, học viên phải tìm cách ?omua chuộc? họ làm gián điệp, đương nhiên những thày giáo đó không phải dễ mà ?omua chuộc? được, học viên sẽ nhận thức được ?ođối tượng? nước ngoài không dễ dàng trở thành ?ocon mồi? của họ. Như vậy, các học viên sẽ phải nghĩ ra nhiều mưu kế, tìm cách đặt bẫy, để đối tượng sa bẫy. Thày giáo còn dạy học cách nắm những nhược điểm khác nhau của các loại người, để tiến hành công việc đúng người đúng tật. Những kẻ hám tiền, dễ dùng tiền dụ dỗ; có một số người lại phóng túng về sinh hoạt ********, dễ dùng gái đẹp để mồi chài, đối với những kẻ có biến thái về sinh hoạt ******** thì dùng đồng tính luyến ái để dụ chúng mắc câu, khi chúng đang làm trò đồi bại thì chụp ảnh hoặc quay phim, để đe doạ khống chế chúng, buộc phải vào khuôn phép. Để đạt được mục đích, học viên nam nữ đều phải học sử dụng cách mồi chài, thậm chí dùng cả bản thân mình làm mồi.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    KGB là một bộ máy công tác đặc vụ được thành lập có quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người, cơ quan tổng bộ hơn 1 vạn người, nhân viên các ngành tình báo, phản gián và trinh sát kỹ thuật, phân bố trong và ngoài nước hơn 20 vạn người, còn có 30 vạn bộ đội biên phòng, đầy đủ các quân chủng hải, lục, không quân. Tổng quân số của bộ máy này vượt quá 50 vạn người, tổng kinh phí hàng năm tới 110 tỷ USD, nên người ta gọi nó là ?okhủng long? trong bộ máy công tác đặc vụ thế giới.
    Căn cứ vào ?oĐiều lệ Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô", nhiệm vụ của KGB là:
    1-Làm công tác tình báo, gián điệp đối ngoại, gồm cả những hoạt động đặc biệt như ám sát, lật đổ, phá hoại và tuyên truyền kích động.
    2-Phụ trách công tác phản gián trong nước, gồm theo dõi giám sát người nước ngoài đến Liên Xô, kiểm soát các ngành trọng yếu của chính phủ và quân đội.
    3-Đấu tranh với các phần tử có những chính kiến khác, các phần tử dân tộc ly khai, các nhân vật tôn giáo hoạt động ngầm, gồm cả những hoạt động giám sát khống chế làm mất danh dự, đưa vào bệnh viện tâm thần, bỏ tù, bắt lao động cải tạo.
    4-Bảo vệ an toàn cho những người lanh đạo Đảng và Nhà nước, gồm cả cử người bảo vệ tiếp cận chuyên trách cho những người lãnh đạo từ uỷ viên Bộ Chính trị trở lên, bảo vệ cho các chính khách quan trọng nước ngoài đến thăm.
    5-Giám sát và kiểm soát thông tin liên lạc, gồm bảo đảm an toàn cho thông tin mật mã trong nước và kiểm soát thu nghe, mã thám mật mã thông tin nước ngoài.
    6-Bảo vệ đường biên giới quốc gia của Liên Xô.
    7-Chấp hành các nhiệm vụ đặc biệt mà Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô giao cho.
    Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, KGB đã lập ra 4 Tổng cục (tương đương cấp bộ), 7 cục quản lý và 5 phòng độc lập.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    KGB có 4 Tổng cục (tương đương cấp bộ), 7 cục quản lý và 5 phòng độc lập.
    -Bốn Tổng cục là:
    +Tổng cục 1 phụ trách công tác tình báo đối ngoại, dưới có 4 cục, 3 văn phòng và 16 phòng.
    +Tổng cục 2 quản lý công tác phản gián, chống lật đổ trong nước, dưới có 3 cục nghiệp vụ, 8 phòng nghiệp vụ và 8 phòng khu vực.
    +Tổng cục 3, là Tổng cục chủ quản bộ đội biên phòng, dưới có bộ tư lệnh, cục hậu cần, cục hải quân, cục không quân, phòng nghiên cứu kỹ thuật biên phòng. Tổng cục này có 30 tổng đội lục quân, 7 đội tuần tiễu hải quân và 5 liên đội không quân, tất cả tới 30 vạn người.
    +Tổng cục 4 là Tổng cục cảnh sát mật, làm nhiệm vụ ?otrấn áp mọi phần tử ********* và những hoạt động ********* trong nước và đến từ nước ngoài?. Nó là quả tim của ý thức hệ KGB, chuyên hoạt động chống chiến tranh tâm lý. Dưới có 9 cục, đánh số thứ tự từ 1 đến 9, ngoài ra còn có một số phòng trực thuộc.
    -Bảy cục quản lý gồm:
    +Cục quản lý quân đội (Cục 3)
    +Cục quản lý kỹ thuật (Cục 6)
    +Cục theo dõi giám sát (Cục 7)
    +Cục quản lý thông tin (Cục 8)
    +Cục quản lý cảnh sát (Cục 9)
    +Cục quản lý hành chính
    +Cục quản lý nhân sự.
    -Năm phòng độc lập gồm:
    +Phòng điều tra vụ việc đặc biệt
    +Phòng phân tích kinh nghiệm hoạt động
    +Phòng thông tin quốc gia
    +Phòng bảo vệ
    +Phòng đăng ký hồ sơ.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tin tình báo của Liên Xô chủ yếu được thu thập bởi các trạm KGB ở nước ngoài, các trạm này nằm trong các sứ quán Liên Xô ở nước ngoài, là trung tâm chỉ huy các hoạt động điệp báo của Liên Xô ở nước đó. Trạm đóng tại nước ngoài có 1 trạm trưởng, 1 số trạm phó. Quyền lực của trạm trưởng rất lớn, phải trực tiếp chịu trách nhiệm với tổng bộ KGB Mát-xcơ-va, toàn quyền chỉ huy tất cả nhân viên điệp báo với các loại danh nghĩa hợp pháp phái đến nước đó. Ngoài ra chức trách của trạm trưởng còn bao gồm: theo dõi và chỉ huy nhân viên tình báo quân đội trong sứ quán; giữ liên hệ với nhân viên tình báo các nước Đông Âu (trừ Rumani) và Cu Ba trong sứ quán ở nước đó, chỉ đạo về chính sách và trang bị kỹ thuật; đọc và ký phát đi các bức điện của người ngoài trạm gửi về tổng bộ KGB; thẩm duyệt kế hoạch bắt mối với điệp viên. Tóm lại, trừ những điệp viên ngầm được phái đi bằng con đường bất hợp pháp do tổng bộ KGB trực tiếp nắm, trạm trưởng là người duy nhất nắm toàn diện nhân viên KGB đến nước đó.
    Trạm bộ của trạm nước ngoài có tổ chi viện kỹ thuật, sĩ quan viết báo cáo và phòng bí thư. Dưới có 5 tổ nghiệp vụ:
    -Tổ 1 là tổ tình báo. Tổ này phụ trách phát triển gián điệp có thể tiếp xúc với những cơ mật ở nước đó, thu thập tình báo chính trị, quân sự, kinh tế.
    -Tổ 2 là tổ phản gián. Có nhiệm vụ bảo đảm tất cả các nhân viên của Liên Xô phái đến nước đó không bị cơ quan tình báo của địch mua chuộc.
    -Tổ 3 là tổ tình báo khoa học kỹ thuật. Tổ này gồm các sĩ quan tình báo đã được huấn luyện kỹ thuật, phụ trách thu thập tình báo khoa học kỹ thuật tiên tiến của các quốc gia phương Tây. Mục tiêu chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và Tây Đức.
    -Tổ 4 là tổ chi viện nằm vùng. Là những điệp viên nằm vùng được phái đến bằng cách bất hợp pháp, trực tiếp chịu sự chỉ huy của tổng bộ Mát-xcơ-va, không có quan hệ với trạm nước ngoài của KGB, nhiệm vụ của họ là nằm vùng lâu dài ở nước đó, khi xảy ra chiến tranh hoặc khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao, phụ trách tổ chức và lãnh đạo tất cả mạng gián điệp của KGB ở nước đó.
    -Tổ 5 là tổ hành động phá hoại. Tổ này phụ trách xây dựng một mạng gián điệp làm nhiệm vụ hoạt động phá hoại khi xảy ra chiến tranh.
  5. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Công tác tình báo vô tuyến điện KGB
    Trong lịch sử rất vẻ vang của ngành tình báo Xô viết, tình báo vô tuyến điện đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu thập các thông tin có tầm quan trọng chiến lược.

    Nhờ khả năng đặc biệt này, bộ phận tình báo kỹ thuật trên đã được Liên Xô đầu tư rất nhiều, với một mạng lưới các nhân viên và phương tiện kỹ thuật được triển khai khắp nơi trên thế giới.
    Lĩnh vực hoạt động của tình báo vô tuyến điện Xôviết bắt đầu được mở rộng một cách đáng kể từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX. Cụ thể là Liên xô đã đầu tư rất nhiều vào các công trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm những kỹ thuật tiếp cận các nguồn thông tin bằng cách sử dụng các dải tần sóng cực ngắn và sóng siêu cao tần. Sự phát triển tiếp theo của ngành tình báo vô tuyến điện còn có được rất nhiều thuận lợi nhờ những số liệu kỹ thuật thu thập được về các phương tiện vô tuyến điện tử của nước ngoài. Đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng này là các đơn vị nằm trong Tổng cục Tình báo trực thuộc Bộ tổng Tham mưu lực lượng vũ trang và Tổng cục 8 của Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô.
    Đến những năm 60, trong thành phần KGB đã xuất hiện thêm Cục 16 với nhiều nhiệm vụ mới như: thu giữ các thông điệp từ những tuyến liên lạc của các cơ quan đại diện cũng như gián điệp nước ngoài trên lãnh thổ Liên Xô; đảm trách việc dò ra vị trí của các thiết bị vô tuyến và giải mã các thông điệp thu được...
    Tất nhiên là đối tượng hoạt động quan trọng nhất của Cục 16 ngay từ những ngày đầu mới thành lập chính là nước Mỹ. Những nhân viên đầu tiên của cục này ngay lập tức được giao nhiệm vụ thu thập thông tin về mật mã của Mỹ, và bước quan trọng hơn tiếp theo là phải ?obẻ khóa? được chúng. Để đảm nhiệm được việc thu các thông điệp liên lạc bằng vô tuyến, Cục 16 đã triển khai một mạng lưới rất nhiều trạm khác nhau trên lãnh thổ Liên Xô, và từ những năm 60 bắt đầu ở nước ngoài.
    Vai trò quan trọng trong hoạt động tình báo và phản gián
    Đánh giá được tầm quan trọng của tình báo vô tuyến điện, Chủ tịch KGB Yuri Andropov vào ngày 15/5/1970 đã phê chuẩn kế hoạch triển khai một loạt các trạm thu sóng vô tuyến tại tất cả 15 trụ sở bí mật của Tổng cục I. Theo kế hoạch này, đến cuối những năm 70, tình báo Xôviết đã có tới 30 trạm thu sóng tại nước ngoài. Ngày 25/4/1975, Cục 16 bắt đầu xây dựng một trạm thu sóng tại căn cứ Lourdes của GRU ở Cuba, theo quyết định phê chuẩn của Hội đồng Bộ trưởng. Trạm có tên gọi là ?oTermit II? này bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/1976. Nó cho phép thu được các thông điệp trên dải tần siêu cao được truyền từ các vệ tinh của Mỹ, đồng thời giám sát được hoạt động liên lạc giữa các điểm thông tin siêu cao tần tại Mỹ.
    Tuy nhiên, 2 trạm thu quan trọng nhất phải kể đến là ?oPochin-1? và ?oPochin-2? tại New York và Washington. Chỉ riêng trong năm 1975, 2 trạm này đã thu được tổng cộng 2.600 thông điệp các loại, và đến năm 1976 đã tăng lên tới 7.000 thông điệp. Những thông tin quan trọng nhất trong số này có liên quan đến chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld (ông này cũng từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Gerald Ford trong giai đoạn 1975-1977) tới hội nghị của nhóm lập kế hoạch hạt nhân của NATO, đến những cuộc gặp của Ngoại trưởng Henry Kissinger với lãnh đạo các quốc gia như Anh, Pháp, CHLB Đức và Nam Phi. Tình báo vô tuyến điện còn nghe trộm được những cuộc đàm thoại thông qua căn cứ không quân Andrews giữa Washington và ông chủ Nhà Trắng, Bộ trưởng Ngoại giao và nhiều quan chức cao cấp khác khi họ đang trên máy bay ra nước ngoài. Chính nhờ thành tích này mà một nhân viên của trạm ?oPochin-1? đã được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ.
    ?oChiến lợi phẩm? của các trạm ?oPochin-1? và ?oPochin-2? không chỉ là thông tin chính trị, mà còn cả các thông tin quân sự. Nó liên quan tới các bí mật về những loại tên lửa đạn đạo ?oTrident?, MX, ?oPershing-2?, các tên lửa có cánh và tên lửa phòng không, các loại máy bay F-15, F-16, F-18, B-52 và B-1. Bắt đầu từ năm 1973, cả 2 trạm trên đã bắt đầu thu thập được những thông tin khoa học kỹ thuật đặc biệt quý giá. Ví dụ như họ đã thu được một loạt báo cáo dưới dạng fax từ phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, từ các công ty Boeing, General Dynamic, Grumman, Hughes, Lockheed, IBM cũng như các tập đoàn hàng đầu trong tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Mỹ. Nhờ đó, các chiến sĩ tình báo vô tuyến điện đã có được trong tay những dữ liệu rất quan trọng về cấu trúc và thiết kế của các loại máy bay A-10, B-1, F-14 v.v, ...về các chương trình phòng thủ chống tên lửa và chống tàu ngầm của Mỹ. Năm 1976, trạm ?oVestna? đặt tại San Francisco còn giám sát được cả một đường dây liên lạc qua fax và điện thoại của các nhà thầu tại Lầu Năm Góc, cũng như các công ty cỡ lớn phân bố tại bờ biển phía tây nước Mỹ.
    Hỗ trợ cho những trạm nói trên, tình báo Xôviết còn triển khai được một số trạm khác trên đất Mỹ như ?oZefir?, ?oRaketa?, ?oRubin?... chuyên trách việc nghe trộm các phương tiện liên lạc của FBI, nơi đảm trách các chiến dịch phản gián của Mỹ. Ví dụ như trong những năm 70, trạm ?oRaketa? tại New York thường xuyên bám sát kênh liên lạc vô tuyến giữa các xe hơi đặc chủng và 6 trạm giám sát khác của FBI, chuyên đảm trách theo dõi việc đi lại của nhân viên các cơ quan đại diện của Liên Xô; kênh liên lạc được FBI sử dụng trao đổi với các nhân viên từ các phái đoàn đại diện của các nước Cận Đông và phương Tây tại Liên Hiệp Quốc; kênh liên lạc giữa các xe hơi theo dõi và phòng điều tra cướp nhà băng của FBI; kênh liên lạc vô tuyến của các điệp viên FBI đảm trách điều tra hình sự; kênh liên lạc giữa các trung tâm điều phối của FBI tại New York và New Jersey, v.v...
    Khả năng thu giữ thông tin liên lạc hàng ngày từ FBI đã bảo vệ rất nhiều cho các điệp viên Xôviết đang hoạt động trên đất Mỹ. Mỗi khi KGB tổ chức một chiến dịch nào đó, trạm ?oRaketa? sẽ nhận được chỉ thị giám sát thật chặt chẽ hoạt động của trung tâm liên lạc vô tuyến của FBI. Trong trường hợp cần thiết, trạm có thể phát ra tín hiệu cảnh báo nguy hiểm, nếu biết điệp viên Xôviết đó đang bị theo dõi hay bị giăng bẫy. Trạm ?oRaketa? còn tập hợp được cả một danh sách các công dân Mỹ bị FBI nghi ngờ và tổ chức theo dõi, và được chuyển về lưu trong hệ thống dò tìm máy tính tự động hóa trong KGB.
    Những "con bọ" điện tử
    Ngoài khả năng thu sóng vô tuyến đặc biệt thành công như đã nêu trên, Cục 16 của KGB cũng triển khai rất rộng rãi phương pháp lắp đặt bí mật những con chip điện tử tại văn phòng các cơ quan đại diện nước ngoài trên lãnh thổ Liên Xô, ở nước ngoài, cũng như trong các trang bị được cung cấp cho những cơ quan này. Một trong những chiến dịch thành công đầu tiên trong lĩnh vực này đã được tiến hành hồi những năm 70, khi các chuyên gia của KGB đã khôn khéo gắn những ?ocon bọ? vào chiếc máy mật mã mới của Đại sứ quán Nhật tại Moskva, đúng vào thời điểm chiếc xe tải chở côngtenơ có các trang bị này đang được làm thủ tục hải quan tại biên giới Liên Xô - Phần Lan.
    Tháng 1/1983, người Pháp trong thời gian sửa chữa một chiếc máy điện báo trong đại sứ quán của mình ở Moskva đã phát hiện được một ?ocon bọ? có tác dụng truyền thông tin từ máy điện báo ra ngoài qua hệ thống điện lưới. Kết quả điều tra sau đó cho thấy, KGB kể từ năm 1978 đã thu được hết các thông điệp nhận được và gửi đi của các nhà ngoại giao Pháp, trong đó có cả những loại bí mật nhất. Năm 1984, các chuyên gia từ Cục 16 cũng lắp đặt thành công chip điện tử vào 30 chiếc máy chữ mới dùng cho Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Mỹ tại Moskva và Leningrad.
    Tuy nhiên, chiến dịch quy mô nhất do Cục 16 tiến hành là vào năm 1979, khi người Mỹ bắt đầu cho xây dựng lại tòa đại sứ cao 8 tầng của mình. Tất cả các thiết bị nghe trộm đã được gắn trực tiếp vào các cấu trúc của công trình, biến tòa nhà đại sứ quán trở thành một hệ thống cảm biến khổng lồ, trên thực tế có thể thu giữ tất cả các tín hiệu vô tuyến cũng như các cuộc trò chuyện tại đây. Người Mỹ đã phát hiện được một số ?ocon bọ? thuộc loại này nhưng đã không thể loại bỏ được tất cả. Mãi đến năm 1991, Chủ tịch KGB Vadim Bakatin mới trao lại cho người Mỹ các tài liệu kỹ thuật và sơ đồ bố trí các ?ocon bọ? điện tử bên trong đại sứ quán của họ, sau khi tuyên bố chúng đã trở nên lạc hậu so với thời cuộc.
    Một loạt các chiến dịch ?ocấy ghép? khác cũng được KGB tổ chức thành công ở nước ngoài. Ví dụ như hồi tháng 1/1966, các điệp viên thuộc Tổng cục I đã lắp đặt thành công một chiếc microphone vào phòng làm việc của Đại sứ Riches của Anh ở Liban, và đến tháng 2 năm đó cũng tại phòng làm việc của một quan chức tình báo Anh tại Beirut (trong khuôn khổ chiến dịch ?oRubin?). Nhờ những thông tin cung cấp được trong chiến dịch này, Chủ tịch KGB Andropov đã làm rõ được một danh sách tới 50 điệp viên của Cơ quan Tình báo Anh (SIS) tại vùng Cận Đông và Ai Cập, cũng như xác định danh tính rõ ràng của 6 kẻ đã được tình báo Anh cài cắm vào KGB, GRU và Cơ quan An ninh Tiệp Khắc. Đến năm 1969, các cơ cấu nghe trộm cũng được gắn vào một dinh thự của một quan chức CIA ở Liban.
    Chi nhánh của Tổng cục I tại New York cũng hoạt động rất thành công trong lĩnh vực này. Hồi cuối năm 1969, họ đã tiến hành chiến dịch ?oPressing? có sử dụng các máy phát vô tuyến điều khiển từ xa tại khu vực Văn phòng trụ sở Liên Hiệp Quốc. Cũng trong năm 1969, chi nhánh tại Washington của Tổng cục I đã lắp đặt được một ?ocon bọ? tại phòng họp của Ủy ban Quan hệ quốc tế Thượng viện Mỹ, và về sau nó đã hoạt động hiệu quả trong suốt 4 năm liền. Năm 1980, điệp viên Lozenko đã cấy thành công một thiết bị nghe trộm tại phòng họp của Hội đồng Nghiên cứu tác chiến Mỹ, giúp cho tình báo Xôviết nắm được các thông tin về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại châu Âu, về các loại vũ khí hóa học của Mỹ, về những khả năng động viên tiềm lực tại Mỹ, về quan điểm của Washington liên quan đến những cuộc đàm phán về Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược (SALT-2). Cũng nhờ thiết bị này, phía Liên Xô đã nắm được nội dung bản báo cáo quan trọng của một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc có nhan đề: ?oTình hình hiện tại và các xu hướng phát triển lực lượng hạt nhân của Mỹ tại chiến trường Trung Âu?.
    Chiến dịch nổi tiếng cuối cùng liên quan đến lĩnh vực này diễn ra hồi cuối những năm 90, khi nhân viên cơ quan tình báo đối ngoại Robert Hanssen đã lắp đặt được một chip điện tử ngay trong phòng họp của Bộ Ngoại giao Mỹ, nằm ngay sát phòng làm việc của Ngoại trưởng Madeleine Albright.
    Phải nói là các điệp viên Xôviết đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các đồng minh trong Khối hiệp ước Warsaw. Hồi những năm 60, các nhân viên KGB với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp Bungary đã xâm nhập thành công vào Đại sứ quán Italia tại Sophia và lấy được 2 bản sao sổ tay mật mã mà phòng thông tin của NATO đang sử dụng. Chỉ một thời gian sau, KGB cũng thành công trong việc sao chép các cuốn sách mật mã của Đại sứ quán Pháp cũng tại Bungary. Chỉ tính riêng năm 1974, trong khuôn khổ các chiến dịch phối hợp, Cục 16 đã nhận được tài liệu mã hóa của tổng cộng 7 đại sứ quán nước ngoài ở Praha, 5 đại sứ quán ở Sophia, 2 ở Warsaw và 2 ở Budapest. (từ CANND)

  6. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    CIA (Central Intelligence Agency - Cục tình báo trung ương) . Tham khảo trang nhà : www.cia.gov   CIA là cơ quan tình báo chiến lược, thành phần nòng cốt trong cộng đồng tình báo Mĩ. Thành lập năm 1947 theo sắc luật về an ninh quốc gia.   Tổ chức tiền thân : cơ quan tình báo chiến lược (OSS) của Mĩ trong thế chiến thứ II ; nhóm tình báo chiến lược (CIG).  Có nhiệm vụ : cố vấn cho Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ về các vấn đề tình báo liên quan đến an ninh quốc gia ; điều phối các hoạt động tình báo của nội bộ và các cơ quan chính phủ vì lợi ích an ninh quốc gia ; thực hiện hoạt động tình báo với qui mô toàn cầu.   Tổ chức thành 4 bộ phận : tác chiến (DO), tình báo (DI), hành chính (DA), KHKT (DS & T)CIA tiến hành các hoạt động can thiệp , phá hoại, lật đổ, thực hiện diễn biến hoà bình...ở nhiều nước, nhất là các nước XHCN ; công cụ đắc lực trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Sau chiến tranh lạnh, hoạt động của CIA đang có những cải tổ về tổ chức và phương thức hoạt động hướng vào những lĩnh vực và khu vực trọng yếu mới, nhằm tiếp tục duy trì sức mạnh và ảnh hưởng của Mĩ trên thế giới. Trụ sở : Langli, bang Vơginia (Mĩ) .  Giám đốc đầu tiên : chuẩn đô đốc Hilencôtơ
    Được donghailongvuong sửa chữa / chuyển vào 20:44 ngày 05/02/2006
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Kiếm được một bài báo khác về KGB, gửi lên cho các bác:
    Những điều chưa biết về KGB
    KGB là Uỷ ban An ninh quốc gia của Liên Xô. Tổng hành dịnh đóng tại nhà số 2 phố Bolchaya Loubyanka, ở góc Quảng trường Dzerjinski, Mátxcơva. Ngân sách hàng năm ước tính khoảng 6,4 tỷ rúp (1991).
    KGB có số lượng cán bộ, công nhân viên khoảng 486.000 người, trong đó có 217.000 người canh gác biên giới và 60.000 người làm việc tại Mátxcơva trong nhiều phòng ban khác nhau của KGB, thêm vào đó là một số lượng không xác định những người cung cấp tin tức (khoảng trên 1 triệu). Còn dư luận bên ngoài thì ước tính lượng con số ấy có thể từ 300.000-1.500.000 người.
    KGB chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia cho Liên bang Xô-viết với nhiệm vụ cụ thể như sau:
    -Canh giữ biên giới.
    -Đấu tranh chống khủng bố và tội ác có tổ chức.
    -Đấu tranh với bọn chống đối chính trị trong nước.
    -Nghiên cứu và khai thác tin tức tình báo.
    Theo sắc lệnh của Hội đồng Dân chủ Pétrograd ngày 20-12-1917, Felis E.Dzerjinski thành lập tổ chức có tên thường gọi là Tchéka, sử dụng lại các cán bộ an ninh thời Nga hoàng. Tổ chức này có nhiệm vụ vừa phát hiện, vừa đấu tranh chống các lực lượng phản cách mạng trên toàn lãnh thổ Xô-viết, kể cả vùng hậu cứ thường bị các lực lượng phương Tây thâm nhập vào đất Liên Xô theo Hiệp ước Brest-Litovsk (3-3-1918).
    Vụ ám sát Chủ tịch Tchéka thành phố Pétrograd-ông Moissei S.Ourit-ngày 30-8-1918, đã dẫn đến việc phát động chiến dịch tiêu diệt các lực lượng phản cách mạng.
    Tchéka cũng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội: chống giặc đói và các dịch bệnh sốt, chấy rận, vấn đề trẻ em bị bỏ rơi?
    Tchéka có một trại huấn luyện ở Tashkent để đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên của mình, các tổ chức an ninh của Đảng, Hồng quân và các tổ chức cách mạng nước ngoài. Năm 1921, quyền hành của Tchéka càng lớn hơn khi Dzerjinski trở thành Uỷ viên nhân dân phụ trách giao thông vận tải.
    Ngày 7-2-1922, Tchéka được thay thế bởi Cục Chính trị Nhà nước (GU) trực thuộc Dân uỷ phụ trách Nội vụ (NKVD). Sang năm 1923, đổi lại thành Cục Chính trị Nhà nước thống nhất (OGPU). Do vậy, hai đơn vị đặc biệt Tchéka sáp nhập lại thành Sư đoàn Dzerjinski số 1. Chính đơn vị này đã trấn áp các cuộc nổi dậy ở Trung Á trong những năm 1920.
    Vào năm 1934 Tchéka trở thành một trong những cục chính của NKVD: Cục chính của nền an ninh quốc gia (GUGB). Tháng 2-1941, quyền hạn của tổ chức này được phân chia cho NKVD và Dân uỷ phụ trách an ninh quốc gia (NKGB). Hai tổ chức ấy nằm dưới quyền lãnh đạo của Lavrentii P.Bérya.
    Trong Chiến tranh Thê giới lần thứ II, NKVD và NKGB chịu trách nhiệm về an ninh ở hậu phương Liên Xô và gây ra tình hình không ổn định ở hậu phương Đức, tổ chức, đào tạo, huấn luyện trên 2.000 ?onhóm tác chiến? để hỗ trợ và tham gia hoạt động của du kích.
    Năm 1946, NKVD trở thành Bộ Nội vụ (MVD), duy trì và lãnh đạo Sư đoàn Dzerjinski số 1, còn NKGB trở thành Bộ An ninh quốc gia (MGB).
    Sau ngày Staline qua đời, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Hội đồng Bộ trưởng và Xô-viết tối cao quyết định hợp nhất MGB và MVD. Ngày 13-3-1954, MGB không còn quy chế Bộ nữa mà trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng với tên là KGB của Hội Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
    Sắc lệnh ngày 5-7-1978 của Youri Andropov-nguyên Giám đốc KGB-tổ chức KGB như Uỷ ban quốc gia của Liên Xô, chịu sự kiểm soát trực tiếp của Bí thư thứ nhất của Đảng và Cơ quan tối cao của Liên Xô, Hội đồng Quốc phòng. Như vậy, KGB có quy chế gần như ngang Bộ với quyền hạn rất lớn.
    Cuối những năm 80, cùng với sự phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đã cải tổ lại KGb. Đến tháng 12-1990, KGB thành lập một vụ đặc biệt chống lại các tội ác có tổ chức, phần việc mà từ trước đến nay thuộc đặc quyền của Bộ Nội vụ (MVD).
    Ngày 19-8-1991, trong cuộc đảo chính chống Mikhail Gorbachev, Giám đốc KGB Vladimir Kroutchkov cùng Tổng tham mưu trưởng Youri Plekanov phụ trách ?oCơ quan cận vệ của KGB? và Tổng tham mưu trưởng Viktor Karpukhine chỉ huy nhóm can thiệp của KGB Alpha 200 đứng về nhóm đảo chính. Sau vụ này, Kroutchkov bị bắt ngày 21-8, Bộ trưởng Nội vụ Boris Fougo tự sát. Vadim Bakatine được cử phụ trách KGB. Ngày 28-8, một uỷ ban điều tra được thiết lập để làm rõ vai trò của KGB trong cuộc đảo chính và nghiên cứu việc cải tổ lại tổ chức. Cùng ngày đó, Gorbachev giải tán ban lãnh đạo KGB và ra lệnh chuyển các đơn vị chiến đấu của KGB sang Bộ Quốc phòng. Ngày 11-10-1991, Hội đồng Nhà nước giải tán KGB và ngày 24-10, ba cơ quan mới được thành lập để thay thế:
    -Ngày 24-10-1991, Mikhail Gorbachev sáng lập Cơ quan An ninh Liên cộng hoà (MSB) và cử Vadim Bakatine lãnh đạo. Nhiệm vụ chủ yếu của MSB là phối hợp các cơ quan an ninh của các nước cộng hoà khác nhau trong Cộng đồng các quốc gia độc lập. MSB có quân số từ 35.000-40.000.
    -Cơ quan Tình báo Trung ương thành lập ngày 24-10-1991, do Evgueny Primakov lãnh đạo, phụ trách tình báo đối ngoại. Nhiệm vụ chủ yếu là phối hợp các cơ quan tình báo của các nước cộng hoà.
    -Uỷ ban Giám sát biên giới quốc gia (KOGG) do Đại tá Ilya Yakovlevitch Kalinitchenko lãnh đạo.
    Với sự tan rã của Liên Xô và sự ra đời của Cộng đồng các quốc gia độc lập, trên thực tế, các cơ quan nói trên không có hoạt động gì.
    Trái với nhiều tổ chức tình báo phương Tây, KGB tồn tại một cách chính thức và được thừa nhận. Tháng 12-1987, báo Sự thật đưa tin KGB thực hiện perestroika (cải tổ) và từ năm 1988, các cơ quan truyền thông Xô-viết thường đưa tin về các hoạt động của KGB. Tháng 4-1988, hằng tháng trên tạp chí Luận chứng và sự kiện có một mục dành riêng để viết về KGB. Năm 1989, KGB có Vụ Quan hệ công cộng. Tháng 9-1989, đài truyền hình đưa bộ phim KGB ngày nay lên màn ảnh nhỏ. Năm 1990, cơ quan lưu trữ KGB mở cửa cho quần chúng đọc một số tài liệu như biến cố Katyn, vụ án Wallenberg? Du khách cũng được tham quan Bảo tàng KGB. KGB còn tổ chức cuộc thi hoa hậu và Miss KGB là Katya Maiorova, 23 tuổi. Đầu năm 1990, nhiều sĩ quan KGB phát biểu công khai, phê bình xu hướng bảo thủ trên báo chí?
    Tóm lại, lịch sử KGB là cả nửa thế kỷ vinh quang vì đã thực sự là công cụ đắc lực, đầy hiệu quả của chính quyền Xô-viết. Cái tên KGB bây giờ đã bị những kẻ theo chủ nghĩa tư bản xoá bỏ, nhưng nhân loại mãi mãi không bao giờ quên được KGB với những năm tháng vinh quang tột đỉnh của nó.
    Xuân Ngọc
    (Theo Encyclopédia du Renseignement et des Services secrets)
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thêm một chút thông tin về SVR-Cơ quan Tình báo đối ngoại Liên bang Nga.
    Tiền thân của SVR là Cục Tình báo ở nước ngoài nằm trong thành phần TRÊCA của chính quyền Xô Viết. Người chỉ huy đầu tiên của cơ quan này là Yakov Davydov. Theo chỉ thị của Feliks Dzerzhinksy, ông Davydov đã soạn thảo các quy định về Cục Tình báo ở nước ngoài và xây dựng biên chế tổ chức của nó. Tên gọi chính thức hiện nay của cơ quan này (SVR) được công bố chính thức ngày 18-12-1991. Trong số những người chỉ huy SVR những năm gần đây có những nhân vật nổi tiếng như Vladimir Crukov (từ năm 1974->1988) về sau từng làm Chủ tịch KGB, Yevguini Primakov (từ 1991->1996) sau trở thành Ngoại trưởng rồi Thủ tướng Liên bang Nga.
  9. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Sự xụp đổ của LX ---> sự kết thúc của 1 cơ quan tình báo hàng đầu TG
    KGB tan vỡ
    Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết tan vỡ - một trong những sự kiện lịch sử trong thế kỷ XX có tác động đến toàn bộ thế giới trong cả thế kỷ XXI,- và cùng với nó, cũng kết thúc sự tồn tại của KGB, một thiết chế quyền lực gắn liền với Liên Xô. Trích đăng một chương trong cuốn "Các Chủ tịch KGB - những hồ sơ lộ sáng" của NXB Lao Động, do Tiến sĩ Hùng Sơn, chuyên viên BNG biên dịch.
    ... Giữa năm 1988 Vadim Victorovich Bakatin được đưa về Matxcơva làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô. Nhưng đến cuối tháng 11, Gorbachov (Tổng thống Liên Xô) gọi Bakatin đến báo cho biết là đã quyết định cho Bakatin thôi chức Bộ trưởng Nôi vụ. Gorbachov không muốn mất Bakatin, nên đưa ông vào làm thành viên Hội đồng an ninh.
    Bakatin còn đương sung sức, muốn hoạt động và tự coi mình xứng với vị trí hàng đầu. Do đó, mùa hè năm 1991, ông tự ứng cử tại cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của Nga. Nhưng Bakatin không hề có hoạt động tranh cử gì đặc biệt, hoặc có nhưng rất yếu ớt. Kết quả thăm dò một thời gian sau cho thấy Bakatin chỉ thu được 3,42% số phiếu tín nhiệm, trong khi Yeltsin thu được đa số.
    Ngày 23/8/1991, Bakatin được quyết định làm Chủ tịch KGB. Khi Bakatin đến trụ sở KGB để nhận nhiệm vụ, đám đông tụ tập ở Quảng trường Lubianka trước mặt trụ sở KGB để phản đối và đòi giải thể KGB, đã giật đổ tượng Dzerjinski. Vào lúc Bakatin nhận chức Chủ tịch KGB, các kế hoạch khác nhau về việc cải tổ KGB đã được thảo luận: từ kế hoạch giải thể KGB và thành lập một cơ quan an ninh có chức năng hạn chế đến kế hoạch thay đổi nhỏ một số chức năng, nhiệm vụ của KGB. Bakatin chọn một phương án nằm giữa 2 kế hoạch này. Ông giải thích: Cơ quan an ninh là rất cần thiết. Chúng ta đang một nửa ở chủ nghĩa xã hội, một nửa ở chủ nghĩa tư bản. Cho thôi việc các cán bộ cũ tức là xóa bỏ công tác tình báo. Chỉ có những ai mà thấy hệ tư tưởng cản trở mình phục vụ Tổ quốc thì nên thôi sớm. KGB bị mất Cục 9 - chuyên bảo vệ lãnh tụ và các uỷ viên Bộ Chính trị, vì nó chuyển sang trực thuộc Tổng thống. Chủ tịch KGB không còn quyền và lực lượng trong tay để bắt Tổng thống. Bakatin cũng giải tán Cục 5 là Cục bảo vệ chính trị chuyên theo dõi trí thức, giáo giới và các phong trào dân tộc. Ông tuyên bố: "Cục bảo vệ chính trị, nói cách khác là Cục theo dõi, bắt bớ vì lý do chính trị từ nay phải bị bãi bỏ".
    Đối với xã hội lúc đó, Bakatin là một nhân vật chính trị khá nổi. Nhưng đối với cơ quan, ông như một người lạ mới từ nơi khác về. Thêm vào đó, Bakatin tác phong thô bạo, hay quát tháo cấp dưới. Nhưng đặc biệt, Bakatin đã bị giới an ninh hoàn toàn ghét bỏ sau vụ tai tiếng liên quan đến sứ quán Mỹ. Phía Mỹ dự trù cho việc xây dựng Sứ quán ở Matxcơva 72 triệu USD, và bắt đầu xây dựng từ năm 1979. Còn KGB thì bắt tay vào chuẩn bị cho việc trang bị các thiết bị nghe trộm cho Sứ quán mới của Mỹ 3 năm sớm hơn - tức là từ năm 1976. Theo kế hoạch thoả thuận giữa hai bên, các vật liệu xây dựng được lấy từ địa phương, còn ốp lát nội thất, cửa sổ và đồ điện, thang máy thì mang từ Mỹ sang. Công nhân xây dựng là người Nga. Mỹ cử một số sĩ quan an ninh đứng ra kiểm tra nguyên vật liệu và giám sát công nhân. Đến năm 1985, khi toà nhà Sứ quán sắp xây xong thì Mỹ phát hiện ra rằng người Nga đã cài thiết bị vào tất cả các bức tường từ khi gạch còn chưa ra lò. Độ nhạy của các thiết bị cao đến mức ghi được cả tiếng thì thầm trong nhà. Tổng thống R.Reagan đề nghị phá để xây mới. Nhưng Quốc hội không đồng ý vì quá tốn kém. Đến lúc đó, Vadim Bakatin đã làm một việc điên rồ, là trao cho Mỹ sơ đồ lắp đặt các thiết bị nghe trộm, mục đích là để cho người Mỹ thấy rằng hầu như toàn bộ những vị trí lắp đặt thiết bị đã được tìm ra rồi.
    Tháng 5/1991, Yeltsin (Tổng thống Cộng hoà Liên bang Nga) ký với Chủ tịch KGB Liên Xô Kriuchkov biên bản thành lập Uỷ ban An ninh của Liên bang Nga. Bằng việc xin thành lập được KGB Nga, Yeltsin cắm được một "con ngựa thành Tơ-roa" trong KGB, còn Kriuchkov muốn mở cuộc chơi với Yeltsin để thu thập thông tin từ ê-kíp ông ta. Ngày 28/11/1991, Tổng thống Liên Xô M.Gorbachov ký một trong những sắc lệnh cuối cùng của ông: lệnh "Về quy chế tạm thời của Cơ quan An ninh liên nước Cộng hoà" do Bakatin làm Chủ tịch. Ban cán sự của cơ quan này bao gồm các Chủ tịch cơ quan An ninh nước Cộng hoà. Nhưng các luật của Liên bang và các sắc lệnh của Gorbachov đã không còn ý nghĩa thực tế gì nữa. Ngày 8/12/1991, tại rừng Belovej (gần Thủ đô Minsk của Belarus), ba Tổng tống Nga, Ukraina và Belarus là Yeltsin, Kravchuk và Shushkevich đã ký Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Cơ quan An ninh liên nước Cộng hoà trở thành vô nghĩa. Mỗi nước Cộng hoà thành lập cơ quan An ninh riêng của mình.
    V.Bakatin lãnh đạo KGB vẻn vẹn có 107 ngày: từ 28/8 đến 3/12/1991, khi KGB kết thúc sự tồn tại. Ngày 23/12, Yeltsin mời Bakatin đến gặp lần cuối cùng, bảo Bakatin thích đi làm Đại sứ ở nước nào thì tuỳ chọn, trừ Mỹ. Nhưng Bakatin đã không trả lời, cũng không xin Yeltsin bố trí công việc cho ông ta. Bakatin là con người quá tự trọng để làm điều đó. Còn chính quyền mới của Yeltsin cũng đâu có cần ông nữa!
    Ngày 25/12/1991, Gorbachov từ chức. Không còn Liên Xô. Cũng không còn KGB.
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 02:13 ngày 08/02/2006
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bộ máy tổ chức của CIA
    CIA được tổ chức thành năm cục riêng biệt: một văn phòng tương đối nhỏ của giám đốc và bốn cục có chức năng hoạt động.
    -Văn phòng Giám đốc
    -Cục Hành động
    -Vụ Quản trị-Phục vụ
    -Cục Tình báo
    -Cục Khoa học Kỹ thuật
    -Văn phòng Giám đốc: Lãnh đạo CIA chỉ có hai người được Chính phủ bổ nhiệm là Tổng Giám đốc Tình báo trung ương (Director of Central Intelligence-DCI) và Phó tổng giám đốc Tình báo trung ương (DDCI). Các nhân viên trực thuộc của họ, trong văn phòng Giám đốc có hai bộ phận giúp việc Giám đốc với vai trò đứng đầu tập thể cơ quan tình báo Mỹ.
    Những thành phần khác của văn phòng Giám đốc CIA gồm những bộ phận hành chính thường vẫn có từ xưa đến nay như các bộ phận khác trong Chính phủ: Phòng báo chí, Phòng liên lạc với Quốc hội, Ban pháp chế, v.v? Chỉ có hai phòng xứng đáng được đặc biệt chú ý là Phòng thông tin và Phòng lịch sử.
    Phòng thông tin được thành lập năm 1950 theo yêu cầu của Giám đốc lúc đó là tướng Bedell Smith. Là một sĩ quan tham mưu có kinh nghiệm trong quân đội, khi được biết rằng việc thông tin của CIA, đặc biệt việc thông tin giữa sở chỉ huy với các trạm và các cơ sở hoạt động bí mật đều do Cục Hành động kiểm soát, lập tức ông đòi phải có sự thay đổi trong hệ thống đó. Người ta kể lại rằng ông đã nói ?oNhững người chỉ huy điệp viên sẽ không được đặt dưới quyền quyết định đưa tin mật nào để tôi xem hay không?. Như vậy, Phòng Thông tin hay Trung tâm thông báo được đặt dưới quyền trực tiếp chỉ huy của Giám đốc. Tuy vậy, từ đó những người chỉ huy điệp viên đã tìm ra những cách khác để khi họ nghĩ là cần thiết, giữ những tin tế nhị nhất của họ, không để lọt ra khỏi Cục Hành động.
    Phòng Lịch sử tiêu biểu cho một cố gắng khôn ngoan hơn của CIA để bảo vệ bí mật của tổ chức. Mấy năm trước, CIA đã bắt đầu mời những quan chức cao cấp về hưu làm thêm một hay hai năm với cơ quan-theo hợp đồng, lương như biên chế-để viết hồi ký chính thức của họ. Sản phẩm của những cố gắng của họ tất nhiên được đánh giá cao và lưu hành hạn chế trong một phạm vi hẹp. Theo con mắt của CIA thì làm như thế còn tốt hơn là để các nhân viên cao cấp của mình công khai công bố những việc thật đã xảy ra trong đời hoạt động của họ cho CIA.

Chia sẻ trang này