1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tình báo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguyenquang, 04/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong các cục của CIA, cục lớn nhất là Cục Hành động, hay Cục Mật vụ, gồm khoảng 6.000 nhân viên chuyên nghiệp và nhân viên văn phòng. Tỷ lệ giữa những người chuyên nghiệp (phần lớn là sĩ quan điều khiển) và nhân viên văn phòng (phần nhiều là thư ký) xấp xỉ 2/1. Gần 45% nhân viên Cục Mật vụ ở nước ngoài, đại bộ phận mang vỏ công khai để che đậy; ví dụ cán bộ ngoại giao hoặc quốc phòng. Khoảng hai phần ba nhân viên Cục Mật vụ làm những công tác gián điệp chung như làm liên lạc, tình báo hoặc phản gián. Số còn lại tập trung vào những công tác bí mật khác. Mặc dù số nhân viên hoạt động bí mật có ít hơn, nhưng hoạt động can thiệp vào nội bộ của các nước khác cũng tốn khoảng gấp rưỡi tiền chi cho công tác gián điệp và phản gián (250 triệu đôla so với 180 triệu đôla hàng năm). Số tiền chi lớn hơn ấy dùng trong hoạt động mật được giải thích rằng việc trả cao những hoạt động bán quân sự và việc trợ cấp cho các chính đảng, các liên đoàn lao động và những tổ chức quốc tế khác.
    Cục Mật vụ lại chia thành 15 phòng tách biệt, nhưng mô hình hoạt động hiện nay của nó không theo đường hướng rõ ràng của một sơ đồ tổ chức bình thường. Ngoại lệ có khuynh hướng trở thành nguyên tắc. Một số hoạt động mật đáng lẽ là trách nhiệm của phòng này mới hợp logic thì lại do một phòng khác chịu trách nhiệm-vì lý do chính trị, hoặc gì yêu cầu giả tạo là đảm bảo bí mật, hoặc vì sự phân chia ban bệ quan liệu, hay đơn giản chỉ vì công việc vốn vẫn làm ăn theo cách đó.
    Phần lớn nhân viên Cục Mật vụ, khoảng 4.800 người, làm trong những cái gọi là phòng, cả ở tổng hành dinh lẫn ở nước ngoài. Những phòng đại khái giống như những phòng khu vực của Bộ Ngoại giao-một sự tách nhỏ hợp lý vì phần lớn những người hoạt động của CIA ở nước ngoài đều làm việc dưới hình thức của Bộ này. Phòng to nhất là Phòng Viễn Đông (phòng này biên chế khoảng 1.500 nhân viên), rồi đến các phòng Châu Âu (chỉ có Tây Âu thôi), Tây bán cầu (Mỹ Latinh và Canada), Cận Đông, khối Xô Viết (Đông Âu) và Phi Châu (chỉ có 300 nhân viên). Dây chuyền chỉ huy đi từ người đứng đầu Cục Mật vụ đến các trưởng phòng khu vực, rồi đến những người đứng đầu các trạm(chief of stations) và những người đứng đầu các căn cứ (chief of bases).
    Các trạm và căn cứ của CIA trên thế giới được dùng làm trụ sở chính cho hoạt động bí mật trong nước có đặt trạm hay căn cứ đó. Trạm CIA thường đặt trong Sứ quán Mỹ ở thủ đô, còn các căn cứ thì đặt ở các thành phố chính hoặc đôi khi đặt trong các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở nước ngoài. Ví dụ: ở Tây Đức-nơi hoạt động lớn nhất của CIA-thì trạm CIA đặt ở Bonn; người trưởng trạm nằm trong số nhân viên Sứ quán Mỹ. Có những căn cứ đặt? (Bị kiểm duyệt bỏ) và một vài thành phố khác, cùng với nhiều căn cứ nấp dưới hình thức căn cứ quân sự Mỹ nằm rải rác khắp nông thôn Tây Đức.
    Phòng Nội địa của Cục Mật vụ về thực chất là một phòng khu vực, nó chỉ đạo những hoạt động giấu giếm bí mật trong nước Mỹ thôi. Người trưởng của nó-cũng như những trưởng phòng khu vực khác, là một quan chức hành chính thường, ngang chức với một tướng hai hay ba sao-làm việc tại một văn phòng ở trung tâm Washington, cách Nhà Trắng hai dãy nhà. Dưới trạm Washington là những căn cứ đặt ở các thành phố chính khác ở Mỹ.
    Cục Mật vụ còn có ba phòng nữa: Phòng Tình báo ở nước ngoài (phòng gián điệp), Phòng Phản gián và Phòng Hoạt động bí mật. Phòng thứ ba này kiểm tra đường đối lối của các hoạt động theo nghiệp vụ riêng của nó và hỗ trợ cho các phòng khu vực và những đơn vị hoạt động tại trận. Ví dụ, trong một kế hoạch dựng lên một câu chuyện xuyên tạc trên một tờ báo Chile, các chuyên gia tuyên truyền của Phòng Hoạt động bí mật có thể thảo ra một bài báo cùng với sự hợp tác của Ban Chile trong Phòng Tây bán cầu. Một cơ sở kinh doanh của CIA như (bị kiểm duyệt bỏ) có thể được dùng để viết và truyền câu chuyện tới Chile để người ta không thể gán chuyện đó cho CIA. Rồi một cán bộ điều khiển đang công tác tại Sứ quán Mỹ ở thủ đô Chile có thể hoạt động qua tay chân mật vụ của mình chui vào hàng ngũ báo chí địa phương để cho bài báo chắc chắn được in. Trong khi phần lớn hoạt động ở nước ngoài của CIA đều được tiến hành qua các phòng khu vực, thì các phòng tác chiến (operational staffs) nhất là Phòng Hoạt động bí mật, cũng chỉ đạo những hoạt động độc lập.
    Phòng Công tác đặc biệt là một đơn vị lai giữa các phòng khu vực và các phòng tác chiến. Chức năng chính của nó là cung cấp các phương tiện quý cho những hoạt động bán quân sự, phần lớn là nhân lực ký hợp đồng (lính đánh thuê, hay quân nhân vay mượn) vật liệu và chuyên viên để thực hiện công việc. Tuy vậy, những hoạt động của phòng này về mặt tổ chức đều đặt dưới quyền trạm trưởng trong những nước có những hoạt động ấy.
    Ba phòng còn lại của Cục Mật vụ làm nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng nghiệp vụ làm việc. Phòng Công tác và chương trình phần lớn làm kế hoạch và ngân sách hành chính cho Cục Mật vụ và viết báo cáo chi tiết chứng minh những hành động mật đệ trình lên Uỷ ban 40 để xin chuẩn y. Phòng Phục vụ hành động ngoài những công việc khác còn sắp xếp, bố trí che đậy những sĩ quan mật. Phòng Kỹ thuật cung cấp những phương pháp gián điệp như hoá trang, máy ảnh nhỏ, máy ghi âm, bộ luật mã và những máy thông tin v.v?
  2. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Trong cộng đồng tình báo XÔ VIẾT, ngoài KGB được hình thành và tổ chức từ những năm đầu thành lập nhà nước XÔ VIẾT với nhiệm vụ để bảo vệ và ngăn chặn các âm mưu phá hoại của kẻ thù nhằm vào chính quyền CM.Và sau này là sự xuất hiện của 2 cơ quan tình báo :
    SVR : cục tình báo đối ngoại
    FSB : cục an ninh liên bang
    Còn có một cơ quan tình báo XÔ VIẾT mà ít người biết đến là GRU : cơ tình báo quân sự của quân đội LIÊN XÔ.
    Tổ chức GRU hình thành từ ngày 21/10/1918 do Trotski lãnh đạo. GRU ban đầu mang tên Ban lãnh đạo tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội; trụ sở đặt tại Matxcơva. Cơ quan tình báo GRU hoạt động bí mật ở các nước tư bản như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật... mà mục đích là mua chuộc, đánh cắp... những cán bộ khoa học, những khoa học kỹ thuật tiến bộ, những cách thức chế tạo vũ khí hiện đại.GRU chấm dứt vai trò của mình năm 1988 cùng giai đoạn với sự chấm giứt quyền lực của Gorbachov ở Liên Xô cũ.Hoạt động tình báo của cơ quan này nhiều lúc còn bao trùm ,lấn sân sang cả hoạt động của cơ quan tình báo KGB.Và cũng có khá nhiều vấn đề giữa 2 cơ quan tình báo này ,đôi lúc có sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lực trong nội bộ các tổ chức tình báo , giữa KGB và GRU trong cộng động tình báo XÔ VIẾT .Cho tới thời điểm hiện nay tuy KGB đã tan giã cùng nhà nước XÔ VIÊT cũng như GRU nhưng tên tuổi của 2 cơ quan tình báo này như một dấu ấn khó phai về thời kỳ XÔ VIẾT.
    Không biết ptlinh có biết nhiều về cơ quan tình báo GRU không??? tớ sẽ post cho các bác thêm thông tin về cơ quan tình báo GRU trong thời gian gần nhất.
    Cậu chuyển sang cơ quan tình báo CIA nhanh quá,còn khá nhiều điều về các cơ quan tình báo XÔ VIẾT KGB,SVR và GRU,và còn FSB chưa nói hết,cứ từ từ chậm giãi thôimục nào đi với mục đó ptlinh à!
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 00:09 ngày 10/02/2006
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trụ sở của CIA:
    [​IMG]
    Logo của CIA:
    [​IMG]
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 07:42 ngày 10/02/2006
  4. mademoiselle

    mademoiselle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Ngay ở trang chủ của CIA có hình của Nathan Hale, được coi là điệp viên đầu tiên của Mỹ bị chết khi làm nhiệm vụ năm 1776. Ông này trước khi chết có nói 1 câu rất hay "Tôi tiếc là chỉ có 1 cuộc đời để cống hiến cho tổ quốc."
    Ngoài ra trong sảnh vào của CIA có khắc 83 ngôi sao tượng trưng cho 83 điệp viên CIA chết trong khi thi hành nhiệm vụ, trong số đó 35 điệp viên vẫn còn được coi là bí mật quốc gia và chưa được tiết lộ tên.
    Trung tâm sử lý dữ liệu của CIA được mang tên George Bush (bố) để tôn vinh những cống hiến của ông này cho CIA.
    Được mademoiselle sửa chữa / chuyển vào 10:48 ngày 12/02/2006
  5. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Cơ quan tình báo quân đội GRU
    Lịch sử GRU không dễ dàng được thiết lập vì từ năm 1918 -như một kẻ phản đảng lấy biệt hiệu là Souvorov đã viết - là cơ quan bí mật nhất trong số những cơ quan bí mật LX.Để tiếp cận nó một cách gần nhất ,cần phải xem xét những tài liệu đươc cung cấp bởi những người đã đến phương tây trong nhiều năm.Những kẻ phản Đảng đang của KGB muốn thoát khỏi sự khắc nghiệt của chế độ vẫn đang sống lưu vong và rất dè dặt đối với GRU mà họ coi là XÔ VIẾT thống nhất.
    Gần một nửa số giám đốc của tổ chức GRU đến từ Tchéka ,từ GPU và sau này là từ KGB .Hầu như tất cả các nhân viên trong GRU đều xuất thân quân đội,GRU là 1 cơ quan tình báo chứ ko phải 1 tổ chức đàn áp như những gì đối thủ nhìn nhận.
    Lãnh đạo đầu tiên của GRU là Ivanovich Aralov .
    Tổng giám đốc tình báo quân sự vào mùa xuân năm 1921 là Arvid Ianov Seibot dưới có bốn văn phòng hoạt động:
    - Văn phòng thứ nhất :quản lý chung có 8 người
    - Văn phòng thứ 2 :thông tin quân đội
    - Văn phong thứ 3 : hoạt động gián điệp ở nước ngoài
    Dưới sự giám sát của họ có 3 bộ phận.Mỗi bộ phận có 5 phân ban nhỏ : phương TÂY, châu Á,...
    - Văn phòng thứ 4 thông tin và thống kê có nhiệm vụ giám sát cả 4 bộ phận ở nhiều khu vực địa lý.
    Mỗi tuần 2 lần văn phòng này soạn thảo những bản báo cáo tin tức về sự kiện chính xảy ra ở các nước có những bộ phận này đặt cơ sở qua báo chí và tất cả những phương tiện thông tin khác,cùng với những lời nhận xét.Hàng tháng họ trình lên ban giám đốc những báo cáo về KT,chính trị,quân sự từ nhiều nước khác nhau,những ngiên cứu về hàng không hàng hải nước ngoài.
    Thời kỳ đó dưới ban lãnh đạo trung tâm có 6 ban lãnh đạo khu vực từ những okrogs theo cách người ta gọi là những quản hạt quân đội.Đây là những ban lãnh đạo theo prikaze xác định:
    -Okroghs d''Ukraine 43 người phụ trách
    -Mặt trận phía tây 28 người phụ trách
    -Quân đội độc lập của Caucase 20 người
    -Okroghs của caucase Nord...
    -Okroghs của Siberie - Orientale...
    -Okroghs của bộ nội vụ gọi là MVO ( 3 người)
    ......
    Giai đoạn anh hùng của GRU là dưới thời BERZINE.Năm 1926 Berzine đã đưa ra những tên gọi và cơ cấu của GRU.Bốn văn phong trở thành nhiều đơn vị khác nhau.Đơb vị 2 chịu trách nhiệm về những cơ sở tình báo đặt cạnh bộ tham mưu của mỗi Okroghs;đơn vị ba là: Agenturnâi Razvedka: đây là những mạng lưới và những điệp viên ở nước ngoài.
    Ngân sách GRU cho cả năm 1925 là 10 tr RÚP ....
    Được nguyenquang sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 12/02/2006
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Vụ Quản trị-Phục vụ (trước kia là Vụ Yểm trợ) là bộ phận quản lý hành chính của CIA. Tuy vậy, phần lớn ngân quỹ và nhân viên của nó được dành vào việc giúp Cục Mật vụ thực hiện những công tác bí mật (Trong CIA người ta đôi khi gọi vụ này là vụ ?oNô lệ? của Cục Mật vụ). Cục Tình báo và Cục Khoa học kỹ thuật cũng được yểm trợ bằng nhiều hình thức khác, nhưng yêu cầu của hai cục này ít khi vượt quá những công việc hành chính. Tuy nhiên công tác mật đòi hỏi một sự cố gắng hỗ trợ rộng rãi, nên Vụ Quản trị-Phục vụ cũng giúp đỡ vào những lĩnh vực như thông tin, hậu cần và đào tạo, ngoài việc hỗ trợ hành chính bình thường.
    Phòng Tài chính của Vụ Quản trị-Phục vụ chẳng hạn, đặt các bộ phận dã chiến ở Hương Cảng, Liban, Brazil và Thuỵ Sĩ để tiếp xúc dễ dàng với thị trường tiền tệ quốc tế. Phòng Tài chính gắng làm bản báo cáo tóm tắt tình hình tiền tệ trên thế giới, sẵn sàng để dùng trong các hoạt động mật sắp tới. Nhiều lần Vụ đã phải mua ngoại tệ trong các chợ đen bất hợp pháp, vì ở các thị trường nước ngoài này có thể mua ngoại tệ lúc nào cũng được với giá rẻ. Trong một vài trường hợp, nhất là trong trường hợp đồng tiền Nam Việt Nam, việc mua chợ đen hàng năm cũng lên tới hàng mấy triệu đôla.
    Phòng Bảo vệ làm công tác bảo vệ vật chất cho các cơ sở bí mật ở trong và ngoài nước, tiến hành kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối tất cả nhân viên của CIA, nhân viên hợp đồng và điệp viên người nước ngoài. Phòng Y tế cung cấp các thầy thuốc chữa bệnh tâm thần, nội khoa có lý lịch ?otrong sạch? để chữa bệnh cho những sĩ quan của cơ quan, kiểm tra những điệp viên đã và sẽ tuyển. Ngoài ra còn phải chuẩn bị sơ lược tiểu sử tâm lý của những lãnh tụ nước ngoài (Đã có lần, vào năm 1971, theo yêu cầu của những thủ phạm vụ Watergate, phòng đó làm ?osơ lược tiểu sử? của Daniel Ellsberg. Phòng Hậu cần quản lý vũ khí, các kho đồ nghề khác của CIA ở trong và ngoài nước; cung cấp trang bị văn phòng và đồ đạc trong nhà thông thường cũng như phương tiện bí mật cho các trạm, các căn cứ ở nước ngoài; làm những việc quản lý nhà cửa lặt vặt khác. Phòng Thông tin dùng trên 40% số 5.000 nhân viên chuyên nghiệp của Vụ Quản trị-Phục vụ, duy trì những phương tiện thông tin bí mật giữa sở chỉ huy của CIA với hàng trăm trạm, căn cứ ở nước ngoài. Nó cũng phụ trách việc thông tin liên lạc, trên cơ sở hoàn tiền lại cho Bộ Ngoại giao và hầu hết các Sứ quán, Lãnh sự quán của bộ này. Phòng Đào tạo quản lý các trường của CIA ở nhiều địa điểm trên đất Hoa Kỳ và ở một số nước ngoài. Tuy vậy Phòng Thông tin điều khiển? (bị kiểm duyệt bỏ). Phòng Nhân viên phụ trách việc tuyển mộ và giữ hồ sơ nhân viên chuyên nghiệp của CIA.
    Chức năng yểm trợ nhiều khi là vấn đề sống còn đối với việc chỉ đạo thành công những hoạt động mật. Một sĩ quan yểm trợ tốt cũng như một đơn vị tiếp tế tốt trong đội quân, là cần thiết cho một trạm hay một căn cứ của CIA. Mỗi khi trạm trưởng đã tìm được một sĩ quan yểm trợ thích hợp-tức là một người có thể cung cấp mọi thứ từ trang bị nhà cửa đến phương tiện hoạt động-thì thường khi hai người đó hợp thành một liên nghề nghiệp. Họ làm tay đôi với nhau mãi từ vị trí này đến vị trí khác trong cả đời hoạt động của mình. Trên thực tế có trường hợp sĩ quan yểm trợ lâu năm còn có thể làm chỉ huy phó.
    Cục Mật vụ và Vụ Quản trị-Phục vụ cùng nhau hợp thành cái phần chìm rộng lớn nhất, nguy hiểm nhất của một núi băng bồng bềnh trôi đi hầu như không ai trông thấy cả. Nhiệm vụ, phương pháp và nhân viên của hai đơn vị này hoàn toàn khác với nhiệm vụ, phương pháp và nhân viên của hai cục khác trong CIA (Cục Tình báo và Cục Khoa học Kỹ thuật). Hai cục này chỉ dùng chưa đầy 1/3 ngân sách và nhân lực của CIA. Vậy mà CIA-và đặc biệt là nguyên Giám đốc Richard Chelms-đã cố giải thích cho công chúng Mỹ rằng những nhà phân tích và kỹ thuật của hai Cục Tình báo và Cục Khoa học Kỹ thuật, cái đinh trắng trong sạch trên ngọn núi băng trôi của CIA, là số nhân công chủ chốt của CIA.
  7. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Tình báo,gián điệp ở nước ta và TQ thời phong kiến

    Gián điệp đã xuất hiện từ lâu ở Trung Quốc. Trong Binh pháp Tôn Tử có hẳn một chương nói về gián điệp, nhấn mạnh rằng, một vị quân vương, vị tướng tài đều giỏi dùng kế phản gián, mới góp phần đắc lực làm nên chiến công.
    Chiến Quốc sách từng ghi: Trịnh Vũ Công trước khi đánh Hồ, dùng ngay kế gián điệp lừa đối phương khiến người Hồ rối loạn. Sách chép như sau: Trịnh Vũ Công muốn đánh Hồ, trước hết cho con lấy vợ người Hồ, nhân đó họp quần thần hỏi: Ta muốn dùng binh, nên đánh đâu bây giờ? Quan Đại phu là Tư Kỳ tâu: Nên đánh người Hồ! Vũ Công nổi giận đem giết và nói: Hồ là quốc gia anh em, sao ngươi dám xúi ta đánh? Vua nước Hồ nghe được tin là Trịnh thân với mình nên không phòng bị. Trịnh Vũ Công liền đem quân tập kích và lấy được nước Hồ...
    Sách Lã Thị Xuân Thu cũng chép, nhà Thương, thời Trung Hoa cổ đại, trước khi diệt nhà Hạ, từng sai vị tướng tài là Y Doãn, hai lần sang nhà Hạ tiến hành hoạt động gián điệp. Y Doãn tìm gặp vua Thang (người lập ra nhà Thương sau này). Thang phái Y Doãn sang gặp vua Kiệt, một vị vua tàn bạo nhà Hạ, nói là bị Thang đuổi, Y Doãn ở nhà Hạ 3 năm, nghe ngóng tình hình, lại biết lấy lòng vua Kiệt, khiến Kiệt không nghi ngờ gì nữa, tin Y Doãn mắc tội với Thang mà bị đuổi đi. Y Doãn ngầm thông tin với Thang, thề sẽ diệt nhà Hạ. Sau đó, Y Doãn một mặt sai người ca ngợi lòng nhân ái của vua Thang, bỏ nhiều tiền bạc mua chuộc trọng thần của Hạ Kiệt, ly gián vua tôi và các chư hầu, bộ lạc liên kết với nhà Hạ, khuyên họ nên quay về với nhà Thương, cô lập vua Kiệt, tạo điều kiện thuận lợi để vua Thang nhà Thương diệt nhà Hạ.
    Vậy là từ thời cổ đại nhà Hạ, nhà Thương, cách đây khoảng 5.000 năm, Trung Quốc đã biết sử dụng gián điệp vào những việc chính sự lớn.
    Ở nước ta thời An Dương Vương, khi Triệu Đà đem quân đánh Loa Thành, thành cao, thế hiểm, quân Thục lại có nỏ thần liên châu, khiến Triệu Đà phải giảng hòa... Sau đó, Triệu Đà cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn, thực chất để lấy Mị Châu, con gái An Dương Vương để làm gián điệp. Vua Thục tin con rể, Mị Châu sơ ý đã tiết lộ vua Thục có nỏ thần, Trọng Thủy tìm cách lấy trộm được lẫy nỏ, rồi về báo với cha. Triệu Đà khởi binh diệt được nhà Thục và để lại thiên tình sử Mị Châu - Trọng Thủy còn đến tận bây giờ.
    Cùng chủ đề này là chuyện Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử. Lý Phật Tử, tức Hậu Lý Nam Đế chống lại Triệu Việt Vương, giao tranh nhiều lần không đánh được Lý Phật Tử xin giảng Hòa. Triệu Việt Vương nghĩ Lý Phật Tử là người trong họ với chủ mình là Tiền Lý Nam Đế - Lý Bôn, nên thuận theo. Lý Phật Tử lập mưu cho con trai là Nhã Lang xin lấy con gái Triệu Quang Phục là Công chúa Cảo Nương. Vua Triệu quý con gái nên cho Nhã Lang ở rể... Nhã Lang gần gũi Cảo Nương tìm cách lấy được móng rồng thần cho, (thực chất là thăm dò tình hình binh lực của nhà Triệu) rồi xin về nhà thăm cha thông báo... Lý Phật Tử liền đem quân đánh Triệu và chiếm lấy đất...
    Như vậy là hàng ngàn năm trước, trong chiến trận ở phương Đông và nước Việt, các nhà quân sự đã biết sử dụng gián điệp
  8. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Cộng đồng tình báo Mỹ
    FBI - Cơ quan mật vụ đầy quyền lực
    Quyền hạn pháp lý của FBI rất rộng. Nó có quyền điều tra tất cả các loại tội phạm ở Liên bang (ngoài FBI, Quốc hội Mỹ không giao thẩm quyền này cho bất kì cơ quan nào khác).
    Cục Điều tra Liên bang Mỹ (Federal Bureau of Investigation - FBI) - cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp Mỹ và là thành viên thuộc Cộng đồng tình báo Mỹ, có chức năng phối hợp với Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan tình báo khác tiến hành các hoạt động thu thập tình báo trong và ngoài nước Mỹ; tiến hành điều tra khám phá tội phạm; tiến công, ngăn chặn các hoạt động khủng bố và mọi hoạt động thu thập tình báo của gián điệp nước ngoài. Quyền hạn pháp lí của FBI rất rộng. Nó có quyền điều tra tất cả các loại tội phạm ở Liên bang (ngoài FBI, Quốc hội Mỹ không giao thẩm quyền này cho bất kì cơ quan nào khác). FBI còn tiến hành điều tra các vấn đề quan trọng khác theo yêu cầu của Tổng thống hoặc Bộ trưởng Tư pháp; phối hợp với Cơ quan phòng, chống ma tuý (DEA) và Cơ quan mật vụ (SS) trong phòng chống ma tuý và điều tra, khám phá các vụ án làm hàng giả, tiền giả, đảm bảo an toàn cho lãnh đạo cấp cao nhà nước cũng như quan chức cấp cao nước ngoài đến thăm nước Mỹ... FBI còn chịu trách nhiệm điều tra các vụ bạo lực trong dân chúng, sự gian lận trong các cuộc bầu cử, tội phạm môi trường, tội phạm máy tính v.v...
    Được thành lập ngày 26/07/1908 với tư cách là một bộ phận điều tra thuộc Bộ Tư pháp, do Stanley W.Finch đứng đầu và với tên gọi là Cục Điều tra (BI), FBI - tên gọi chính thức từ năm 1935 - lúc bấy giờ chỉ vẻn vẹn có 34 nhân viên. Ngày nay, biên chế của FBI đã lên đến 28.000 người (trong đó, số nhân viên trực tiếp điều tra, có quyền bắt giữ, có quyền sử dụng vũ khí là 11.000) cùng 650.000 nhân viên tại các bang, với 456 văn phòng lớn nhỏ nằm rải rác khắp đất nước, cùng 44 văn phòng đóng ở nước ngoài. Ngân sách hàng năm của FBI vào khoảng 3 tỉ USD và phải do Quốc hội phê chuẩn. Trụ sở FBI đặt tại toà nhà số 7, Edgar Hoover Building, phố 205359, Washington DC.
    Giám đốc FBI thường có 4 phó giám đốc giúp việc, có nhiệm vụ báo cáo công tác với Bộ trưởng Tư pháp, nhưng lại do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm và phải được Thượng viện thông qua. Nhiệm kì của Giám đốc FBI tối đa là 10 năm và do vậy, chức vụ này không bị thay thế khi thay đổi nội các của nhiệm kì tổng thống mới. Về cơ cấu, FBI có đến 11 bộ phận chủ yếu: Hành chính tổng hợp, Tình báo - Phản gián, Chống khủng bố, Điều tra tội phạm, Cung cấp thông tin, Tài chính, Thí nghiệm, An ninh, Giáo dục... Mỗi bộ phận do một phụ tá giám đốc đứng đầu.
    FBI là cơ quan được trang bị tốt nhất để tiến hành điều tra các loại tội phạm trên toàn liên bang và cả ở nước ngoài. Mặc dù cơ quan này không được phép bắt giữ tội phạm ở nước ngoài, nhưng với sự hỗ trợ của luật pháp Mỹ và các hiệp định tương trợ tư pháp kí với các nước, các nhân viên FBI trên thực tế có thể hoạt động ở bất kì nơi đâu, truy bắt kẻ phạm tội về trừng phạt theo luật pháp Mỹ.
    Khi thi hành nhiệm vụ, các nhân viên điều tra của FBI có những quyền hạn rất lớn: họ được quyền mang vũ khí và sử dụng vũ khí trong một số trường hợp; có quyền bắt, giữ người để phục vụ cho công tác điều tra; trong một số trường hợp có quyền nghe trộm điện thoại, quay video các đối tượng tình nghi; được mở thư tín, thư điện tử, hộp thư thoại; được cung cấp các loại hoá đơn, chứng từ, danh mục các khoản thu nhập và các tài liệu bí mật cần thiết khác. Nhân viên FBI được quyền trưng dụng các phương tiện giao thông khi làm nhiệm vụ khẩn cấp; được quyền vào bất cứ nơi nào trong sân bay mà không chịu sự kiểm tra của nhân viên an ninh hàng không, được quyền mang súng lên máy bay. Trường hợp cần thiết, họ có thể đề nghị sự trợ giúp của CIA, Interpol và cả chính phủ các nước để hoàn thành nhiệm vụ.
    Điệp viên FBI phải là công dân Mỹ, khi dự tuyển phải nằm trong độ tuổi từ 23-34. Đây là những người đã qua đào tạo ít nhất 3-4 năm ở các trường đại học, cao đẳng; trong đó, ưu tiên những người đã tốt nghiệp các ngành luật, tài chính, ngôn ngữ. Các ứng viên đều phải có giấy phép lái xe, phải qua sát hạch về trí thông minh, trí nhớ, khả năng vận động, thính giác, thị giác... Những người được lựa chọn là những người đạt điểm sát hạch xuất sắc, sau đó phải trải qua khoá huấn luyện 36 tuần tại Học viện FBI về luật pháp, phương pháp điều tra tội phạm, phương pháp thu thập thông tin, các kĩ năng tác chiến và kĩ năng thực thi pháp luật.
    Những năm gần đây, FBI đẩy mạnh các hoạt động chống khủng bố. Những thành công đáng kể là khám phá các vụ đánh bom vào Trung tâm Thương mại thế giới tại New York và Toà nhà liên bang tại Oklahoma, các vụ tiến công các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania... Trong lĩnh vực phản gián, sau vụ nhân viên của FBI, W.Miller bị bắt năm 1984, FBI đã lần lượt khám phá các điệp vụ lớn: trưởng phòng Liên Xô của CIA là Aldrich Aimes hợp tác với KGB, nhân viên FBI, Pitts bán thông tin phản gián cho người Nga, kĩ sư thuộc Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos là Wen Ho Le sao chép bí mật vũ khí hạt nhân trên máy tính cá nhân, và gần đây là vụ Robert Hanssen bán bí mật quốc gia cho nước ngoài.
    Mặt khác, cùng với CIA, FBI cũng phải chịu trách nhiệm về những thất bại của Cộng đồng tình báo Mỹ trước các đối thủ nước ngoài, cũng như trước các tổ chức khủng bố. Có nhiệm vụ điều tra các hoạt động phân biệt chủng tộc ngay trong lòng nước Mỹ, song FBI hầu như đã bỏ qua mảng công tác này. Thanh danh của FBI cũng bị tổn thương sau các vụ bê bối nội bộ. Năm 1993, S.William Session bị cách chức Giám đốc FBI do đã sử dụng tài nguyên trên mạng của FBI để truy cập và làm việc tại nhà riêng; vợ ông này cũng đã tự ý truy cập bất hợp pháp tới Trung tâm thông tin của FBI. Người kế nhiệm Session là Louis Frech cũng phải rời nhiệm sở 2 năm trước khi kết thúc nhiệm kì, nhường vị trí cho Robert Muller. Với sự ủng hộ của Tổng thống G.Bush, hiện ông này đang nỗ lực để làm cho FBI ?oxứng đáng là lực lượng chủ công trong các hoạt động bảo vệ luật pháp Mỹ?, đặc biệt là trong ngăn chặn các hoạt động khủng bố, ma tuý và hoạt động của tình báo nước ngoài gây nguy hại cho an ninh quốc gia Mỹ.
    Cho đến nay, kỉ lục nắm giữ vị trí Giám đốc FBI thuộc về Edgar Hoover - người trị vì ?ovương quốc? này suốt 48 năm (1924-1972).
  9. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Cộng đồng tình báo Mỹ -Cục an ninh quốc gia NSA

    Trung tâm Gián điệp điện tử F83 của Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) Có chức năng nhiệm vụ gần giống như tình báo vô tuyến điện của KGB
    Tọa lạc giữa những cánh đồng hoang ở bắc Yorkshire, Anh, căn cứ F83 - còn được biết đến với tên gọi Menwith Hill - hiện ra với hàng chục mái vòm khổng lồ màu trắng. Về đêm, căn cứ này sáng rực bởi ánh đèn từ những phòng chiến dịch hoạt động 24/24 giờ và các thiết bị nghe trộm công nghệ cao trị giá hàng chục tỉ USD.
    Theo các nguồn tin, ban đầu khu đất này được Hoàng gia Anh mua vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX để chăn nuôi đàn ngựa cho các thành viên và đội kị binh trong Hoàng gia. Đến năm 1966, lô đất này được chuyển nhượng trực tiếp cho NSA và nó chính thức trở thành căn cứ tình báo điện tử F83.
    Căn cứ này ra đời là sản phẩm của một hiệp ước bí mật có tên UKUSA giữa NSA và GCHQ (cơ quan tương tự NSA) của Anh được ký năm 1948, cho phép NSA được rảnh tay hoạt động gián điệp điện tử từ nước Anh. Tất nhiên, phía Anh cũng được NSA chia sẻ một phần thông tin tình báo thu được từ căn cứ này.
    Theo báo chí Anh, những cái đằng sau hàng rào F83 bí mật đến nỗi nó còn ít được biết đến hơn cả hai cơ quan tình báo MI-5 và MI-6 của nước chủ nhà. Tuy nhiên, nhờ những nguồn thông tin bị rò rỉ cùng với tiết lộ của chính những cựu nhân viên từng làm việc trong căn cứ F83, bức màn bí mật xung quanh căn cứ gián điệp điện tử này phần nào được lộ ra.
    Trong thời gian đầu, hệ thống nghe trộm dưới mặt đất của F83 gồm các đĩa thu vệ tinh và cột ăngten thu sóng radio được bao bọc bởi những mái che hình quả bóng golf chỉ có 4 chiếc. Nhưng đến nay những ?oquả bóng? này đã lên đến con số 28, biến nó trở thành căn cứ nghe trộm lớn nhất của NSA trên thế giới.
    Nhiệm vụ của F83 là thu thập các thông điệp dưới dạng giọng nói hay dữ liệu được truyền bằng hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và thông tin siêu sóng ngắn. F83 còn điều hành hệ thống vệ tinh gián điệp Vortex, giám sát toàn bộ châu Âu và một phần diện tích châu Á. Vào bất kỳ thời gian nào, 3 vệ tinh Vortex nằm trên đường xích đạo luôn hoạt động.
    Gần đây, F83 điều hành thêm các vệ tinh thuộc 2 thế hệ vệ tinh gián điệp mới, Magnum và Orion, cùng với căn cứ F91 có quy mô nhỏ hơn cũng của NSA tại Bad Aibling, Đức. So với các thế hệ vệ tinh gián điệp trước đó, Magnum và Orion có đường kính lớn hơn, do đó phạm vi hoạt động cũng rộng hơn và các tính năng hoạt động gián điệp được hoàn thiện hơn.
    Hoạt động thu thập, xử lý tín hiệu và thông tin tình báo của F83 dựa trên chương trình nhận dạng được máy tính hóa, theo đó các trạm nghe trộm tìm cách thu lọc các từ khóa từ các cuộc điện thoại, fax và e-mail. Ngay khi các từ khóa này được nhận diện, cuộc liên lạc lập tức được bộ phận xử lý thông tin qua hệ thống máy tính với dung lượng lớn và tốc độ nhanh, phân tích, xử lý và sau đó làm thành báo cáo chuyển về tổng hành dinh NSA tại Fort Meade, bang Maryland.
    Từ lâu, các quan chức nhiều nước châu Âu thường xuyên chỉ trích NSA đang sử dụng trung tâm gián điệp điện tử F83 để thu thập thông tin tình báo ngoại giao và kinh tế quan trọng của những nước này. Các công ty châu Âu cũng nhiều lần thẳng thừng cáo buộc F83 đang tiến hành hoạt động gián điệp phục vụ cho các công ty của Mỹ.
    Điển hình trong các trường hợp này là vụ Hãng xe hơi Đức Volkswagen tố cáo NSA đã giúp Hãng General Motors của Mỹ có được thông tin về chiến lược kinh doanh mới của hãng bằng cách nghe trộm các cuộc đàm thoại của Ban lãnh đạo Volkswagen năm 1999.
    Tập đoàn Thomson - CSF của Pháp, chuyên sản xuất các thiết bị điện tử quân sự, cáo buộc bị mất một hợp đồng trị giá 1,4 tỉ USD cung cấp hệ thống rađa cho Brazil năm 2002 do tình báo điện tử của Mỹ đã nghe trộm được chi tiết các cuộc đàm phán giữa họ và đối tác, sau đó chuyển chúng cho Raytheon, một công ty thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Thực tế sau đó Raytheon đã giành được hợp đồng này. Airbus cũng từng tuyên bố mất một hợp đồng trị giá 1 tỉ USD vào tay Boeing và McDonnell Douglas do các thông tin của hãng đã bị Tình báo Mỹ nghe trộm.
    Nhiều nguồn tin đáng tin cậy từ cộng đồng tình báo Mỹ tiết lộ từ lâu trong Bộ Thương mại Mỹ đã tồn tại một đơn vị bí mật có tên ?oVăn phòng liên lạc tình báo?, chuyên nhận các thông tin tình báo thương mại nhạy cảm do tình báo Mỹ cung cấp, trong đó có cả NSA và sau đó phân phát chúng cho những công ty của Mỹ được đánh giá là có ?oquan hệ tốt?
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cục Tình báo của CIA với khoảng 3.500 nhân viên, làm hai nhiệm vụ cơ bản: thứ nhất, làm những báo cáo tình báo hoàn chỉnh rút ra từ việc phân tích các tin tức (cả những tin được xếp loại và không được xếp loại); và thứ hai, hoàn thành một số việc liên quan chung giúp ích cho toàn thể cộng đồng tình báo. Bao gồm trong việc thứ hai đó là các cơ sở tra cứu nhiều loại (ví dụ: một tàng thư khổng lồ về tiểu sử những nhân vật nước ngoài đã được ghi vào máy tính điện tử, một tàng thư về các xí nghiệp nước ngoài, v.v?). Phòng Tin phát thanh nước ngoài (một hệ thống thu vô tuyến điện và vô tuyến truyền hình rộng khắp thế giới), và Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về ảnh chụp (một tổ chức được quản lý với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Quốc phòng Mỹ), phân tích các bức ảnh của các vệ tinh và các máy bay do thám gửi về. Khoảng 2/3 ngân sách hàng năm của Cục Tình báo (70 triệu đôla) được dành vào việc thực hiện các công việc có liên quan đó cho toàn bộ chế độ quan liêu an ninh quốc gia của Chính phủ. Như vậy, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nhận được của CIA những tin tình báo hoàn chỉnh trong các lĩnh vực có lợi cho họ mà không phải chi một đồng nào. Ví dụ, khi có sự thuyên chuyển trong giới lãnh đạo Liên Xô, hoặc một nhà ngoại giao Trung Quốc mới được chỉ định sang công tác ở Washington, thì Cục Tình báo theo lệ thường gửi tin báo về tiểu sử (thường được xếp loại ?omật?) của những nhân vật có liên quan ấy cho các cơ quan khác của Bộ Ngoại giao (cùng các viện sĩ và báo chí Mỹ được chọn lọc) nhận được đều đặn của CIA những bản sao không xếp loại về những buổi truyền hình và phát thanh của nước ngoài.
    Phần lớn trong những việc đáng kể còn lại của Cục Tình báo đều tập trung vào việc nghiên cứu chính trị, kinh tế và chiến lược quân sự. Các chuyên viên CIA cung cấp cho các quan chức làm chính sách của Chính phủ cả tin tức thường ngày-báo cáo và giải thích trên cơ sở những sự kiện được loan báo trên thế giới hàng ngày-cùng những bản phân tích có tầm xa những xu hướng và khu vực có khả năng khủng hoảng và những vấn đề có lợi khác. Tập hợp đưa ra những báo cáo về tin tình báo thường ngày cũng giống như xuất bản một tờ báo. Và thực tế là Cục Tình báo hàng ngày và hàng tuần đưa ra những bản tin-trừ những loại thuộc an ninh cao độ-tương tự công việc của báo chí Mỹ làm. Những bản tin tình báo đều đặn ấy, cũng như các tin đặc biệt về những chuyên đề như sự thối nát ở Nam Việt Nam hay những triển vọng về thu hoạch lúa mì của Liên Xô, được gửi tới hàng trăm ?onơi tiêu thụ? trong Chính phủ liên bang. Người khách đầu tiên là Tổng thống, vì sáng sáng ông nhận được một bản tin đặc biệt gọi là bản tin tóm tắt hàng ngày của Tổng thống (Trong thời Chính phủ Johnson, những báo cáo này, ngoài những tin tình báo bình thường, còn có những tin thật xấu xa về đời tư một số người lãnh đạo trên thế giới mà Tổng thống bao giờ cũng đọc ngấu nghiến) (Sở thích của Johnson về tin tình báo không câu nệ theo tục lệ lắm đâu. Một viên chức cao cấp cũ của Bộ Ngoại giao kể rằng ông ta đã dự một cuộc họp ở Nhà Trắng và sau đó đã ngồi lại nói chuyện với Johnson. Tổng thống có vặn cho ông ta nghe một đoạn băng ghi âm (Có thể cua FBI) ghi lời Luther King trong một tình huống khá tai hại). Tuy nhiên CIA thấy rằng trong thời kỳ cơ Nixon, những mục như vậy không được đánh giá cao, thế là giọng báo cáo hàng ngày được thay đổi đi. Mặc dù vậy, Tổng thống Nixon và Henry Kissinger cũng sớm không thích đọc bản tin nữa, công việc này được trao lại cho nhân viên cấp dưới trong Hội đồng An ninh quốc gia.

Chia sẻ trang này