1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tình báo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguyenquang, 04/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Cái máy này không post hình ảnh lên được các bác nếu được có thể post hộ trụ sở làm việc và quốc huy của các cơ quan tình báo còn thiếu lên không FBI,NSA,SVR,GRU,FSB,...tổng cục2 của TQ,tổng cục2 nhà ta,STASI,...
  2. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Cơ quan Tình báo Hàn Quốc
    Cục an ninh quốc gia KCIA
    (KCIA) được thành lập ngày 19/6/1961, theo quyết định của Hội đồng tối cao tái thiết quốc gia ngay sau vụ đảo chính quân sự ngày 16/5/1961. Nhiệm vụ của KCIA là giám sát, điều phối hoạt động tình báo trong - ngoài nước và điều tra tội phạm.
    Như vậy, cơ quan này gần giống sự kết hợp giữa Cục điều tra liên bang (FBI) và Cơ quan tình báo trung ương (CIA) của Mỹ.
    Giám đốc KCIA đầu tiên là Kim Chong-p''il. Ông sử dụng luôn quân đoàn phản gián quân đội để xây dựng KCIA thành tổ chức tình báo gồm 3.000 nhân viên, cơ quan tình báo và điều tra quyền lực nhất Hàn Quốc. KCIA điều hành một tổ hợp các cơ quan có liên quan với nhau và liên hệ với hầu hết các cơ quan chính của chính phủ. KCIA gần như độc quyền về các thông tin quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia theo đạo luật Bảo vệ bí mật quân sự. Quan trọng hơn, nó còn có quyền phủ quyết quyết định của các cơ quan khác thông qua chức năng giám sát và điều phối. Trên thực tế, KCIA không bị giới hạn quyền lực trong điều tra và bắt giữ bất cứ người nào bị buộc tội chống phá nhà nước, nhất là những người bất đồng quan điểm hoặc chỉ trích chế độ. Những cuộc thẩm vấn, bắt giam, khởi tố những người đối lập gây ra bầu không khí đàn áp chính trị căng thẳng ở Hàn Quốc hồi bấy giờ.
    Dưới thời tổng thống Park Chung Hee, vai trò của Bộ Nội vụ và cảnh sát giảm đi do quyền lực của KCIA. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cảnh sát và công chúng không thay đổi hoàn toàn. Chính phủ liên tục sử dụng lệnh giới nghiêm hoặc các sắc lệnh quân sự để đối phó với những bất ổn chính trị. Từ năm 1961-1979, luật giới nghiêm được ban hành 8 lần.
    Năm 1979, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ liên tục nổ ra và nền kinh tế bị sa sút. bất đồng trước cách giải quyết những bất ổn chính trị của tổng thống, hàng loạt đảng viên đối lập trong Quốc hội đã từ chức. Các cuộc bạo động của sinh viên, công nhân liên tục nổ ra tại Pusan, Masan và Ch''angwon. Quá bất mãn với tổng thống, ngày 26/10/1979, Giám đốc KCIA bắn chết Tổng thống Park và người phụ trách lực lượng an ninh là Ch''a Chi-ch''ol. Lật tức, lệnh giới nghiêm được ban hành và quyền giám đốc KCIA được trao cho tướng Chun Doo Hwan.
    Sau sự kiện này, KCIA bị thanh lọc và tạm thời mất nhiều quyền lực. Chun Doo Hwan sử dụng quyền giám đốc KCIA trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7/1980 để mở rộng quyền lực của mình trong giới quân sự. Đầu tháng 5/1980, các cuộc biểu tình của sinh viên liên tục nổ ra, đòi dỡ bỏ lệnh giới nghiêm áp dụng từ sau vụ ám sát tổng thống Park và đòi tăng cường cải tổ chính phủ. Các cuộc biểu tình lên đến đỉnh điểm từ ngày 13-16/5. Chính phủ chấp thuận yêu cầu của giới sinh viên. Tuy nhiên, giới quân sự, đứng đầu là tướng Chun Doo Hwan, khi đó là Giám đốc KCIA và Chủ tịch hội đồng quân sự, can thiệp, buộc tổng thống phải từ chức, cấm các hoạt động chính trị, hội họp, biểu tình và bắt giữ nhiều chính trị gia đối lập. Tại Kwangju, việc đàn áp các cuộc biểu tình và bắt giữ ông Kim Tê Chung khiến người biểu tình nổi loạn, phản ứng trước những hành động tàn bạo của các lực lượng quân sự đặc biệt trong thành phố. Phải mất 9 ngày, chính phủ mới giành lại được quyền kiểm soát Kwangju, sau khi 200 người bị giết.
    KCIA bị đổi tên thành Cục Kế hoạch an ninh quốc giaANSP(ANSP) và quyền lực bị giới hạn theo pháp luật và các sắc lệnh của tổng thống. Giống như người tiền nhiệm, ANSP là một cơ quan cấp chính phủ chịu sự quản lý trực tiếp của tổng thống. Tháng 3/1981, ANSP bị tổ chức lại thành cơ quan chủ yếu chuyên thu thập và xử lý các thông tin tình báo và có quyền điều phối các cơ quan khác có chức năng thu thập và phân tích thông tin tình báo. Cuối năm 1981, ANSP còn có trách nhiệm thu thập tin tức về các vụ phạm tội, những âm mưu xâm lược của nước ngoài, những thành phần chống đối chính phủ và bảo vệ bí mật quốc gia.
    Tới năm 1983, ANSP lại nổi lên thành tổ chức tình báo trong nước và nước ngoài quyền lực nhất tại Hàn Quốc. Những phần tử đối lập bị kiểm soát chặt chẽ bằng những biện pháp an ninh nghiêm ngặt tới tận năm 1987. Các lực lượng an ninh luôn hiện diện tại trung tâm các thành phố, gần các trường đại học, văn phòng các đảng phái và chính quyền, nhất là kiểm soát các phương tiện truyền thông. Người dân, nhất là sinh viên và thanh niên, thường xuyên bị lục soát và thẩm vấn mà không cần bất kỳ một thủ tục pháp lý nào. Hơn nữa, lực lượng an ninh còn tiến hành tra tấn những người tình nghi chống chế độ. Bất cứ ai nghe đài, đọc sách, báo của CHDCND Triều Tiên đều bị bắt. Cảnh sát sử dụng hơi cay để đàn áp các cuộc biểu tình cho tới tận năm 1989. ANSP còn giám sát các du khách, nhất là từ các nước cộng sản và đông Âu, để ngăn chặn hoạt động gián điệp quân sự và công nghiệp.

    Trụ sở Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc tại Naegok-dong, nam Seoul.
    Sau thành công ngoại giao trong thập kỷ 1980, Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước đông Âu và tăng cường quan hệ chính thức với Trung Quốc, Mông Cổ, nhiệm vụ tình báo đối ngoại của ANSP càng trở nên quan trọng. Năm 1995, trụ sở mới của ASNP được xây dựng với trang thiết bị hiện đại tại Naegok-dong, nam Seoul, là cơ sở để ANSP trở thành cơ quan tình báo tiên tiến trên thế giới trong thế kỷ 21.
    Từ khi đảng Chính quyền nhân dân lên cầm quyền, ngày 22/1/1989, ANSP đổi tên thành Cục tình báo quốc gia NIS do Bộ trưởng Quốc phòng Chun Yong-taek đứng đầu. Ông từng là nghị sĩ, thành viên đảng Chính quyền nhân dân, bộ trưởng quốc phòng và thiếu tướng trong lực lượng vũ trang dự bị.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Phục vụ các bác:
    Logo của FBI
    [​IMG]
    Logo của NRO
    [​IMG]
    Logo của NSA
    [​IMG]
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Giờ đến Nga
    FSB
    [​IMG]
    SVR
    [​IMG]
  5. rammstein

    rammstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    TỔ CHỨC CẢNH SÁT CHÂU ÂU EUROPOL
    EUROPOL điều khiển tiềm lực (khoảng 410 bộ phận và 90 sĩ quan liên lạc europol hay elos) từ tổng hành dinh ở the Hague có các mối quan hệ thường xuyên với hàng chăm tổ chức bảo vệ khác nhau và mỗi tổ chức này đều có một nhóm hay cá nhân trợ lực cho các hoạt động của EUROPOL. Hiện nay Europol bao gồm sự hợp tác của tất cả 25 nước thành viên, với Estonia là nước mới nhất trong 10 nước EU mới thông qua hiệp định Europol vào ngày 1-7-2005. Ngoài ra, Bulgary và Romania cũng đã gần như là thành viên của Europol măc dù những nước này chỉ chính thức tham gia EU vào năm 2007.
    ? Chức năng và nhiệm vụ:
    Mục tiêu của Eurpol là cải thiện sự hợp tác đa phương và tính hiệu quả giữa các cơ quan cảnh sát của các quốc gia thành viên, mà chủ yếu là chia sẻ và đóng góp các thông tin tình báo nhằm ngăn ngừa và chống lại tội phạm quốc tế có tổ chức nguy hiểm. Vai trò của Europol là góp phần tích cực vào các nỗ lực bảo vệ luật pháp EU chống lại tội phạm có tổ chức. Europol không có quyền hành pháp, mà chỉ là tổ chức hỗ chợ các tổ chức bảo vệ luật pháp của các nước EU. Điều đó có nghĩa là các sĩ quan Europol không có quyền tiến hành các cuộc điền tra tội phạm ngay tại các quốc gia thành viên hay bắt giữ tội phạm. Với các công cụ của mình như trao đổi thông tin, phân tích thông tin tình báo, giám định và huấn luyện, Europol có thể góp phần vào việc thực thi pháp luật của các quốc gia thành viên.
    Europol là một tổ chức đa ngành, bao gồm không chỉ các sĩ quan cảnh sát chính quy mà còn có cả các thành viên của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác nhau của các quốc gia thành viên: thuế quan ,các cơ quan về nhập cư ,cảnh sát tài chính và biên giới .v.v.. Europol giúp đỡ về khắc phục các rào cản về ngôn ngữ trong sự hợp tác quốc tế của cảnh sát. Europol có 3 cấp độ khác nhau của sự hợp tác: thứ nhất là sự hợp tác về kĩ thuật hay trợ giúp huấn luyện; thứ hai là sự hợp tác chiến lược nhằm chao đổi về các xu hướng chung trong giới tội phạm có tổ chức và cách chống lại nó cũng như trao đổi về sự đánh giá mối đe doạ an ninh. Sự hợp tác cao nhất là trao đổi dữ liệu cá nhân và các yêu cầu thực hiện theo các tiêu chuẩn của Europol trong lĩnh vực bảo vệ giữ liệu cũng như an ninh giữ liệu.
    ? TỔ CHỨC CỦA EUROPOL:
    Giám đốc Europol được hội đồng EU chỉ định. Giám đốc đầu tiên của Europol là Jurgen Storbeck, người Đức (mãn nhiệm vào tháng 6-2004), sau đó, phó giám đốc Mariano Simancas, người Tây Ban Nha ,tạm giữ quyền giám đốc. Đến ngày 24-2, ông Max-Peter Ratzel được chọn vào vị trí giám đốc Europol và chinh thức nhận chức vào ngày 16-4-2005. Ratzel bắt đầu nghề nghiệp của mình ở BKA (Sở cảnh sát chống tội phạm liên bang Đức ) măn 1976 với chức vụ lãnh đạo Ban chống tội phạm thông thường và có tổ chức. không những kiểm soát việc bổ nhiệm giám đốc và phó giám đốc Europol, mà hội đồng EU còn quản lý cả ngân sách của tổ chức này (63 triệu euro năm 2005, từ sự đóng góp của các quốc gia thành viên, hơn cả ngân sách của EU) và bất kì một công cụ lập pháp nào được coi la cần thiết cho Europol.
  6. rammstein

    rammstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Trụ sở Liên Hiệp Quốc ?" Nơi tập trung của tình báo Quốc Tế .
    Đã từ lâu, bên trong toà nhà LHQ đã tồn tại lời cảnh giác chung rằng: ?oMọi người do thám lẫn nhau, không phân biệt bạn hay thù?. Chính vì vậy mà những người lần đầu tiên đến làm việc tại LHQ hoạc dọn vào trong khu nhà dành cho nhân viên đều được dặn dò trước là, văn phòng, nhà ở và cả xe ôtô của anh ta đều đã bị cài ?obọ? nghe lén. Tất cả các cuộc điện thoại đều bị nghe trộm, e-mail bị xem trộm không chị bởi các thiết bị cài đặt tại chỗ mà còn bởi một rừng ănten do thám bủa răng khắp xung quanh. Phần lớn trong số 191 thành viên LHQ đều có cài đặt thiết bị gián điệp tại LHQ, chỉ có cái nước quá nghèo không kham nổi chị phí mới không làm điều đó(Như Việt Nam ta chẳng hạn).
    Trùm tình báo cửa toà nhà LHQ là Mỹ. Ngoài các thiết bị cài đặt tại chỗ và công nghệ ?ođọc trôm nghe lén?. Tân tiến nhất, Mỹ còn có cả một hễ thống nghe lén siêu hạng qua vệ tinh ?" đó là hệ thống ECHELON có khả năng nghe lén các cuộc điện thoại từ LHQ ở những địa điểm cách xa hàng ngàn km như Anh và Australia, trong đó trạm ECHELON đặt ở khu Menwith Hill thuộc vùng đầm lầy Yorkshire, Anh, được xem là trung tâm lớn nhất toàn cầu do Cơ Quan tình báo Anh - Tổng hành dinh Truền thông tổng hợp (GCHQ) quản lý. Menwith Hill chích là thử phạm trong vụ đổ bề hồi đầu năm 2004 về việc Anh, Mỹ nghe lén điện thoại của các quan chức cao cấp LHQ.
    Tình trạng đọc trộm, nghe lén ở trụ sở LHQ trầm kha đến nỗi nhiều nước thậm chí không màng cả việc kêu chuyên viên kỹ thuột đến rà ?obọ? văn phòng của mình, bởi vì một con ?bọ? bị lấy đi hôm nay, ngày mai sẽ có con khác thay thế, thậm chí nó được thay thế ngay khi?bị tháo gỡ. Hơn nữa dù có tháo gỡ hết các con ?obọ? thì cững không tránh khỏi được mạng lưới ăngten bủa tứ phía, trên nóc cao ốc, trong cửa sổ toà nhà đối diện, cả trên những chiếc ôtô bên lề đường. Người ta còn dùng đến các thiết bị Lade để đọc chấn rung âm thanh của các cuốc đàm thoại bên trong cửa sổ bằng kính đóng kín.
    Để trống lại các thiết bị do thám điện tử ấy, nhiều nước đã cho xây phòng betông cốt thép, tường cách âm và không cửa sổ. Căn phòng này sẽ được rà ?obọ? định kỳ. Ngoài ra, những người bước vào phòng để tham gia hội họp cũng được yêu cầu tắt điện thoại DD, hoạc bỏ lại bên ngoài, nhằm tránh bị nghe lén, bởi vì các cơ quan tình báo chuyên nghiệp có đầy đủ công nghễ và kỹ thuột để khiến một chiếc điện thoại đã tắt hoạt động trở thành một con ?obọ? rất hữu hiệu.
    Mặc dù sống và làm việc trong môi trường lúc nào cũng dè trừng bị do thám như vậy, song hầy như không một nhân viên hay quan chức ngoại dao của các nước than phiền vì hầu như nước nào cũng tham gia các hoạt động gián điêp đó, nên không thể than phiền người khác được.
    (Theo Business Week)
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Lựa chọn
    Đây là quá trình phát hiện người nước ngoài hoặc những đối tượng khác có thể làm việc cho CIA.
    Một cán bộ CIA càng sống trà trộn trong nhân dân địa phương được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu để nhằm lựa chọn đối tượng làm việc cho CIA. Bình thường anh ta tập trung chú ý những quan chức chính quyền ở nước mà mình đang hoạt động, hoặc những sĩ quan trong quân đội và đại diện các cơ quan tình báo nước sở tại. Phần lớn cán bộ làm việc trong sứ quán Mỹ, vỏ bọc ngoại giao của họ cho phép họ tiếp xúc với các nhóm đối tượng trong vô số quan chức và đầu mối liên quan đến nghề ngoại giao. Một số quan chức CIA mang danh nghĩa tuỳ viên quân sự, hoặc đại diện cơ quan viện trợ AID, cơ quan báo chí USIS và các cơ quan chính quyền Mỹ khác. Ngoài ra, CIA còn dùng vỏ bọc ?orất dày? như nhà kinh doanh, sinh viên, nhà báo hoặc nhà truyền đạo v.v?
    Sĩ quan hành động (mật vụ) của CIA thường tìm kiếm, phát hiện những chỗ yếu có thể tấn công được của những đối tượng thu hút, qua quan sát thật kỹ trong các buổi chiêu đãi, qua chuyện ngồi lê mách lẻo mà vợ anh ta lượm lặt được, qua những gợi ý của điệp viên đã được tuyển mộ, hoặc qua sự giúp đỡ vô tình hay hữu ý của một nhà ngoại giao Mỹ chính cống, hay của một nhà kinh doanh. Sĩ quan mật vụ của CIA được huấn luyện bởi các chuyên gia CIA hoặc bởi những giáo sư Mỹ giảng dạy theo hợp đồng cho CIA về cách phát hiện những tính nết của loại người có thể dễ dàng sa ngã bởi các mưu đồ và thủ đoạn điệp viên. Rõ ràng nhân cách của mỗi tên gián điệp tương lai một khác-tuỳ theo từng mức và từng trường hợp-thế nhưng CIA đã định được một số tiêu chuẩn chung về tính nết có thể tiếp xúc hoặc cần chú ý. Những người cung cấp tài liệu được CIA ưa chuộng nhất là những quan chức nước ngoài bất mãn với chính sách nước họ và nhìn vào nước Mỹ để tìm hướng đi. Những người thuộc loại này có rất nhiều khả năng trở thành điệp viên trung thành và tích cực hơn là những người ham tiền bạc. Tất nhiên tiền bạc chắc chắn có thể mua được tin tức, đặc biệt là trong thế giới thứ ba. Một điệp viên làm cho CIA vì lý tưởng thường không bị KGB hoặc các cq tình báo đối phương để ý, do đó anh ta ít có khả năng bị tai hoạ vì tội lỗi và vì sa đoạ tâm lý. Bọn đào ngũ tại chỗ vì lý tưởng là mồi ngon của các sĩ quan đặc vụ CIA. Những người có khả năng làm gián điệp khác là các quan chức có những sở thích tốn tiền trong khi họ không thể nào thoả mãn được bởi thu nhập bình thường của họ, hoặc là những người có những chỗ yếu không chế ngự được đối với phụ nữ, hoặc là những người nghiện rượu, ma tuý.
    CIA không chỉ tìm kiếm điệp viên trong số người đang ở những cương vị quan trọng. Nó còn nhằm vào những người mà trong vài năm nữa có thể tiến lên cương vị quan trọng-nhờ hoặc không nhờ sự giúp đỡ của CIA. Sinh viên được xem như là đối tượng chủ yếu trên phương diện này, đặc biệt là sinh viên của những nước thế giới thứ ba, vì ở các nước này, sinh viên tốt nghiệp đại học sau vài năm thường được cất nhắc lên những chức vụ cao trong Chính phủ. Trong những nước Mỹ Latinh và châu Phi, CIA rất chú ý tìm kiếm điệp viên trong lực lượng vũ trang vì có quá nhiều nước đang bị quân nhân cai trị hoặc kiểm soát. Từ đó những giáo sư ăn lương mật tại CIA tại các trường đại học Mỹ đã tuyển được nhiều người nước ngoài và các sĩ quan huấn luyện tại các trường của Mỹ như trường chỉ huy lục quân ở Fort Leavenworth ở bang Kansat là những cán bộ tuyển mộ của CIA.
    Trong các nước Cộng sản, CIA thường chú ý những nhân viên của các cơ quan tình báo cộng sản để tìm chọn điệp viên.
  8. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Lực lượng Đặc nhiệm tình báo trên không của Mỹ
    ------------------------------------------------------------------------------
    Lực lượng Đặc nhiệm tình báo trên không TFIA của Mỹ

    Trung tâm thu nhận thông tin của TFIA tại Fort Meade.

    Lực lượng Đặc nhiệm tình báo trên không (TFIA) của Mỹ là đơn vị hành động phối hợp giữa NSA, CIA và Cơ quan Tình báo của Bộ Quốc phòng (DIA) nhằm đảm bảo thu thập thông tin tình báo từ trên không, gây rối hệ thống thông tin liên lạc của đối phương, phát động chiến tranh tâm lý bằng thông tin.
    Trung tâm đầu não của TFIA không đặt tại Langley - trụ sở chỉ huy của Cục Tình báo trung ương (CIA) - mà tại Fort Meade, trụ sở của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA), vì tại đây có những hệ thống xử lý thông tin hiện đại có thể giải mã hình chụp không ảnh hay sóng vô tuyến của đối phương chỉ trong vòng vài phút trước khi được gửi đến văn phòng NIC. Trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay do Mỹ phát động, hầu hết những ?oquả đấm? mạnh của TFIA đều được huy động trực chiến trên bầu trời nước Mỹ, Tây Âu, Trung Đông, Vùng Vịnh và Nam Á.
    Một trong những đơn vị chủ chốt của TFIA là Phi đoàn Không quân số 55. Về danh chính ngôn thuận, Phi đoàn 55 trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng thực chất lại được điều hành bởi NSA - một trong những thành viên của TFIA - và được thành lập vào tháng 12/1985. Căn cứ chính của Phi đoàn 55 đặt tại Offutt, bang Nebraska, trông giống như một căn cứ không quân bình thường, nhưng được bảo vệ rất nghiêm ngặt bởi một hệ thống đài quan sát liên hoàn sử dụng tia hồng ngoại để phát lệnh báo động khi có kẻ lạ mặt thâm nhập.
    Suốt ngày đêm luôn có một nửa phi đội trực thăng vũ trang tuần tra trên không phận căn cứ Offutt để kiểm tra mọi hoạt động khả nghi trong bán kính từ 10 đến 15km. Sự bảo vệ nghiêm ngặt này cũng có nguyên do vì từ căn cứ Offutt, các máy bay đặc chủng của Phi đoàn 55 tỏa khắp nơi trên thế giới để thực hiện nhiệm vụ tình báo trên không. Hiện nay, Phi đoàn 55 có tất cả 21 máy bay đặc chủng loại Boeing 707, 777 và U-2 được chia thành 3 phi đội là Rivet Joint, Combat Sent và Cobra Ball.
    Phi đội Rivet Joint được xem là nòng cốt của Phi đoàn 55, gồm 16 máy bay đặc chủng loại AWACS và U-2 có nhiệm vụ thu thập mọi thông tin, tín hiệu từ lãnh thổ đối phương phát qua các trạm mặt đất, từ mặt đất lên vệ tinh và ngược lại. Thường thì có từ 2 đến 3 chiếc AWACS cùng một chiếc U-2 của Phi đội Rivet Joint trực chiến trên các điểm ?onóng? của thế giới như Vùng Vịnh, Trung Đông, Nam Á, Bắc Á, vùng Caspi và các điểm nhạy cảm là Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và mới nhất là Iran.
    Từ đầu thập niên 90 đến nay, do các cuộc tranh chấp quân sự khu vực phát triển mạnh nên hoạt động của Phi đội Rivet Joint cũng tăng cao về cường độ xuất phát để đảm nhiệm nhiệm vụ phối hợp với các vệ tinh tình báo hướng dẫn các cuộc không kích của không quân Mỹ và đồng minh vào lãnh thổ đối phương như tại chiến trường Bosnia vào năm 1994, Kosovo vào năm 1999, Afghanistan vào năm 2001, Iraq vào năm 2003. Từ năm 1995, để đảm bảo liên tục hoạt động của Phi đội Rivet Joint, NSA đã cho xây dựng tại căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ và Okinawa ở Nhật các hệ thống tiếp liệu phục vụ cho hoạt động của các chiếc AWACS và U-2 thuộc Phi đội Rivet Joint. Hiện nay, căn cứ Incirlik và Okinawa cũng được TFIA sử dụng để chỉ huy các hoạt động tình báo trên không của mình ở châu Á và Vùng Vịnh.
    Riêng Phi đội Combat Send, mới được bổ sung 2 máy bay đặc chủng loại B777 để thay thế cho loại B707 cũ kỹ, nhưng có nhiệm vụ quan trọng là phát hiện, truy tìm các tín hiệu điện tử của đối phương đang hoạt động. Các tín hiệu thu thập được sẽ được phân tích tức thì nhằm đề ra những biện pháp gây nhiễu đa năng để vô hiệu hóa hệ thống rađa của đối phương trên mặt đất, trên không hay trên biển.
    Để giám sát các vụ bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của các quốc gia có tiềm lực hạt nhân như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, CHDCND Triều Tiên và Iran hiện nay, Phi đoàn 55 sử dụng các máy bay đặc chủng của Phi đội Cobra Ball bao gồm 3 máy bay loại B777. Các máy bay này được trang bị hệ thống thiết bị ghi hình bằng tia hồng ngoại để có thể quan sát hành trình bay của một tên lửa từ nơi phóng đến mục tiêu. Một hệ thống tinh vi và nhạy đặt trên máy bay sẽ phân tích loại nhiên liệu mà tên lửa đang sử dụng nhằm tính toán chính xác tốc độ bay và nơi đến của nó.

  9. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)... Tất cả 21 máy bay đặc chủng của Phi đoàn 55 đều sử dụng hệ thống liên lạc bằng mã hóa đặc biệt để gửi thông tin về trung tâm ở Fort Meade và nhận lệnh bằng mã hóa từ đây để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp khẩn cấp do máy bay bị tấn công, bị trục trặc về kỹ thuật thì sẽ được hướng dẫn cách hủy các thông tin, phá hỏng thiết bị sử dụng và xử sự sau đó như một máy bay không quân bình thường đang làm nhiệm vụ của không quân Mỹ.
    Vào giữa thập niên 90, nhận thấy một số quốc gia châu Á, Vùng Vịnh và Bắc Phi đẩy mạnh việc phát triển lực lượng hải quân của mình qua việc hiện đại hóa các căn cứ quân sự, tàu ngầm, tàu chiến có thể mang tên lửa tầm xa nên NIC quyết định bổ sung cho TFIA 2 phi đội máy bay đặc chủng loại EP-3 có tên Aries và P3-C có tên Orion nhưng mang phiên hiệu của hải quân. Nhiệm vụ của 11 chiếc EP-3 thuộc Phi đội Aries là thu thập thông tin phát qua sóng liên lạc, qua các giàn rađa của đối phương dọc theo vùng biển Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và vùng Thái Bình Dương cùng hoạt động của tàu chiến, tàu ngầm đối phương trong lãnh hải quốc nội và quốc tế. Trong khi Phi đội Aries hoạt động ở châu Á thì 6 chiếc P3-C Orion lại hoạt động với nhiệm vụ tương tự tại Vùng Vịnh và Bắc Phi.

    Máy bay không người lái Global Hawk.
    Một ?oquả đấm? mạnh khác của TFIA là đoàn máy bay do thám không người lái (UAV) trực thuộc DIA bao gồm loại UAV Predator, Hunter và mới nhất là Global Hawk (đưa vào hoạt động từ năm 2006). UAV Predator có sải cánh dài 3m, có thể bay ở độ cao từ 3.000 đến 5.000m với vận tốc 215km/giờ trong phạm vi hoạt động rộng 300km suốt 8 giờ liền. Tính năng của loại UAV Predator có thể đáp ứng được yêu cầu tình báo quốc phòng phục vụ cho cả lục quân, không quân và lực lượng đặc nhiệm. Do được điều khiển từ một trung tâm chỉ huy dã chiến nên Predator có thể ?onhìn? rõ hình ảnh di chuyển của quân đội cùng hệ thống bố phòng của đối phương rồi chuyển về trung tâm nhờ thiết bị ghi hình bằng tia hồng ngoại chuyển phát qua vệ tinh tình báo.
    Global Hawk là thế hệ UAV hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay có chiều dài 22m với sải cánh 12m. Global Hawk có phạm vi hoạt động từ 1.250 đến 1.500km và mang theo 350 kg thiết bị điện tử có thể ghi hình mọi hoạt động dưới mặt đất của đối phương ở độ cao từ 2.000 đến 2.500m trong suốt 24 giờ liền. Ở độ cao thích hợp, UAV Global Hawk có thể ghi hình hoạt động dưới mặt đất trong diện tích từng 50km2 với độ nét rõ đến từng chi tiết nhờ hệ thống camera quang học và hồng ngoại, vì vậy nó có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Do thiết kế bằng sợi thủy tinh nên UAV Global Hawk không bị sóng rađa của đối phương phát hiện. Ngoài ra, do được thiết kế hệ thống giảm thanh ở động cơ và sử dụng nhiên liệu đặc biệt hòa tan nhanh khí thải vào không khí nên rất khó bị phát hiện và bắn hạ bởi tên lửa phòng không tầm nhiệt của đối phương.
    Một trong những đơn vị đặc biệt của TFIA trực thuộc CIA là Phi đội 193 gồm 6 máy bay đặc chủng loại Hercules EC-130E có nhiệm vụ phát sóng những chương trình chiến tranh tâm lý tác động đến tinh thần của binh lính đối phương, gây nhiễu các làn sóng phát thanh và sóng truyền hình của đối phương, thả truyền đơn kêu gọi dân chúng nổi dậy
    (theo MiliPol)
  10. Red_army_vn

    Red_army_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    He, nói đến chuyện tình báo. Em có bài báo này đọc xong vừa bực vừa buồn cười. Tuy nhiên cũng biết thêm một số nghiệp vụ của nhà ta.
    Báo Tuổi trẻ Cười, ngày 1-4-2006, trang 10.
    Dùng nghiệp vụ để nhận tiền hối lộ
    Tòa: Bị cáo nói đưa tiền cho bị cáo Hải, vậy có giấy tờ gì chứng minh ?
    Bị cáo Lê Văn Thắng: Dạ cái này thì bị cáo đành bó tay.
    -Sao vậy ?
    -Dạ, tiền đưa hối lộ chứng minh đã khó, đằng này bị cáo Hải còn dùng cả nghiệp vụ tình báo để nhận tiền thì lấy gì mà chứng minh được !
    -Dùng nghiệp vụ là sao ?
    -Dạ, có lần bị cáo đưa 300 triệu đồng, Hải hẹn ra quán cà phê rồi bảo bị cáo để tiền lên bàn sau đó lấy mũ chụp lên, lúc ra về Hải đội luôn cả mũ và tiền !
    -Còn gì nữa ?
    -Dạ, bị cáo biết anh Hải có nghiệp vụ nên mỗi lần nhận tiền cứ như điệp viên ấy, nhận xong thì anh ấy biến mất mấy ngày sau mới xuất hiện. Có lần ảnh hẹn đến khách sạn Bạch Cung, ảnh thuê đến 2 phòng, 1 phòng ở và 1 phòng để nhận tiền.
    Trên đây là phần thẩm vấn bị cáo Lê Văn thắng, trong vụ án Sinhanco Vũng Tàu (dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 3-4). Thắng là người đưa tiền chạy án cho bị cáo Nguyễn Thanh Hải (nguyên cán bộ cao cấp Cục Tình báo) với số tiền lên đến 2,1 tỉ đồng. Ngoài việc dùng "nghiệp vụ" để nhận tiền, trong tất cả các hoạt động "chạy án" của mình, Hải cũng luôn dùng "nghiệp vụ" như khi muốn bàn bạc "chạy án" thì dứt khóat phải ngồi trên xe ô tô đang di chuyển, muốn gặp nhau thì phải dùng điện thoại công cộng nháy máy 2 lần...

Chia sẻ trang này