1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tình báo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguyenquang, 04/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ans2004

    ans2004 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    21
    "cán bộ cao cấp cục TB" , đấy là thằng cha đấy nó tự phong, chứ ông mà là cán bộ thì...xanh cỏ từ lâu rồi
  2. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Đây này :
    Thúy đã tìm gặp Nguyễn Thanh Hải (Hải ?ođại nhân?), ngụ ở quận Hai bà Trưng, Hà Nội đàm phán. Hải tốt nghiệp Trường Đại học An ninh Bộ Công an; năm 1992 ?" 1993 xuất ngoại sang Liên Xô học nghiệp vụ. Sau khi về nước, Hải công tác tại Tổng cục Tình báo Bộ Công an đến năm 1990. Sau khi nghe Thúy trình bày việc Giám đốc Huỳnh Liên Thuận nhờ chạy án, Hải ?ođại nhân? Ok với điều kiện phải có... 90.000 USD.
  3. amiska

    amiska Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    có nhầm lẫn chăng?
  4. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Mạng lưới tình báo điện tử của Pháp
    Nếu như hệ thống tình báo điện tử toàn cầu Echelon của Mỹ - Anh đều được biết đến rộng rãi, thì hoạt động gián điệp này của nước Pháp vẫn đang nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên, mới đây tạp chí Le Point đã đưa ra những thông tin và hình ảnh đầu tiên về cái mà nó gọi là "Frenchelon".
    "Frenchelon" ra đời như thế nào?
    Mặc dù trên danh nghĩa là những đồng minh của nhau nhưng trong và sau Chiến tranh lạnh, Pháp luôn là đối tượng bị ?osăm soi? số một của cộng đồng tình báo Mỹ. Ngay trên lãnh thổ châu Âu, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ NSA hiện đang điều hành 2 trong số những căn cứ tình báo điện tử lớn nhất của nó: F-83 tại Menwith Hill, Anh và F-91 tại Bad Aibling, Đức. Đối với nhiều nước châu Âu, nhất là nước Pháp, đó thực sự là những cái gai trong mắt họ. Và với tư cách là trụ cột của EU, nước Pháp không thể ngồi yên để người Mỹ mặc sức ?ohoành hành?.
    Ít ai biết được rằng trong một thời gian dài, Paris đã âm thầm thiết lập nên một mạng lưới tình báo điện tử có quy mô toàn cầu với hàng loạt căn cứ nghe trộm nằm rải rác khắp các châu lục cùng với một mạng lưới vệ tinh gián điệp trong không gian.
    Mạng lưới này được Jean Guisnel, phóng viên kỳ cựu của Le Point gọi là ?oFrenchelon?, một cách chơi chữ nhằm so sánh với mạng Echelon của Mỹ - Anh. Nhờ các nguồn thông tin rò rỉ trong cộng đồng tình báo Pháp cũng như tiết lộ của chính những nhân viên có liên quan đến Frenchelon mà Le Point đã giúp dư luận phác họa được phần nào về mạng lưới gián điệp điện tử này.
    Khác với Echelon vốn nằm dưới sự điều hành của các cơ quan tình báo điện tử độc lập (NSA của Mỹ và CGHQ của Anh), Frenchelon thuộc quyền quản lý của Cục Tình báo đối ngoại Pháp DGSE. Mạng lưới này bao gồm 4 căn cứ nghe trộm trên mặt đất: một tại Domme, vùng Dordogne miền Tây Nam nước Pháp; một ở Tân Caledonia, Thái Bình Dương; một ở Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và cái cuối cùng tại French Guiana, thuộc địa cũ của Pháp tại khu vực Caribê.
    Mỗi căn cứ này được điều hành bởi 6 sĩ quan tình báo cấp cao cùng với khoảng trên dưới 100 nhân viên bao gồm các kỹ thuật viên, chuyên gia ngôn ngữ, kỹ sư máy tính... Các căn cứ tại Tân Caledonia và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất có nhiệm vụ ?obắt? các thông điệp dưới dạng dữ liệu và giọng nói được truyền bằng hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và thông tin siêu sóng ngắn trong phạm vi khu vực châu Á và Trung Đông.
    Căn cứ nghe trộm tại Caribê tập trung chủ yếu vào các cuộc liên lạc trong lãnh thổ nước Mỹ. Còn căn cứ Domme tại Pháp đóng vai trò trung tâm chỉ huy của mạng lưới, bao quát phần lớn khu vực châu Âu và Bắc Phi.
    Trong không gian DGSE đang điều hành một mạng lưới vệ tinh gián điệp cùng với các máy chụp ảnh do thám không gian có độ phân giải cao. Thế hệ vệ tinh do thám đầu tiên của Frenchelon là Helios 1-A được phát triển trong một dự án có tên gọi là Euracom vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, thế hệ vệ tinh này không được đánh giá cao do tính năng kỹ thuật hạn chế trong việc nghe trộm và truyền tín hiệu.
    Do đó, bắt đầu từ tháng 8/1995 Pháp cho phóng lên vũ trụ các vệ tinh thế hệ mới trong khuôn khổ dự án Cerise, với các tính năng kỹ thuật được cải thiện đáng kể. Trong vài năm qua Pháp tiến hành phát triển dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay có tên Zenon với mục tiêu mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động tình báo điện tử của tình báo Pháp. Theo một quan chức tình báo Pháp, chương trình này đang gặp phải một số khó khăn vì lý do ngân sách hạn chế.
    Ngoài việc thu thập các thông tin tình báo phục vụ cho mục đích ngoại giao, chiến dịch quân sự toàn cầu của quân đội Pháp, chống khủng bố và ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí phi thông thường thì thông tin tình báo kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Frenchelon, một quan chức Bộ Quốc phòng Pháp tiết lộ.
    Các thông tin quan trọng thu được sẽ được gửi trực tiếp đến chủ tịch những công ty lớn cũng như các quan chức Chính phủ Pháp, nhân vật này cho biết thêm. Theo Le Point, trong việc thu thập các thông tin tình báo thương mại, Frenchelon tập trung vào các vệ tinh liên lạc dân sự là Intelsat và Inmarsat.
    Liên minh tình báo điện tử Pháp - Đức
    Pháp và Đức luôn có một mối quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực tình báo mặc dù tại nước này đang tồn tại một căn cứ nghe trộm của NSA. Quan chức tình báo Pháp tiết lộ DGSE và Cơ quan Tình báo Liên bang Đức BND đã ký một hiệp định chia sẻ thông tin tình báo thu được, đổi lại phía Đức đóng góp tài chính cho dự án này. Đây được xem như một sự hỗ trợ quan trọng đối với sự hạn chế về ngân sách của Frenchelon, đồng thời củng cố sự hợp tác lâu năm giữa 2 trụ cột của EU này.
    Ngoài Đức, những thông tin tình báo và các bức ảnh được chụp bởi các vệ tinh do thám trong mạng Frenchelon của Pháp còn được chia sẻ với các cơ quan tình báo Tây Ban Nha và Italia.
    Sự khởi đầu cho một hệ thống gián điệp điện tử của riêng châu Âu?
    Từ lâu, Pháp và Mỹ đã không tin tưởng lẫn nhau trong hợp tác tình báo. Ngay cả trong Chiến tranh lạnh, Pháp theo đuổi một chính sách tình báo riêng trong việc tiếp cận với Liên Xô. Theo Le Monde, trong hơn 1 thập niên qua làm cân bằng với mối đe dọa từ Echelon là một mối bận tâm hàng đầu của Chính phủ Pháp.
    Ngoại trừ Anh, cho đến nay, Mỹ đã thất bại trong việc ve vãn các nước châu Âu tham gia vào cái gọi là liên minh tình báo điện tử với Mỹ. Pháp và Nghị viện châu Âu nhiều lần công khai chỉ trích hoạt động do thám toàn cầu của Mỹ và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước tiềm lực công nghệ tình báo điện tử cũng như thiện chí về đề nghị một liên minh của Washington.
    Thay vào đó các nước châu Âu mà cụ thể là EU đang hướng đến một mô hình độc lập trong hoạt động tình báo điện tử, như là một đối trọng với sự bành trướng của người Mỹ trong lĩnh vực này. Trong đó Pháp là nước đi tiên phong. Châu Âu đã làm được điều đó khi xây dựng hệ thống Galileo, trở thành một đối thủ đáng gờm đối với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ

  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Lâu roài em không gửi bài nào trong chủ đề này cả, hôm nay kéo nó lên phát!
    Đánh giá
    Sau khi sĩ quan đặc vụ đã nhằm được đối tượng để tuyển chọn, CIA tiến hành xem xét toàn bộ các tin tức về người này để quyết định xem anh ta có thể có khả năng cung cấp được tình báo có ích không. Bước thứ nhất trong quá trình đánh giá và tiến hành thẩm tra tông tích hoặc dấu vết của người ấy bằng hồ sơ do máy tính điện tử lập ra để ở tại hành dinh Lengly. Ngăn hồ sơ này được hãng máy tính điện tử quốc tế IBM đặc biệt thiết kế cho CIA và chứa tin tức hàng chục vạn người. Mọi tin tức về lý lịch điệp viên tương lai trong tàng thư đều được điện cho sĩ quan đặc vụ tại chỗ. Đồng thời viên sĩ quan này cũng đích thân kín đáo điều tra về lý lịch, tư cách và triển vọng tiến bộ của đối tượng. Thường thường sĩ quan này theo dõi đối tượng tuyển mộ để biết thêm về tình hình và quan điểm của đối tượng. Họ sẽ xác định động cơ (lý tưởng, tiền tài hoặc tâm lý) thúc đẩy đối tượng trở thành điệp viên. Nếu anh ta không có một động cơ nào như thế thì CIA tìm cách khống chế v.v? để buộc anh ta phải trở thành điệp viên. Đồng thời sĩ quan đặc vụ phải xác định xem đối tượng có thành thật không, có phải là người của đối phương hoặc là một tên khiêu khích, hay là gián điệp đôi không? Một số sĩ quan trong trạm CIA, có thể chính là viên sĩ quan đã phát hiện đối tượng sẽ tuyển mộ sẽ tìm cách tiếp xúc với đối tượng và cố gây tín nhiệm với người đó.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tuyển mộ
    Cuối thời kỳ đánh giá, thời kỳ này có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, hành dinh CIA cùng với trạm trưởng CIA tại chỗ sẽ quyết định xem có nên đặt vấn đề với đối tượng làm việc cho CIA không. Bình thường, nếu quyết định thu hút, thì sẽ có một sĩ quan CIA từ bên Mỹ hoặc từ một nước khác đến tiếp xúc đối tượng. Cả người phát hiện và người đánh giá, tức là không có một người nào đang hoạt động tại chỗ, được tham dự vào việc tuyển mộ này để nếu có sự cố gì thì đối tượng không thể tố giác bất cứ sĩ quan tại chỗ nào của CIA. Thường lệ, sĩ quan đi thu hút đối tượng mang một lý lịch và một hộ chiếu giả do CIA làm để có thể nhanh chóng chuồn ra khỏi đất nước trong trường hợp bị động.
    Một sĩ quan tuyển mộ đã đến địa bàn rồi thì sĩ quan đặc vụ của CIA sẽ tổ chức cuộc gặp gỡ giữa sĩ quan tuyển mộ với đối tượng. Sĩ quan tuyển mộ sẽ được giới thiệu với đối tượng sau nhiều cuộc bố trí cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng để sĩ quan đặc vụ chịu trách nhiệm giới thiệu rút lui một cách kín đáo và để sĩ quan tuyển mộ ở lại một mình với điệp viên tương lai. Người ta cũng tiến hành nhiều việc để tạo cho sĩ quan tuyển mộ một lối thoát trong trường hợp đối tượng phản bội. Khi tiếp xúc, sĩ quan này sẽ tiến hành công việc một cách ti vi và không để lộ ý đồ thực sự của mình hoặc tung tích của sĩ quan đặc vụ.
    Nếu thấy đối tượng rõ ràng có ý thức chống lại Chính phủ của anh ta thì sĩ quan tuyển mộ sẽ bắt đầu khêu gợi lý tưởng cũng như lòng yêu nước và gợi ra những cung cách mà đối tượng có thể phục vụ đất nước mình bằng cách hợp tác bí mật với một nước khác. Nếu đối tượng ham tiền bạc, sĩ quan tuyển mộ sẽ chơi trò ấy và nhấn mạnh rằng mình biết có nhiều cách để giúp những người chân chính kiếm được tiền nhanh chóng và dễ dàng. Nếu đối tượng thích quyền thế, hoặc thích dục vọng (gái, ma tuý?) hoặc nếu anh ta muốn trón khỏi đất nước hoặc chỉ muốn rời khỏi gia đình hoặc xã hội thì sĩ quan tuyển mộ sẽ ngỏ ý giúp đối tượng thoả mãn được ao ước đó. Người ta nhận làm điệp viên cung cấp tin tức về chính quyền của người ta vì nhiều lý do. Công việc của sĩ quan tuyển mộ lúc đó là xác định xem lý lẽ nào (nếu có) là lý lẽ có tác dụng nhất để thúc đẩy đối tượng làm gián điệp.
    Nếu CIA kết luận rằng người được nhằm đó có thể bị đổ bởi thủ đoạn khống chế thì sĩ quan tuyển mộ sẽ dùng đến thủ đoạn này một cách khôn khéo. Trong một vài trường hợp, sĩ quan tuyển mộ có thể đưa thẳng cho đối tượng thấy những bằng chứng gay go nhất để đánh đòn tâm lý mạnh đến mức buộc y phải làm việc cho CIA. Và buổi thu hút này, sẽ được theo dõi cẩn thận bằng ghi âm, chụp ảnh, lấy dấu ngón tay, hoặc một cái gì khác có thể dùng làm tang chứng sau này để kết tội đối tượng. Nếu y chưa đổ ngay trước thủ đoạn khống chế, thì việc y bị lôi kéo-dù chưa ngã hay đã ngã-cũng gây cho y cảm giác bị mắc bẫy và những bằng cớ đã thấy về cuộc tiếp xúc vân có thể phá hoại sự nghiệp của y hoặc đưa y vào tù.
    Sau khi đối tượng đã nhận làm cho CIA hoặc khuất phục trước sự khống chế rồi, sĩ quan tuyển mộ sẽ nói chi tiết về sự thoả thuận. Anh ta có thể cho điệp viên cỡ quan trọng một món lương 500 đến 1.000 đôla một tháng, một phần nhỏ bằng tiền mặt, nhưng phần lớn tiền còn lại sẽ để vào ngân hàng Mỹ hoặc Thuỵ Sĩ. Anh ta cố trả lương tiền mặt càng chậm càng tốt: trước hết là để để phòng người đó tiêu pha rộng rãi dễ thu hút sự chú ý của cơ quan an ninh địa phương, và sau là để tăng cường kiềm chế đối với điệp viên. Lý do thứ hai này đặc biệt quan trọng nếu điệp viên không phải có động cơ lý tưởng, sĩ quan tuyển mộ sẽ viện lý do CIA sẽ bảo đảm an toàn cho điệp viên hoặc gia đình điệp viên trong trường hợp bị công an địa phương nghi ngờ. Hoặc anh ta có thể hứa với một điệp viên đặc biệt có giá trị sẽ cho họ một món tiền hưu trọn đời và cho cả quốc tịch Mỹ nữa. Việc thực hiện những lời hứa như thế sẽ thay đổi tuỳ theo tình hình hoạt động và nhân cách của sĩ quan điều khiển của CIA. Một vài người đã trơ trẽn, thô bạo và lời hứa của họ trong nhiều trường hợp không có chút giá trị gì. Còn một số khác để rất nhiều thời giờ bảo vệ điệp viên của mình. Trong những năm đầu 1960, ở Syria, một sĩ quan điều khiển của CIA đã liều mạng mình và người bạn rất tin cậy để giải thoát một điệp viên bị cơ quan an ninh Syria bắt, tra tấn buộc phải thú nhận đã nhúng tay vào những hoạt động của CIA tại đấy. Mặc dầu điệp viên này đã hư hỏng về thân xác và tinh thần, không còn tác dụng gì cho CIA. Hai sĩ quan kia đã bỏ hắn lên xe hơi tư và đưa qua nước láng giềng một cách an toàn. Sĩ quan tuyển mộ cố buộc điệp viên đó ký một giấy xác nhận thực tế và chính thức anh ta quan hệ với CIA. Giấy này về sau có thể dùng để doạ nạt tố giác tên cứng đầu phải tiếp tục làm việc cho CIA.
    Công việc cuối cùng của sĩ quan tuyển mộ là thu xếp một cuộc gặp giữa điệp viên mới và sĩ quan điều khiển của CIA tại nước ấy, thường là sĩ quan điều khiển này sẽ nhận mặt điệp viên bằng ám tín hiệu. Ví dụ đưa cho điệp viên một bộ khuy áo hiếm thấy và nói với hắn rằng sẽ có một người dùng một khuy tương tự sắp đến gặp. Một thủ đoạn khác là trao đổi ám hiệu mà sĩ quan điều khiển về sau có thể dùng để làm cho điệp viên nhận được. Khi tất cả các thủ đoạn này làm xong, sĩ quan tuyển mộ kết thúc cuộc gặp và rút ngay khỏi nước ấy.
    Khi việc tuyển mộ không thành công? (bị kiểm duyệt bỏ) gặp một điệp viên đào ngũ tại một nơi gọi là ?oGasthaus? thì thấy những người ngồi gần đó không phải là người Áo, mà chính là những nhân viên KGB. Khi đang đánh lộn hắn đã chuồn được ra nhà vệ sinh và chui qua cửa sổ trốn thoát.
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 25/04/2006
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Kiểm tra thử thách
    Một khi điệp viên đã được tuyển, sĩ quan điều khiển liền thử thách lòng trung thành và sự tín nhiệm. Người ta sẽ trao cho điệp viên một vài công việc để làm, qua đó để đánh gía lòng trung thành và khả năng cung cấp tin tức bí mật. Sĩ quan có thể yêu cầu điệp viên thu thập tin tức về một vấn đề mà hắn không biết, nhưng CIA đã biết được phần lớn tin rồi. Nếu báo cáo của hắn không phù hợp với tin mà CIA đã biết thì hắn có thể bị coi là gián điệp đôi hoặc là một điệp viên kém tác dụng. Trong suốt thời gian thử thách, CIA sẽ bí mật giám sát chặt chẽ điệp viên này.
    Thêm vào đó, điệp viên mới chắc chắn phải qua thử thách bằng máy kiểm tra nói dối. CIA tin nhiều vào kết quả của loại máy này-người ta thường nhắc đến một cái ?othùng đen?-trong việc làm của điệp viên. Ở trụ sở trung ương cũng như ở nhiều trạm CIA có một số chuyên gia chuyên dùng loại máy này. Theo ý kiến của một chuyên gia nói trên đây, việc thử điệp viên người nước ngoài đòi hỏi những kỹ thuật hoàn toàn khác với thử điệp viên người Mỹ. Ông ta thấy người Mỹ nói ngay thẳng một cách bình thường và có thể đoán trước một cách khá đúng những câu trả lời của họ, vì vậy dễ gạt bỏ được những người không đủ tiêu chuẩn làm cho CIA. Thế nhưng kiểm tra điệp viên người nước ngoài khó hơn nhiều. Cần phải điều chỉnh vì những sự khác nhau về văn hoá và vì đối tượng phải tiến hành công tác bí mật không hợp pháp trong hoành cảnh nguy hiểm cao độ. Một điệp viên có động cơ lý tưởng có thể bị xúc động vì thế ?okhó đọc? hoặc khó đánh giá theo những tính toánh của máy. Với những người làm gián điệp vì tiền hoặc vì dục vọng cá nhân cũng có thể không ?ođọc? được vì không có cách nào đánh giá những giới hạn của tư tưởng. Những kẻ nói dối bẩm sinh, những người mắc bệnh tâm thần hoặc nghiện ma tuý có thể đánh lừa được chiếc thùng đen. Theo một chuyên gia điều tra bằng máy thì muốn xác minh đúng đắn lòng thành thật và khả năng công tác của điệp viên người nước ngoài, chuyên gia này vừa phải dựa vào kết quả ghi trên máy, vừa phải dựa vào linh tính nữa. Thế nhưng phải làm thế nào đừng để cho đối tượng nghi ngờ tí gì về chiếc máy điều tra đó, để y không dám che giấu sự thật-trừ phi nó là tên gián điệp đôi lão luyện hoặc một tên loạn óc.
    Huấn luyện
    Sau khi đã trải qua thời kỳ thử thách, điệp viên mới sẽ được học những thủ đoạn đặc biệt mà nghề gián điệp đòi hỏi phải có. Phạm vi, nơi bố trí và tính chất đặc biệt của việc huấn luyện khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh hoạt động. Trong một vài trường hợp, việc huấn luyện bí mật thường là khá hoàn chỉnh, trong một số trường hợp khác, vấn đề hậu cần của việc huấn luyện hầu như không thể giải quyết được và do đó không thể tiến hành được việc huấn luyện điệp viên. Trong trường hợp như thế, điệp viên phải tin tưởng vào bản năng, năng khiếu của mình và sự hướng dẫn nghiệp vụ của sĩ quan điều khiển. Y sẽ học các thủ đoạn mật vụ trong quá trình hoạt động.
    Trong trường hợp điệp viên được huấn luyện thì phải học cách sử dụng các đồ nghề như máy quay phim, máy chụp ảnh nhỏ để chụp tài liệu. Y sẽ được học cách liên lạc bí mật như dùng mực bí mật, mật mã và điện đài. Y sẽ học cách tiếp xúc, cách tự vệ như tránh bị phát hiện và tránh bị theo dõi.
    Tuỳ khả năng điệp viên và yêu cầu của CIA, y có thể chỉ được học một số bài ngắn do sĩ quan điều khiển dạy cách dùng máy nghe trộm và cách truyền tin về CIA thông qua một loạt trạm trung gian. Hoặc hắn có thể bịa ra một vỏ bọc để nói dối gia đình và chủ nghỉ vài tuần đến nhà an toàn của CIA học nghề gián điệp. Hắn cũng có thể kiếm cớ ra nước ngoài để dự lớp huấn luyện tại một trường của CIA đóng ở nước khác, ở đó hắn ít có nguy cơ bị cơ quan an ninh theo dõi. Hay nó có thể được sang Mỹ học và sẽ được phòng bảo vệ lực lượng của CIA chăm sóc. Những trường học đặc biệt cho điệp viên nước ngoài đều đóng tại trại Peary ở bang Verginia Nam. Thời gian học tập này tất nhiên là có lợi, vì CIA vừa bồi dưỡng nghề nghiệp cho điệp viên mới, vừa tạo điều kiện cho sĩ quan điều khiển hoặc sĩ quan huấn luyện động viên hắn và tăng cường sự gắn bó của điệp viên với sự nghiệp của CIA. Điệp viên sẽ được biết về tài năng và quyền lực bí mật của CIA, sẽ được thấy tình bạn, tình đồng nghiệp gắn bó chặt chẽ trong CIA. Hắn sẽ biết mình đương rời bỏ cách sống cũ và đang có khả năng có một lối sống mới tốt hơn. Nếu hắn làm việc tốt thì hắn CIA sẽ thưởng bằng cách cho cư trú chính trị. Chính phủ mà hắn đang từ bỏ sẽ có thể có một Chính phủ khác ưu việt hơn thay thế. Do đó sự gắn bó của hắn với chủ mới sẽ mật thiết hơn. Đây là công việc của sĩ quan điều khiển để duy trì tư tưởng này trong tâm trí điệp viên.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sử dụng
    Việc sử dụng thành công một điệp viên tuỳ thuộc sức mạnh của mối quan hệ mà sĩ quan điều khiển sẽ thiết lập giữa mình với điệp viên. Theo một sĩ quan điều khiển của CIA trước kia, một sĩ quan điều khiển giỏi phải có đầy đủ đức tính của một điệp viên bậc thầy, của một nhà tâm thần học và của một linh mục giải tội cho con chiên.
    Hiện nay có hai cách nhìn trong nội bộ Cục Mật vụ của CIA về phương thức tốt nhất để dùng hay để điều khiển một điệp viên. Cách thứ nhất là kỹ thuật ?obạn thân?, tức là sĩ quan điều khiển xây dựng mối quan hệ cá nhân gắn bó chặt chẽ với điệp viên và thuyết phục hắn là hai người hoạt động cùng nhau nhằm đạt mục đích chính trị quan trọng. Cách ?obạn thân? này có thể tạo nên sức động viên mạnh mẽ khuyến khích điệp viên vì bạn mà chấp nhận những nguy hiểm to lớn. Phần lớn sĩ quan điều khiển lâu năm cho rằng cách này sẽ dẫn đến nguy cơ là sĩ quan điều khiển tạ ra một sự gắn bó tình cảm đối với cấp dưới, đôi khi có thể làm cho sĩ quan CIA mất tính khách quan nhà nghề của mình. Cách thứ hai trong việc dùng điệp viên là phương pháp ?obất chấp đạo lý?, tức là sĩ quan điều khiển trong khi giả vờ quan tâm đến điệp viên thì thật ra xử sự với điệp viên một cách rất nhẫn tâm gần như vô nhân đạo. Nó đẩy điệp viên đến những thái cực nhằm đạt thành tích cao nhất. Phương pháp này cũng có nhiều phả tác dụng, vì một khi điệp viên cảm thấy bị sĩ quan điều khiển lợi dụng thì lòng trung thành có thể nhanh chóng tiêu tan.
    Điệp viên là những con người phức tạp và đôi khi bị mất thăng bằng. Những yếu tố dẫn chúng đến trò chơi bí mật rất nhiều và vô cùng phức tạp. Những ràng buộc và sức ép chế ngự hành động có chiều hướng làm cho chúng hoang mang hơn và phản ứng khó lường trước được. Do đó sĩ quan điều khiển phải thường xuyên nhạy bén với mọi dấu hiệu cho thấy điệp viên của mình bị bối rối một cách bất ngờ và hắn không thể thực hiện sứ mạng của mình. Sĩ quan điều khiển phải luôn luôn dùng phương pháp hỗn hợp đúng đắn, vừa nịnh nọt đe doạ, vừa dùng lý tưởng, vừa dùng tiền bạc, vừa dùng tình cảm, vừa dùng thô bạo, để giữ điệp viên hoạt động tích cực cho mình.
    Đối với điệp viên Xô Viết Ô-lêch Pen-côp-xki, các cán bộ tình báo Anh và CIA nhận thấy rằng nịnh nọt là phương pháp động viên đặc biệt có kết quả. Mặc dù chúng chuộng cách hành động của Anh hơn, nhưng Pen-côp-xki khâm phục sức mạnh Mỹ. Vì thế y được bí mật cho nhập quốc tịch Mỹ và được CIA thưởng cho huân chương cao nhất, loại huân chương để thưởng cho điệp viên xuất sắc. Là một quân nhân, Pen-côp-xki rất thích cấp bậc, và y được phong quân hàm đại tá Mỹ. Điều đó chỉ cho thấy rằng y không thiệt thòi gì về quy chế khi chạy từ phía Liên Xô qua phía Mỹ.
    Khi còn là một điệp viên tích cực, Pen-côp-xki đi ra nước ngoài hai lần để làm nhiệm vụ với những đoàn cao cấp Xô Viết như tham dự triển lãm thương mại ở London và ở Paris. Cả hai lần y đều lỉnh khỏi các đồng nghiệp Xô Viết để đi báo cáo vắn tắt và tham dự những buổi huấn luyện của sĩ quan điều khiển Anh và Mỹ. Một trong nhiều cuộc gặp gỡ ở London, Pen-côp-xki yêu cầu được xem bộ quân phục đại tá Mỹ của y. Không một sĩ quan điều khiển CIA và Anh nào đoán trước được yêu cầu đó. Nhưng một sĩ quan nhanh trí đã bảo rằng bộ quân phục ấy đang nằm ở một ngôi nhà an toàn khác và đi xe ôtô đến để mang về cho y xem cũng phải mất nhiều thời gian. Điệp viên Pen-côp-xki được tạm xoa dịu và một sĩ quan điều khiển CIA cho ngay người đi tìm bộ quân phục đại tá để đưa cho y. Sau khi chạy rông khắp thủ đô Anh trong hai giờ để tìm bộ quân phục đại tá Mỹ có cỡ người như Pen-côp-xki, người ấy trở về mang theo bộ quân phục như đã báo trước. Pen-côp-xki rất vui thích.
    Nhiều tháng sau, tại Paris, các sĩ quan điều khiển chuẩn bị tốt hơn. Một bộ quân phục mới may theo đúng cỡ người Pen-côp-xki được treo trong cái phòng nhỏ bên cạnh buồng y đang báo cáo, y ngắm nghía nó một cách sung sướng khi cuộc họp tan. Trong những năm 1960, CIA tuyển một cán bộ tình báo Đông Âu tại thủ đô nước Áo, và động cơ giống như Pen-côp-xki, chủ yếu là lý tưởng. Y được hứa trả lương cao (và một khoản trợ cấp thoải mái nếu y hoàn thành công việc và chạy được sang nước Mỹ) nhưng sĩ quan điều khiển không trả tiền cho y ngay tại Vienna để tránh sự chú ý của đối phương. Tên điệp viên này cũng đồng ý phải đề phòng như vậy. Nhưng sau đó một thời gian, y đã làm cho sĩ quan điều khiển phải sửng sốt vì một hôm y yêu cầu phải có ngay cho y một khoản tiền mặt khá lớn. Y từ chối không nói tại sao y muốn món tiền đó, nhưng công việc của y đã làm cho CIA cũng có giá trị gần đúng với món tiền mà y yêu cầu. Sau khi hỏi ý kiến trạm trưởng CIA tại Áo, cũng như của tổng hành dinh CIA, sĩ quan điều khiển đành phải trao món tiền theo yêu cầu của điệp viên, nhưng có dặn dò phải tiêu cho cẩn thận. Sĩ quan điều khiển có theo dõi xem điệp viên này dùng số tiền đó như thế nào. Hắn rất sửng sốt khi thấy tên này trong tuần sau đó đã dạo chơi dọc sông Đanuýp bằng một chuếc tuyền máy mới mua. Một vài ngày sau, sĩ quan điều khiển gặp y và yêu cầu phải tống khứ ngay chiếc thuyền máy đó, bởi vì một người sống trong cảnh khắc khổ như y không thể nào mua nổi. Điệp viên đồng ý và giải thích rằng ngay từ khi còn thơ ấu y đã từng ao ước có chiếc thuyền máy, nay món tiền kiếm được đó y đã mua ngay thuyền máy để chơi cho thoả, bây giờ có tống khứ nó đi cũng được rồi.
    Một người Đông Âu khác từng làm gián điệp cho CIA một thời gian ngắn; y đã từ chối mọi món trợ cấp của CIA và chỉ ước ao có những chiếc đĩa hát của Bony Gutman mà thôi.
    Một trong những vấn đề khó nhất trong việc dùng điệp viên là thay đổi sĩ quan điều khiển. Để phù hợp với chủ trương của CIA là sử dụng vỏ bọc ngoại giao và các loại vỏ bọc khác (phần lớn nấp dưới cái áo nhà ngoại giao, quan chức cơ quan viện trợ Mỹ AID, đại diện Bộ Quốc phòng?) cho nên các sĩ quan điều khiển thường phải đổi chỗ từ sau hai đến bốn năm, hoặc đổi sang nước khác, hoặc về nước như các quan chức thực thụ của Mỹ. Một sĩ quan điều khiển trước khi về nước phải giới thiệu người thay chân mình với điệp viên, thế nhưng điệp viên lúc ban đầu thường quan hệ một cách miễn cưỡng với nguời phụ trách mới, vì họ không muốn làm việc với người phụ trách lạ. Sự miễn cưỡng đó thường tới mức tột độ nếu như CIA cử sĩ quan điều khiển trẻ đến chỉ huy các điệp viên già kinh nghiệm. Trong trường hợp này, điệp viên thường không cần đến quá nhiều sự hướng dẫn hoặc dìu dắt nghiệp vụ của sĩ quan điều khiển; ngược lại sĩ quan điều khiển lại thích vì được học kinh nghiệm của điệp viên. Phần lớn điệp viên đều cảm thấy giao thiệp với sĩ quan không có kinh nghiệm chỉ làm tăng thêm nguy cơ bị liên luỵ. Cuối cùng, tuy sự thay thế có thể làm cho họ khó chịu, thế nhưng đó là việc bắt buộc thay thế để công việc chạy đều. Nếu dùng thuyết phục và hứa hẹn không đủ thì dùng thêm đe dọa, khống chế. Việc CIA thu thập các tội chứng của điệp viên như những hợp đồng bí mật, giấy nhận tiền có ký tên, băng ghi âm, ảnh chụp v.v? thường làm cho điệp viên khó thoát khỏi bàn tay CIA.
    Trong một số trường hợp rất quan trọng, CIA không đặt vấn đề thay đổi sĩ quan điều khiển. Ví dụ như với điệp viên ở một cương vị rất cao, sĩ quan điều khiển dù biết rằng nếu ở thêm một thời gian dài nữa có thể hại đến các vỏ bọc của mình thì cũng đành hi sinh vì cái lợi kia lớn hơn. Trong trường hợp như thế? (bị kiểm duyệt bỏ) sĩ quan điều khiển của CIA có thể ờ lì một chỗ từ 6 đến 8 năm rồi mới chuyển. Và khi sĩ quan điều khiển này được chuyển đến một vị trí khác, người ta rất thận trọng khi chọn người thay thế để làm sao cho vị nguyên thủ nước đó có thẻ chấp nhận được.
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 20/05/2006
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Kết thúc
    Tất cả các hoạt động bí mật đều phải đi đến kết thúc. Những kế hoạch nào phụ thuộc vào hoạt động của một điệp viên thì ít khi kéo dài mãi mãi và thường kết thúc một cách đột ngột. Điệp viên có thẻ chết vì những lý do tự nhiên hoặc tai nạn, hay y có thể bị bắt và bỏ tù, có khi bị xử tử. Trong trường hợp như thế, những sĩ quan CIA hoạt động tại địa bàn ấy chỉ cần xét đến một việc là bảo vệ lợi ích cho CIA, thường thường bằng cách che đậy sự việc họ là điệp viên của Mỹ. Thế nhưng đôi khi CIA phải chấm dứt hoạt động hoặc phải xử lý điệp viên. Quyết định kết thúc là do trạm trưởng CIA với sự tán thành của tổng hành di CIA. Lý do để cắt đứt quan hệ với điệp viên có thể vì y không còn khả năng lấy được những bí mật mà CIA muốn. Điều phức tạp hơn là sự chao đảo về tình cảm, sự thiếu tin tưởng cá nhân làm nguy hại đến hoạt động, hay là bị đe doạ phát hiện và bị bắt. Điều xấu nhất trong tất cả là vấn đề mất tín nhiệm chính trị-người ta có thể nghi rằng người ấy đã trở thành điệp viên đôi, hoặc một tên khiêu khích hoặc một kẻ lừa dối mà cơ quan tình báo đối phương đánh vào.
    Một điệp viên mất tác dụng hoặc không trung thành thường bị thải với sự đe doạ tố cáo những hoạt động của y nếu CIA thấy cần phải tố cáo. Một điệp viên có thể tin được hoặc có ích nhưng có nguy cơ bị liên luỵ hay bị tố cáo cho đối phương, hoặc một điệp viên hết hạn hợp đồng làm gián điệp và đã công tác tốt, có thể được đưa sang một nước khác cùng với tiền của, hoặc được giúp đỡ tìm công ăn việc làm hoặc ít ra cũng được học để làm nghề mới. Trong các trường hợp mà điệp viên đã góp phần vào một kế hoạch công tác xuất sắc cho CIA mà không nề hà nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là nếu y đã hy sinh tất cả để làm việc đó thì y sẽ được đưa về Mỹ để sinh sống yên ổn. Theo đạo luật 1949 về CIA, Giám đốc CIA có thể cho phép một người nước ngoài đặc biệt nhập cảnh nước Mỹ để vĩnh viễn sinh sống vì lợi ích của an ninh quốc gia hoặc để tiến hành một công tác tình báo quốc gia. Điệp viên ấy và gia đình có thể được ?ocư trú vĩnh viễn? mặc dù theo quy chế nhập cư hoặc luật pháp và những quy định khác thì họ không được phép.
    Thế nhưng việc định cư không phải luôn luôn tiến hành êm thấm. Đôi khi do lỗi của CIA. Trong giai đoạn cuối những năm 1950, khi công tác tình báo còn quan trọng ở nước Đức, những điệp viên cũ và những tên đào ngũ trước kia thường được định cư tại Canada và Mỹ Latinh. Việc di cư thường bị Cục Mật vụ lợi dụng đưa điệp viên trà trộn vào để do thám. Chính phủ Canada và Brazil đã phát hiện CIA tung người vào nước mình theo bọn di cư, nên đã phản đối CIA và buộc phải ngừng thủ đoạn này. Không phải tất cả điệp viên cũ đều muốn định cư tại Mỹ, đặc biệt là theo điều kiện của CIA. Trong những năm 1960, một quan chức cao cấp của một nước Mỹ Latinh là điệp viên lâu năm, bị bắt buộc phải rời khỏi nước mình vì lý do chính trị trong nước. Y đến thủ đô Mehico. Tại đây các sĩ quan CIA lại tiếp xúc với y. Xét những công việc cũ, CIA đồng ý thu xếp cho y vào Mỹ theo luật 1949 về CIA, nếu y ký giấy cam đoan không đả động gì đến mối quan hệ bí mật giữa y và Mỹ không dính dáng gì với các nhóm lưu vong chính trị của nước y. Điệp viên này có tham vọng một ngày nào đó sẽ trở về nước một cách đường hoàng nên đã từ chối không chịu bỏ quyền hoạt động chống lại địch thủ của y sau khi về nước và mong muốn sinh sống ở Mỹ mà không cần quốc tịch Mỹ. Do đó CIA khó xử. Càng ở lâu tại thủ đô Mehico trong cảnh nghèo túng, điệp viên này càng thấy rõ mối đe doạ về quan hệ trước đây của y với CIA cũng như với những tay chân của CIA cắm vào Chính phủ của y mà y đã biết. Cuối cùng tổng hành dinh CIA chỉ thị cho trạm CIA tại Mehico cho phép điệp viên kia vào Mỹ mà không cần điều kiện tiên quyết. Lãnh đạo CIA hy vọng có thể duy trì điệp viên này dưới sự kiểm soát có mức độ và ngăn chặn không cho y dính sâu vào hoạt động chính trị nào đó có thể làm phiền cho Mỹ. Đây chỉ là vấn đề logic nếu tin rằng trong nhiều trường hợp việc kết thúc đòi hỏi CIA phải hành động một cách ghê tởm. Những trường hợp ấy rất kích động và ít xảy ra trong CIA. Nhưng khi đã thấy cần phải thủ tiêu một điệp viên đặc biệt nguy hiểm thì cấp cao nhất có quyền quyết định tối hậu. Đấy là Giám đốc CIA. Trừ những công tác đặc biệt và những công tác bán quân sự, những hành động bạo lực và giết người đều không được xem như là phương pháp bí mật được chấp thuận nếu không được Giám đốc CIA tán thành.
    Trong nghề gián điệp cổ điển, giao thông bí mật là rất cần thiết và khó khăn. Sĩ quan điều khiển phải đề ra những phương pháp liên lạc an toàn với điệp viên, nếu không thì không có cách nào để nhận tin của điệp viên đánh cắp được hoặc không truyền đạt được chỉ thị và tài liệu hướng dẫn điệp viên. Ngoài đường liên lạc thường xuyên, còn phải có đường liên lạc dự bị để thay thế nếu đường liên lạc trước bị tắc. Thỉnh thoảng người ta thay đổi đường liên lạc để giảm nguy cơ bị bại lộ. Trong nghề tình báo nguy hiểm không có những nguyên tắc cứng đờ, không có biện pháp chắc chắn và nhanh chóng nào để liên lạc với điệp viên. Miễn làm sao bảo đảm chắc chắn. Sĩ quan điều khiển có toàn quyền chọn cách liên lạc với điệp viên tuỳ theo nhu cầu hoàn cảnh.
    Nhiều điệp viên muốn truyền tin bằng mồm cho sĩ quan điều khiển. Theo họ nghĩ như thế an toàn hơn và dễ dàng hơn và viết ra giấy hoặc dùng đồ nghề tình báo, vì dễ tránh bị chính quyền địa phương phát hiện. Thế nhưng CIA lại muốn có văn bản hơn vì cần thẩm tra xác minh lòng trung thực của điệp viên. Tài liệu có thể nghiên cứu và phân tích chi tiết hơn, chính xác hơn bởi những chuyên viên tại tổng hành dinh. Trong vụ Pen-côp-xki, những tài liệu bí mật của Liên Xô do y cung cấp có giá trị lớn hơn những ý kiến của y về tình hình quân sự của Liên Xô.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mặt khác, một vài điệp viên lại muốn tiếp xúc ít chừng nào hay chừng nấy với sĩ quan điều khiển. Mỗi cuộc gặp bí mật là một nguy cơ bị phát hiện và bị bỏ tù hoặc tệ hơn thế. Những điệp viên ấy lại thích liên lạc bằng phương pháp gián tiếp, hoặc bằng máy móc (điện đài, mực không đọc được, vi ảnh?). Tuy thế, CIA lại đòi hỏi sĩ quan điều khiển phải tiếp xúc trực tiếp với điệp viên, trừ những trường hợp đặc biệt nguy hiểm. Thỉnh thoảng sự thành thật và mức độ nhiệt tình của điệp viên phải được đánh giá qua những cuộc gặp gỡ của sĩ quan điều khiển. Mỗi khi sĩ quan điều khiển tiếp chuyện điệp viên vẫn có nguy cơ cả hai đều bị công an địa phương phát hiện. Để làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ này, thường phải dùng đến thủ đoạn tiếp xúc gián tiếp đặc biệt để truyền tin từ điệp viên qua sĩ quan điều khiển. Một thủ đoạn chuẩn là dùng hộp thư liên lạc, một trung gian giữa hai bên. Hộp thư có thể là một người tự giác hoặc vô tình. Y có thể là một điệp viên khác. Y có thể cư trú ở một nước khác. Vai trò của hộp thư là tiếp nhận tài liệu mà y không biết nội dung, từ điệp viên hoặc từ sĩ quan điều khiển và chuyển đến một người khác.
    Một phương pháp khác là dùng hộp thư chết như một gốc cây ở rìa vườn hoa, hoặc một chỗ ở tường đá cổ xưa, hoặc bất cứ chỗ nào có thể dùng để chuyển tài liệu được. Một trong những hộp thư của Pen-côp-xki là một hốc sau máy sưởi bằng hơi nước, chỗ lối đi vào một toà nhà ở Matxcơva. Điệp viên chỉ cần giấu tài liệu vào đó một giờ quy định trước. Sau đó sĩ quan điều khiển hoặc một liên lạc viên sẽ đến lấy đi.
    Một thủ đoạn thường dùng nữa là gặp gỡ chớp nhoáng. Điệp viên và sĩ quan điều khiển hoặc liên lạc viên chỉ gặp nhau chớp nhoáng ở một nơi công cộng đã quy ước. Điệp viên có thể gặp tại một ga tàu điện ngầm đông đúc, trong một nhà hát hoặc một đường phố náo nhiệt. Bằng cách này, hai người ấy chỉ có thể tiếp xúc với nhau trong giây lát, nhưng cũng đủ để người nọ dúi một cái gì vào túi hoặc vào tay người kia, hoặc họ có thể trao mau cho nhau một tờ báo, một chiếc vali. Gặp như thế phải rất nhanh, kín và thường rất bảo đảm nếu thực hiện tốt.
    Mặc dầu sĩ quan điều khiển thường dùng cách gián tiếp, nhưng y vẫn phải thu xếp gặp riêng điệp viên. Mỗi khi như thế trên một xe buýt, trong một vườn hoa, tại một khách sạn-sĩ quan CIA phải thận trọng đề phòng đối phương giám sát hoặc chen vào. Việc này trong nghề gián điệp thường gọi là công tác chống theo dõi. Sĩ quan điều khiển định trước những tín hiệu an toàn hoặc nguy hiểm cho mỗi cuộc gặp để điệp viên và những người phụ trách chống theo dõi được biết. Bằng cách này, sĩ quan CIA và điệp viên nào cũng có thể ra hiệu cho người khác cứ gặp, tránh gặp hay bãi bỏ cuộc gặp nếu thấy có gì khả nghi. Những nhà an toàn (do CIA làm chủ) cũng dùng để gặp điệp viên, nhất là khi phải bàn bạc lâu. Nhà an toàn có cái lợi là tạo ra bầu không khí mà điệp viên và sĩ quan điều khiển có thể nghỉ ngơi và nói chuyện tự do mà không bị theo dõi. Thế nhưng nhà càng dùng nhiều càng dễ bị đối phương phát hiện.

Chia sẻ trang này