1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ chức và hoạt động của một tàu sân bay

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ducsnipper, 22/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức và hoạt động của một tàu sân bay

    Tàu sân bay (TSB) là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong lực lượng hảI quân Hoa Kỳ, nó đãm bảo cho chủ thuyết ?o triển khai can thiệp nhanh? tớI bất cứ điểm xung đột nào trên thế giới.Các TSB Hoa Kỳ được duy trì hoạI động thường trực rảI rác khắp nơi trên toàn cầu trong vùng biển quốc tế, nó thật sự là một căn cứ nổI trên biển chứa đựng trong mình các lực lượng HảI Quân, Thuỷ Quân Lục Chiến,Không Lực HảI Quân.Tất cả các TSB đang hoạt động của Hoa Kỳ đều là loạI động cơ hạt nhân nên không cần tiếp liệu trong suốt thờI gian thực thi nhiệm vụ ( tuy nhiên nó vẫn phãi được tiếp liệu nhiên liệu và vũ khí cho các máy bay mà nó đem theo- sẽ được bàn đến trong phần sau của bài này). ĐộI hộ tống tốI thiểu cho một TSB bao gồm tốI thiểu 4 tàu khu trục, hai bên hông, hai khoá đầu đuôi và một tàu ngầm.

    Thông thường một Airwing (Phi đoàn) trên một HKMH bao gồm 80 máy bay chiến đấu và 2,000 thuỷ thủ, phi độI chiến đấu thường có 6 kiểu khác nhau( tùy theo nhiệm vụ cần thi hành) phốI hợp giữa các máy bay F/A-18 và F-14, trực thăng SH-60 Seahawks, máy bay săn tàu ngầm S-3 Viking, máy bay cảnh báo từ xa (AWACS) E-2C-Hawkeys, và máy bay tác chiến điện tử gây nhiễu (Jammer) EA-6B. Với một lực lượng khoảng 50 máy bay tấn công một HKMH hoàn có khả năng tiến hành 150 cuộc không kích một ngày, thông thường tốI thiểu một TSB chứa trong mình nó hơn 4,000 quả bom, hiện tạI hhảI quân Hoa Kỳ duy trì phi đoàn tấn công chiến thuật trên tàu sân bay bao gồm hai loạI F14s và F/A18C/E,F, trong tương lai loạI F14s và F/A18C sẽ được thảI hồI (2010?) thay vào đó là JSF (Joint Strike Fighter)

    SƠ ĐỒ

    [​IMG]

    Tháp điều khiển( The Bridge) :

    [​IMG]

    Đây là trái tim của con tàu, nơi ban hành tất cả mọI mệnh lệnh liên quan đến hoạt động của con tàu, sỉ quan boong tàu (Officier of the deck-OOD) luôn có mặt trên bridge trong suốt quá trình hoạt động của tàu, mổI OOD trực liên tục 4 giờ và được chỉ dđịnh bởI Commanding Officer ( sĩ quan chỉ huy) OOD chịu trách nhiệm về sự an toàn và toàn bô hoạt động của HKMH bao gồm: hảI trình, thông tin liên lạc, kiểm tra và gián sát các cuộc diễn tập, giám sát và kiểm tra hoạt động của trưởng phòng máy, ra lệnh tăng giảm tốc, đổI hướng tàu?.một bộ phận có tên là Quartermaster Of The Watch sẽ trợ giúp cho OOD thông báo cho ODD các thông tin về thờI tiết, nhiệt độ, phong vũ biểu?..nói chung là các thông tin cần thiết cho hảI hành?.kèm theo là việc hậu cần của con tàu. Combat Direction Center (CDC)-tạm dịch trung tâm đều khiển chiến đấu là tai và mắt của cả con tàu, trang bị hệ thống Computer-enhanced air detection .Trong CDC có tổng cộng 4 wafare module chuyển tãi thông tin đến Tactical Action Officer (TAO) nơi này các thông tin dược hiển thị dướI dạng mốt màn hình cực lớn, TAO sẽ căn cứ các thông tin hiện thị trên màn hình này để hỗ trợ thuyền trưởng trong việc bảo vệ tàu khõi các cuộc tấn công và ra lệnh cho Phi đoàn của tảu thực thi nhiệm vụ
    Primary Flight Control ("Pri-Fly") (Điều hành bay) chỉ huy trưởng bộ phận này gọI là AIR BOSS sẽ kiểm soát và điều hành tất cả các cuộc cất cánh và hạ cách của toàn bộ Phi đòan trên tàu sân bay, ra lệnh cho các máy bay còn tr6n không nhưng gần khu vực của tàu sân bay, điều hành việc đưa lên/xuống boong tàu các máy bay bằng hệ thống thang máy nâng. Trong bụng của tàu sân bay có một Hangar khổng lồ là nơi cất giữ, sửa chửa và bảo các máy bay/trực thăng mà tàu đem theo. Gần phân nửa của tổng số 80 máy bay trên boong tàu có thể chúa trong hang gar này, số còn lạI nằm trên FLIGHT DECK (tạm dịch: phần boong chuẩn bị cất cách)

    hình hangar


    [​IMG]

    Máy bay chiến đấu được đưa từ hangar này lên flight deck bằng một trong 4 thang máy nâng của tàu sân bay, mổI một thang nâng này có thể đưa cùng một lúc hai chiếc máy bay lên flight deck có diện tích 4.5acre trong vòng vài giây,các nhân viên của bộ phận flight deck có thể tổ chức cất cánh hai máy bay và hà cánh một máy bay trong vòng 37 giây vào ban ngày và trong vòng một phút vào ban đêm.

    Catapulse ( máy phóng):

    [​IMG]

    [​IMG]

    từ tổng cộng 4 máy phóng của mình một TSB sẽ phóng lên không trung một phi cơ cách nhau mỗI 20 giây, mổI máy phóng có gắn một piston cực lớn dướI mặ boong tàu, phần trên mặt boong của bộ phận này chỉ là một cái mấu nhỏ ( tạm gọI là mấu kéo) được móc vào càng của bánh mũi máy bay qua một thanh nốt hình T , cái mấu nhỏ này sẽ trượt trên một cái khe trên mặt boong, chiều dài khe này là 300 feet, còn piston phía dướI mặt boong thì chuyển động tịnh tiến trong một cylinder . Máy bay chuẩn bị cất cánh sẽ dược đưa vào máy phóng, cái mấu nhỏ phần trên boong dược móc qua một thanh chữ T vào bánh xe mũi máy bay, piston được nén tốI đa trong xy lanh, một bộ phận hãm đặc biệt gắn ở hai bên bánh xe mũi máy bay bảo đảm cho máy bay luôn ở một trạng thái cân bằng lực. Sau khi đã kiểm tra mọI thứ, phi công tăng vòng tua máy tốI đa, sau khi máy bay đã ở trạng thái máy tốI đa( engine to full power) máy phóng sẽ phóng, giảI phóng năng lượng cho piston kéo máy bay về phía trước, trong vòng hai giây máy bay đạt vận tốc 160 knots, khi đến cuốI chiều dài khe trươt, thanh móc chữ T tự dộng rờI ra khỏI mấu kéo, thu vào bụng máy bay đồng thờI vớI bánh xe mũi, máy bay rờI khỏI TSB-cất cánh, máy phóng này hoạt động bằng hơi nứơc, mấu phóng và piston được hãm bởI waterbreak, một hệ thống cáp và bánh xe trượt sẽ kéo mấu phóng và piston về vị trí ban đầu chuẩn bị cho một lượt phóng máy bay mới. ( còn tiếp)




    JUST BE COOL!











    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 18:46 ngày 22/08/2003
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Sau khi cái pitong đẩy máy bay cất cánh khe trượt của pittong hở ra , hơi nước thoát ra và đây là quang cảnh của nó:
    [​IMG]
    Pitong không hề được hàn chặt với xylanh nhưng chính áp suất của Xylanh đã càng nén chặt pitong vào thành của nó khiến hơi nước không thoát ra được tuy nhiên khi phóng máy bay xong pitong để lộ ra 1 chổ hở cuối xylanh kéo theo sự thoát hơi đồng loạt theo chiều dọc đường chạy của pitong (lúc này không còn bị bít kín nửa do không bị nén chặt vào thành xy lanh bít kín khe trượt lại)

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    bác chưa nhắc đến sự phòng bị của ttấu, nếu bây giờ cho 1 đội biệt kích vác tên lửa chống tăng hạng nặng bắn vào trung tâm điều khiển và thang máy kéo máy bay lên thì coi như con tầu là 1 đống phế phải giữa biển àa
    khong co gi cu bang chien thang cua ngay hom qua
  4. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    vấn đề cần đặt ra là thế đội biệt kích ấy đứng ở đâu .
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức và hoạt động của tàu sân bay ( phần hai)
    -Bàn lùi một chút về việc cất cánh, có bạn sẽ hỏI khi cất cánh bánh trước của máy bay sẽ di chuyển thế nào trên khe trượt , xin thưa là máy bay trang bị cho hảI quân có kết cấu bánh trước là bánh đôi, hai bánh xe được gắn song song nhau, cành chữ T móc vào trục nốI giữa hai bánh, do đó khe trượt và mấu phóng sẽ nằm chính giữ hai bánh xe mũi.
    -Khi hạ cánh phi công sẽ hạ cái tailhook gọI là móc hạ cánh nằm ở phía đuôi máy bay, móc này dài khỏang 8 feet , khi chuẩn bị hạ cánh móc này phảI được hạ xuống trước khi máy bay vẫn còn ở trên không, khi máy bay ha xuống boong tàu móc này phảI móc được vào một trong số 4 sợI cáp thép có đường kính 1.375 inch mỗI sợI cách nhau 40 feet đươc căng ngang mặt boong và cánh mặt boong tàu trong khỏang 2-5 inch, các sợI cáp này có tên gọI là arresting cable( tạm dịch cáp dừng ). Những sợI cáp này được nốI vớI một máy thủy lực khổng lồ có nhiệm vụ tạo một sức nén đủ để giữ các sợI cáp có sức căng cần thiết giữ lạI chiếc máy bay khi hạ cánh xuống mặt boong mà không bị lao xuống biễn, một sợI cáp có thể hãm và giữ lạI một chiếc máy bay nặng 54,000 pound đang ở vận tốc 150mile/hour trong một khoảng chiều dài dướI 350 feet. Đáng chú ý là nó có thể dửng bất kỳ một máy bay nào vớI các trọng lượng khác nhau trong cùng một khỏang cách nhất định trên mặt boong
    -Khi móc đuôi móc dính bất kỳ sợI cáp nào, sợI cáp đó sẽ kéo theo một piston nằm trong một xy lanh chứa đầy dầu ( nôm na dgọI là dầu thắng), phần cuốI của xy lanh có một lỗ nhỏ để dầu thoát qua khi piston tiến vể phía trước , khi piston ép dầu chạy về phía trước áp lực dầu tăng lên khiến cho vận tốc của piston ngày càng giảm làm vận tốc máy bay giảm theo tương ứng kết quả là máy bay dừng hẳn lạI, khi đó móc đuôi tự tách ra khỏI cáp dừng , một máy bơm cao áp sẽ ép phần dầu thoát ra khi nãy làm piston chạy ngược trở lạI thu hồI chiều dài cáp khi nãy bị kéo tớI bởI móc đuôi máy bay , trong vòng 45 giây sợI cáp này sẳn sàng cho một cuộc hạ cánh mới.
    [​IMG]
    -Khác vớI hạ cánh trên đường băng thông thường, khi hạ cánh trên tàu sân bay khi máy bay vừa ch5m mặt boong phi công phảI ngay lập tức tăng hết công suất động cơ vì nếu trong trường hợp móc đuôi không móc thành công vào cáp dừng thì máy bay phảI có đủ tốc độ cần thiết để cất cánh và lượn vòng trở lạI cho lần hạ cánh kế tiếp.
    [​IMG]
    MEAT BALL LIGHT ( tạm dịch bảng đèn tín hiệu hướng dẫn hạ cánh)
    [​IMG]
    cùng vớI sĩ quan điều khiển hạ cánh (Landing Signal Officer-LSO) bãng đèn này giúp thông báo cho phi công độ cao của máy bay anh ta so vớI mặt boong tàu khi sắp sửa hạ cánh, hình trên cho chúng ta thấy hàng đèn nằm theo phương ngang chia đôi bảng đèn có màu xanh, nó là vật chuẩn, nếu vị trí máy bay quá cao hai dãy đèn phía trên hàng đèn làm chuẩn sẽ bật sáng, nếu vị trí máy bay thấp hơn so vớI mặt boong hai dãy đèn phía dướI hàng đèn làm chuẩn sẽ bật sáng, nếu máy bay cực thấp thì tín hiệu đèn có màu đỏ, trong trường hợp tín hiệ đèn phía trên và dướI cùng bật một lúc nghĩa là phi công có thể hạ cánh an toàn, LSO cũng thông báo cho phi công biết vị trí tương đốI của anh ta qua radio, có khi cho anh ta biết là đã quên hạ móc đuôi do đó anh ta vẫn đáp xuông mặt boong nhưng sẽ cất cánh trở lên ngay lập tức và cố gắng hạ cánh trở lạI sau khi đã hạ móc đuôi xuống.
    Hoạt động của một tàu sân bay theo một chu kỳ 18 tháng, 6 tháng chuẩn bị hậu cần, bảo trì máy móc, kiểm tra tình trạng vũ khí, công việc này cũng được tiến hành song song đốI vớI airwing của tàu sân bay, 6 tháng thực thi nhiệm vụ trên biển và sau đó 6 tháng nằm ụ ở cảng gọI là nghỉ xả hơi, he?he?.
    Bây giờ bàn kỹ một chút về The Carrier Strike Group( tạm dịch hạm tàu sân bay), một độI tàu sân bay bao gồm:
    -1 tàu sân bay(carrier) :
    -2 tàu khu trục tên lửa (guided missle cruiser): tàu chiến đa năng, trang bị tên lửa tầm xa Tomahawks
    -1 tàu khu trục tên lủa tấn công: (guided missle destroyer): tàu chiến đa năng nhưng giữ nhiệm vụ chủ yếu bảo đảm phòng không cho cả hạm tàu
    -1 tàu khu trục (destroyer): giữ nhiệm vụ chống tàu ngầm
    -1 tàu frigate ( chả biết dịch thế nào qua tiếng Việt): chống tàu ngầm
    -2 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeless : Giữ nhiệm vụ tiêu diệt các tàu nổI và tàu ngầm đốI phương có thể đe dọa hạm tàu
    -1 tàu hậu cần lo việc hậu cần: tiếp liệu, đạn dược ( a combined ammunition, oiler, and supply ship)
    Việc duy trì hoạt động và bảo dưỡng cho riêng một tàu sân bay lớp Nitmiz đã tiêu tốn khoảng 750 triệu đến 900 triệu dollar một năm, bằng một phần tư số tiền để đóng một tàu Nitmiz mớI- Một con số quả là kinh khủng!!!
    ( còn tiếp phần 3 )
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 25/08/2003
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Cứ cho là biệt kích dùng xuồng cao su chạy từ tầu ngầm đậu ở xa đi nữa thì cái khoảng cách đủ để xuồng chạy hết tốc lực bám theo tầu sân bay vẫn để cho radar TSB phát hiện ra cái tầu ngầm mà phòng bị trước ( cho máy bay ra dò xét và trực thăng thi cầy nát cai xuồng ra ) còn cái xuồng cao su cứ cho là khó phát hiện đi nhưng làm sao mang vũ khí mạnh đủ để làm tê liệt được pháo đài giữa biển. Dùng kiểu yết kiêu lặn bám vào đặt mìn thì quá nguy hiểm với lại tốc độ của tầu lặn ( thiết bị lặn cầm tay ) không đủ tốc độ bám theo tầu sân bay... Nói chung là mọi cách xâm nhập từ bên ngoài vào đều không khả thi lắm còn dùng tầu ngầm và tầu khu trục hạm tấn công thẳng trực diện thì còn dại nữa... để chống lại tầu ngầm thì sau khi bị phát hiển bởi thiết bị dò tìm trên TSB thì 1 chiếc hawkeye sẽ bay quy hoạch rút gọn tầm của chiếc tầu ngầm xâm nhập sau đó là một chiếc seahawk sẽ dùng máy dò sona thả trên thực thăng xuống tìm đúng chỗ chiếc tầu ngầm đang dịch chuyển và thả anti submarine toperdo xuống cho tầu ngầm lặn luôn thể. Đối phó với tầu chiến thì có cả trăm cách luôn... cho F4 Tomcat hay F/A18 Honet cất cánh mang theo tên lửa chống tầu, dùng tên lửa phòng vệ trên tầu bắn, dùng 2 chiếc tầu ngầm và 3 tầu chiến bảo vệ chống trả ( tính ra hơn trăm quả tên lửa rồi ) dù có đông như thằng TQ thì cũng làm mồi cho cá mập hết. Còn dùng máy bay tấn công thì trên tầu dư máy bay chơi dogfight mà các hệ thống phòng thủ gồm tên lửa và minigun có thể triệt tiêu hết máy bay và tên lửa không đối hạm của đối phương trong tầm 4-5km. Trang bị trên TSB đã biến chính nó thành một pháo đài bất khả xâm phạm rồi.
    Tầu sân bay mới nhất của mỹ USS mang tên cựu tổng thống hoa kỳ RONALD REAGAN mã 76 được trang bị với tất cả các thiết bị và vũ khí hiện đại nhất của mỹ. Do truyền trưởng Captain J. W. Goodwin làm chỉ huy chạy bằng năng lượng nguyên tử 20 năm mới phải nạp nhiên liệu và phục vụ trong US NAVY trong khoảng 50 năm.
    Khả năng:
    Tốc độ tối đa 30 knots
    Năng lượng từ hai lò phản ứng hạt nhân
    Chuyên chở hơn 80 máy bay chiến đấu
    Ba cáp hãm có thể dừng máy bay nặng 28 tấn bay với vận tốc 150 dặm nột giờ trong khoảng nhỏ hơn 400 feet
    Kích thước:
    Tháp chỉ huy cao 20 tầng so với mặt nước biển
    1092 feet dài; diện tích bay 4.5 mẫu ~ 1,8 hécta
    4 chân vịt bằng đồng, mỗi cái cách nhau 21 feet ngang và nặng 66,200 pounds
    2 bánh lái, cách nhau 22 feet và nặng 50 tấn
    4 máy nâng máy bay tốc độ cao, mỗi cái trên 4,000 feet vuông
    Sức chứa:
    6,000 thuỷ thủ
    mang đủ thức ăn và thiết bị dụng cụ cho 90 ngày
    18,150 suất ăn phục vụ hàng ngày
    lọc 400,000 gallons nước sạch từ nước biển hàng ngày, đủ cho 2000 gia đình
    Gần 30,000 kết cấu cố định và 1,325 dặm dây cáp mạng
    1,400 điện thoại, 14,000 vỏ gối và 28,000 ga trải
    [​IMG]
    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 25/08/2003
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức và hoạt động của tàu sân bay( phần 3)
    các bác đọc phần hai của bài sẽ thấy chuyện dùng biệt kích chống tàu sân bay là không tưởng, phần hai của bài có liệt kê cụ thể đội tàu chiến đi kèm, cho thấy rằng muốn tấn công tàu sân bay bằng tàu, tàu ngầm hay máy bay cũng rất khó khăn và nguy hiểm, chưa kể đến khả năng tự vệ cũa tàu sân bay, phần tiếp theo bài này tôi sẽ nói kỹ hơn về vkhả năng đó
    Còn bây giờ nói sơ qua về hình dáng boong tàu của tàu sân bay, trước năm 1952, tàu sân bay có boong tàu thẳng băng hình chữ nhật, đây là một điểm yếu chí mạng : Máy bay không thể đồng thời cất và hạ cánh trên cùng một đường băng.Khi cất cánh, máy bay đỗ ở nửa phía sau boong tàu ken nhau dày đặc, còn nửa phía trước là đường băng cất cánh. điều này hết sức bất lợi cho công tác an toàn bay cũng như tần suất thực hiện các phi vụ, đồng thời số lượng máy bay đậu trên boong tàu cũng bị giảm đáng kể.
    [​IMG]
    Tháng 2 năm 1952, trên tàu sân bay hạng nhẹ Triumph, Hải Quân Hòang Gia Anh là người đi đầu trong việc mở một vùng hạ cánh trên boong góc nghiêng.Tháng 9 năm 1952 tàu sân bay Antitan của Mỹ cũng thay đổi boong tàu góc nghiêng 8độ và cáp hãm. Từ đó boong tàu phi hành kiểu hai góc nghiêng chính thức ra đời.
    [​IMG]
    Nó được cấu tạo bởi boong tàu phi hành trực thông và boong tàu phi hành góc nghiêng giải quyết mâu thuẫn nảy sinh khi máy bay cất và hạ cánh, đồng thời cũng tìm ra giải pháp để chứa được nhiều máy bay hơn.Ngày nay tâng2-3 ở phía dưới boong tàu phi hành (flight deck) là hangar (Kho?) để máy bay, ngoài môt bộ phận máy bay đậu trên boong tàu ra phần lớn đều được để trong kho này.Đây chính là khoang lớn nhất của tàu sân bay, thông thường dài tới 260m, rộng 38m,cao 11m.
    Để tăng cường sức chứa tối đa số lương máy bay trong kho hay đậu trên boong, người ta thiết kế máy bay dành cho hải quân có tính năng gấp gọn phần cánh hai bên và cả cánh đuôi máy bay nhằm giảm bớt độ dài và chiều cao. Các loại máy bay đệu trên boong thường xếp thành dãy nghiêng, trong khu vực chờ bay, cái này sát cái kia, phần cánh đuôi nhô ra ngoài boong, cái nọ cách cái kia khoảng 30cm và được cố định bằng dây cáp đề phòng bị rơi xuống biển khi sóng to gió lớn làm tàu dao động mạnh.
    [​IMG]
    JUST BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 25/08/2003
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 25/08/2003
  8. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    và hình ảnh đẹp, hi hi cho tui câu bài chút nha:
    [​IMG]
    [​IMG]
    JUST BE COOL!
  9. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bây giờ nói sơ qua việc tiếp nhiên liệu dùng cho máy bay trên TSB và bổ sung đạn dược tên lửa, bom......cái này rất khó tìm tài liệu trên mạng, may mắn là tôi đã được coi qua trên TV qua kênh Discovery, khi cần tiếp liệu tàu tiếp liệu sẽ chay sonng song với TSB cả hai duy trì tốc độ vào khỏang 12 knots, thuỷ thủ đứng trên mạn tàu tiếp liệu sẽ dùng một loại súng nén hơi đặc biệt bắn một đầu đản chụp phía ngoài nòng súng đầu náy được nối với một dây cáp phí sau, khi đầu đạn này rơi xuống mạn tàu sân bay nó sẽ được nối lên qua một hệ thống pulley ( bánh xe ròng rọc), thuỷ thủ sẽ bắn hai đầu đạn như vậy và lắp thành hai dây cáp song song , sau đó thủy thũ tr6n tàu tiếp liệu sẽ gắn hai đầu bơm nhiên liệu ( kèm theo ống dẫn nhiên liệ) song song nhau gá lên hai dây cáp này, hai đầu bơm đó sẽ được kéo từ từ qua TSB nhờ vào một động cơ điện. cánh tiêp tế đạn dược cũng tương như vậy nhưng chỉ có một dây cáp , thùng đạn hay tên lửa cũng di chuỵển qua tàu sân bay nhờ vào cơ chế ròng rọc động cơ điện
    Bây giờ sơ lược về khã năng tự phòng thủ ( các đội tàu hộ tống bao gồm tàu khu trụctên lửa, khu trục tiến công và tàu ngầm ti61n công đã được đề cập đến trong phần trước (bài số 2) của bài này), đơn cử lớp tàu sân bay Nimtz:
    4 dàn tên lửa không đối không RIM-7 Sea Sparrow, mỗi dàn 4 quả, tầm bắn xấp xỉ 55km, tốc độ 4,256km/h,
    đầu nỗ nặng 40.5kg
    [​IMG]
    4 hệ thống pháo bắn nhanh 20mm chống tên lửa hạm đối hạm MK15 Phalanx, mỗi hệ thống hai khẩu, tốc độ bắn 3,500-4,500viên/phút, băng đạn: 1,000-1,550 viên
    [​IMG]
    Hệ thống phát nhiễu AN-SLQ32 lảm nhiễu tín hiệu tên lủa phóng ra từ hạm tàu hay máy bay đối phương.
    [​IMG]
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 25/08/2003
  10. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    may quá vừa tìm được một cái ảnh về việc chuận bị tiếp nhiên liệu dùng cho máy bay trân TSB, để ý các sợi cáp treo dẫn hươ1ng , và nếu nhìn kỹ thấy rõ 4 cái máy phóng (catapult)
    [​IMG]
    JUST BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 25/08/2003

Chia sẻ trang này