1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tớ đang định đi tham quan Nam Định 2 ngày, các bạn giúp mình với (nhờ mod vài ngày, thank)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi nhattuanhidro, 11/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhattuanhidro

    nhattuanhidro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    1.767
    Đã được thích:
    0
    Tớ đang định đi tham quan Nam Định 2 ngày, các bạn giúp mình với (nhờ mod vài ngày, thank)

    Tuần sau tớ có ý định đi tham quan Nam Định trong vòng 2 ngày, đi bằng xe máy từ Hà Nội, nhờ các bạn tư vấn cho tớ về những địa điểm, di tích nên đi với (đường đi, thời gian)
    Cảm ơn các bạn nhé! Nhờ các bạn giúp tớ
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Tham quan TP Nam Định hay đi cả tỉnh Nam Định?
  3. nhattuanhidro

    nhattuanhidro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    1.767
    Đã được thích:
    0
    Cả tỉh Nam ĐỊnh bác ạ
    Nhờ các bác giúp cho với
  4. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Cả tỉnh NĐ mà đi trong hai ngày thì hơi khó đấy bạn ạ. Đi hết phải cả tuần chứ không bỡn.
    Tôi giới thiệu một vài điểm nổi bật của TP NĐ bạn có thể đi dạo nhé :
    + Hồ Vị Xuyên : lá phổi của TP NĐ, từ nhiều góc hồ bạn có thể ghi lại bóng mình với toà nhà thờ cổ kính của TP NĐ, chếch mé đường có khu nhà văn hoá tỉnh NĐ, KS Vị Xuyên(sang nhất NĐ), tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần vị anh hùng dân tộc và một góc nhỏ của hồ bạn có thể mua một thẻ hương hoặc bó hoa đặt lên mộ của một nhà thơ, một nhà văn hoá, danh nhân văn hoá đất Việt - Trần Tế Xương (Tú Xương).
    + Chợ Rồng : Trung tâm thương mại của TP NĐ, chợ Rồng có vai trò như chợ Đồng Xuân của HN hay chợ Sắt của Hải Phòng. Ở một góc nhỏ, bên cạnh những món hàng hiện đại bạn hãy tìm cho mình những món quà quê rất Thành Nam như nem chạo, bánh gai hay tự thưởng cho mình một nải chuối ngự thứ chuối xưa chỉ dùng để tiến vua tiến chúa. (Hãy đọc văn Nguyễn Tuân để nếm những nải chuối vàng uôm đó nhé!).
    + Nhà máy dệt : Niềm tự hào của nền công nghiệp nhẹ Việt Nam trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người Thành Nam xưa luôn tự hào về tiếng máy, tiếng thoi dệt cửi chạy và những bóng áo các cô thợ may xanh mỗi lần tan ca sau những tiếng còi hú tan tầm và nhớ mua cho mình một mảnh voan hoặc satin để về làm quà cưới cho mọi người.
    + Ngã Sáu Năng Tĩnh : Bạn biết gì về người Nam Định, bạn đã bao giờ nghe đến Rồng xanh Rồng đỏ? thế thì hãy chọn cho mình 1 góc nào đó của ngã sáu này và ghi lại những dòng người qua lại và đọc về những trang sử vẻ vang của công an tỉnh Nam Định để hiểu được lịch sử của TP xanh này.
    + Hồ Truyền Thống : Từ dốc Lò Trâu (viết đúng ko nhỉ? ) men theo con đường nhỏ bạn đến với hồ Truyền Thống, đập vào mắt bạn là cả một không gian đất trời nước cây - đây là nơi cho bạn thả những lời yêu thương và hít những làn không khí trong lành từ đây. Trong khuôn viên của hồ bạn sẽ tìm thấy nhà bảo tàng hình voi (tích vua Quang Trung) định cho mình những vết tích lịch sử của đất Thành Nam văn hiến và đừng quên ngắt một bông ti-gôn ép vào trang sách làm kỷ niệm.
    + Chùa Vọng Cung : Ngôi chùa cổ kinh uy nghi nằm ngay chân cầu đò quan cũ, mé chùa có cột cờ NĐ(mới được khôi phục lại), cung văn hoá thiếu nhi và vườn hoa chéo.
    + CV Văn hoá Đò Quan : Ngược qua bến thóc, qua nhà thờ lớn NĐ đến chân đò quan mới bạn đến với CV VH ĐQ, nằm chạy dọc dòng sông Đào CV VH tuy hẹp nhưng nơi đây xưa là cảnh trên bến dưới thuyền bến thóc, bến than , hàng sắt, hàng nâu ....
    + Quần thể di tích cố đô nhà Trần: Gồm đền Trần (chùa tháp Phổ Minh) và chùa Bảo Lộc, đến vùng đất thiêng này bạn có thể tìm hiểu được lịch sử vẻ vang của dân tộc ta qua các trang sử hào hùng của nhà Trần, thông qua các ông từ và các vị sư để hiểu hơn về văn hoá vật thể còn được lưu lại ở nơi đây và đừng quên dâng sớ cầu tài cầu lộc nhé! (thiêng lắm đấy!).
    Ngoài ra tỉnh NĐ còn có các danh thắng khác xin viết vào entry sau.
  5. congkv

    congkv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn chưa đi biển bao giờ thì nên xuống Quất Lâm hoặc Thịnh Long cho biết, cũng nhiều cái "hay" lắm
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Bạn có thể vào link dưới đây để tham khảo về Cảnh đẹp của Nam Định.
    http://www10.ttvnol.com/forum/namdinh/175269/trang-1.ttvn
    Ngay bài đầu tiên trong trang đầu tiên có bài viết giới thiệu về Chùa Cổ Lễ. Mình muốn giới thiệu với bạn thêm một chút về Lịch sử và Kiến trúc của nó.
    Chùa Cổ Lễ hay Quang Thần tự là một ngôi chùa nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.
    Lịch sử
    Vào thế kỷ 12, thiền sư Nguyễn Minh Không đã tu luyện thành chính quả và xây dựng ngôi chùa này. Sinh thời, ngài chỉ là một người nông dân của huyện Nam Ninh, đến năm 29 tuổi, ngài đi tu và trở thành một vị sư nổi tiếng về chữa bệnh. Sư Minh Không đã chữa bệnh cho hàng ngàn người dân. Bởi vậy, chùa Cổ Lễ vừa thờ Phật lại vừa thờ ngài (tức là đức thánh Nguyễn Minh Không).
    Ngôi chùa hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên cho thiết kế và xây dựng vào năm 1920 và đã được trùng tu nhiều lần. Hòa thượng Phạm Quang Tuyên còn trông coi việc xây dựng ngôi chùa. Vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.
    Kiến trúc
    Chùa Cổ Lễ là sự hòa nhập các yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố kiến trúc gô-tích (Gothic) của châu Âu.
    Đây là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo. Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 12 tầng, cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1926-1927. Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật. Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh. Tương truyền rằng tín đồ phật tử, khách hành hương lên đến bậc thứ 98 này, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp may mắn.
    Từ ngôi tháp, đi qua một chiếc cầu cong ba nhịp, mặt cầu lát gạch là tới một tòa nhà gọi là Phật giáo Hội quán. Bên trái hội quán là đền thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ. Gần đó là đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh.
    Từ hội quán, qua hai chiếc cầu có mái che là đến chính điện. Chính điện được thiết kế theo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Trong chùa có tượng Phật sơn son thếp vàng bằng gỗ bạch đàn cao 4 m đặt ở trên tầng cao phải đi theo những cầu thang nhiều bậc ở hai bên mới lên đến chỗ đặt các tượng Phật. Sau lưng tượng Phật là bàn thờ với tượng Nguyễn Minh Không.
    Từ điện Phật, có các hành lang quanh ra phía sau nối với nhà khách và nhà tổ. Vách hành lang gắn đầy những tấm bia hậu. Ở nhà tổ có tượng Hòa thượng Phạm Quang Tuyên.
    Ở giữa sân chùa có một quả chuông đồng lớn đặt trên gò đất vuông có tường hoa bao quanh. Quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm, nặng 9 tấn, thành chuông dày 8cm. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Quả chuông này chưa được đánh một lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của chiếc chuông Đại hồng chung này. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam. Nhân dân quanh vùng vì yêu mến chùa mà đúc tặng. Trong quá trình đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó. Khi quả chuông vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống một cái ao. Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách tham quan từ đó đến nay.
    Trong chùa còn có một chiếc trống bằng đồng, một quả chuông đúc năm 1799 và những chiếc thuyền dùng để bơi thi.
    Nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách kiến trúc phương Tây, chùa Cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng.
    Hội chùa từ 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm, có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người..., đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa.
    Nguồn: Wikipedia
    Một chút cảm nhận của mình về ngôi chùa này
    Cũng giống nhiều ngôi chùa khác của Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Nếu bạn đến đây không phải vào ngày đại lễ (tuần thứ 2 của tháng 9 Âm lịch) thì rất thanh tịnh. Kiến trúc của chùa đẹp và có nhiều nét rất đặc biệt. Nó được xây dựng quy mô chứ không giống nhiều chùa chiền ở các thành phố lớn, đất chật người đông và chẳng có khoảng không gian riêng nào ngoài ngôi chùa, nhang khói.
    Ngày xưa tớ học trường chuyên gần đó nên tớ rất thường đến, đôi khi chỉ để nhìn mấy bông súng nổi trên mặt nước ở chỗ nào đó trong chùa. Khi bạn bè học cùng nhưng học ở trường nhà đến Thị trấn chơi với tớ thì tớ hay dẫn đến đó đi lòng vòng xem xét rồi đi bộ ra bờ đê sông Hồng ngắm sông.
    Lúc ấy thấy việc đó bình thường nhưng khi qua đi rồi mới thấy đó là những kỷ niệm quý giá mà người ta không thể quên ngay cả khi không phải nhớ.
  7. nhattuanhidro

    nhattuanhidro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    1.767
    Đã được thích:
    0
    Em định đi 1 số nơi như thế này nhé, các bác xem chỗ nào gần nhau thì bảo em với, em đi luôn cho tiện đường, vì lần đầu đến Nam Định nên em chẳng biết đường đi cũng như khoảng cách thế nào, nếu xa nhau quá các bác bảo em với nhé để em sắp xếp lại cho hợp lý
    01. Thành phố Nam Định
    - Nhà Hát Lớn
    - Đường Trần Hưng Đạo (tượng đài, hồ Truyền Thống, hồ Vị Xuyên)
    02. Biển
    - Thịnh Long
    - Quất Lâm
    03. Đền - chùa
    - Đền Trần
    - Phủ Giày
    - Chùa - Tháp Phổ Minh
    - Chùa Cổ Lễ
    - Chùa Keo (Thái Bình)
    - Chùa Lương - Cầu Ngói (Hải Hậu)
    04. Nhà Thờ
    - Nhà Thờ Bùi Chu
    - Nhà Thờ Phú Nhai
    Hết ạ, các bác xem chỗ nào gần nhau thì khoanh vùng và chỉ đường cho em với, do thời gian có 2 ngày mà em mún đi nhiều nơi nên hơi tham, các bác tư vấn về thời gian và đường đi cho em đi được nhanh chóng nhé
    Thank các bác đã nhiệt tình
  8. cafebuon1403

    cafebuon1403 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Ợ, Lại gặp quân nhà mình ở bóc quê mình chứ
    Ông Hidro vìa Nam định chơi à? Tôi Nam định chính gốc đây. Tôi đang định về quê chơi phát nhưng mà lại bận rồi, chán quá.
    Để tui xem lich trình ông đi xem nào
    01. Nhà hát lớn, tượng đài, hồ Vị xuyên gần nhau, đi bộ càng Oki. Nhớ ăn kem ở đường Nguyễn Du - gần hồ VX và tượng đài nhé. Ở đấy có kem xôi ngon lém- tôi quen mất địa chỉ cụ thể roài, nhưng ông hỏi thì oki thôi, quán đó nhiều người biết
    2. Biển Thịnh Long gần nhà tôi, cách 7km, Còn Quất Lâm xa nhà tôi lắm. Nói chung hai thằng đó cách nhau hơi xa đấy (30km)mà lại không cùng đường đi đâu. Tôi sợ ông phải chọn 1 trong 2 , không đi cả hai sợ oải . Nếu đi đc 1 thì đi Quất Lâm - theo ý kiến của tôi vì tôi thấy QL đẹp hơn
    3. Theo tôi, ông nên đi thế này:
    - Phủ Giày
    - Đền Trần, Tháp Phổ Minh
    - Nhà Hát lớn, hồ Vị xuyên và ăn kem ở Nguyễn Du, có đá qua khu nhà thờ lớn Nam định ăn phở cũng oki đấy. Phở ở khu đó ngon phết.
    - Chùa Keo Thái Bình
    - Chùa Cổ Lễ (Trực Ninh) Chùa Lương, Cầu Ngói, Biển Thịnh Long đều ở Hải Hậu cả - ông đi 1 mạch mấy chỗ này là ổn.
    - Nhà thờ Bùi Chu, Phú Nhai (Tôi chưa đi bao giờ nên không rõ lắm nhưng hình như đều ở Hải Hậu)
    Thôi tôi biết có thế thôi. Xin mời anh em nào biết giúp ông Hidrô ôxít này nữa.
    Đi chơi xong tất cả lại về. Ồ lê ô lế ồ lê
  9. nhattuanhidro

    nhattuanhidro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    1.767
    Đã được thích:
    0
    các bác vẽ đường cho em được ko
    @ cafe cà fáo: vẽ đường chi tiết cho tôi cái, đi cái nào trước, cái nào sau cho tiện đường
    thank
  10. cafebuon1403

    cafebuon1403 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Èo ơi, đang ngồi ở Hà Lụi mà bắt tưởng tượng và vẽ đường à . Thôi để tôi cố vậy.
    Thế này nhé, từ HN về trước tiên ông vào Phủ Giày - Vụ Bản vì nó nằm trên đường từ HN về NĐ. Từ QL1A rẽ vào đường về NĐ, đi khoảng 15-20km thì hỏi thăm đường về Phủ. Sau đó là về TP ND, từ chỗ rẽ đường Thanh niên vào đền Trần khoảng 8km (có tháp Phổ Minh)
    - Sau đó là ông quay lại TP NĐ, ngắm hồ Vị xuyên, Nhà Hát lớn, ăn kem, ăn phở (Phở Sinh) hai thằng này gần nhau- trên đường Nguyễn Du gần hồ VX ấy, nhưng giờ tôi không ở đó nữa nên không biết là quán Phở Sinh đó còn không?.
    - Tiếp tục từ đấy ông phi sang Thái Bình thăm Chùa Keo
    - Từ Thái Bình vòng về Cầu Đò Quan NĐ, từ cầu đi thẳng về Hải Hậu, Trực Ninh - nơi mà ông thăm - Chùa Cổ Lễ (Trực Ninh), Chùa Lương, Cầu Ngói, Biển Thịnh Long (Hải Hậu)- đồ biển HT cũng rẻ thôi , không lo đắt đâu. Còn nhà thờ Bùi Chu - Phú Nhai hình như cũng ở khu vực này. Ông về đấy hỏi cũng oky mà
    - Đi bọn này xong nếu hăng hái thì trên đường về tạt sang Quất Lâm
    phát.
    Xong roài nhỉ? Thế là hết đấy. Xong là đi 1 mạch về Hà Lụi thôi
    Chúc ông có một chuyến đi thành công và zui zẻ. Cho tôi gưỉ lời hỏi thăm đồng bào quê tôi nhé
    Không ký cọt gì đâu
    P/s: Có gì ông hỏi thêm mọi người trong bóc . Tôi mang tiếng dân NĐ nhưng tại lâu quá roài không ở đấy nên đường đi nước bước thỉnh thoảng cũng quên . Già roài khổ thế đấy

Chia sẻ trang này