1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tơ lụa Hội An

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi Moc_Uyen_Thanh, 23/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Moc_Uyen_Thanh

    Moc_Uyen_Thanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Tơ lụa Hội An

               Sau chiến tranh, Hội An vẫn là một thị xã nhỏ bé, hiền hoà, yên tĩnh, trầm mặc với những ngôi nhà cổ kính, rêu phong. Đầu thập niên 90, Hội An được đánh thức nhờ bề dày quá khứ cùng với những di tích văn hoá còn sót lại, Hội An bắt đầu đón những bước chân của khách du lịch- Đô thị cổ Hội An chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày 2 tháng 12 năm 1999 cùng với di tích Mỹ Sản. Hội An trở thành một điểm nóng của du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch đã đem đến cho Hội An nhiều dịch vụ mới. Khách sạn, gallery, cửa hàng ăn uống, cửa hàng lưu niệm và nhiều nhất là cửa hàng tơ lụa xuất hiện ngày càng nhiều tại đây. Hơn 300 cửa hàng tơ lụa là một con số khá lớn đối với một đô thị nhỏ như Hội An. Không có con đường phố chính nào của Hội An là không có mặt của các shop vải. Nguồn vải của Hội An rất phong phú- Hội An có thể có bất kỳ loại vải nào ở Đà Nẵng và có lẽ gần đủ các chủng loại vải từ TP.Hồ Chí Minh,Hà Nội. Lụa và taffeta là hai mặt hàng đang được khách chuộng nhất. Khách nước ngoài thường biết đến một loại lụa mỏng có hình hoa hoặc ***g đèn hay chữ thọ với màu sắc rất đẹp mà họ gọi là lụa Hội An. Thật ra đây là lụa sống của Hà nội đưa vào nhuộm tại Hội An. Taffeta Đà Nẵng được khách hàng nước ngoài gọi là Thai silk, còn những người giao hàng cho các chủ shop thì gọi là Taffeta Duy Xuyên. Thực ra Duy Xuyên là nơi trước đây nuôi tằm dệt lụa nhiều nhất của tỉnh Quảng Nam và đã dệt được rất nhiều lụa từ rất sớm. Trưng bày ở các cửa hàng là những mẫu quần áo may sẵn mà designer là những chủ nhân của shop. Ngoài áo dài Việt Nam, áo dài ba tà, nút thắt theo kiểu Trung Quốc may bằng lụa, các cửa hàng thời trang cũng thường trưng bày những mẫu áo lấy từ các tạp chí thời trang Việt Nam như Mốt Việt Nam, Thời Trang Trẻ, Thế Giới Phụ Nữ,... Hơn 2000 máy bay hoạt động liên tục để phục vụ cho nhu cầu may mặc của khách du lịch đến Hội An. Khách đến may đa số là người Pháp, người Canada, người Úc, người Tây Ban Nha. Khách Nhật đến Hội An khá nhiều nhưng lại ít may quần áo. Có thể nói Hội An là nơi may nhanh nhất nước. Dịch vụ may nhanh cũng là một ưu điểm để lôi cuốn du khách. Mặc dù còn riêng lẻ, "công nghiệp" may của Hội An cũng đã phát triển mạnh và đã tạo công ăn việc làm cho một số lượng không nhỏ người lao động ở Hội An. Những hoạt động sôi nổi của ngành may mặc và những ngành khác liên quan đến du lịch vẫn không làm Hội An mất đi vẻ hiền hoà, trong sáng vốn có của đô thị cổ. Trong sự giao lưu của thời trang Việt Nam với thời trang quốc tế, Hội An có thể là một nơi kinh doanh thuận lợi nếu có những designer chuyên nghiệp, chuyên thiết kế những mẫu thời trang hoàn toàn "made in Việt Nam" có khả năng lôi cuốn khách nước ngoài. Được như vậy chắc chắn nguồn thu nhập về may mặc phục vụ khách du lịch của Hội An còn cao hơn nữa. Đây là suy nghĩ của hầu hết những người hằng quan tâm đến thời trang Việt Nam khi đặt chân đến phố cổ. (Sưu tầm)

Chia sẻ trang này