1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ quốc ghi công! - Topic kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27-7.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 24/07/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoabinh101

    hoabinh101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng liệt sĩ, thế hệ trẻ sẽ không bao giờ quyên công ơn của các anh, các chị.TÊN ANH GẮN LIỀN TÊN ĐẤT NƯỚC
  2. minh_thich_roi_day

    minh_thich_roi_day Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2005
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0

    Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh thân mình vì tổ quốc .!!!
  3. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    8:30 sáng 27/07/2007, kỉ niệm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, một ngày như mọi ngày ở cái đất An Giang này. Sáng thức dậy, cũng mang trong mình dòng nhiệt huyết, buột miệng rủ thằng bạn cùng phòng Kí túc xá: "Êh! Hôm nay lên nghĩa trang liệt sĩ với tao ko?" Nhận được câu trả lời gọn lỏn: "Làm cái khỉ gì trên đó?" Chán chường không thể tả.
    Lên ấy một mình cũng chả sao, tất cả ở tấm lòng mà. Nghĩa trang lớn, lớn hơn khuôn viên trường là chắc. Không rõ bao nhiêu nấm mộ của các anh, không rõ còn bao nhiêu đứa con của đất nước chưa tìm lại được thân nhân của mình. Bắt sóng FM lại nghe vài mẩu chuyện về các vị anh hùng được nhà nước vinh danh. Nghe được một đoạn nhạc khá hay ...một lòng yêu non sông vì dân ta liều thân... Đó tấm lòng của của nhân dân ta là thế, một vài người với ý thức còn kém không kể đến, đa phần còn lại đều không quên ơn các anh, những đứa con ưu tú của Tổ Quốc.
    Trước lúc về lại thấy cảnh đau lòng: một mẹ già lầm lũi cắm nhang lên tùng nấm mộ với khuôn mặt, theo cái nhìn đầy cảm xúc, nó xen lẫn giữa tình thương tiếc và niềm tự hào, giữa nỗi mất mát và hãnh diện. Hỏi ra mới biết mẹ không rõ con mình đang nằm đâu trong nghĩa trang, không rõ có được đưa về đây chưa hay còn lưu lạc ở những cánh đồng khát cháy xứ người. Nghe đâu đây vị mằn mặn trên khóe mắt. Tôi khóc? Vâng, tôi khóc, với 1 thằng con trai 19 tuổi rơi nước mắt thì có hèn kém quá không? Với tôi thì không, những giọt nước mắt dành cho những lớp ông cha không bao giờ khuất không có gì là yếu đuối mà trái lại nó là động lực để thúc đẩy tôi sống tốt hơn trong những thắng năm còn lại. Phải sống sao cho mỗi khi tự nhìn lại mình không thẹn với những gì các anh đã đánh đổi tất cả để giành lấy. Giờ phút này tôi thấy mình như lớn hơn một chút, như có thêm nghị lực để trở lại với giảng đường, với sách vở.
    Mưa, một con mưa thật nhẹ như góp phần rửa sạnh đi lớp bụi bẩn trên mộ các anh đã dứt. Chạnh lòng thay cho những liệt sĩ vô danh, tên anh là gì đã không còn quan trọng khi mà "Tên anh là tên Đất Nước". Thôi, tạm biệt các đồng chí, tuy các anh sống không cùng thời với nhau, người chống Mỹ, người chống Pháp, người là lính tình nguyện... nhưng các anh đều có chung một cách sống mà phải không? Tạm biệt các anh để trở về với những con người vô tâm nơi giảng đường, với những mớ tư liệu khô khan, với những toan tính chi li của cuộc sống. Trở lại với cái cuộc sống bon chen mà mấy ai còn nghĩ đến dưới cánh rừng già bên nước bạn còn không ít các anh nằm lại chờ ngày trở về bên đồng đội, trong lòng Tổ quốc, thứ quý báu mà các anh dã bỏ cả một thời tuổi xuân để gìn giữ...
    27/07/2007
  4. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Kỷ Niệm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27-7
    Xin kính cẩn tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ qua các thời kỳ kháng chiến đã anh dũng chiến đấu& hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, bảo vệ dân tộc quê hương Việt Nam thân yêu
    Xin cảm ơn các bà mẹ, những thương binh và gia đình VN đã chịu nhiều hy sinh mất mát của bản thân mình và của những ngươi con người thân vì độc lập tự do hoà bình cho Tổ quốc Việt Nam
    Thế hệ hôm nay nguyện ra sức xây dựng bảo vệ quê hương Việt Nam giàu đẹp giữ gìn phát huy thành quả mà những anh hùng liệt sỹ các thế hệ qua đã hy sinh tạo dựng

    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 27/07/2007
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 27/07/2007
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 11:37 ngày 28/07/2007
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Đầu năm 1976 lúc tôi 13 tuổi, vào Nam theo ba. Vượt qua cầu Hiền Lương sông Bến Hải, ấn tượng đầu tiên là vùng đất xác xơ vì chiến tranh, hai bên đường mồ mả sao nhiều thế. Hầu hết rưộng hai bên đường đều bỏ hoang, nhấp nhô trùng điệp là mả người chết. Lác đác trên đồng là từng nhóm người thân đi bốc mộ sau chiến tranh. Nhớ lúc đó xe có dừng lại dọc đường, tôi còn trẻ con, tò mò xuống xem một nhóm bốc mộ. Trời ơi, hết cả hồn. Nhóm người đó đang lôi một xác người còn nguyên quân phục (sau này biết là lính VNCH) từ trong hòm kẽm ra để róc thịt lấy xương. Ù té chạy lên đường. Ba tôi (đã vào Nam từ đầu 1975) nói: vùng Quảng trị này mấy năm trước đánh nhau ác liệt lắm. Sau hòa bình người thân đi tìm, bốc mộ đem hài cốt về quê. Lắm khi đào nhầm xác của người khác là chuyện bình thường. Lúc đánh nhau gấp gáp, chôn được xác của đồng đội (ta-địch) là quí lắm rồi, không chôn kịp thì để xác thối ra, bom đạn làm tan nát hoặc đối phương khi chiếm được trận địa thì gom xác lại đào hố chôn chung, đôi khi còn dùng xăng đốt để chống ô nhiễm ...
    Ôi chiến tranh. Ôi thân phận con người trong bom đạn.
    ...
    Cả họ nhà tôi, ba tôi bị thương khi đánh Pháp, bác tôi đánh nhau vùng khu IV mấy chục năm chả bị gì sất, Bác hai ở quê (sát thành cổ QT) chạy "giặc" mấy chục lần cũng chả bị gì sất. Nhưng vết thương chiến tranh thì còn đọng lại lâu lắm. Tôi nhớ năm 1977, lần đầu tiên ăn "kỵ" (ăn giỗ) tại nhà bác hai còn phân biệt lắm. Tuy chung họ hàng mà vẫn tách riêng, nhóm gia chủ + nhóm theo phe cách mạng - nhóm tham gia lính VNCH (chỉ có nhóm tham gia dân quân tự vệ là không dám đi thôi, chả biết tại sao). Ăn giỗ chung mà gượng gạo lắm. Cũng may là hồi đó quê nghèo, việc ăn nhậu chưa phổ biến như bây giờ, chứ không là có chuyện chứ chẳng chơi.
    Tội nghiệp, sau giải phóng, các địa phương gom hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang, xây mồ mả đẹp cho các anh yên nghỉ, hàng năm cúng tế, thăm nom ... Trong khi đó thì cảnh ngược lại là gia đình bên bại trận âm thầm đi bốc cốt tại các nghĩa trang cũng rất đẹp của VNCH (cũng có đài tưởng niệm với câu "Tổ Quốc tri ân") đem về quê.
    Năm 1982 tôi làm quân tình nguyện VN qua Campuchea. Cuộc chiến khốc liệt chả kém gì. Thương vong cũng rất nhiều. Bộ đội chết hầu hết được mang về nước chôn. Vùng 779 của tôi đem về chôn tại nghĩa trang liệt sĩ Xa-Mát. Các anh vẫn nằm đó canh chừng biên giới cho tổ quốc. Tổ quốc mãi mãi ghi ơn các anh.
    Viết đến đây tôi vẫn còn nhớ những chuyến đi theo xe chuyển thương hay chở liệt sĩ về VN. Tôi vẫn không hiểu sao lúc đó mình lại coi chuyện đó là bình thường nữa kia (tài xế thường lợi dụng những chuyến xe đặc biệt này để giấu hàng buôn lậu) ...
    Vài lời tạp nhạp của một người từng là lính và mãi mãi là lính...
  6. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Mẹ ạ !
    Cứ mỗi năm khi ngày 27/07 sắp đến là con lại nói đùa : Mẹ chuẩn bị sức khoẻ để nhận các loại quà . chẳng phải con nói đúng sao?chả ai như Mẹ được nhận quà suốt từ ngày 12 đến hôm nay vẫn chưa hết (12 đến 27 là nửa tháng đấy Mẹ ạ ) kiểu này Mẹ cứ gọi là nhận phong bì mỏi tay đến phát ốm
    Nhưng con tự hào về Mẹ lắm, có phải ai muốn là cũng nhận được như vậy đâu ! nhưng vấn đề ở đây con muốn nói rằng không phải phong bì đã là tất cả mà quan trọng hơn là tấm bằng khen Mẹ được bác chủ tịch hội Thanh Niên Xung Phong (TNXP ) thành phố trao tặng hôm gặp mặt các thương binh, TNXP điển hình toàn thành phố, Mẹ đã treo trang trọng giữa nhà kia kìa ! nó là mồ hôi, là xương máu Mẹ đã cống hiến & hi sinh 1 phần cho đóng góp chung của toàn dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ, là những lần vào sinh ra tử, những lần suýt chết ở cầu Hàm Rồng khi quân địch bắn phá ác liệt, là những vết thương Mẹ phải mang theo suốt cuộc đời mà mỗi khi trái gió trở trời nó lại đau nhói lên................tất cả còn quan trọng hơn nhiều so với bộ ấm chén, bộ bát thìa đẹp hay cái radio là phần thưởng mẹ mang về nhà !
    Xin kính dâng lên Mẹ & những đồng đội của Mẹ những bông hoa tươi thắm nhất & tấm lòng thành kính thiêng liêng ! dù ở trong hoàn cảnh nào thì con vẫn luôn trân trọng những mất mát hi sinh của thế hệ cha anh bởi con biết một điều rằng ..................bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc !
    Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc
    Vương Trọng
    Mười bát nhang cắm thế đủ rồi
    Còn hương nữa hãy dành cho người khác
    Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi
    Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc
    Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp
    Như nắng trong thung như cỏ trên đồi!
    Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, kìa!
    Ơi các em cổ quàng khăn đỏ
    Bên bia mộ, xếp hàng nghiêm trang thế
    Thương các chị lắm phải không?
    Thì hãy quay về
    Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao
    vùng đất khác
    Các chị còn khao khát bóng cây che!
    - Hai tám năm trôi qua, chúng tôi
    không thêm một tuổi nào
    Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về Đồng Lộc
    Thương nhớ chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc
    Về bón chăm cho lúa được mùa hơn
    Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo
    Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường!
    - Cần gì ư? lời ai hỏi trong chiều
    Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
    Ngày bom vùi tóc tai bết đất
    Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
    Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
    Cho mọc lên vài cây bồ kết
    Hương chia đều trong hư ảo khói nhang..
  7. chinhdanh

    chinhdanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong những gì bạn viết, tôi chợt nhận thấy khóe mắt mình cay và tôi cũng khóc. Một sự đồng cảm. Cám ơn những gì bạn đã viết, đã nói thay cho tuổi trẻ hôm nay!
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 27/07/2007
  8. boy_tia_lia

    boy_tia_lia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    1
    Tội nghiệp cho nhũng gia dình khác chiến tuyến lý tuỏng , ai mà không mang nặng dẻ dau 9 tháng 10 ngày
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13

    8:30 sáng 27/07/2007 mình dậy xách cái laptop phóng lên đồi nơi có nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh. Dạo quanh một vòng, mình thấy một mẹ già đang đi thắp nhang cho các ngôi mộ liệt sĩ. Sao nghĩa trang ngày 27-7 vắng vẻ quá! Dạo quanh một vòng, lòng xúc động trào dâng. Mình ngồi xuống lôi laptop ra ghi lại những cảm xúc dạt dào. Thật là may nghĩa trang cấp tỉnh đi đầu cả nước có khác. WIFI! ok mình tranh thủ gõ một bài mô tả cái xúc động của mình và gởi lên TTVNOL lúc 08:55, 27/07/07
    Lòng thanh thản mình ra về.
    Em ạ!
    Cảm xúc + sự thật = cảm xúc chân thật đấy.
  10. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay có xe đến nhà đưa ba mình đi viếng nghĩa trang liệt sỹ của địa phương, mình vì bận việc nên không thể đi cùng được. Chắc là ba sẽ đi thắp hương cho hết các liệt sỹ đang yên nghỉ trong đấy vì ba biết rằng cùng thời gian đó, ở Nghĩa trang Xuân Lộc (Đồng Nai) chính quyền địa phương sẽ tổ chức thăm viếng mộ của người chú (em trai của ba) và đồng đội của chú. Hồi nhỏ đọc được bài báo viết về chú với đầy đủ tên họ, quê quán của một phóng viên chiến trường tường thuật lại trận đánh Phước Long, trung đội của chú khi cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng thì chỉ còn lại có 3 người, cán cờ thì bị bắn gẫy chú lấy hai tay căng lá cờ và thân mình làm cán, một hình ảnh thật đẹp nhất của người chiến thắng.
    Chú và đồng đội đã đi vào giấc ngủ ngàn thu, máu thịt của chú và động đội đã thấm, hoà vào đất để cho tổ quốc có ngày hôm nay. Cháu luôn tự hào về chú và các đồng đội của chú.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này