1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dinhphdc, 20/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

    Mấy hôm nay dư luận có vẻ xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những từ tương đối trịch thượng và mỉa mai như ?omù quáng?, ?obài xích?, ?orên rỉ?. Lập luận của cô ĐNB có thể gói gọn trong giả định quan trọng này: ?oNgười dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha? từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v??, rồi đi từ giả định đó, cô cho rằng những phản ứng của người Việt trước hành động xâm lấn và giết hại người Việt là cực đoan, là mù quáng, gây tác hại hơn là đem lại lợi ích. Có lẽ cái thông điệp ngầm mà cô muốn nói cho người Việt là nên buông tay, quay về với tổ tiên Trung Hoa, và trở thành một huyện hay gì đó của Trung Quốc. Tôi biết cô chưa viết ra điều này, nhưng cái thông điệp đó bàng bạc trong bài viết.


    Vậy thì chúng ta phải xem xét giả định của cô Bích có đúng không. Cách đây trên 15 năm, tôi có viết một loạt bài về nguồn gốc người Việt, và xin trích lại vài ý chính trong entry dưới đây. Xin tóm tắt như thế này:cho đến nay, không có bằng chứng nào để nói rằng người Việt xuất phát từ Trung Quốc. Thật ra, có bằng chứng di truyền học cho thấy ngược lại: người Nam Trung Quốc có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nên nhớ rằng ngày xưa không có người Thái, Việt, mã Lai ? mà chỉ có Đông Nam Á. Do đó, nói Đông Nam Á ở đây tôi muốn nói đến người Thái, Mon-Khmer, Tạng-Miến, Mã Lai, hay gọi chung là Bách Việt.

    Xin nói thêm rằng người Trung Hoa không phải là dân tộc đầu tiên phát triển kĩ thuật trồng lúa nước. Người Đông Nam Á mới chính là chủ nhân của kĩ thuật này. Hạt lúa lâu đời nhất được tìm thấy trong một hang động ở Thái Lan. Nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy tất cả các loài gia cầm như gà, chó, heo, v.v? trên thế giới đều có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trong cuốn ?oOrigin of species?, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất [18]. Điều này phù hợp với giả thuyết Đông Nam Á là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người, và cư dân tại đây rất là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay).

    Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng.

    Do đó, tôi nghĩ rằng giả định (assumption) của cô Bích không có cơ sở khoa học. Thật ra, tôi thấy những lập luận của cô Bích ?" nói theo người Tây phương là ?" chưa học thuộc bài. Ấy thế mà BBCVietnamese trịnh trọng giới thiệu cô Bích như sau: ?otác giả [?] là tiến sỹ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ học, hiện đang giảng dạy Việt học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.? Thật ra, ngay cả lời giới thiệu này hình như không đúng. Trong website của Đại học Yale không thấy tên cô Đỗ Ngọc Bích, chứ nói gì đến chuyện cô ấy ?ogiảng dạy? ở đó. Một bạn đọc gửi email cho tôi chỉ ra rằng cô Bích hình như đang theo học PhD ở Hawaii. WebsiteĐại học Hawaii cho biết cô là công dân Việt, từng học ở Hà Nội và đang theo học PhD ở Hawaii:

    ?oBich Ngoc Do is currently in the department?Ts PhD program. She was born and raised in Hanoi, Vietnam, where she also did her undergraduate work. Bich has a BA in Foreign Language Studies, with a major in English and a minor in French, and another degree in Sociology. For several years before coming to Hawai`i she taught English for Specific Purposes in the Departments of Sociology and International Studies at Hanoi University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University. She also served as a part-time project assistant for an Australian NGO in Hanoi that was working on women''s reproductive health (1997) and as a director assistant to the International Relations Office - Asia Pacific Committee, at her university (1999). At UH she is focusing her studies on cultural studies, diplomatic history, and popular culture. She fulfilled a Certificate of International Cultural Studies at the East West Center in May 2002 with a project on the politics of nostalgia and visual representations in Vietnamese American music productions. In November 2002, she defended her MA thesis on Volunteers in Asia - Vietnam Program (1990-2002) and Vietnam - U.S. relations, and entered the PhD program. At the moment, she is completing her coursework and preparing for her qualifying as well as the comprehensive exams. The dissertation topic she is contemplating is "The cultures of Vietnam-U.S. normalization," with an emphasis on tourism, mass media, army museums, and politics. Upon the completion of her ABD, Bich plans to return to Hanoi to teach and do fieldwork research before coming back for the doctoral defense.?

    Nếu đúng thế thì chẳng trách lập luận của cô Bích còn nhiều thiếu sót. Tôi chợt nhớ câu ?oChưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng?.

    GS Nguyễn Văn Tuấn http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/04/to-tien-nguoi-viet-la-nguoi-trung-hoa.html
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc
    TS. Đỗ Ngọc Bích Gửi cho BBC Việt ngữ từ ĐH Yale, Hoa Kỳ
    Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước c ộng sản Việt Nam, bênh vực những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá vì Việt Nam dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc v.v.
    Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 ''''ghét'''' nhà nước c ộng sản Việt Nam và nhà nước c ộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.
    Trung quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ''''đánh bại'''' người Mỹ và ''''lật đổ'''' chính thể Việt Nam cộng hòa.
    Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đau xót uất hận khi thấy Việt Nam ?omất đất??
    Song những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết và lý tưởng thì có lẽ khác.
    Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống C ộng, chỉ đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn.
    Chuyện đáng bàn
    Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc ''''hơi nhiều.''''
    Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).
    Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà ''''mình nên nhớ''''. Câu ?oyêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng? trong tình huống này có lẽ đúng.
    Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là "state-controlled nationalism" (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ quyền với Nhật Bản.
    Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết ?ongoại giao cấp cao? với Nhật Bản và không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.
    Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.
    Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó.
    Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái ?oanti-China nationalism? (chủ nghĩa dân tộc chống Trung quốc hay bài Trung) của những năm 1980.
    Câu hỏi đặt ra
    Có một câu hỏi đặt ra là ?oTại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây??
    Chúng ta quen nghe ?oLịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,? liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?
    Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.
    Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...
    Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?
    Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?
    Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?
    Từ khi nào?
    Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?
    Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không?
    Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?
    Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những ?obằng chứng lịch sử? đáng ngờ.
    Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự ?omở mang bờ cõi? Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.
    Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn.
    Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100417_do_ngoc_bich.shtml,
    Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả với chuyên môn là tiến sỹ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ học, hiện đang giảng dạy Việt học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.
    Cho đến nga?y 19/04, trang web BBC Việt Ngưf đaf nhận được nhiê?u ý kiến, va? một số ba?i viết riêng pha?n bác lại quan điê?m cu?a TS Đôf Ngọc Bích. Chúng tôi sef đăng dâ?n các ba?i đó lên trang Diêfn đa?n trong nhưfng nga?y tới.

    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 02:18 ngày 20/04/2010
  3. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Bàn về nguồn gốc người Việt
    Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc
    .
    Điều thú vị là nhận xét này đã được giới có học của Việt Nam tiếp nhận và lấy làm một thứ kinh điển, một câu văn giáo khoa, mà không có một chất vấn tính trung thực, hay thách thức tính khoa học của nó. Tính dễ dãi chấp nhận sử liệu ngoại bang của giới có học ngừơi Việt đã vô tình gieo vào lòng nhiều người Việt một tâm lí tự ti, đánh giá thấp nền văn hóa Việt Nam khi so sánh với các nền văn hóa khác, như của Trung Hoa chẳng hạn.
    Thực ra, chẳng riêng gì giới trí thức Việt Nam, ngay cả một phần lớn trong giới sử học Tây phương cũng từng quan niệm, hay nói đúng hơn là giả định, rằng các nền văn minh Đông Nam Á (kể cả của Việt Nam) chỉ là những chi nhánh của hai nền văn hóa lớn hơn: Trung Hoa và Ấn Độ. Giả định này đã được dùng như là một sử liệu, một thuyết đáng tin cậy để dạy học cho học sinh (trong đó có cả học sinh người Việt); và một cách vô tình, nó được lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác như là một sự thật! Bởi vì qua nhiều năm, chẳng ai chất vấn lý thuyết này, nên một cách nghiễm nhiên, nó được xem là một ?othuyết chính thống.?
    Mãi đến thập niên 1960s, một số nhà khảo cổ học rất uy tín (phần lớn là Mĩ), dựa vào nhiều kết quả của một loạt nghiên cứu ở Việt Nam và Thái Lan, đã bắt đầu chất vấn sự chính xác và tính logic của thuyết chính thống trên đây
    . Trong tác phẩm này, qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, Oppenheimer trực tiếp thách thức cái thuyết chính thống, và làm thay đổi những quan niệm về thời tiền sử mà chúng ta từng hiểu và từng được dạy. Đặc biệt, cuốn sách đặt trọng tâm vào việc thẩm định lại các quan điểm về văn minh vào thời tiền sử ở Đông Nam Á, tác giả cho rằng:
    (a) Trận đại hồng thủy
    phân tích 15 đến 30 mẫu ?ovi vệ tinh? DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mĩ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu. Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là ?ophân tích phát sinh chủùng loại? (Phylogenetic analysis)?, một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
    (i) hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu;
    (ii) tất cả các nhóm dân Đông Nam Á ?otập hợp? thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mĩ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60.000 đến 50.000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mĩ châu (từ 30.000 đến 15.000 năm trước đây);
    (iii) các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và
    (iv) các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia.
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Từ những phát hiện trên, một số mô hình có thể đặt ra để giải thích, nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu. Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ
    vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia
    .
    (c) Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội
    giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương.
    Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lí do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lí do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những yếu điểm của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.
    (d) Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội
    ! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu, người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc.
    (f) Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp
    .
    Nguồn gốc con người hiện đại, mà đặc biệt là nguồn gốc dân tộc Việt, là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học ?onóng?, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua, chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Chúng tôi đang làm việc này và hi vọng sẽ có dịp trình bày kết quả nay mai.
    GS Nguyễn Văn Tuấn http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/04/to-tien-nguoi-viet-la-nguoi-trung-hoa.html
  5. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    8 X phản hồi bài viết trên BB C của bà Đỗ Ngọc Bích Apr 19, ''10 7:02 AM for everyone
    Nhân lướt net, ghé BBC đọc bài viết "Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc" của của bà họ Đỗ tên gọi Ngọc Bích, đang có học vị được gọi là "tiến sĩ" về "quan hệ quốc tế", bà cho rằng, thế hệ 8 X chúng tôi:
    "không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng"

    []/ 1. Chuyện đáng bàn[/b]

    Bà Đỗ đã "xướng" lên một câu nêu trên, và không thèm dẫn chứng.

    Tuy nhiên, bà lại đặt câu hỏi liệu chúng tôi có nghi ngờ về những hiểu biết cũng như tuyên bố của nhà nước Việt Nam trong 50 năm qua về lịch sử nước nhà.

    Nghi ngờ về cái gì, thì bà cho rằng thế hệ 8 X có biết "nước Việt chúng ta có hình thù gì hay không? lịch sử 4000 năm dựng nước số liệu ấy từ đâu ra, và rằng thế hệ 8 X tôi có đọc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Nam Sử Lược hay không? và đọc khi chưa cắt xén hay không?

    Về câu hỏi này, tôi phải hỏi lại bà thì mới phải, và khỏi cần bà trả lời, tôi quả quyết bà đọc lõm bõm về sử nhà, rồi đọc một ít bài phản biện, nghi vấn, sau đó gom nhặt tư liệu ít ỏi rồi thành phẩm là một bài te toét như trên.

    Hẳn ai đã từng đọc các cuốn được coi là chính sử như đã nêu tên theo nguyên bản gốc hay bản dịch từ sang chữ Việt hiện nay, thì đều biết chính sử đã ghi chép theo dạng dã sử "nguồn gốc nước Việt ta có thời kỳ gọi là thời Hồng Bàng khoảng 2879 trước công nguyên, niên đại Kinh Dương Vương, quốc hiệu Xích Qủy.

    Về sau, đến thời Lạc Long Quân, nước Xích Qủy được chia thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, đến thời đại vua Hùng thì đặt tên nước là Văn Lang. Theo đó, lãnh thổ của nước Văn Lang đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc ngày nay), bắc tới sông Dương Tử, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành).

    Vì chính sử ghi chép theo kiểu dã sử như vậy, cho nên bà Đỗ liền nhanh nhẩu đoản quăng ngay một nghi vấn về thời kỳ Hồng Bàng có tự bao giờ, có thật nước Việt có 4000 ngàn năm, các sử gia thế kỷ 14 có viết đúng hay không, hay là sự tưởng tượng của các sử gia ấy.

    Chính vì suy nghĩ thế, bà Đỗ mới có câu hỏi nghi vấn dùm cho 8 X rằng: có bao giờ đọc lại những gì học, biết từ nhà trường, từ các sách lịch sử chính thống do Nhà nước ta chấp thuận phát hành và công bố hơn 50 năm là chính xác hay không?

    Nếu người đọc sử hời hợt, hoặc giả a dua, hoặc giả đầu óc chỉ để làm kiểng nghe bà Đỗ nói thế, ắt cũng gật gù cho sự nghi vấn của bà.

    Nhưng, kẻ đọc sử bằng lương tâm và sự công bằng, sẽ phải tìm hiểu thêm các bằng chứng xác thực.

    Hiện tại ngành Khảo Cổ Học đã nghiên cứu thời kỳ văn hóa Trống Đồng, nguồn gốc của nó, niên đại của nó, mật ngữ mà trống đồng để lại, đã khẳng định cội nguồn dân Việt có hơn 4000 ngàn năm, và chưa hết theo các khám phá của các nhà nghiên cứu về sinh học, cụ thể gen ADN của của người Việt, cho thấy gốc tích người Việt đã có từ ngàn xưa, và còn di cư sang phương Bắc.
    Bên cạnh việc quăng một câu hỏi 8 X về có đọc sử nhà hay không? bà Đỗ cũng công nhiên khẳng định thay cho nước láng giềng rằng:

    "Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng?
    Việc bà Đỗ hiểu rằng hay tự cho rằng 1000 ngàn năm Bắc thuộc bị coi là một phần da thịt Trung Quốc, thì quả là não trạng của bà mất đi khả năng phân tích rồi chăng?

    Bị đồng hóa, bị ảnh hưởng văn hóa, không có nghĩa rằng đất nước này là một phần của đất nước kia.

    Hơn nữa, lịch sử của dân tộc ta cho thấy, trong suốt 1000 năm đô hộ, (từ 207 TCN đến 906), dân tộc ta không hề bị khuất phục, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổi lên, và dành quyền tự trị ít nhiều, kể sao cho xiết, những Bố Cái Đại Vương, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, những Bà Trưng Bà Trệu, Ngô Quyền..

    Trong 1000 năm bị đô hộ ấy, kẻ đô hộ có quyền đốt sách, giết học trò, giết hiền triết, xóa sạch chữ viết (chữ Khoa đẩu), thì làm sao người Việt chúng ta không bị ảnh hưởng cho được chứ, nhưng chưa bao giờ dân ta bị mất gốc, tất cả văn hóa tập tục của dân Nam, người Hán không thể xóa bỏ được, chính vì không xóa bỏ được, người Hán bằng bơm tư tưởng vào những lớp người bị đô hộ rằng văn hóa ấy, tập tục ấy là của người Hán.

    Một điều quá đau lòng, nhưng vẫn phải nói, 1000 năm đã trôi qua, nhưng tàn tích của chính sách, và tư tưởng đô hộ ấy, vẫn còn ảnh hưởng đến người Việt tận bây giờ, trong đó và điển hình của tháng 4/2010, người bị phát hiện là chính bà Đỗ, tiềm thức bị đô hộ của bà vẫn nằm sâu và bây giờ phác tác, và đỉnh điểm là lời phát ngôn trên.

    Than ôi, quả thực quả thực sức mạnh của 1000 năm đô hộ.
    Tạm than van, hãy quay lại bài viết bà Đỗ, bà cho rằng:

    Việt Nam ta ?o nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975)".

    Tôi thật không rõ, bà đọc được tư liệu ở đâu ra rằng Việt Nam ta những năm 1950 - 1975 nhận ân huệ từ Trung Quốc nhỉ? tôi thì có học sử hiện đại theo sách giáo khoa của nước nhà, và các tài liệu lịch sử chính thống khác, không thấy một chữ nào, hay một ngụ ý là nước ta nhận ân huệ từ nước khác.

    Theo sách giáo khoa, và sử liệu được nhà nước công bố, tôi chỉ biết dân tộc tôi đồng lòng, sức người nhà nhà người người như một hy sinh cả dãy Trường Sơn cũng phải thống nhất đất nước.

    Vậy, ân huệ mà bà Đỗ nói là ân huệ nào? sao người dân, và thế hệ 8 X tôi không biết nhỉ? nếu bà Đỗ cho rằng bà đọc tư liệu này là tư liệu mật, do cố tình hay vô ý đọc được mà có thông tin ấy, thì tôi, tôi cho rằng, bà Đỗ tự tiện công bố bí mật quốc gia khi chưa xin phép các cơ quan hữu trách của nhà nước.

    Như vậy, chiếu theo quy định của Bộ Luật Hình Sự, bà Đỗ đã ngấp nghé trong cái phần đối tượng điều chỉnh của cái tội Lộ bí mật quốc gia (nếu có) hoặc "lạm dụng quyền tự do dân chủ" mà nói những điều không đúng sự thật.

    Kế tiếp, bà Đỗ lại oang oang khẳng định kiểu như đinh đóng cột:

    "Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc"

    Tôi thực sốc, và choáng váng trước cái tệ không cần biết, và không cần chịu trách nhiệm phát ngôn của bà tiến sĩ.
    Cái thực tế mà bà Đỗ nói là thực tế nào? ở đâu ra? Một phần của Trung Quốc là phần gì? Phần lãnh thổ, hay thời kỳ bị đô hộ được bà coi là thời kỳ nước ta "vui lòng" chấp nhận phần lãnh thổ và dân Việt là một phần của nước láng giềng?
    Nếu bà cho rằng, đất đai hay dân tộc ta từng là một phần của Trung Quốc, thì hẳn bà không bao giờ học qua tiểu học trên mái trường Nhà nước Việt Nam.

    Thưở còn cấp 1, tôi được học từ sách giáo khoa, được đọc từ các sử liệu chính thống được công bố bởi các nhà xuất bản có uy tín của Nhà nước, thì trong suốt 2000 năm từ thời Triệu Đà ấy, tính luôn 1000 năm Bắc thuộc như tôi đã nói trên, dân tộc ta không ngừng đấu tranh dành quyền tự chủ dân tộc, vậy phần thực tế đất Việt này là của Trung Hoa là bà lấy ở đâu ra?

    Sách giáo khoa, và các sách lịch sử chính thống, kể cả không chính thống từ nhiều nguồn, kể cả sử Trung Hoa (lâu lâu có nói đến dân Nam một cách trung thực) thể hiện từ triều Đinh cho tới triều Nguyễn, dân, quan, vua đã nhiều lần ?ovườn không nhà trống?, nhà nhà người người cùng tụ họp tại ?oHội nghị Diên Hồng? để quyết đuổi vó ngựa phương Bắc.

    Nói đến đây, tôi nhớ đến hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì không dự việc nước, và sau đó quyết thêu 6 chữ vàng báo hoàng ân. Tôi tin lòng yêu nước và tinh thần yêu nước của lớp người trẻ vẫn luôn có, và họ sẽ được đánh thức đúng lúc.

    Với cách nhìn không tôn trọng lịch sử, không tôn trọng người Việt, phỉ báng tổ tiên, bà Đỗ tiếp tục:
    "Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v.."

    Tôi thực không rõ cơ sở nào bà phán thế nhỉ?
    Bà Đỗ đã ngang nhiên thẳng mồm nhổ toẹt vào mặt các vì vua kính yêu của người Việt, trong đó có vua Trần đã nói một câu thống thiết trong một trận chiến với quân Tống

    "Một tấc đất của tiền nhân, cũng không để rơi vào tay của quân xâm lược"

    Theo chính sử chép, theo huyền sử, theo văn hóa truyền miệng, các đời vua từ Đinh Lý Trần Lê Nguyễn phát tích từ mảnh đất của dân Việt ta, chưa bao giờ có sự cố nào là "tráo phụng đổi long" cả, bên cạnh đó các vì vua của các triều luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc, quyết một lòng đuổi kẻ thù cũ đang tâm giày xéo cỏ nước Nam, và đương nhiên triều đại nào cũng có gian thần, cũng có hôn quân nhu nhược bán nước cầu an, và dĩ nhiên đối với nhóm người này, chúng ta không nên nói nhiều, lịch sử luôn công bằng.

    Liên quan đến khẳng định vừa rồi, bà Đỗ quả là đã và đang lạm dụng quyền tự do dân chủ mà nói bậy bạ quá thể, Nhà nước ta không nên, và không được nương tay với bà này, cũng như không thể khoan hồng.

    Quay lại với bài viết bà Đỗ, bà đã đánh động đến vấn đề nóng bỏng của biển đông hiện nay. Theo đó, bà Đỗ nghi ngờ các tài liệu, chứng cứ lịch sử, các tuyên cáo của nhà nước công bố .
    Bà Đỗ ngờ rằng các bản triều mộc của nhà Nguyễn, các công hàm gì của triều Nguyễn về Hoàng Sa, Trường Sa là không có nghĩa lý gì cả, và hàm ý cần phải đặt lại vấn đề về giá trị pháp lý của các chứng cứ này.

    Và cuối cùng, sau một hồi nói vô trách nhiệm bà Đỗ quăng luôn câu kết luận.

    "Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy"

    Kết luận như vậy nghĩa là sao, hay bà có ý cho rằng, thanh niên thế hệ 8 X không nên yêu nước quá, yêu quá kẻo rồi thành ra "chủ nghĩa bành trướng đế quốc"...so sánh hai khái niêm đó với nhau, vậy mà bà Đỗ so sánh được, bà quá mâu thuẫn trong tư duy quá nhỉ? Hay nỗi bận long về nguồn gốc của bà đã khiến bà có so sánh không ăn nhập gì với nhau thế.

    À, hay là bà đang muốn nhắn nhủ điều gì với chúng tôi? quả thực tôi chưa hiểu ẩn ý qua bài viết của bà.

    2. Cách nhìn khác về bà Đỗ

    Bài viết bà Đỗ, quả thực thách đố lòng tự trọng dân tộc, thách đố sự hiểu biết thế hệ 8 X chúng tôi.

    Với mong muốn suy xét sự việc một cách khách quan, tôi tự hỏi "không rõ bà Đỗ viết vì động cơ mục đích gì? mục đích xấu xa hay mục đích cao cả, có khi nào bà Đỗ làm khổ nhục kế, chịu búa rìu dư luận, nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ chăng?"

    hay bà Đỗ "sử dụng tiền nước lạ, nhằm viết bài bêu rếu lịch sử nước nhà chăng" và điều quan trọng, sắp đến giỗ Tổ, giỗ vua Hùng, bà quăng một bài viết lien quan đến nguồn gốc dân Việt lên BBC là có ý gì?

    Nhưng nếu bà Đỗ là kẻ xấu, thì chuyện quan trọng vô cùng, theo BBC hiện tại bà Đỗ dịch thuật các tài liệu cổ sử và dạy Việt học tại Yale, như thế thì quả nguy hiểm lắm thay.

    Với kiểu nhận thức hoặc cố tình nhận thức sai sự thật, vu khống, không trung trung thực, phỉ báng tiền nhân như thế, bà Đỗ hẳn sẽ cho người Mỹ cái nhìn sai sự thật về lịch sử dân tộc Việt, và lãnh hải, lãnh thổ của dân Việt, điều này quá là lo ngại.

    p/s Bài viết trong 45 phút, thể hiện sự bức xúc một cách công khai của 8 X đối với bài viết bà họ Đỗ. http://nguocdonglichsu.multiply.com/journal/item/124/
  6. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Cô Đỗ Ngọc Bích được dịp dội một gáo nước lạnh vào ngọn lửa nhiệt huyết đang bùng lên trong tâm can hàng trăm nghìn người Việt, có cơ là ngọn lửa thiêng làm liền lại những gì đã rạch đôi cộng đồng trong nước với cộng đồng nước ngoài từ bao nhiêu năm nay. Cô đánh thẳng vào động cơ của cộng đồng nước ngoài mà không thương tiếc: ?oDân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam cộng hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 ?~ghét?T nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.
    Trung Quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ?~đánh bại?T người Mỹ và ?~lật đổ?T chính thể Việt Nam cộng hòa.
    Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đau xót uất hận khi thấy Việt Nam ?omất đất???. Ghê chưa! Một đòn đả ?otrúng tim đen? còn gì.
    Còn cộng đồng quốc nội thì sao? Cô khen: ?oSong những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết và lý tưởng thì có lẽ khác.
    Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Cộng, chỉ đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn?.
    Ai nghe mà chẳng thấy bùi tai. Nhưng chưa kịp mừng thì cô đã ra ngay một đòn thứ hai, không kém hiểm hóc dành cho người trong nước: ?oNhững thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc ?~hơi nhiều?~?. Thì ra họ chống Trung Quốc chỉ vì bị ?ochủ nghĩa dân tộc có điều khiển? của Nhà nước Việt Nam từ sau 1979 kích thích mà hăng máu lên đấy thôi chứ nào phải do lòng yêu nước vốn có từ trong huyết quản.
    Có lẽ trong số những giọng điệu tuyên truyền trước nay nhằm bôi bác chủ nghĩa yêu nước của người Việt và chia rẽ giữa người Việt với nhau, không ai trình bày được thâm thúy như cô Đỗ Ngọc Bích. Mảnh bằng Tiến sĩ mà người ta cấp cho cô đáng giá lắm thay.
    Tuy nhiên, nếu cô chỉ dừng ở đó thì hay. Khốn nỗi cô lại đi quá trớn, đến nỗi lộ hết cả chân tướng của mình. Cô nói: ?oMột thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố ?oSông núi nước Nam, Vua Nam ở?, thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.
    Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha? từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v??.
    Ôi thôi thôi, thế thì còn gì gọi là thâm nho nữa. ?oViệt Nam là một phần của Trung Quốc? trong 2000 năm qua ư? Hay là ngược lại, trong 2000 năm ấy, các vị Hoàng đế Trung Quốc đã luôn luôn dùng vũ lực để cố ?oép duyên? nàng mỹ nữ An Nam về với mình mà cuối cùng vẫn ép không xuôi nên đến thế kỷ X thì đành phải để An Nam ?oly dị?; ?oly dị? rồi vẫn tiếc, nên hễ có cơ hội lại đem quân sang mong ép nữa, nhưng nàng mỹ nữ An Nam giờ đây ?omúa roi đi quyền? đã quá thông thạo đâu phải dễ ép, nên lần nào các ngài sang cũng bị tẩn cho nhừ tử lại phải tiu nghỉu trở về? Vậy thì Việt Nam và Trung Quốc vẫn là hai cơ thể sinh mệnh khác nhau chứ sao lại từ một mà tách ra thành hai được. Nói lấp lửng ?omột phần? như cô là nói lấy được đấy.
    ?oNgười dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc? ư? Quả có những họ tộc từ Trung Quốc sang nước ta lập nghiệp thật đấy, song ai mà lại đi tìm nguồn gốc một dân tộc theo cái kiểu xem xét sự di trú của một vài dòng họ như vậy cơ chứ. Phải nói thật những người Trung Quốc xưa kia do nước Tàu loạn lạc bỏ sang đất Việt làm ăn sinh sống thì chỉ cần sang đây kết hôn với người Việt, đến đời thứ ba đã trở thành Việt 100% và chống Tàu còn hăng hơn người Việt thuần chủng nữa kia.
    Còn về quan hệ giữa nước nhỏ và nước lớn thì xưng hô bề ngoài là thiên tử với chư hầu đâu có mất mát gì. Cứ thử xem, xưng hô thế nhưng trong lịch sử Việt Nam 1000 năm qua đã có ông vua nào phải sang chầu ?ovua anh vua cha? Trung Quốc đâu nhỉ? Cái đầu của các quốc vương An Nam rắn lắm. Rõ ràng dù có khởi tổ ở phương Bắc đi nữa, các hoàng tộc này đã không bao giờ thèm cất công đi tìm lại nguồn gốc dòng họ mà chỉ biết mình là dòng dõi Việt Nam. Cố ý moi móc gốc gác của họ để làm cái gì đây?
    Cô Tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích quả chưa cao tay, giống như một Trình Giảo Kim giở đến búa thứ ba là hết phép. Chúng tôi tin chắc sẽ có nhiều bài viết hầu chuyện với cô để chỉ cho cô thấy có lẽ cô còn phải tu nghiệp ở đâu đó thêm một bằng Tiến sĩ nữa thì mới khỏi rơi vào tình trạng đầu voi đuôi chuột rất gượng như cô lập luận. Mở đầu, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.
    Nguyễn Huệ Chi - BVN.
  7. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Nguồn gốc ở TQ hay ở đâu chẳng được, chẳng sao cả. Miễn là ngày nay VN và TQ là hai quốc gia có chủ quyền hoàn toàn khác nhau. Cứ để cho cô Bích trình bày lý luận của mình có sao đâu.
    Người Mỹ có gốc là từ nước Anh, nhưng họ vẫn là một nước độc lập đấy thôi.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    đọc bài của cô Bích tớ chằng thèm comment
    trình đó mà cũng là TS a ?
  9. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Những ýkiến đạiloại như kiểu ?oNgười Việtnam có nguồngốc từ Trungquốc? (Để nângcao vaitrò của Trungquốc) là những quanđiểm dốt. Những ýkiến phảnđối ýkiến đó (để hạ thấp vaitrò của Trungquốc) càng dốt hơn. Nói chung là mặcdù có vẻ như ngược nhau nhưng hai ýkiến đó thực ra chỉ là một. Hay đúng hơn đó là MỘT TRỤC TƯTƯỞNG. Người Việt chúngta (dù cho theo phe nào) chỉ có một trục tưtưởng duynhất. Đó chính là lýdo vìsao chúng ta vẫn còn lạchậu và chậmtiến.
    Người Việt có nguồngốc từ Trungquốc hay không chưa rõ nhưng loài người có nguồn gốc từ Châuphi. Vậy hẳn theo cái TRỤC TƯTƯỞNG đó thì làm người Châuphi hẳn là vinhdự lắm.
  10. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Bài viết của Đỗ Ngọc Bích đã chỉ ra được điểm yếu của những người hô hào "dân chủ", "đấu tranh cho độc lập", "chống bành trướng TQ". Khi đọc phải những lời chỉ trích, nhục mạ chế độ một cách kém văn hóa, thiếu sự tế nhị tôi cảm thấy mất cảm tình với người viết và không muốn đọc dù những điều họ nói có phản ánh đúng sự thật đi chăng nữa.

    Sau khi hứng chịu hàng trành những bài phản hồi của độc giả BBC, của giới bloger và đặc biệt của giới 8X, Đỗ Ngọc Bích đã có bài trả lời độc giả trên BBC Việt ngữ, dù chỉ là lời thanh minh thanh nga, biện bạch kiểu trẻ con.

    Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả

    Đỗ Ngọc Bích
    Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hoa Kỳ

    Thứ nhất, tôi xin cảm ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến được diễn đạt một cách lịch sự từ trong và ngoài Việt Nam đã giúp tôi hiểu rõ thêm vấn đề.

    Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời.

    Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn."

    Chuyên môn của tôi là Hoa Kỳ học, và tôi cũng mới có hân hạnh bước chân vào lĩnh vực lịch sử Việt Nam chưa lâu.

    Do đó, cũng như mọi người, tôi ý thức rằng kiến thức là bao la, không phải ai cũng biết hết được mọi điều? Thế nhưng, chẳng lẽ khi ta chưa biết hết ngọn ngành mọi điều thì cũng không đươc phép đưa ra các câu hỏi mở đường thảo luận?

    Thứ hai, tôi không đọc, không chấp nhận, và không đáp lại những lời lẽ xúc phạm thô bỉ của những người phê phán, chỉ trích tôi.

    Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.

    Phê phán ở mức độ lịch sự thì được, nhưng xúc phạm lăng mạ thì không nên.

    Tôi thấy họ có vẻ ghét TQ quá thể, nên muốn tìm ra nguyên cớ tại sao họ ghét TQ và một số lãnh đạo VN đến thế, và cố gắng làm cho họ bớt thù hận, bình tĩnh, rộng lượng hơn một chút với một số bối cảnh ngoại giao Việt Trung hiện thời.

    Tôi tin rằng kiểu phê phán lăng mạ chỉ gây phản cảm, phản tác dụng, và theo tôi không thể có kết quả gì.

    Điều này, hơn nữa, cũng làm tôi liên hệ tới vụ ông Bill Clinton , cựu Tổng thống Hoa K ỳ khi còn tại vị, bị đảng Cộng Hòa tấn công chỉ trích vì vụ tai tiếng Monica Lewinsky.

    Đảng Cộng Hòa và phương tiện truyền thông đã phê phán mỉa mai quá mức, và kết cục lại làm người dân thông cảm hơn với ông Clinton và ông cựu Tổng thống này đã không bị bãi nhiệm.

    Tương tự, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, ông John Kerry tuy dẫn điểm trong thời gian dài, song lại có lời chỉ trích ông George W. Bush quá mức, nên trở nên kém thuyết phục, và kết quả là mất điểm trong vòng bầu cuối cùng.

    Thứ ba, những ai cho rằng tôi không phải là người Việt, hay không đáng là người Việt, thì nên nghĩ lại. Tôi e rằng đó có thể là cách suy nghĩ theo kiểu "bộ lạc." (tribal)

    Điều này làm tôi không khỏi không nghĩ đến rất nhiều người Mỹ đã bị chỉ trích là "không phải là người Mỹ," "không xứng đáng là người Mỹ" khi họ nghi ngờ hay phản đối một số chính sách hay quan điểm của một cá nhân hay tổ chức nào đó.

    Nếu tất cả bọn họ đều sợ hãi trước lời chỉ trích đó của đồng bào mình, thì có lẽ nhiều điều rất tồi tệ đã có thể xảy ra.

    Xin cảm ơn các độc giả mục diễn đàn và Ban Việt ngữ BBC. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100420_dongocbich_comment.shtml

    Chất lượng khoa học trong bài viết của Đỗ Ngọc Bích thực sự là rất thấp. Đỗ Ngọc Bích ấy bảo chỉ đặt câu hỏi và không có kết luận nhưng những cứ liệu của Đỗ Ngọc Bích dùng trong bài viết không hề có cơ sở, từ đó đưa ra những câu hỏi, những trăn trở vớ vẩn.

    Tên đăng nhập NGOCBICH-35A
    Tên đầy đủ Đỗ Ngọc Bích
    Giới tính Nữ
    Sinh ngày
    Loại thành viên Sinh viên
    Khóa K35
    Tiếng Anh
    Email bdo2005@yahoo.com
    Last Visit 4/19/2010 6:31:24 PM
    Number of Visits 1592
    Date Registered 9/29/2008 1:06:31 PM
    http://www.diginet.com.vn/ngoaingu/memberprofile.asp?action=show&userid=361
    Đỗ Ngọc Bích sinh 1973, đang giảng dạy tại VN, chỉ tham gia dịch thuật.chưa biết lấy bằng tiến sĩ ở đâu?

Chia sẻ trang này