1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dinhphdc, 20/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Bác Codep cho em hỏi luôn nhé thế thì Người Hoa và Người Hán khác nhau như thế nào hả bác. Bác giải thích cho em nhé
  2. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    giao chỉ nghĩa là đan chân, đan chân nghĩa là ....
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Người Hoa là người Trung Hoa, gồm nhiều dân tộc.
    Người Hán là người dân tộc đa số của Trung Hoa.
    Nói tỷ mỷ thì như thế, nhưng nói bao quát thì Hán cũng là Hoa.
    Dù sao, nghĩa Hoa thì mới hơn, và nghĩa Hán thì cổ rồi.
    Chủ nghĩa đại Hán từ thời Tần Thuỷ Hoàng ngày nay là chủ
    nghĩa đại Hoa, muốn bao trùm các dân tộc khác, ví dụ như
    dân tộc Choang (Tráng) và Tây Tạng chẳng hạn.
    Ngày xưa trống đồng bị coi là thù địch, chống Hán, nhưng
    ngày nay là một nét văn hoá Hoa .
    Tây Tạng cũng dần dần trở thành một nét độc đáo của văn
    hoá Hoa.
  4. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Bác có thể cho em hỏi câu nữa được không. Em nghĩ rằng thì người TQ chắc chẵng bao giờ đặt một cái tên mà không bao giờ liên quan đến ý nghĩa gì đó, bác có thể giải thích thêm ý nghĩa của nó được không??? Bác có nghĩ rằng theo định nghĩa Hán của bác thì đã thật sự chắ chắn chưavì thật ra nếu nhìn vào khổ người thì ta dễ dàng người Bắc và Nam của TQ. Một ví dụ gần đây về phim LÝ Công Uẩn thì họ dùng diễn viên Triều Châu vì có nét giống
  5. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1.376
    Topic này đang tranh luận rằng tổ tiên người Việt có phải là người Trung Hoa hay ko. Thế nhưng có một số tên người Trung Quốc mặt dầy lại nhận Thành Cát Tư Hãn là người Trung Quốc, trong khi ông rõ là người Mông Cổ đã dày xéo Trung nguyên. Đúng là bọn nhận giặc làm cha !
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin mời bạn dịch lại ra tiếng Việt bình thường cho tôi và mọi người có thể hiếu được bạn muốn nói gì?
    Ví dụ: "tên" bạn muốn nói đến tên ai? "định nghĩa Hán" là gì? "nét giống" là cái gì?
  7. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Cách nay vài năm có cái chủ đề "Bàn chân Giao Chỉ và nguồn gốc người VN" và loanh quanh bên Box Tiếng Việt, tớ đã giải thích cho TTD và cái bạn Thien_Vuong về chuyện tại sao người phương Bắc gọi vùng đất họ chiếm được ở Bắc VN là Giao Chỉ và phản bác luôn cái kiểu suy luận "Cưu = 9 = Trời" --> Cửu Chân = Chân Trời. Có bạn nào có nhã hứng nghe lại không?
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    TTD lâu lắm chẳng thấy viết cái gì, có mỗi cuốn tiểu thuyết lịch sử, bao lâu vẫn y nguyên.

    Các bạn mới mới có nhu cầu đào mộ cổ, mời fặp bác Lông Xồm nhá!
  9. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Em muốn hỏi bác là.Tai sao họ lại dùng tên Hán và Hoa đặt tên cho dân tộc mình???Ý nghĩa của các từ ấy?
  10. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1

    Tôi không rõ mình có hiểu đúng ý bạn không nhưng xin trả lời trong phạm vi trí nhớ của mình thế này:

    Khi người ta khám phá ra 1 vùng đất / 1 sự vật hiện tượng "mới", họ sẽ có các cách sau để gọi tên vùng đất / sự vật / hiện tượng đó:
    - Theo cách mà người bản địa tự gọi (tộc danh).
    - Theo cách các tộc người xung quanh gọi.
    - Theo những quy luật khoa học (cái này áp dụng cho lĩnh vực phát kiến sinh học thì đúng nhất).
    - Gọi theo hình dáng, mô tả

    Với cách 1 và cách 2, khi người ta phiên âm tên gọi từ ngôn ngữ bản địa ra tiếng nói của họ, họ buộc phải tìm những từ có phát âm tương đồng nhất để dễ nhớ, dễ đọc và dễ truyền lại cho người khác biết. Vì thế, từ này đôi khi lại thành tối nghĩa và buộc người ta phải tìm ra 1 nghĩa nào đó để gán ghép cho cái tên đó. Chữ Giao Chỉ/ Cửu Chân / Chu Diên/Luy Lâu và hàng loạt tên khác rơi vào trường hợp này.

    Theo 1 số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử, chữ GIAO có từ gốc là KEO - từ mà 1 số dân tộc thiểu số phía Bắc, Tây Bắc VN và nam TQ dùng để gọi người Việt. Khi người TQ đặt ách đô hộ lên nước ta, họ dùng chính cái tộc danh này để đặt cho 1 "bộ", sau đó thành tên Quận/Châu. Thuyết này cần kiểm chứng kỹ hơn nhưng ít nhất nó còn có lí hơn cái tên Giao Chỉ = ngón chân giao nhau. Nếu giải thích theo cách truy nguyên từ Hán, làm sao chúng ta giải thích được những cái tên Cửu Chân, Luy Lâu, Chu Diên, Mê Linh...
    Thân.

Chia sẻ trang này