1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tố Tụng Dân Sự Việt Nam: Lý thuyết, Kinh nghiệm thực tiễn cùng trao đổi và thảo luận : PHẢI CHĂNG ĐỀ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khongtheyeuemhon, 06/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Bàn chuyện này chút xíu. Giả sử như cửa hàng đó không có biển báo rằng khách hàng phải tự trông xe, và xe bị mất thì chủ cửa hàng có phải chịu trách nhiệm không nhỉ.
    Theo tôi thì vẫn không bởi vì trong luật Việt Nam hình như không có điều khoản nào buộc người bán hàng là phải có nghĩa vụ trông xe cho người mua hàng.
    Do luật không quy định nghĩa vụ của họ thì tất nhiên họ không phải làm và nếu hậu quả xảy ra thì cũng không thể buộc trách nhiệm cho họ được phải không nhỉ ?
    Còn việc nhận đơn như bác nói ở trên. Tôi thấy ở Văn phòng tôi hình như chuyện này suôn sẻ lắm. Lý do chủ yếu hình như chị ở Văn phòng quen biết hầu hết người nhận đơn ở các quận do đó, nếu thiếu cái gì, vướng mắc cái gì thì chỉ cần gọi điện mình bổ sung là okie chứ không cần phải đi lại nhiều lần. Kinh nghiệm cho mọi người, quen biết với mấy người nhận đơn này không phải là thừa.
  2. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Bàn chuyện này chút xíu. Giả sử như cửa hàng đó không có biển báo rằng khách hàng phải tự trông xe, và xe bị mất thì chủ cửa hàng có phải chịu trách nhiệm không nhỉ.
    Theo tôi thì vẫn không bởi vì trong luật Việt Nam hình như không có điều khoản nào buộc người bán hàng là phải có nghĩa vụ trông xe cho người mua hàng.
    Do luật không quy định nghĩa vụ của họ thì tất nhiên họ không phải làm và nếu hậu quả xảy ra thì cũng không thể buộc trách nhiệm cho họ được phải không nhỉ ?
    Còn việc nhận đơn như bác nói ở trên. Tôi thấy ở Văn phòng tôi hình như chuyện này suôn sẻ lắm. Lý do chủ yếu hình như chị ở Văn phòng quen biết hầu hết người nhận đơn ở các quận do đó, nếu thiếu cái gì, vướng mắc cái gì thì chỉ cần gọi điện mình bổ sung là okie chứ không cần phải đi lại nhiều lần. Kinh nghiệm cho mọi người, quen biết với mấy người nhận đơn này không phải là thừa.
    [/quote]
    Trường hợp bác đưa ra cũng đã có xảy ra trên thực tế rồi chứ không phải là chưa có. Em không nhớ rõ, hình như vụ đó được đăng trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh...lúc đó nó là vụ kiện với tình tiết mới lạ cho nên được đưa lên báo...Cuối cùng toà xử (ra bản án sơ thẩm) buộc người chủ cửa hàng phải bồi thường (ở đây là bồi thường chứ không phải là hỗ trợ như vụ ở trên) cho người bị mất xe một phần giá trị của chiếc xe. Toà lập luận, người chủ cửa hàng cũng có một phần lỗi do không có biển cảnh báo cho khách đến mua hàng, kinh doanh nhưng không có nhân viên giữ xe cho khách hàng...nên phải bồi thường. Còn khách hàng cũng có phần lỗi....do không khoá và trông xe cẩn thận...Án phí ai phải đóng thì em không nhớ rõ...Tuy nhiên đối với những vụ này thì quan trọng là mình phải đưa ra được bằng chứng mình đã mua hàng ở cửa hàng đó (hoá đơn mua hàng, hoá đơn đỏ...) và bị mất xe thì toà mới có cơ sở thụ lý giải quyết...Hoặc khi sự việc xảy ra phải đến báo công an khu vực và có biên bản lấy lời khai làm bằng chứng...Chứ nếu không, nói khơi khơi với Toà là tui mua hàng ở đó, bị mất xe yêu cầu chủ cửa hàng bồi thường...Chủ cửa hàng có thể chối bay...ngày nào, tháng nào, năm nào...ai làm chứng. Toà sẽ bác đơn ngay...
    Còn dzụ nộp đơn! Bác nói hoàn toàn đúng. Ở Việt Nam mình, đến các cơ quan nhà nước từ bệnh viện, đến trường học, toà án, công chứng....bất kỳ chỗ nào có người quen thì chỗ đó ta bớt bị hành, bớt được rất nhiều thời giờ và được giải quyết nhanh chóng....Vậy mới là việt nam, còn nếu khác thì không còn là chính mình nữa. Hành là chính mà...Chỗ nào mà nhanh chóng, tiếp dân với thái độ lịch sự, ân cần...đảm bảo là chỗ đó lên báo liền...trở thành tiêu điểm để học hỏi ngay....Bởi vậy em mới ghét vào làm nhà nước...nó làm cho mình trở nên cửa quyền và chây ì...
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại, tố tụng dân sự VN đang có những tranh luận và cảnh báo mới về vấn đề thời hiệu.
    Mọi người có thể tham khảo tại báo pháp luật thành phố hoặc báo tuổi trẻ.
    Báo pháp luật chưa có trang điện tử, nhưng mọi người có thể tham khảo ở đây:
    http://thoibaoviet.com/live/FrontPage06/Doi-song/News-page?contentId=17641
    -----
    Thứ sáu 24.11.2006, 16:28
    Nhiều đương sự ngậm đắng nuốt cay chỉ vì quá thời hiệu.
    Không kịp khởi kiện là thua.
    Ông Phạm Công Hùng, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, cho biết nhiều tranh chấp đến ngày 31/12 mà đương sự không kiện ra tòa là thua.
    Theo ông Hùng, trong tranh chấp dân sự, thời hiệu khởi kiện rất quan trọng. Thực tế từng có nhiều đương sự ngậm đắng nuốt cay chỉ vì quá thời hiệu.
    Chỉ còn hơn một tháng
    Ông Hùng cho rằng, trước tiên phải hiểu thời hiệu khởi kiện là thời hạn (khoảng thời gian) mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Nếu thời hạn đó kết thúc, chủ thể mất quyền khởi kiện, mất quyền yêu cầu nhờ tòa phân xử.
    Luật phân biệt hai loại tranh chấp là việc dân sự và vụ án dân sự. Sự phân biệt này có ý nghĩa là xác định thời hiệu khởi kiện khác nhau. Theo luật hiện hành, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Còn thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là một năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu (trừ khi pháp luật có quy định khác.
    Đối với dân sự xác lập từ ngày 1/7/1996 đến trước ngày 1/1/2005 mà pháp luật không quy định riêng về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu khởi kiện để tòa giải quyết vụ án dân sự là hai năm kể từ ngày 1/12005, tức đến ngày 31/12/2006 là hết thời hiệu khởi kiện đối với dạng này.
    Ngoài các trường hợp chuyên biệt, có hướng dẫn cụ thể riêng, các tranh chấp về dân sự phát sinh trước ngày 1/1/2005, thời hiệu để khởi kiện chỉ còn lại khoảng hơn một tháng.
    Một số ngoại lệ
    PV: Thưa ông, có trường hợp nào không tính vào thời hiệu trên?
    Ông Phạm Công Hùng: Có chứ. Thứ nhất là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể không thể khởi kiện. Thứ hai là người có quyền khởi kiện, yêu cầu chưa có đại diện hợp pháp khi họ mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi.
    Thứ ba là trường hợp chưa có người đại diện khác thay thế hoặc có lý do chính đáng khác không thể tiếp tục đại diện khi đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự bị chết. Trong ba trường hợp này, thời hiệu khởi kiện được tính lại từ khi hết các yếu tố cản trở.
    Có ngoại lệ nào không áp dụng thời hiệu klhởi kiện vụ án dân sự không?
    Đó là yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) và một số trường hợp pháp luật quy định mở.
    Để tránh hậu quả đáng tiếc, các đương sự cần phải làm gì?
    Các quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp dân sự nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên việc xác định thời hiệu của từng tranh chấp tương đối khó khăn với những người không làm công tác pháp luật.
    Khi cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, các chủ thể cần liên hệ ngay với các văn phòng luật sư hoặc trung tâm trợ giúp pháp lý để được tư vấn.
    Cạnh đó, đương sự cần tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến giao dịch dân sự mình giao kết. Làm được những việc này tránh được những hậu quả đáng tiếc vì hết thời hiệu.
    Theo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh
    ----
    Bài báo trên còn rất nhiều nhầm lẫn về vấn đề thời hiệu, tớ hơi bận, đề nghị các bạn, các cô, các cậu sinh viên nghiên cứu thêm để giúp tớ tăng hỉu bít ... mà không tốn sức.

  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, báo Pháp luật lại típ tục chủ đề này khi tin đồn về một Nghị quyết chính thức gia hạn thời hiệu bị bác bỏ ...
  5. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Em đọc thấy báo nói cũng đúng tinh thần của Luật TTDS 2004 đó chứ. Nghĩa là thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp xảy ra trước ngày 01/01/2005 là 2 năm. Đến hết 30/12/2006 thì sẽ mất quyền khởi kiện. Vấn đề quan trọng là phải xác định được khoảng thời gian nào diễn ra tranh chấp để từ đó xác định thời hiệu khởi kiện.
    Còn bác fsai nếu có phát hiện gì mới, bắt giò được báo PL TP.HCM thì cho anh em biết với, cũng là tăng hiểu biết thôi. Em thấy dạo này tòa án và các văn phòng luật sư chật cứng người luôn đó...HIC. Thế mới biết dân mình còn mù mờ về luật đến thế nào...
    CHỈ KHI SẮP MẤT ĐI QUYỀN KHỞI KIỆN NGƯỜI TA MỚI THẤY ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ.
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Thời hiệu là vấn đề bình thưởng thôi, dân ta vốn là việc gì cũng để từ từ, nước tới chân rồi nhảy cho vui vậy thôi. Mà cứ như tình hình hiện nay khối văn phòng luật sư kiếm chác tốt phết đấy. vậy mà em cứ xúi bác (ép sai) kiếm tiền mà bác không chịu
  7. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Về tố tụng dân sự (hình sự) tôi nghĩ chỉ có hai cấp xét xử là chưa công bằng. Quyền "giám đốc thẩm" và "tái thẩm" chỉ thuộc về Toà và Viện Kiểm sát mà bị cáo không có quyền đó thì sợ không đảm bảo quyền công dân, nhất là khi thẩm phán/kiểm sát viên toàn lợi dụng chức vụ để ăn tiền của cả hai phía và để quá thời hiệu giám đốc thẩm và tái thẩm.
    Không biết trên nước nào áp dụng quy trình hai cấp này giống VN và nước nào là ba cấp hay nhiều hơn?
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Tại sao 2 cấp xét xử là chưa công bằng?. Nếu vụ việc lần 1 được giải quyết ở cấp huyện thì phúc thẩm được giải quyết ở cấp tỉnh, nếu vụ việc giải quyết ở cấp tỉnh thì phúc thẩm được giải quyết ở Trung ương. Nếu tăng thành 3 hay 4 cấp xét xử thì những vụ việc lần đầu đã phải giải quyết ở cấp tỉnh (do tínnh nghiêm trọng của vấn đề) thì cấp thứ 2 sẽ giải quyết ở Trung Ương, cấp thứ 3 được giải quyết ở trên Trung Ương ?
    Giám đốc thẩm và tái thẩm đâu phải là cấp xét xử. Nó là trình tự đặc biệt để giải quyết những vụ án đặc biệt, đó là khi vụ án có tình tiết mới hay là việc giải quyết vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Nếu người nào cũng có quyền phán xét việc xét xử là vi phạm nghiêm trọng thì chắc người bị kiện hay bị cáo phải chuẩn bị tâm lý suốt đời ra toà thoi.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 08/12/2006
  9. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    2 cấp xét xử không có gì sai, chỉ thấy bất cập trong việc kết dính cấp xét xử vào cấp chính quyền, gắn xét xử với hành chính.
  10. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên giám đốc thẩm và phúc thẩm không phải cấp xét xử mà là thủ tục thôi.
    Ý tôi là trong tình trạng hệ thống toà án "chất lượng kém" vì "không có bị can tốt" gây thiệt hại rất nhiều cho công dân thì nên cho bị cáo kháng án lần thứ hai sau khi toà phúc thẩm đã xử và bản án đã có hiệu lực và Toà cấp đó (tỉnh) hay cấp trên (Toà án nhân dân tối cao) sẽ sử dụng thủ tục "giám đốc thẩm" để giải quyết vì hiện nay Toà cấp tỉnh/trung ương mà không có tiền cho họ chưa chắc đã được họ "giám đốc thẩm" đâu.
    Tôi nghĩ luật tố tụng hình sự nên dựa trên thực tế như vậy.

Chia sẻ trang này