1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toà án quân sự có sử dụng BLHS không hay có bộ luật khác...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thienhadebetanhhung, 31/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienhadebetanhhung

    thienhadebetanhhung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Toà án quân sự có sử dụng BLHS không hay có bộ luật khác...

    Chào các bạn,
    mọi người có ai nhớ vụ năm 2000 (2001? - tôi không nhớ kỹ thời điểm lắm) mà mấy tay bộ đội dùng xe quân dụng đi chặt trộm gỗ bị kiểm lâm bắn chết 1 không? Ai nhớ câu chuyện này kể lại để chúng ta cùng xem xét kỹ hơn nhé. Xung quanh câu chuyện tôi có vài thắc mắc như sau:
    - Thứ nhất, mấy bộ đội có sự chuẩn bị đi lấy trộm gỗ, bằng chứng là trong xe đã bỏ đi một số ghế để lấy không gian chứa gỗ.
    - Thứ hai, khi kiểm lâm chặn xe yêu cầu kiểm tra, chúng không dừng lại, còn cho xe húc qua barie, có thể gây nguy hiểm cho kiểm lâm (tôi không nhớ kỹ lắm nhưng tình thế có vẻ nghiêm trọng hơn nữa, nhờ mọi người bổ sung), kiểm lâm buộc phải nổ súng và đã làm chết 1 trong số mấy kẻ trộm đó.
    Toà án tỉnh đã xử sơ thẩm cán bộ kiểm lâm đó tội vô ý làm chết người, kết án 2 năm tù, cán bộ kiểm lâm kháng án, toà án quân sự tổ chức phúc thẩm và tăng án lên 4 năm!
    Theo tôi, người cán bộ kiểm lâm kia đã làm phận sự của mình một cách rất có trách nhiệm, kiên quyết trước hành vi cố tình phạm tội của mấy tay chiến sĩ mất đạo đức đó. Trong thực trạng lâm tặc hiện nay, điều đó là đáng quý và vô cùng cần thiết. Vậy việc xét xử ông ta có quá chặt chẽ không, có vì nạn nhân là bộ đội (cố tình vi phạm) mà người gây ra tội phạm bị xử nặng không, hay toà án quân sự dùng một bộ luật khác?

    Tôi rất xin lỗi vì không nhớ thật chi tiết vụ việc song ngày đó, tôi thấy không đồng ý cách xử lắm. Vậy mong mọi người cùng bổ sung sự kiện và phân tích nhé.

    Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
  2. binhnguyen2003

    binhnguyen2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, nếu không nhwớ rõ tình tiết thì chưa nên nêu ra nhận xét vội. Những nhận xét của bác đã chủ quan quá rồi đó và đụng đến vấn đề khá nhạy cảm. Lại định câu bài ở box này để trở lại thành thành viên???
    Đùa vậy thôi, sẽ đưa chi tiết cho bác về vụ này sau,nhưng lần sau bác nên cẩn thận hơn, không nên đưa một vấn đề không rõ, không nhớ, mà lại cho nhận xét trên một vấn đề không rõ, không nhớ ấy được.
  3. thienhadebetanhhung

    thienhadebetanhhung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn binhnguyen, quả thực tôi không nhớ hết tình tiết vụ việc thực nhưng hồi đó rất bức xúc vì thấy có vẻ như quân đội hơi lạm quyền (he he, hơi nhạy cảm tí ti thôi, nếu có gì nhờ mod xoá nhé).
    Cám ơn cậu trước vì lời hứa.
    Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay thì chính thức là em bị cắt hết quyền mod box này rồi. Không còn phải "đạo mạo, trang nghiêm" nữa nên vào phán đại đây.
    Em chưa tìm hiểu, chính xác là chưa học về mấy cái thứ này. Nhưng theo như em biết sơ sơ (không biết có đúng không?) thì Toà án quân sự chẳng qua cũng thuộc hệ thống Toà án nhân dân. Nhưng vì các chú bộ đội nhà ta không đóng quân theo đơn vị hành chính nên khi bị xét xử, để cho "tiện" mà lập ra Toà án quân sự. Đừng lầm với nó như Toà án binh.
    Thường thì Chánh án Toà án quân sự trung ương là Phó chánh án toà án nhân dân tối cao.
    Vì thế, theo một suy luận "hơi lôgíc" một tý thì: "Nếu xét xử cũng theo Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà thôi". Và Bộ luật hình sự được sử dụng như một điều tất yếu. Hình như BLHS 1985 còn có một chương về Tội phạm dành cho quân nhân nhưng đến BLHS 1999 thì bỏ rồi thì phải. (thông tin không chính xác)
    Ngoài ra Quân đội cũng có những "chế tài" riêng của mình, như hạ bậc sỹ quan, .... Nhưng đó là chế tài riêng của quân đội. Nó có thể coi là chế tài "kỷ luật" đối với công chức bình thường không anh @ngualuoi nhỉ vì Quân nhân thì cũng là ''cán bộ'' và được Pháp lệnh cán bộ công chức điều chỉnh hay sao ý nhỉ?
    Em phán đại thế. Đang thi học kỳ nên chưa có điều kiện tìm hiểu thêm. Có gì các bác lượng thứ ạ.
    To be or not to be
  5. binhnguyen2003

    binhnguyen2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    TAQS thuộc hệ thống TAND??
    TAQS xét xử những vụ án hình sự mà người phạm tội là quân nhân tại ngũ, công nhân, nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối hợp chiến đấu với quân đội và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý mà không phụ thuộc họ đã phạm tội gì và phạm tội ở đâu.
    Trong trường hợp người phạm tội không thuộc đối tượng kể trên nhưng nếu hành vi phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội, thì TAQS cũng có thẩm quyền xét xử.
    TAQS xét xử những vụ án HS nên tất nhiên là sử dụng Luật HS, tuy nhiên bên cạnh đó, còn áp dụng một số luật khác như Luật về sỹ quan quân đội nhân dân.
    Quân nhânkhông thuộc phạm vị điều vi điều chỉnh của pháp lệnh công chức!!!
  6. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Toà án quân sự trực thuộc Toà án nhân dân , điều này hoàn toàn đúng . TAQSTW trực thuộc cơ cấu tổ chức của TANDTC (Đ1 _ PLTCTAQS )
    TAQS xét xử ngoài những vụ án mà binhnguyen2003 đã nêu , thì còn có thẩm quyền xét xử được quy định trong điều 4 PLTCTAQS _ 2002 . Trong điều 4 này có nói thêm rằng : TAQS có thẩm quyền xét xử cả những vụ án mà bị cáo là quân nhân phạm tội trước khi nhập ngũ , hoặc người đó đã ra quân nhưng trong thời gian tại ngũ đã phạm tội . Những tội danh này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến quốc phòng .



    Được hoainam182 sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 03/01/2004
  7. thienhadebetanhhung

    thienhadebetanhhung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Thế không bác nào nhớ cụ thể cái vụ hồi đó à, buồn nhỉ? Hình như bây giờ bác kiểm lâm đó vẫn ngồi tù...
    Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
  8. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Xin các luật gia luật sư em là lính mới ( ai biết rồi thì xin đừng nói nguồn gốc của em nha ).
    Tất cả dù là tòa dân hay toà quân đều sử dụng blhs cả không có luật riêng gì cả và quân đội cũng không bao giờ lạm dụng quyền hạn của mình cả.
    Về thẩm quyền thì những gì mà làm tổn hại đến danh dự và sức mạnh của Quân đội thì đều do toà quân xử tất trừ những tyrường hợp đặc do TANDTC và VKSNDTC bàn bạc để quyết định cho toà nào xử. Quân nhân phạm tội thi tất nhiên rồi còn dân mà phạm tội với quân nhân thì cũng do toà quân xử , phạm tội phía trong cổng doanh trại QĐ cũng vậy...........
    Còn trường hợp bạn nêu thì đã quá rỏ hiện giờ thì tất cả tội phạm xẩy ra trong rừng quốc gia thì dều do tòa quân xử .
    Nhưng bạn nêu không rỏ tình tiết nói chung chung kiểu đó thì ai củng có tội và ai củng vô tội cả . Muốn xét xử phải nhiều tình tiết lắm , rất mong sự chỉ giáo
  9. thienhadebetanhhung

    thienhadebetanhhung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy. Quả thật là không nhớ hết chi tiết thì rất khó đánh giá nhưng như tôi nói ngay trên kia, tôi không nhớ hết chi tiết vì khá lâu rồi, có điều hồi đang học Luật hình sự thì vụ đấy xảy ra, tôi đối chiếu thì thấy rằng toà Quân sự có vẻ kết án nặng hơn mức lẽ ra nên xét.
    Tôi nêu lên cũng mong có ai băn khoăn vụ đó mà còn nhớ thì post lại để anh em cùng thảo luận.
    Cám ơn.
    Lai như lưu thu?y ... hê? ... 
                   ... thệ như phong ...
                                      Bất tri ha? xứ lai ... hê? ...
                                                     ... thệ sơ? chung ...
  10. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    nặng hay nhẹ còn do tình tiết , chứ đâu phải muốn xử nặng là nặng nhẹ là nhẹ , Kiểm lâm có rất nhiều biện pháp để ngăn chăn người khác phá rừng chứ đâu phải hở ra là bắn người ta đâu, ....Em xin đề nghị chúng ta là dân luật hoặc không phải dân luật nhưng tham gia diễn đàn này thì muốn nêu lên đúng sai hay nặng nhẹ cùa một sự việc vụ án thì đề nghị nêu chi tiết cụ thể , rồi tùy theo quan điểm cách nhìn nhận đánh giá của mỗi người chúng ta cùng phân t1ch cho sáng tỏ vấn đề các bác đồng ý chứ

Chia sẻ trang này