1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toạ đàm Văn chương 8X

Chủ đề trong 'Văn học' bởi EmXinhKhong, 26/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Toạ đàm Văn chương 8X

    Mời cả nhà tham dự và tranh luận.

    [​IMG]
  2. giothu25

    giothu25 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai chiến đấu to rồi. Cả lũ bọn 8x sẽ bị bọn nhà văn già hấp diêm tơi bời.
  3. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Trừ Trang Hạ ra, bọn còn lại bị đập te tua. Khổ thân các em nhà văn 8x ngồi chịu trận. Bị bọn Hội Nhà Văn sai các tiêu tướng chíp hôi K9 Khoa sáng tác, lý luận, phê bình ra xung phong chích các em nhà văn 8x của chúng ta. Bọn tiểu yêu tiên phong này rất máu lập thành tích, chúng nhâu nhâu chỉ trích nào là thế này, thế kia tóm lại là nhạt như nước ốc, gượng ép, ăn cắp văn, lười nhác......

    Sau em Từ mới đến, nó mặc quần áo lụa tơ tằm gì đó, cả em Lương chơi quả áo trắng bó sát người nổi thân hình hơi bị ngon. Hai em này đến nghe vài câu b, em Từ nhà ta cầm micro lượn khắp phòng. Em Từ nói đại ý là chúng mày chỉ sờ cái váy của bà. Biết thế đẽo chất lượng bên trong mà nói. Một em trong hội Từ mặt ác ôn lắm, đứng dậy bảo cái bọn tiểu yêu xung phong. Chúng mày nhãi con , còn đang học K9. Đọc được mấy, hiểu được mấy mà đòi nhận xét.
    Thằng già Phạm Xuyên Nguyên đứng dậy đọc một bài khen em Linh Ba Ca Đi là hay, có tư tưởng này nọ. Đọc rất hoành tráng, xong nó bảo đấy là bài của học trò nó viết. Ông Văn Giá liếc mắt thấy NGuyên ra ngoài nhận phong bì chuồn rồi, mới lồm cồm bò dậy chê bai kiểu không đồng ý với anh Nguyên điểm này, điểm nọ. Ra cái điều là bất đồng, nhưng thực ra là bài vở của mấy thằng già đấy cả.
    .................mỏi tay quá, đẽo viết được.....................
  4. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Gửi ảnh hậu Toạ Đàm hôm nay cho cả nhà xem nghen. Rất mong không bình phẩm gì, chỉ xem cho vui. Mong các Mod lưu ý giúp. Tks!
    Đây là đi cafe.
    [​IMG]
    Tớ bị thách cắn trụi tóc anh MC này.
    [​IMG]
    2 nhà văn xinh đẹp của 8X chúng tớ.
    [​IMG]
  5. phidieulan

    phidieulan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đứa nào nhìn cũng hiền lành như những con mèo con.
  6. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    ặ thỏ anh T. ngỏằ"i 'ỏƠy, thơ bỏĂn SỏƠt 'Âu mỏƠt rỏằ"i?
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sao thế hệ đi trước cứ khoái áp đặt quan điểm và phong cách cũng như suy nghĩ về phong cách của thế hệ nhà văn 8X đang sống ở thời a "còng" và Internet và công nghệ thông tin gấp gáp thía nhỉ??
    Chẳng phải là mỗi thế hệ nhà văn đều có cái nhìn riêng và cảm nhận riêng về những điều tâm niệm hay bức xúc về đời sống con người và xã hội, tùy vào hoàn cảnh của nền kinh tế và những tác động của kiến trúc thượng tầng ý thức hệ xã hội hay sao mà phải hay áp đặt này này nọ nọ thía nhể, họ nghĩ họ có cái gì hay hơn thế hệ nhà văn 8X của chúng ta sao??
  8. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    ý quên, thằng cha Nguyên khen truyện Mẹ đĩ, Mẹ Điếm đẽo nào đấy của con Linh Baca đi. Mà buồn cười truyện này không có trong hai tập sách Vũ Điệu Thân Gầy và Truyện Ngắn 8x. Hay có khi ông mãnh chưa đọc cũng lên.
    Thằng Cao Việt Dũng tuổi trẻ, tài cao mảnh khảnh thư sinh khen mấy tác giả, mấy truyện ngắn. Nhưng mà khen kín đáo không lộ liễu lắm. Về sau ra ngoài mới biết Viet Dũng có quan hệ lờ mờ với bọn Từ Nữ. Bài của Việt Dũng soạn có vẻ công phu vì muốn bênh bọn Từ Nữ trong khí thế sục sôi cách mạng văn hoá của bọn tiểu xung kích trường Dại? Học Văn Hoá.
    Có em Hương Giang tác giả truyện Cô MÌnh là có vẻ xinh nhất và máu chiến nhất. Em này cao trên 1,65. Người chuẩn.
    Đi mới biết là các anh nhà văn già có giá thế nào, được các em trẻ mặc mát mẻ sán vào bắt chuyện. Không biết sau buổi toạ đàm có đi nhà nghỉ không. Tầm này kéo nhau lên Tam Đảo thì thích phải biết
  9. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    Thấy bài này ghi chép cẩn thận nhất nên đưa lên đọc cho zui.
    Thế hệ 8X viết văn "phong trào"
    Hiện có hai cực trong ngôn ngữ văn chương trẻ, một là những từ ngữ trần sì, trắng trợn, mang tính khẩu ngữ, tính báo chí, nghĩa của chữ trắng phớ ra hết. Ở cực khác, lại sáo mòn, trơn tay, nông?
    Sáng 28/6, Ban Công tác nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) đã tổ chức buổi tọa đàm "Văn xuôi 8X" với 2 tập truyện ngắn "Truyện ngắn 8X" và "Vũ điệu thân gầy" tập hợp sáng tác của các tác giả trẻ.
    Mục đích của những người tổ chức là tạo điều kiện để các tác giả trẻ đối thoại với các nhà phê bình văn học. Tuy nhiên, mục đích đối thoại đã bất thành và cuộc tọa đàm đã kết thúc đầy? kịch tính.
    Hai tập truyện ngắn "Vũ điệu thân gầy" và "Truyện ngắn 8X" có sự góp mặt của khá nhiều cây bút trẻ đã bắt đầu quen thuộc với những người viết văn, như Trang Hạ, Nguyễn Quỳnh Trang, Lynh Barcadi, Phạm Ngọc Lương, Nguyễn Thúy Hằng, Niê Thanh Mai?
    Có thể nói, các cây bút này đang nỗ lực đi tìm kiếm những con đường mới, dù có người thành công, có người thất bại, có người thành công ít hoặc nhiều. Nỗ lực ấy đáng được trân trọng.
    Theo cách nói của nhà phê bình Cao Việt Dũng, thì ba truyện ngắn "Lơ lửng trên cao" của Phạm Ngọc Lương, "Tre rừng" của Lynh Barcadi và "Vòng lục giác" của Nguyễn Thúy Hằng là "ba trường hợp mang tính triệu chứng", đó là sự phản ứng.
    Cao Việt Dũng cho rằng, những triệu chứng có rất nhiều khả năng để mãi mãi vẫn là những triệu chứng, không có hồi kế tiếp. Nhưng một sự phản ứng có nền tảng, có ý hướng nghệ thuật rõ ràng, với toàn bộ sức mạnh dồn nén của mình là điều kiện tiền khởi để tạo ra các giá trị, cả mới và lạ... Các cây bút 8X này được đặt nhiều hy vọng và cả sự nghi ngờ, một dòng văn học mới xứng đáng và đòi hỏi một sự nhìn nhận công bằng và bình đẳng.
    Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên không phát biểu ý kiến của mình. Ông mang đến một bài phê bình của một người mà ông giấu tên. Tác giả này đã phân tích khá kỹ hình tượng "mẹ điếm" trong những truyện ngắn của nữ tác giả Lynh Barcadi. Với tác giả bài viết này, đó là sự phát hiện mới mẻ đáng được quan tâm?
    Nhà phê bình Văn Giá có một bài phân tích khá chi tiết về tập truyện ngắn "Vũ điệu thân gầy". Ông cho rằng, đại đa số các cây bút trẻ thích kể một câu chuyện hơn là tìm tòi cách kể và đa số là truyện đơn nghĩa. Hiếm có truyện nào có những chi tiết nghệ thuật độc đáo, đột xuất, hàm chứa nhiều nét nghĩa. Hầu hết các tác giả chưa đầu tư thích đáng vào ngôn từ.
    Hiện có hai cực trong ngôn ngữ văn chương trẻ, một là những từ ngữ trần sì, trắng trợn, mang tính khẩu ngữ, tính báo chí, nghĩa của chữ trắng phớ ra hết. Ở cực khác, lại sáo mòn, trơn tay, nông?
    Nguyên nhân gốc của tình trạng trên là hầu hết các cây bút trẻ chưa cật lực xác lập cho mình một quan niệm sâu sắc và vững chãi về đời sống cũng như nghệ thuật. Họ phơi bày cái tôi một cách nóng nảy, sốt sắng. Họ cố thủ trong cảm hứng tự tôn thái quá. Họ lên tiếng chống thói a dua bầy đàn, nhưng kỳ thực họ lại không cắt rốn được khỏi nó. Họ chăm chú vào việc kiếm tìm cái khác lạ ở đề tài chứ chưa thực sự ráo riết tìm kiếm cái khác lạ ở nghệ thuật tự sự, tức là cách kể và cấu trúc. Họ chưa đủ mạnh để đạt được tính dân chủ và đối thoại trong sáng tạo.
    Nhìn rộng ra một chút, thấy văn chương của các tác giả 8X trong tập này hầu hết là các cây bút đô thị hoặc được đô thị hóa. Trong khi đó, một số cây bút cuối 7X, hay chớm gác sang 8X thực sự có thành tựu lại không phải các cây bút đô thị.
    Họ toàn ở những vùng xa như Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nguyên Phước, Đỗ Phước Tiến? Điều này đáng để cho chúng ta suy nghĩ, ít nhất thì họ có một điểm chung là: họ không bị vướng bận với những phong trào đám đông, mà đã gọi là phong trào thì đều hời hợt và nông nổi?
    Tuy nhiên, ý kiến của ông Văn Giá đã không thực sự được các tác giả 8X đồng tình. Người đứng ra tập hợp các sáng tác trong 2 tập truyện ngắn trẻ này, tác giả Từ Nữ Triệu Vương, cho rằng văn học trẻ như những tấm áo mỏng manh đẹp đẽ, nhưng giới phê bình mới chỉ vuốt ve bên ngoài, chưa đi được vào bản chất vấn đề. Một số nhà phê bình cũng cho rằng, nói truyện các tác giả trẻ đơn nghĩa là không chính xác.
    Cây bút đến từ Hải Phòng, Phạm Vân Anh cho rằng, không nên coi các cây bút trong 2 tập truyện ngắn này đại diện cho thế hệ những người cầm bút 8X, bởi còn rất nhiều người trẻ khác đang âm thầm viết và họ chưa lộ diện mà thôi. Cô cũng cho rằng, không nên quá tập trung vào mổ xẻ, yêu quá thì khen nhiều mà ghét quá thì lại vùi dập không thương tiếc các sáng tác của một số cây bút trẻ đô thị?
    Cuộc tọa đàm lẽ ra đã kết thúc với bài phát biểu dài khoảng? 30 phút của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông chưa đọc "Vũ điệu thân gầy" hay "Truyện ngắn 8X", nhưng ông hy vọng vào lứa nhà văn mới, trẻ và năng động.
    Bất ngờ vào phút chót, một bạn đọc không tiết lộ danh tính (có lẽ là sinh viên khoa Ngữ văn, ĐHKHXH&NV Hà Nội) đã đứng dậy nêu ý kiến. Cô không đồng tình với ý kiến của Phạm Vân Anh, cô cho rằng, các nhà văn 8X cần có trách nhiệm nói với bạn đọc của mình tiếng nói của thế hệ.
    Và dường như những tập truyện ngắn như "Vũ điệu thân gầy" hay "Truyện ngắn 8X" rất ít được những người yêu văn học biết tới, bằng chứng là chỉ khoảng 20% sinh viên khoa Ngữ văn biết đến cuốn sách này, thì đó cũng là trách nhiệm của nhà văn 8X.
    Trả lời những thắc mắc này, người "tuyển trạch" Từ Nữ Triệu Vương đã nói lên những bức xúc của mình, nhưng người chủ tọa, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan đã cắt lời, yêu cầu cô đi vào trọng tâm vấn đề. Triệu Vương đã? dỗi. Ban tổ chức bỏ dở phát biểu và? thề rằng sẽ không đến bất cứ cuộc tọa đàm nào tương tự?
    Nói như cách nói của nhà văn Phạm Ngọc Tiến thì buổi tọa đàm kết thúc có hậu và? kịch tính. Tuy nhiên, có một mâu thuẫn lớn, là các nhà phê bình đã chưa tìm ra được điểm mạnh thực sự cũng như điểm yếu cốt tử của các cây bút trẻ này, còn một số cây bút trẻ cũng chưa thực sự cởi mở và cầu thị với giới phê bình. Chính vì thế, "văn xuôi 8X" sẽ còn là chủ đề của nhiều cuộc tọa đàm khác?
    Hoài Phố
    http://www.cand.com.vn/vi-vn/vanhoathethao/langvanlangbao/2007/6/108320.cand
  10. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Bài này tệ nhất vì tọa đàm 2 cuốn, nhưng ng viết cứ nghĩ là chỉ 1 cuốn, và chưa hiểu rõ vấn đề tọa đàm đưa ra. Làm báo như zị thì đi chết đi.
    Văn chương 8X nhìn từ Vũ điệu thân gầy
    Gạt bỏ định kiến về văn chương 8X là ý định của những nhà phê bình trong buổi thảo luận sáng nay 28/8 tại Hội nhà văn VN về tác phẩm của 12 cây bút trong Vũ điệu thân gầy (NXB Trẻ). Thế nhưng, cùng thẳng thắn trao đổi với nhau mới thấy những định kiến không dễ gạt bỏ.

    Vũ điệu thân gầy ngay từ khi xuất hiện đã gây nhiều điều tiếng. Có lẽ một phần vì vậy mà cuốn sách được chọn trong buổi thảo luận tháng này của Hội Nhà văn Việt Nam (đây là sinh hoạt được khởi động từ tháng 5 năm nay, và dự kiến tổ chức hằng tháng).

    Vũ điệu thân gầy tập hợp sáng tác của những gương mặt trẻ hầu hết ở lứa tuổi 8X. Nhân bàn về cuốn này, chủ toạ buổi thảo luận là nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan và dịch giả Cao Việt Dũng có tham vọng bàn về xu hướng văn chương 8X nói chung.

    Trần Hoàng Hoàng - K9, Khoa Sáng tác, Lý luận Phê bình Văn học, ĐH Văn hoá - nhận xét: ?oCác tác giả trong Vũ điệu thân gầy thường viết bung ra, thái quá, thiếu kiềm chế. Chẳng hạn, trong Rỗng của Từ Nữ Triệu Vương, Ngày kín của Cấn Vân Khánh, Tre rừng của Lynh Bacardi?.

    Còn cây viết trẻ Nguyễn Vũ Hương Trà gọi Vũ điệu thân gầy là những vũ điệu trẻ, bên cạnh những vũ điệu nhẹ nhàng và trữ tình còn có những điệu nhảy mà theo chị, ?okhông những không đẹp mà còn vô nghĩa, trong trang phục hở hang quá mức?.

    Hương Trà cảm nhận về hai truyện ngắn Rỗng và Em xinh không của Từ Nữ Triệu Vương và Dạo bước 13 phút của Trương Quế Chi là ?onhững truyện trống rỗng?. ?oNhững truyện đó giống như những đợt bong bóng nổi lên trong nồi nước vừa tới 100 độ C. Dữ dội, sục sôi, cuồng nhiệt, vì cảm xúc lúc ấy đòi hỏi như thế. Có điều sau đó nó sẽ tan đi nhanh chóng? - chị nói.

    Chị cho rằng: ?oRỗng còn có cách nhìn về những người xung quanh khủng khiếp. Cô chủ nhiệm được gọi là A ?" hoàn chủ nhiệm lớp. Bạn bè trong lớp là 27 em đôi mắt ghen tị ngầm và bảy đôi mắt thèm thuồng ướt sũng chất nhầy nhụa dâm dật?.

    Đáp lại những bình xét ấy, gần chục tác giả trong Vũ điệu thân gầy có mặt trong buổi thảo luận sáng 28/6 hầu như không đưa ra ý kiến.

    Mạnh bạo nhất chỉ có Từ Nữ Triệu Vương đáp lại, chị cho rằng: ?oNgay sau khi 2 cuốn Truyện ngắn 8X và Vũ điệu thân gầy ra đời, tôi đã đọc rất kỹ các phản hồi, nhưng tôi thấy các nhà phê bình vẫn chỉ mơn man "như làn gió mùa thu"... Tôi thấy họ áp đặt, thậm chí luôn so sánh chúng tôi với người này người khác... Trong 2 tập sách, tôi cũng chỉ có hai truyện ngắn, không có gì để nói nhiều".

    Cây bút Phạm Hương Giang trước đó từng lên tiếng trần tình trên báo Văn nghệ trẻ trước những lời phê phán mình, bày tỏ: ?oCác bạn phê bình chúng tôi nhưng chưa chỉ được cái không hay của chúng tôi là thế nào. Tôi mong muốn mọi lời khen chê phải rõ ràng?.

    Trong buổi thảo luận sáng 28/6, không thiếu những cây bút phê bình uy tín, quen thuộc như Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá, Hoài Nam. Nhưng thay vì sự trao đổi trực tiếp, mỗi người cầm trên tay một bản in, đọc lại những gì mình đã viết.

    Nhà phê bình Văn Giá cho rằng: ?oĐa số các truyện trong Vũ điệu thân gầy bộc lộ những ý nghĩa rõ ràng hoặc mơ hồ nhưng thảy đều nhẹ, không có khả năng ám gợi, không khiến người đọc day dứt. Chúng nhanh bị chuội đi, không có chất keo dính neo bám vào tâm hồn người đọc. Chữ nghĩa nhanh chóng bốc hơi?.

    Nguyên nhân gốc được các nhà phê bình đưa ra về hiện tượng của các cây bút trẻ là họ phơi bày cái tôi một cách nóng nảy sốt sắng, họ cố thủ trong cảm hứng tự tôn thái quá, họ lên tiếng chống thói a dua bầy đàn nhưng kỳ thực họ không đoạn tuyệt được nó.

    Điều này có thực sự đúng? Chính các cây bút trẻ đặt câu hỏi trở lại: ?oViết là sự thể hiện mình, tại sao lại quy kết sự thể hiện cái tôi một cách sốt sắng, quyết liệt của mỗi người?!?.

    Một hiện tượng được các nhà phê bình chỉ ra là văn chương của các tác giả 8X hầu hết là các cây bút đô thị hoặc được/bị đô thị hoá. Trong khi đó, một số cây bút cuối 7X, hay mới chớm sang 8X có thành tựu lại không phải các cây bút đô thị. Họ toàn ?oẩn dật? ở những vùng xa hút như Đỗ Bích Thuý, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Ngọc Tư, Niê Thanh Mai. Ít nhất thì ở họ cũng có một điểm chung là không bị vướng bận vào những phong trào đám đông.

    Hà Anh
    [​IMG]

Chia sẻ trang này