1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toạ đàm Văn chương 8X

Chủ đề trong 'Văn học' bởi EmXinhKhong, 26/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    (VnMedia) - Phê bình văn học trẻ 8x: ?oĐừng mơn man ngoài tà váy...?
    Cập nhật lúc 09h28" , ngày 09/07/2007

    Điều đương nhiên khi một trào lưu văn học mới ra đời sẽ có một lớp các nhà phê bình văn học mới. ?oVăn chương 8X? và ?oVũ điệu thân gầy? đã cùng một lúc chào đời làm cho văn đàn những năm qua được thay da, đổi thịt.
    (VnMedia) - Điều đương nhiên khi một trào lưu văn học mới ra đời, sẽ có một lớp các nhà phê bình văn học mới. ?oVăn chương 8X? và ?oVũ điệu thân gầy? đã cùng một lúc chào đời làm cho văn đàn những năm qua được thay da, đổi thịt. Cùng với sự khởi sắc đó, nó khiến các nhà văn đi trước và các nhà phê bình hoài nghi.

    Nhưng lại không thể không lắng nghe sự hoài nghi, bởi ?omột nền văn học không có phê bình theo đúng nghĩa thì văn học đó vẫn chỉ là tiểu xảo? (nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên). Chỉ có điều, dường như sự hoài nghi này luôn khiến người ta thiếu khách quan và dễ rơi vào tình thế nước đôi.

    ?oPhơi bày cái tôi một cách nóng nảy, sốt sắng?

    Nhà phê bình Văn Giá gọi cái tôi của các nhà văn 8X là cái tôi của ?onhững cây bút đô thị?, thiếu cái nhìn ra xã hội, thiếu một ý tưởng lớn và ?ocố thủ trong cảm hứng tự tôn thái quá?.

    Đã qua rồi cái thời văn chương phải cố dựng cho mình một tầng lớp nghĩa sâu xa, văn chương 8X giản đơn trong tầng ngữ nghĩa, chăm chăm vào nhịp điệu câu văn, cái khác lạ của đề tài và những ngôn từ nóng bỏng, trúc trắc. Nhà phê bình Văn Giá coi đó là ?onhững từ ngữ trần sì, trắng trợn... nghĩa của chữ trắng phớ ra hết?. Họ gần như phơi bày câu chuyện ngay từ tiêu đề hay dài hơn là qua cái mở đầu.

    Còn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ?" người được chọn mặt gửi vàng viết lời tựa cho cuốn ?oVũ điệu thân gầy? đã phải nghiền ngẫm 3 tháng để nhận định thẳng thắn: ?oHọ, những cây bút trẻ còn đẩy nhanh tốc độ vận động của truyện bằng nhịp điệu câu, bằng sự lướt qua chi tiết, bằng chăm chú về đích. Và chính ở điểm cuối này bộc lộ điểm yếu của họ, mà trong truyện này cũng có biểu hiện, là ý đồ tư tưởng truyện phơi ra lộ liễu?.

    Ông cũng không ngại ngần bộc lộ: ?oVăn chương trẻ có đỉnh chưa thì quả là chưa có đỉnh. Có một số cây văn nổi lên cho phép người ta hy vọng nhưng để đi tiếp và làm lay động văn đàn thì chưa có. Nhưng tôi tin điều kiện cần có rồi, điều kiện đủ là sự nỗ lực của các nhà văn trẻ thì còn cần hơn nữa?.

    Các nhà phê bình đều cho rằng, văn chương 8X thiếu một chi tiết ?ovàng ròng? (Nhà văn K.Pauxtovxki) làm sáng câu chuyện. Nằm trong một khuôn chung của cảm hứng văn học trẻ 8X, các nhà văn chưa có được ?onhững truyện lạ lạ, mới về nghệ thuật kể chuyện? và ?ođạt tới tính biểu tượng hay có cái kết dư ba làm người đọc thấy ngẩn ngơ, thao thức? (nhà phê bình Văn Giá).

    Mới thoảng nghe qua, cứ trộm nghĩ rằng, văn chương 8X không có chút giá trị nào với thời đại. Họ chỉ biết quanh quẩn với ***, với những mối tình thiếu trong sáng và thiếu tương lai, quẩn quanh trong cảm hứng tù tùng, chật chội, muốn bứt phá... Và đó chỉ là văn chương dành cho cá nhân tác giả. Khiến cho nhiều nhà văn và nhà phê bình hoài nghi... đồng thời cũng làm cho các nhà phê bình trẻ có dịp múa bút theo một lối tư duy sách vở, lệ thuộc.


    Do đó, khi hai cuốn ?oVăn chương 8X? và ?oVũ điệu thân gầy? ra mắt, tìm khắp chốn cùng mới chỉ có vài ba gương mặt các nhà phê bình có trọng lượng. Còn lại là những sinh viên khoa Lý luận phê bình sáng tác, non trẻ và phê bình giống như những sinh viên thực tập, đầy nhiệt huyết nhưng thiếu tay nghề. Và phần lớn họ bộc lộ sự ghê rợn với những từ ngữ gây ?onóng mặt? và ?ođi ngược với ngôn ngữ thuần phong mỹ tục của người Việt?. Họ e ngại cho một nền văn học toàn cái tôi cá nhân mà thiếu cái tôi xã hội.

    ?oChúng tôi cần thái độ khen, chê rõ ràng?

    Thiếu một sự đồng cảm, cũng bởi do bản ngã của cả người viết và người phê đều quá lớn. Chả thế mà cuối tháng 6 vừa qua, trong một cuộc tọa đàm về hai cuốn ?oVăn chương 8X? và ?oVũ điệu thân gầy? tại Hội nhà văn Việt Nam, các nhà văn trẻ đã phản pháo.

    Họ cũng có lý lẽ riêng của mình, bởi lẽ, không ai đủ sức đồng cảm với họ. Hay nói đúng hơn, là họ bị quy chụp và gán ghép bởi những cái nhìn áp đặt văn học tư tưởng của các nhà phê bình nền văn học trước và những chữ nghĩa non nớt, sách vở của các sinh viên đang tập tành những nét chữ ?ophê? và ?obình?.

    Các sinh viên đến từ Khoa Sáng tác và Lý luận phê bình, tuy gọi là cùng thời với các nhà văn trẻ, nhưng lại thiếu một cái nhìn tổng thể. Hay nói đúng hơn là họ không sống với cái sự gấp gáp của cuộc sống đô thị để hiểu được những giằng xé nội tâm, những khao khát bộc trực, những ý thức muốn bứt phá mình ra khỏi sự ràng buộc của những luân lý, những giáo điều truyền thống. Văn chương là cách họ tự cởi trói cho họ, để bộc lộ một xu hướng văn học mới.

    Thế nên, trong buổi tọa đàm về văn chương 8X, nhà văn trẻ Phạm Hoàng Giang đứng lên với nét mặt thiếu chút tự chủ: ?oCác bạn không hiểu chúng tôi. Điều chúng tôi cần là một thái độ khen chê rõ ràng, các bạn nói chung chung quá?. Còn Từ Nữ Triệu Vương thì hình tượng bóng bẩy hơn: ?oBọn em giống như những tà váy, mà các bạn chỉ như làn gió mùa thu, mơn man ngoài tà váy...?.

    Sự bất đồng giữa nhà văn và nhà phê vốn nay làm cho giới phê bình ?ochùn chân? cũng không có gì là khó hiểu. Nhưng hình như như, mọi người quên mất văn chương là tiếng nói của thời đại. Và nó đã làm cho sự so sánh của nhà phê bình Văn Giá giữa những cây bút đô thị, cây bút phong trào với những cây bút ở vùng ít chịu tác động xô bồ của cuộc sống đô thị là một sự so sánh có phần khập khiễng.

    Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên luôn cho rằng, ?ovăn học đô thị là cái khó nắm bắt. Bởi lẽ, đô thị không chỉ là cái bề mặt, bên ngoài có thể nhìn rõ ràng. Tôi khẳng định hiện nay chúng ta không có nhà văn đô thị. Nếu thả một nhà văn về nông thôn thì chỉ cần một tháng thì có thể nắm bắt được cái hồn quê. Trong khi đô thị toàn cái váng mà văn học Việt Nam cần cả những nhà văn trước và nhà văn trẻ phải đào sâu được xuống bề mặt đó. Những con người hiện đại, con người đô thị chưa có mặt trong văn chương của chúng ta?.

    Họ - những nhà văn thế hệ 8X có khao khát nói lên những điều thường nhật trong cuộc sống của họ, trong đời sống tinh thần giữa tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt. Họ có thể bộc lộ sự ?obực bội chính đáng? (Phạm Xuân Nguyên) với các nhà phê bình cùng thời đại với họ. Bởi vì điều họ cần thực tế hơn là phân tích vào những cái được và chưa được, không phải.

    Họ cần một lớp phê bình mới không chỉ người phê bình mới mà là cách đọc mới, phương pháp mới. Đúng như nhận xét của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: ?oĐọc những cái hiện đại, tân hiện đại, hậu hiện đại mà đưa cách đọc cổ điển vào thì không được?.

    ?oVăn chương 8X? và ?oVũ điệu thân gầy? mới chỉ là đại diện một phần cho xu hướng văn học trẻ 8X. Còn nhiều gương mặt ẩn dật, nhiều tác phẩm đang thai nghén biết đâu lại gợi mở ra ra một hướng mới cho văn học trẻ. Và cũng biết đâu, một ngày không xa, văn học trẻ sẽ không chỉ dừng lại là một ?otriệu trứng? (Cao Việt Dũng).
    Thiên Lam

    http://www.vnmedia.vn/print.asp?newsid=95644
    *** Chán! Tôi phát biểu rằng: "Sau khi truyện ngắn 8X và Vũ điệu thân gầy, tôi đã đọc khá kỹ nhiều bài phê bình của các nhà phê bình, nhà văn cũng như nhận xét nhiều chiều trên báo chí. Tôi thấy rằng họ không nắm được tinh thần cái chúng tôi viết, hầu như, "họ chỉ mơn man như làn gió mùa thu thoảng nhẹ trong tà váy đàn bà"... (Ý câu này muốn nói các lời nhận xét kia nó có cũng được, hôk cũng chẳng sao, nó chỉ hơi man mát chút đỉnh như gió mùa thu lại mơn man trong váy áo đà bà. Và câu này của thầy tôi thường giễu tôi, tôi trích lại như vậy-EXK). Tôi không muốn nói nhiều, nhường cho tác giả Phạm Hương Giang cũng là tác giả 1 truyện ngắn trong cuốn 8X, vì cô ấy cũng có nhiều ý kiến trái chiều với chúng tôi..."
    Nhưng dù sao cũng chân thành cảm ơn mọi ý kiến của các anh chị, các bạn đã và đang quan tâm đến chúng tôi.
  2. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    Văn chương 8X - những cách nhìn
    Phong Điệp

    Bất luận những ý kiến khen chê, thành tâm hay thiếu thiện chí thì trong đời sống của chúng ta hôm nay đã và đang hình thành một trào lưu văn học mới. Trào lưu ấy được trình bày rất rõ trong hai tập truyện: Truyện ngắn 8X (NXB Hội nhà văn 2006) và Vũ điệu thân gầy (NXB Trẻ 2007). Chúng ta quen gọi bằng cụm từ ?ovăn học 8X?, nhưng thực tế không chỉ các tác giả 8X ?ogia nhập? vào trào lưu này, nên gọi một cách chính xác thì đó là trào lưu của văn học 8X mở rộng.

    Nhưng cũng sẽ sai lầm nếu chọn một mẫu số chung cho các tác giả trẻ hiện nay đều nhập vào trào lưu này. Họ - một lực lượng đông đảo ?" đã và đang viết theo sự lựa chọn của riêng mình. Tuy nhiên với những gì các tác giả trình bày trong 2 tập truyện trên đã bước đầu đủ sức tạo nên một sự riêng biệt cho mình. Sự riêng biệt ấy, thời gian qua đã đón nhận khá nhiều những sóng gió khen chê. Sự khen chê trong đời sống văn học âu cũng là điều bình thường. Cái đáng sợ là tác phẩm in ra bị rơi vào im lặng, dửng dưng.

    Ngày 28 ?" 6 vừa qua, Ban công tác nhà văn trẻ đã tổ chức toạ đàm về hai cuốn sách gây nhiều tranh cãi nêu trên, với tinh thần: gạt bỏ những ấn tượng, định kiến của các nhà phê bình và bạn đọc, cùng trao đổi cởi mở, thẳng thắn.

    Nhiều tác giả có tác phẩm trong hai tập truyện trên cũng đã góp mặt tại buổi toạ đàm để cùng tham gia tranh luận, hoặc đơn giản chỉ là im lặng lắng nghe.

    Phản hồi từ phía người đọc

    Nhà phê bình Văn Giá cho rằng: Đa số các truyện trong Vũ điệu thân gầy bộc lộ những ý nghĩa rõ ràng hoặc mơ hồ nhưng thảy đều nhẹ, không có khả năng ám gợi, không khiến người đọc day dứt. Chúng nhanh bị chuội đi, không có chất keo dính neo bám vào tâm hồn người đọc. Chứ nghĩa nhanh chóng bốc hơi. Hầu hết chúng là loại truyện một nghĩa. Những truyện lạ, mới về nghệ thuật kể chuyện, tổ chức câu chuyện, có hình ảnh ẩn dụ hoặc đạt tới tính biểu tượng, kết dư ba làm tâm hồn người đọc cảm thấy ngơ ngẩn, thao thức đang còn ít thấy trong đội ngũ các cây viết trẻ 8X hiện nay.

    Nhằm cắt nghĩa tình trạng này, nhà phê bình Văn Giá đã nêu ra 4 nguyên nhân: 1- Đại đa số các cây bút thích kể ra câu chuyện hơn là tìm tòi cách kể. 2 ?" Tuy các thao tác lắp ghép văn bản truyện, phá vỡ hình thức tuyến tính trong cách kể đã được suy tính và áp dụng, song đang còn đơn giản, dài dòng, thiếu tiết chế , không có những các lắp ghép biến hoá năng động, đạt tới tính bất ngờ nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật cao. 3- Hiếm thấy truyện nào có những chi tiết nghệ thuật độc đáo, đột xuất, hàm chứa nhiều nét nghĩa. Sở dĩ có điều này là do các cây bút trẻ chưa thấy hết tầm quan trọng và ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật nên chưa biết dụng công tìm kiếm và cài cắm. Sự kể và tả sẽ trôi đi hết, không có khả năng níu giữ người đọc dừng lại nếu không có những chi tiết nghệ thuật sáng giá. 4 ?" Các tác giả chưa đầu tư thích đáng vào ngôn từ.
    Nguyên nhân gốc của tình trạng trên ?" theo nhà phê bình Văn Giá - là do hầu hết các cây bút trẻ chưa cật lực xác lập cho mình một quan niệm sâu sắc và vững chãi về đời sống cũng như nghệ thuật. Ông cũng cho rằng: văn chương của các cây bút trong 2 tập truyện ngắn trên đều là các cây bút đo thị, được/bị đô thị hoá.Trong khi những cây bút có thành tựu lại là những người ở xa hút hắt, những người không bị vướng bận bởi phong trào đám đông ?" mà đã gọi là phong trào thì đều nông nổi và hời hợt.

    Sau những ý kiến thẳng thắn , dễ làm ?omất lòng? của mình, nhà phê bình Văn Giá có ý giãi bày thêm: tôi cố gắng đọc để được chứ không phải đọc để phán. Ông đồng tình với quan điểm của nhà thơ Trần Anh Thái, đó là: truyện ngắn trẻ hiện nay cứ díu vào nhau, không thấy có một khuôn mặt nào tách riêng ra. Ý kiến này bị ông Dương Thắng ?" giám đốc nhà sách Kiến Thức bác bỏ. Theo ông Thắng, nếu đánh giá như vậy là đang nhìn qua 1chiếc kính hiển vi quá thô. Thực sự thì các tác giả trẻ chẳng ai giống ai.

    Còn những độc giả cùng thế hệ , họ nói gì?

    Thu Hà, sinh viên, nhận xét: Mười hai tác giả trẻ , mười hai truyện ngắn, mỗi người đều chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau, nhưng chung lại người đọc thấy ở họ sự tìm tòi đổi mới trong mỗi trang viết đều mang một dấu ấn riêng.

    Tụê Minh, sinh viên, nhận xét: Đọc các truyện ngắn thấy rằng các tác giả đang mải miết theo đuổi cái tôi cá nhân, không ngần ngại phơi bầy nó trên trang viết . Tuy nhiên người viết mới có được sự chiếm lĩnh nội tâm cá nhân mà chưa chiếm lĩnh được thực tại , nên tính tư tưởng còn là điểm thiếu hụt của các tác phẩm

    Hương Trà, sinh viên, thì cho rằng: Nhìn chung các tác giả trẻ, không hẹn mà gặp, hầu hết đều cùng viết và kết tác phẩm ở trong bế tắc. Bất chấp việc họ đã cố gắng đi tìm những đề tài mới, xoáy sâu hơn vào mảng *** trong văn học, (đôi khi lạm dụng) và những cách thể hiện mới đi nữa. Độc giả 8 X này cũng cho rằng : ?obản thân việc dám đi trên đường rừng thay cho đường mòn đã là việc đáng cổ vũ.?

    Dịch giả Cao Việt Dũng đưa ra ý kiến: Tuy không hề có ý định cho rằng những truyện ngắn ở đây đã dựng lên một cách đầy đủ một chân dung thế hệ hay thời đại, nhưng hơi khác một số người cho rằng các nhà văn thế hệ mới trốn mình vào cái tôi cá nhân, nhỏ bé và không tìm được mối liên thông nào với thế giới xung quanh họ, anh vẫn cho rằng ở mười hai nhà văn của tập Vũ điệu thân gầy có những mẫu số chung nhất định và mang các đặc tính khiến cho sự xuất hiện đồng loạt của họ tạo ra được cái có thể tạm gọi là trào lưu.

    Trong tham luận của mình, tác giả Cao Việt Dũng tập trung khảo sát, phân tích 3 truyện tiểu biểu trong Vũ điệu thân gầy, đó là : Lơ lửng trên cao (Phạm Ngọc Lương); Tre rừng (Lynh Bacardi) và Vòng lục giác (Nguyễn Thuý Hằng) - để đưa ra cái mà anh tạm gọi là ?osự phản ứng của các nhà văn trẻ? .Theo anh, phản ứng là hiện tượng bình thường và có thể nói rất chung của những sự xuất hiện mới mẻ. Và : ?omột sự phản ứng có nền tảng, có ý hướng nghệ thuật rõ ràng, với toàn bộ sức mạnh dồn nén của mình là điều kiện tiên khởi để tạo ra các giá trị, cả mới và lạ?

    Gần cuối buổi toạ đàm, một độc giả không nêu danh tính đã đứng lên, bày tỏ mong muốn những người viết trẻ ?ohãy phát ngôn hộ thế hệ chúng em?, ?ocất lên tiếng nói cá nhân mang tầm thời đại?. Bạn trẻ này cũng đưa ra một thực tế cần suy nghĩ: đó là "Vũ điệu thân gầy" hay "Truyện ngắn 8X" rất ít được những người yêu văn học biết tới, bằng chứng là chỉ khoảng 20% sinh viên khoa Ngữ văn biết đến cuốn sách này.


    Phản hồi từ phía tác giả


    Có lẽ các tác giả trẻ xuất hiện trong 2 tập sáng tác - nội dung của buổi toạ đàm ?" là thành phần hồi hộp nhất. Họ lắng nghe, chờ đợi sự cảm nhận, những đánh giá từ phía bạn đọc cũng như các nhà phê bình. Và liệu có phải lâu nay những ý kiến khen là vì quá yêu và chê là vì quá ghét ?" như một tác giả trẻ đã bức xúc phát biểu?

    Tác giả Từ Nữ Triệu Vương cho rằng: các nhà phê bình mới chỉ ?ochạm vào chiếc áo mỏng manh bên ngoài? chứ chưa thực sự hiểu các tác giả trẻ cũng như tác phẩm của họ. Với ý kiến về việc các tác giả trẻ phải đại diện cho tiếng nói của thế hệ mình, chị thẳng thừng phản bác: ?ochúng tôi không đại diện cho ai hết. Tôi đại diện cho tôi.Mỗi người phải tự đại diện cho mình?

    Tác giả Phạm Hương Giang, người từng có bài ?oTruyện ngắn 8X - lời trần tình của một nạn nhân? trên văn nghệ Trẻ ngay sau khi tập Truyện ngắn 8X ra mắt, đến dự buổi toạ đàm này, chị cho rằng mình vẫn bảo lưu những ý kiến đã nêu ra trong bài báo trước đây. Xin trích: ?o trong Truyện ngắn 8X, hầu hết các truyện ngắn đều chưa ra truyện. Nghĩa là không đầy đủ cấu tứ, không có sự đào sâu suy nghĩ nên câu chuyện được thả chơi vơi, đầu đuôi không thống nhất được về nội dung và ý nghĩa?. Ở bài viết này, chị cũng chỉ ra căn bệnh ?omắt hẹp? của các tác giả trẻ : ?okhi viết họ chỉ viết về những thứ vụn vặt nhìn thấy xung quanh?. Tại buổi toạ đàm chị đề nghị các nhà phê bình nên chỉ ra những điểm hay hoặc chưa hay trong sáng tác của những người viết trẻ; và việc khen chê cũng nên rõ ràng. Theo chị, nhiều ý kiến đưa ra tại buổi toạ đàm không rõ là khen hay chê.

    Đáp lại ý kiến này, anh Cao Việt Dũng cho rằng: các ý kiến tham luận nhằm đưa ra những lối tiếp cận tác phẩm, chứ không nhằm đưa ra lời khen hay chê.

    Tác giả Phạm Vân Anh đưa ra ý kiến: các tác giả xuất hiện trong tập sách này đều là những người có trình độ, có văn hoá, thông minh. Tuy nhiên đừng nhìn vào họ để cho rằng đó là bộ mặt của 8X hay định hướng cho văn xuôi 8X. Hiện nay vẫn còn rất nhiều những bạn viết trẻ đang lặng lẽ viết. Họ có cách viết riêng của họ, có con đường đi riêng của họ. Tác giả Phạm Vân Anh cũng đưa ra ý kiến: Ban công tác nhà văn trẻ nên có sự tập hợp lại sáng tác của các tác giả trẻ, qua các đọc, cách đánh giá của những người đi trước, chứ không phải qua cách đọc , cách tuyển chọn của 1 người như chị Từ Nữ Triệu Vương (Truyện ngắn 8X và Vũ điệu thân gầy là do Từ Nữ Triệu Vương tập hợp bản thảo và tuyển chọn ?" PĐ).

    Nhiều tác giả xuất hiện trong hai tuyển tập trên, có mặt tại buổi toạ đàm như Cấn Văn Khánh, Trần Ngọc Linh, Phạm Ngọc Lương, Nguyễn Thị Cẩm... đều giữ thái độ im lặng.

    Lời kết

    Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam ngồi chăm chú theo dõi buổi toạ đàm kéo dài suốt hơn 2 giờ đồng hồ. Chỉ đến phút cuối, khi đã tạm kết thúc các bản tham luận ông mới đứng lên phát biểu. Ông tâm sự: các đây 1 tháng, cũng tại Hội trường Hội nhà văn ?" nơi đang diễn ra cuộc toạ đàm về văn xuôi trẻ hôm nay ?" đã chính thức khai mạc lớp bồi dưỡng viết văn khoá 1. Nhưng những gương mặt xuất hiện trong khoá 1 này còn thiếu vắng những gương mặt trẻ. Ông mong muốn những khoá sau , lực lượng này sẽ đông đảo hơn. Ông mong muốn họ sẽ là chủ lực cho nền văn học trong thời gian tới.

    Trong suốt thời gian diễn ra buổi toạ đàm, nhà thơ Hữu Thỉnh đã lắng nghe với một tâm thế chờ đợi một thế hệ mới trong văn chương. Ông nói : ?oTừ văn chương của 1 lứa tuổi chúng ta đang có dấu hiệu hình thành 1 thế hệ văn chương của đất nước. Không ai nói hay hơn, sinh khí hơn các bạn về thời đại này, về ngày hôm nay. Và cũng không ai nói thay được các bạn về ngày hôm nay?. Ông nhận xét: văn trẻ hôm nay nhiều sinh khí, mới mẻ. Tính nhịp điệu cao. Nhưng ông cũng nhấn mạnh: văn trước hết phải có văn chương. Văn chương không ai giống ai.

    Thiết nghĩ , trong đời sống văn học, việc có những ý kiến trái chiều về một tác phẩm là chuyện bình thường, không nên nhìn nhận đó là sự áp đặt yêu ghét cảm tính theo kiểu ?okhen là vì quá yêu và chê là vì quá ghét?. Các tác giả cần có thái độ bình tĩnh khi lắng nghe sự phản hồi từ phía độc giả và nhà phê bình, biết sàng lọc những ý kiến bổ ích, cần thiết cho việc sáng tác của mình và quan trọng là biết tự tin bước tiếp. Mục tiêu cuối cùng là có một cá thể văn học không ai trộn lẫn được. Chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới văn học trẻ sẽ có những gương mặt thực sự ?ophát sáng? và có khả năng tồn tại lâu dài với thời gian.

    Phong Điệp
    http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=2717
  3. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    Văn chương 8X - Gạt bỏ những định kiến
    http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Trang-nhat/News-page?contentId=33161&print=ok
    Thứ sáu 29.06.2007, 11:21
    Đó là ý định của những nhà phê bình khi cùng nhau ngồi thảo luận về tác phẩm của 12 vây bút trong Vũ điệu thân gầy của Nhà xuất bản trẻ. Thế nhưng cùng thẳng thắn trao đổi với nhau mới thấy khó tìm tiếng nói chung giữa những người sáng tác và phê bình.
    Vũ điệu thân gầy ngay từ khi xuất hiện đã gây nhiều điều tiếng. Sách là tập hợp sáng tác của những gương mặt trẻ hầu hết ở lứa tuổi 8X, do chính một người viết, Từ Nữ Triệu Vương thực hiện. Một công việc đáng ra thuộc trách nhiệm của ban sáng tác trẻ, Hội nhà văn. Chính nhà văn Vân Anh - người từng có mặt trong truyện ngắn 8X in trước đó trách khéo rằng: ?oThay vì việc một cá nhân đứng ra sưu tập các tác phẩm của những người trẻ chúng tôi, Hội nhà văn nên có sự kết nối và tập hợp một cách tổng thể, chứ không đơn thuần chỉ là những cuốn sách được in từ cảm hứng của một người?.
    Nhân bàn về cuốn Vũ điệu thân gầy, chủ toạ buổi thảo luận là nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, dịch giả Cao Việt Dũng có tham vọng bàn về xu hướng văn chương 8X. Sự góp mặt của các sinh viên trong khoa sáng tác lý luận phê bình trường Đại học Văn hoá Hà Nội với các bản tham luận không làm cho cuộc trao đổi cởi mở thêm mà cho người ta cảm giác như các sinh viên đang trả bài.
    Dưới góc nhìn của chính những người trẻ tuổi ấy, dường như tập truyện đã bung phá được điều gì đó. Nhưng họ chỉ ra những cái chưa được dễ dàng hơn.
    Nguyễn Vũ Hương Trà gọi Vũ điệu thân gầy là những vũ điệu trẻ, bên cạnh những vũ điệu nhẹ nhàng và trữ tình còn có những điệu nhảy theo chị: ?oKhông những không đẹp mà còn vô nghĩa, trong trang phục hở hang quá mức?.
    Hương Trà cảm nhận về hai truyện ngắn Rỗng và Em xinh không của Từ Nữ Triệu Vương và Dạo bước 13 phút của Trương Quế Chi là những truyện trống rỗng: ?oNhững truyện đó giống như những đợt bong bóng nổi lên trong nồi nước vừa tới 100 độ C. Dữ dội, sục sôi, cuồng nhiệt, vì cảm xúc lúc ấy đòi hỏi như thế. Có điều sau đó nó sẽ tan đi nhanh chóng?.
    Chị cho rằng: Rỗng có cách nhìn về những người xung quanh khủng khiếp. Cô chủ nhiệm được gọi là A ?" hoàn chủ nhiệm lớp. Bạn bè trong lớp là 27 em đôi mắt ghen tị ngầm và bảy đôi mắt thèm thuồng ướt sũng chất nhầy nhụa dâm dật?.
    Đáp lại những bình xét ấy, gần chục gương mặt trong Vũ điệu thân gầy có mặt trong buổi thảo luận sáng 28/6 hầu như không đưa ra ý kiến.
    Riêng tác giả của Rỗng cho rằng: ?oNgay sau khi Vũ điệu thân gầy xuất bản, tôi đọc nhiều bài phê bình. Nhưng có cảm giác họ mới chỉ mơn man ngoài tà váy mỏng manh của chúng tôi mà chưa đi sâu được vào bên trong. Tôi cũng chỉ có hai truyện ngắn, không có gì để nói nhiều. Nhưng tôi nhận thấy người ta viết về chúng tôi vẫn áp đặt nhiều, luôn so sánh chúng tôi với người này người khác?.
    Trong buổi thảo luận sáng nay, không thiếu những cây bút phê bình quen thuộc như Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá, Hoài Nam.
    Nhà phê bình Văn Giá cho rằng: ?oĐa số các truyện trong Vũ điệu thân gầy bộc lộ những ý nghĩa rõ ràng hoặc mơ hồ nhưng thảy đều nhẹ, không có khả năng ám gợi, không khiến người đọc day dứt. Chúng nhanh bị chuội đi, không có chất keo dính neo bám vào tâm hồn người đọc. Chữ nghĩa nhanh chóng bốc hơi?.
    Nguyên nhân gốc được các nhà phê bình đưa ra về hiện tượng của các cây bút trẻ là họ phơi bày cái tôi một cách nóng nảy sốt sắng, họ cố thủ trong cảm hứng tự tôn thái quá, họ lên tiếng chống thói a dua bầy đàn nhưng kỳ thực họ không cắt rốn được nó.
    Điều này có thực sự đúng với những nhà văn trẻ? Chính họ đặt câu hỏi trở lại: ?oViết là sự thể hiện mình, tại sao lại quy kết cách thể hiện cái tôi của mỗi người?,
    T.H
  4. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    mình đọc mấy trang VĐTG (vũ điệu thân gầy chứ không phải vô địch thế giới đâu nhé), cầm cốc nước mà uống mất cả ngon!
    Đây là ý kiến riêng!
  5. HOACUCXANH22

    HOACUCXANH22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Đáng lẽ không viết, tại mình chỉ thỉnh thoảng mới online, nhưng vẫn phải viết:
    1 - Bà bạn Lã Bất Lương thân mến, bà cũng đanh đá thật, trong topic này bà còn xung kích hơn hẳn Vương. Topic này Vương là người paste lại những bài có giá trị liên quan đến học thuật nhiều nhất. Mặc dù thỉnh thoảng nó giật đùng đùng nhưng lần này tôi công nhận sự nghiêm chỉnh của Vương.
    2 - To all: Tôi đã đọc Truyện ngắn 8x, chưa đọc Vũ điệu thân gầy vì thời gian này quá bận, không cập nhật tình hình gần đây lắm. Nên ý kiến của tôi có thể hơi thiên kiến, có thể cũng vì tôi quen biết với chừng 4/... những tác giả được nhắc đến trong hai tuyển tập trên.
    - Có những người vì người mà ghét văn
    - Có những người vì văn mà ghét người
    - Có những người ghét cả văn lẫn người
    Cũng 3 câu trên, thay "ghét" bằng "thích", "quí", "yêu"
    Đại loại cơ bản của 6 trang topic, đã có sự nhầm lẫn giữa toạ đàm Văn chương 8x và toạ đàm về cách nghĩ của mọi người về tư cách con người và tư cách nhà văn của các tác giả. Thôi thì tôi cũng đi theo hướng này vậy.
    a.Các cây bút của K9 Khoa Sáng tác Lý luận Phê bình còn được gọi là "cây bút" thì cũng nên công nhận những từ đại loại như "nhà văn", "tác giả" để chỉ những người viết trong "Truyện ngắn 8x". Bởi cái chúng ta bàn là văn chương của họ. Hãy coi đó là một danh từ để gọi họ trong bài viết. Đừng thần thánh hóa một danh từ nào đó để rồi biến nó thành tấm khiên cực đoan che chắn cho quan điểm của mình.
    b.Tôi tán thành cách suy nghĩ ôn hòa wolfman76, nhưng bạn ạ, những người viết cũng là con người, nhất là người trẻ, họ cũng là những ngọn núi lửa, không biết phun trào lúc nào!
    c.Còn LHX-NDD: Em bảo người khác đừng áp đặt, nhưng chính em cũng khá áp đặt, em bảo wolfman76 hời hợt vì không hiểu những nhà văn, nhưng chính em cũng hỏi, "bạn có hiểu gì sâu sắc về họ không?". Wolfman76 chưa từng gặp chỉ biết qua những thông tin trên báo, mạng thì đó vẫn là cái nhìn đã thông qua lăng kính xã hội, vậy nên không thể đòi hỏi quá cao. Cả em nữa, em trân trọng họ nhưng để bảo là hiểu thì ngay cả chị, đã là bạn có thể gọi là rất thân thiết từ 5 năm nay, chị cũng không dám bảo là hiểu họ sâu sắc. Chị chỉ có thể nói, chị cảm được ở họ những người bạn tốt của chị, những người viết thực sự có tìm tòi.
    Hãy cười khi chuẩn bị type một cái gì, bởi vì, cái bạn muốn gửi đến mọi người là niềm vui chứ không phải thuốc súng.
    P/S: To Lương: Tôi vẫn không tán thành bà đanh đá như thế
    To VuTuanAnh: Ông cũng đừng có a dua cho Lương nó ăn nói như thế, không ông lên Hà Nội là tôi không tha cho ông đâu!
    Gửi một nụ cười thân thiện cho tất cả mọi người
    Từ một "sâu rượu"
  6. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Sau diễn văn bế mạc hội nghị của bác Xanh 22. Đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay vị hội nghị đã thành công tốt đẹp.
    Chương trình toạ đàm tới là về các nhà văn 9x.
  7. CrassPunkIsDead

    CrassPunkIsDead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Càng cãi nhau to càng bán được nhiều. Ở VN có nhiều vụ truyện bé xé ra to, dễ đục nước béo cả cò lẫn vạc. Bao nhiêu tên tuổi cả đời chưa nghe bao giờ tự nhiên xuất hiện khắp nơi.
    Riêng với một số người có thói quen đánh giá văn của người khác, chắc chỉ có mỗi câu, chỉ chúa mới đánh giá được chúng tôi.
    Hờ, bán hết truyện rồi thì ai scan lên cho người vùng sâu vùng xa đọc cái.
  8. songpho

    songpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    1.Văn là người
    2. Hình như chỉ với " Vũ điệu thân gầy" và " Truyện ngắn 8x" và thành toạ đàm văn chương 8x thì không chính xác.Các tác giả trong hai tập truyện này chưa thể đại diện cho văn chương8x
    3.Nếu đã đưa lên Thica nghĩa là chấp nhận những đánh giá của các độc giả chứ không phải của các nhà phê bình
    4. Mục đích của topic này dường như chỉ để lăng xê các tác giả trong 2 tuyển tập ấy hơn là để " toạ đàm" đúng nghĩa
  9. phidieulan

    phidieulan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Đây, hàng đây! hehe!
    100km

    1.
    Những giọt nắng yếu ớt cuối cùng không còn đủ sức để sưởi ấm mặt đất nữa. Nguội lạnh. Nguội lạnh như cái cách Kiên đối xử với tôi. Không biết yêu có mùa không? Cứ độ thu về tôi lại như thân cây trần trụi đứng trước gió bơ vơ. Tình yêu biết úa héo tựa những chiếc lá thu. Đã ba chàng trai bỏ tôi đi như những cơn gió vụt qua cành cây ê chề.
    Praha giữa trưa, nắng nhợt nhạt, lơ lửng trong không trung rồi phai mờ dần trên từng viên đá cổ. Tôi rảo bước xuống Metro, mùi không khí ẩm thấp, ướt át xộc vào mũi, chúng tôi hẹn nhau ở một nơi xa trung tâm. Những lâu đài, quảng trường với ngọn tháp cao vút được thay thế bởi hàng loạt nhà chung cư cũ kĩ, bốn bề lòng vòng đường cao tốc dễ đến tám luồng. Cuộc sống đô thị, bụi quện trong gió như một điều đương nhiên không ai cảm thấy. Kiên cũng hối hả như dòng xe đang chạy trước mặt tôi.
    - Chúng ta có nửa tiếng!
    - Em chỉ cần mười phút thôi.
    Anh không làm tôi ngạc nhiên bởi câu nói đó. Lần nào hẹn nhau Kiên cũng như vậy, chính xác đến cứng nhắc. Tôi ôm lấy Kiên.
    - Chặt thế? Đau anh!
    Kiên không ôm tôi. Hai tay thõng như treo trên vai thừa thãi. Hình như chưa bao giờ Kiên ôm tôi cả, những ngón tay ấy chỉ chạm vào mái tóc ngắn cũn cỡn vài lần, ngượng ngịu, gượng gạo đến khó hiểu. Tôi buông anh ra từ từ. Gió lùa vào từng hơi thở, lạnh lẽo, mặt mũi tôi nóng bừng lên nhưng chân tay thì buốt giá, tím tái.
    - Vì lần này là lần cuối. Chúng ta kết thúc thôi.
    Kiên nhìn lên trời, nhún vai rồi quay lưng lại, trèo lên xe vụt đi. Tôi đứng sững như cái cây bên cạnh.
    2.
    Phải mất 100km mới về được nhà. Một tháng trước người ta mở đường, từ Praha về nhà Kiên không phải qua thành phố tôi nữa, chúng tôi cũng ngừng gặp nhau. Plze^ nhỏ bé, quạnh hiu. Tôi yêu sự bình yên ở nơi đây, Kiên thì chẳng thích. Nó không ra đô thị, không ra quê mùa, đường phố thì hẹp, dây điện chằng chịt lại quá nhiều khu công nghiệp và ống khói. Tất cả những chàng trai đã từng là của tôi đều ở Praha, nếu không thì cuối cùng họ cũng trôi đến đó như một định mệnh, như Kiên. Ở đây trơ lại toàn con gái, những thiếu nữ u buồn cô đơn hệt hòn vọng phu, hòn đá, cứng đơ và giá lạnh.
    Tôi muốn trở thành con gấu, rúc mình vào đâu trốn biệt băng tuyết để khi tỉnh lại đã là mùa xuân rồi. Không làm được. Mất thói quen yêu Tây, tôi không biết rung động nữa. Mấy con bạn nói đúng, dù gì thì người Việt lại trở về với người Việt thôi. Kiên ngủ vùi trong tim tôi như một tảng băng nho nhỏ không chịu tan chảy. Thỉnh thoảng anh còn nhắn tin, rất muộn, sau nửa đêm, sau những chén rượu. Đêm ấy tôi lại mất ngủ, nằm nghe gió rít ngoài hiên và cả tiếng thổn thức trong từng hơi thở. Tình yêu chắc chắn có mùa, lá thu rụng rơi nhưng không biến mất, giờ nó bị lấp dưới những thảm tuyết trắng xóa. Tôi chưa bao giờ ngừng yêu Kiên, chỉ khoảng cách 100km ấy, không ai trong chúng tôi vượt qua được.
    3.
    Tháng ngày dần trôi, tôi và Kiên ngừng liên lạc. Kiên không viết sms cho tôi mỗi lúc say nữa. Xuân nảy nở từng mầm xanh mơn mởn, hè về nóng bỏng bên những mặt hồ, tình yêu vẫn bị lấp dưới những tảng băng cảm xúc bộn bề ngăn tim.
    Thu sang. Màu nắng nhuộm khoảng không vàng óng, đặc quánh như giọt mật ong ngọt lịm. Tôi chẳng có gì để mất, chẳng có ai bên mình nên cũng không ai bỏ tôi đi cả, ngược lại, tôi rời Plze^. Thu là thời khắc của chia tay, nhung nhớ. Tôi bị cuốn theo dòng trôi của số phận lên Praha học vì không đỗ một trường nào ở thành phố mình, không còn sự lựa chọn khác. Có lẽ Kiên may mắn hơn, năm ngoái anh đỗ ở cả hai thành phố và chọn Praha. Hay chăng trong cái rủi có cái may, tôi được gần anh và thu này sẽ là mùa thu đoàn tụ. Gọi điện cho Kiên! Chưa bao giờ tôi hân hoan hơn lúc này, cảm xúc dội về dồn dập, hối hả như những luồng xe trên đường cao tốc.
    - Em muốn gặp anh! ?" Tôi chỉ nói một câu duy nhất, chắc nịch.
    - Ừ, 5 phút. Anh đến cổng nhà em ngay.
    - Anh đang ở đâu? Đừng nói với em anh ở Plze^!
    - Ừ, năm nay anh chuyển về đây học.
    - Sao cơ?
    - Em không ở nhà à? Ở đâu anh đến đón?
    - Em lên Praha học rồi. Thôi.
    Mùa thu trong tôi vẫn như định mệnh, mùa chia cách xa rời, riêng tình yêu mãi im lìm trong đông, không giao mùa được.
    Giáng sinh, Phục sinh, nghỉ hè, tôi về Plze^, Kiên trở về nhà, chẳng gặp được nhau.
    5 năm đại học ngút trước mắt, Praha ?" Plze^, tôi ?" Kiên, 100km số phận.
    13.7.2007

  10. phidieulan

    phidieulan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Quên, tác giả đây!
    http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-iFozkZoicqO0L.Z2StdR7NRk

Chia sẻ trang này