1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toạ đàm Văn chương 8X

Chủ đề trong 'Văn học' bởi EmXinhKhong, 26/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songpho

    songpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    1. Bạn thân mến, khi tôi nói văn là người tôi cũng đã đọc một vài lần hai tập truyện mà người ta nhắc đến cũng như theo dõi những lời trò chuyện của các một số tác giả trong hai tập truyện đó, trên diễn đàn này và cả ngoài đời thực. Tôi rất muốn tách bạch văn và người ra nhưng không thể. Có thể vì tôi không ở thế hệ 8x như các bạn, tôi bảo thủ hơn nên... Bạn nghĩ sao khi tôi nói ghét người chứ không ghét văn vì đó hình như chưa phải là văn chương? Hoặc chưa phải văn chương 8x?
    2. Với tiêu đề topic này cũng như cái giấy mời của hội nhà văn về buổi toạ đàm và những bài viết trong này tôi không hề thấy sự xuất hiện của các tác giả khác?
    3.Tôi thấy thái độ không tôn trọng những lời nhận xét của vài người bạn của bạn, lại hình như họ đang lăng mạ chính họ?
    4. Ngoài lề một chút hình như topic này mở ở thica không hợp bằng bên Văn học?
  2. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    1. Bạn thân mến, khi tôi nói văn là người tôi cũng đã đọc một vài lần hai tập truyện mà người ta nhắc đến cũng như theo dõi những lời trò chuyện của các một số tác giả trong hai tập truyện đó, trên diễn đàn này và cả ngoài đời thực. Tôi rất muốn tách bạch văn và người ra nhưng không thể. Có thể vì tôi không ở thế hệ 8x như các bạn, tôi bảo thủ hơn nên... Bạn nghĩ sao khi tôi nói ghét người chứ không ghét văn vì đó hình như chưa phải là văn chương? Hoặc chưa phải văn chương 8x?
    2. Với tiêu đề topic này cũng như cái giấy mời của hội nhà văn về buổi toạ đàm và những bài viết trong này tôi không hề thấy sự xuất hiện của các tác giả khác?
    3.Tôi thấy thái độ không tôn trọng những lời nhận xét của vài người bạn của bạn, lại hình như họ đang lăng mạ chính họ?
    4. Ngoài lề một chút hình như topic này mở ở thica không hợp bằng bên Văn học?
    [/quote]
    Đầu tiên xin cảm ơn Hoa Cúc Xanh đã quá quý mến giới viết trẻ và có cái nhìn êm ái với chúng tôi.
    Văn là người hay không là người vẫn là đề tài gợi mở mà đến chúng tôi cũng không trả lời dứt khoát được.
    Bạn nói những gì trong 2 cuốn sách chúng tôi đã xuất bản kô là văn chương hoặc có là cũng không phải văn chương 8X. Tôi đồng ý. Nhưng khi có ý kiến khác nào đó cho rằng chúng tôi đã tạo ra một dòng văn học đầu thế kỷ 21. Chúng tôi qua được sự tiểu nhược của 7X, và không cần chờ đợi đến 9X khẳng định, có khi tôi cũng đồng ý. Và tất nhiên nếu ý kiến đó thuyết phục tôi.
    Các tác giả 8X có thể ở xa, có thể họ tránh đến những nơi "ngọt ngào thì ít, đao búa thì nhiều", nên họ kô xuất hiện là chuyện thường. Còn việc tôi xuất hiện cũng rất thường tình, chẳng có gì đáng hổ thẹn ở đây cả.
    Tôi đưa 2 cuốn sách lên đây để PR, điều này cũng rất đúng. Nhưng thử hỏi, trong cái Topic này, mấy ai dám bỏ tiền ra mua sách của chúng tôi? Và tôi kô chờ đợi sự mua sách của bạn hay một số người cực đoan như bạn. Tôi chờ đợi những người có thái độ bình tĩnh khi độc chúng tôi.
    Bạn thấy tôi có thái độ kô tôn trọng một ai đó và bạn bất mãn? Chẳng sao, đấy là việc của bạn.

  3. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Ba tâm trạng, ba tín hiệu và ba phản tỉnh
    (Đọc tập truyện ngắn Vũ điệu thân gầy, NXB Trẻ, 2007)
    Ba tâm trạng
    Kích thích: Cái nhan đề ?oVũ điệu thân gầy? là một kích thích, dù nó không là tên của một truyện ngắn nào trong đó. Kích thích bởi gợi: những cô gái ?othân gầy? sẽ có những màn trình diễn văn chương nào? Vũ điệu thân gầy là một ẩn dụ chăng, cho những màn ngoạn mục, hay là một hoán dụ, cho cuộc sống hiện đại sôi động, thậm chí cuồng loạn, thậm chí vô nghĩa...của cuộc sống trẻ? Kích thích: có phải nó muốn tuyên ngôn cho văn chương nữ đã đến lúc khai cuộc, mở nhạc lên và trình diễn?
    Thất vọng: Hình như mỗi truyện ngắn cũng đã đi tìm một cách trình diễn, nhưng thay vì trình diễn ngôn từ, người ta lại thấy hơi nhiều những trình diễn lối sống của cá nhân (và/hay thế hệ?). Đó là thất vọng đầu tiên với một tập truyện, bởi người ta không chờ đợi một tập truyện chỉ để phơi bày.
    Tìm kiếm:  Tuy vậy, tôi muốn dùng những từ cụ thể hơn để đọc tập truyện ngắn này, đọc cái được, và đọc cái chán, đọc để phản tỉnh. Bởi cái chán của một tác phẩm, một cách viết cũng có ích với việc, trước hết, để khơi dậy một ý thức về cái chán.
    Ba tín hiệu
    Ngặt.  Ngặt với những góc cạnh không dễ khám phá của cuộc sống và ngặt với chính cảm xúc của mình khi đối diện với nó dẫn đến cảm giác cứa cắt không gây tê khi đọc những truyện sáng giá nhất của tập này: Vòng lục giác, Tre rừng, và phần nào, Lơ lửng trên cao.
    Cả ba truyện ngắn này đều sử dụng kiểu trần thuật từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi, người chứng, cũng là người trong cuộc, nhưng kể lại tất cả không có thêm những bình luận hay biểu lộ cảm xúc. Như thể kể về tôi là về một người nào khác, đúng hơn, như kể về một đồ vật, một cục gạch, chẳng hạn. Từ ngôi kể ?otôi?, nhưng không chú trọng đời sống nội tâm cá nhân mà lại hướng ra quan sát cái ngoài tôi, hoặc quan sát cái tôi như cái ngoài tôi, nên ba truyện ngắn này đều thu vào được một phạm vi hiện thực lớn, với những nét quét đậm màu bởi độ sắc của những chi tiết.
    Vòng lục giác không chỉ là bi kịch gia đình. Tín hiệu ?ovòng lục giác? mang sức gợi: là những hình người cha đã vẽ ra nền nhà khi thủ dâm, (hay là yêu đương với người vợ đã chết? ), là những hình đứa con linh cảm thấy khi đi trên đường, biết rằng cái chết đang đến với cha nhưng nó còn gợi ra một sơ đồ các mối quan hệ. 3 nhân vật Tôi (quan sát)- cha (sẽ chết) ?"mẹ (đã chết) tồn tại, liên thông với nhau trong một ngôi nhà, nhưng ngôi nhà đó lại được đặt vào một không gian biệt lập với những chi tiết không phân biệt thực- hư, sống ?"chết của tầng dưới, tầng trên, đôi khi có cảm giác tầng dưới với đám đông ngồi bàn luận kia là một thế giới âm phủ. Thực chất truyện cho người ta cảm giác về không gian chết hơn là không gian sống, dù người con vẫn đi dạo phố, đi xem phim (bộ phim có người đàn bà dạng chân ra để bầy kiến khổng lồ chui vào). Không gian chết bởi người mẹ vẫn trở về, nói tất cả những gì về đứa con cho người cha biết (người phụ nữ thực hiện nghĩa vụ phục tùng cả ở cõi chết), người cha bệnh nặng và chắc chắn sẽ đến ngày chết, đứa con không được đặt trong một quan hệ giao lưu nào với một người-sống cụ thể nào khác, chỉ hiện diện bằng lời kể lạnh và sự phân lập tâm thần. Sơ đồ quan hệ ở đây là: tôi-cha- mẹ có thể thành sáu người: tôi là đứa con ngày ngày chăm sóc cha nhưng cũng (có thể lắm chứ) bỏ bột gì đó vào nước cha uống, cha là người cha- để đứa con ?omuốn chuộc tội, chăm sóc, bảo vệ? và cũng là ?ohắn?, để nó bỏ thuốc bột vào nước, kẻ đã ?o cầm kéo cắt phăng dây nhợ lòng thòng từ thân thể của ả, quăng thằng đó sang một bên, mặc cho con mắt của mẹ dại hẳn đi, nhất là máu lại chảy ra nhiều quá?. Kí ức là cái trong vô thức đã ngấm vào máu của con người, không sao xóa sạch được bằng lí tính, bằng hiện tại. Mẹ là mẹ, cũng là ?oả đó?. ?oTôi? là con và cũng là ?othằng đó?, thằng mà cha không muốn nó hiện diện vì không thể tin mẹ có một mối quan tâm nào khác ông.
    Đây rõ ràng là một truyện ngắn độc đáo, nó như vết dao khoét thủng một lỗ sâu trong cuộc sống- người. Nó phá đi một cách tự nhiên và không báo trước, không sắp đặt, không diễn giải về dụng ý hai kiểu không gian: thực-ảo, sống-chết, nó trộn lẫn người-ma, nó buộc người đọc đi vào đó không phải bằng niềm tin ảo tưởng như phiêu lưu vào cổ tích hay các truyện ma, không phải bằng nỗi sợ tưởng tượng bởi ngôn từ, mà người đọc buộc phải đi vào đó để quan sát. Nó không bắt và người ta cũng không (kịp) nghĩ tin hay không tin, chỉ có bước vào, bước vào ngay từ những dòng đầu tiên không kịp phản ứng. Và như thế, về mặt bút pháp, truyện ngắn này không chỉ đem lại một cách tạo lập kết cấu lạ trong chiều sâu (hình thức bề ngoài nó thật đơn giản, là lời thuật kể): cách liên thông những mô hình không gian (chứ không ghép nối) mà còn lạ bởi nó chọc thẳng (mà không cần tuyên ngôn) đường biên của cái gọi là ?ovăn chương hiện thực?. Nó không phải là chủ nghĩa hiện thực kì ảo, bởi nó không sắp đặt các chi tiết huyền ảo tạo không gian mộng huyễn hoặc tạo ẩn dụ ám gợi, hình như nó chọc thủng bằng việc đột ngột mở ra cái cõi rối loạn có thực nhưng khó khám phá của nội tâm người: luôn luôn, chúng ta bối rối trong những phân lập không gian, phân lập thời gian, phân lập tâm thần không tài nào kiểm soát nổi. Theo tôi, chính ở truyện ngắn này người ta cũng tìm được cái gọi là ?othủ pháp đồng hiện? một cách tự nhiên.
    Vòng lục giác, theo cách đọc của tôi, không nói về bi kịch mà dựng lên những hiện hữu. Nó đòi giết chết một cái gì đó, nó quan sát và viết không ?"ngạc nhiên về cái chết, bởi cái ý thức này:?ocho đến thời điểm nào đó người ta phải có cảm giác mới, nhu cầu, thậm chí cả con người mới nữa kia?. 14 trang truyện đáng để người ta phải đọc lại.
    .
    Lơ lửng trên cao và Tre rừng dễ tiếp cận hơn. Sức mạnh của chúng nằm ở lối văn sắc, gọn, ở cách vạch ra không ngại những mảng sống thô nhám, trụi lơ, không gọt tỉa. Cả hai truyện đều muốn vượt ra ngoài khung khổ một truyện ngắn, bởi sự bề bộn nhân vật, các quan hệ (nhất là Lơ lửng trên cao), nó làm cho người ta muốn nghĩ đến một số không gian xã hội thu nhỏ trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp.
    Lơ lửng trên cao là thuật kể của ?otôi?, đứa bé tật nguyền trong gia đình 5 người (3 chị em, bố mẹ) và một người bà. Cái ?ongặt? của truyện ngắn này nằm ở cách dựng chân dung người bà, một người già, tóc bạc mỏng nhưng lưng không còng. Người ta có thể thấy là lạnh lẽo cách các nhân vật đối xử với nhau (người già tuổi chuột, cấm giết chuột nhưng mẹ lại mang về con mèo, lời nguyền của bà và cái chết của đứa con người mẹ đang mang trong bụng, quan hệ loạn luân bố-con gái cuối truyện  hoàn tất và bùng vỡ tiếng rống bi thiết của người mẹ vốn câm lặng...). Kết thúc truyện. tất cả tan vỡ, bố đi mất, chị gái lớn đi không trở lại, bà đã chết, ?otôi? không còn nghe được âm thanh gì khi áp tai vào đất như trước, tiếng rống bi thiết của người mẹ, ?otôi?lơ lửng trên cao như một linh hồn, là đốm sáng bé nhỏ trong truyện, kẻ thấu thị cuộc sống theo một nghĩa nào đó....Truyện ngắn bề bộn, nhưng mạnh ở cách đập vào giác quan, vào cảm nhận của người đọc những ấn tượng: chẳng hạn, những câu nói của người bà ?oNhìều chuyện người ta chỉ có thể khoét lỗ, hét vào tai đất mà thôi con ạ; Ngày xưa cụ ngoại dạy bà những gì?- Chơi cờ con ạ. Chữ đầu tiên  bà biết cũng từ chơi cờ mà ra. Chữ dí...ha ha.Cờ bí dí tốt?, chẳng hạn cái đám tang của chồng cô Nhài...Cái gọi là ?oxã hội? nằm sâu dưới các chi tiết truyện. Truyện ngắn  như là ẩn ức (cá nhân và tập thể) đang chờ vỡ mủ từ vết thương cam chịu quá lâu. Đó cũng là một cách ý thức sắc và mạnh của người trẻ.
    Tre rừng xoáy vào bi kịch số phận những người ?odưới đáy?, theo cách người ta hay gọi trong cuộc sống. Nó không ngại phanh ra những điều trụi trần: hai chị em hoang dại như tre rừng, tự bật rễ cắm vào một mảnh đất cằn thành thị trái ngang. Nhưng thực ra, cái truyện ngắn mở đầu bằng tiếng gọi đòi thấy máu này, lại lãng mạn tự sâu thẳm một khát vọng: hóa giải một quan niệm về trinh tiết, về quyền lực của trinh tiết vẫn đè nén những con người ở xã hội này-xã hội mà chúng ta đã/đang sống. Nó cũng hủy bỏ cái cảm giác đáng sợ của ********, của loạn luân khi yêu thương và hi sinh đứng cao hơn tất cả những điều đó. Cũng như ở thơ, Lynh Barcardi không ngại phơi ra cái ác, cái trần trụi, cái sặc lên ô uế (và được thể hiện mạnh mẽ bằng cách dựng cảnh của văn xuôi: chẳng hạn đoạn kết thúc cuộc yêu để, với Quang là tìm kiếm một giọt máu trinh, với ?otôi? là để ?otự giải thoát sự khốn khổ của chính mình sau hai mươi mấy năm từ một bé gái trở thành thiếu nữ? hay đoạn ?otôi? mở cửa để chứng kiến những cơ thể trắng nồng nỗng ...). Nhưng nếu người ta bớt đi thành kiến về những trần trụi này, đúng hơn, nếu can đảm đối mặt với nó, lại thấy ám ảnh hơn cả là một chất thơ, cảm động, huyễn tưởng, trong tuyệt vọng, làm thành một kết thúc đẹp cuối truyện:
    ?oCó lẽ tôi không còn thời gian để làm một người chị thân thiết của Thành, và không thể cùng Thành tắm ánh mặt trời như trước kia nữa. Nhưng chắc chắn tôi sẽ là một cô Oanh dịu dàng đáng yêu, Thành sẽ tin như đêm hôm đó đã chưa từng xảy ra. Tôi sẽ ngắm trăng rồi tả cho Thành nghe, cùng ấp vào nhau khi đêm xuống, khi bụi tre rừng mọc cao lên và mặt trời sẽ xuống khuất sau nó. Bóng của nó phủ xuống như một bức màn dịu dàng đến an toàn. vậy rồi chắc đời sống sẽ không còn xấc bấc xang bang.
    Trở mình, ngón tay lại chạm phải chất nước nhờn nhợt. Đêm nay cũng vẫn như vậy, vẫn một chất đậm đặc màu hồng máu tươm ra. Tôi giơ tay soi lên ánh đèn, Quang sẽ sung sướng và ngạc nhiên biết bao nếu sự kì dị này xảy ra với hắn-mà tôi cũng tin chắc rằng hắn sẽ rất hoang mang, vì chẳng hiểu nổi ********** của tôi vì đâu mà có nhiều đến vậy?.
    (tr 256)
    Đoạn kết này như một hóa giải của nỗi đau, như là một lời thấu cảm: rồi thì cũng phải có một chỗ trú ẩn an toàn cho những kẻ khốn cùng dưới đáy chứ? Người ta còn có thể đọc ở đây ?o tính xã hội? cao trong ý thức phơi bày cái khốn cùng, ý thức giải thiêng những quyền lực, những ức chế của (số phận) cộng đồng lên số phận cá nhân. Phát ngôn của Quang có thể gây shock: ?o Con gái ở xứ này có đứa nào ngại bán trinh để báo hiếu đâu. Đ.m. chữ hiếu!?. Nhưng thực ra nó không phải lời chửi đổng, nó muốn khơi ra không ngại ngần cái ẩn ức từ đời cô Kiều ngày trước. Những vùi khuất đòi được lên tiếng.
    Đọc những truyện ngắn này, người đọc có thể chán nản: sao mà nhiều ẩn ức đến thế? Sao cần lạnh lẽo đến thế? Sao cuộc sống nhiều khi ?ođộng vật? thế? Tôi không biết nên đánh giá những cảm thức đó như thế nào. Chỉ thấy dù thế nào, vẫn cần phải đào xới. Đào xới để mơ đến một ngày kết thúc tất cả những ẩn ức, những dằn vặt ngầm ẩn đó. Nhìn từ không gian văn chương Việt, tính ?ongặt? là một cách phản ứng, và phản ứng rất chính đáng, bởi rất nghiêm túc, với truyền thống văn chương ?ohiền lành?, với những tiếng nói nhỏ nhẹ của người Việt. Nói vậy có thể gây bất bình, song phản ứng một cách nghiêm túc sẽ là một cách chối bỏ để làm khác.
    Còn tiếp
  4. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    Tiếp nè
    Lạnh
    Cái nhìn ?ongặt? về cuộc sống (của chính mình, của cộng đồng mình) được đi kèm với giọng văn lạnh. Điều này dễ thấy ở những truyện đã phân tích trên, và cả ở một truyện khác, không ấn tượng cũng không làm chán: Phục sinh. Mở đầu của truyện ngắn này làm nhớ ngay đến Người dưng của Camus ?oMẹ mất chiều qua, hôm nay ở đây bắt đầu lễ phục sinh?. Một câu chuyện bình thường, nhưng giọng lạnh được duy trì làm cho người ta có thể đọc hết mà không chán ngán. Tôi không phân tích nhiều hơn bởi đã nói nhiều ở trên về ba truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách lạnh. Lạnh ngay khi chọn điểm kể chuyện là ?otôi?, nghĩa là chủ quan, mà lại thành tỉnh táo không thương tiếc cả cái tôi của mình, điều người viết xưng ?otôi? thường rất dễ bị cuốn lan man theo những xúc cảm cá nhân. Lạnh từ cách viết như trình bày cuộc sống. Lạnh ở việc chối bỏ những ngoại đề bình luận hay biểu cảm (chắc chắn chúng rất ít chứa những kiểu câu như tôi đau đớn, tôi buồn rầu, tôi cảm thấy...). Lạnh ở ngôn từ trung tính, sắc, gọn. Các nhà nghiên cứu văn học thường nói đến một tính chất gọi là tính vô âm sắc của văn học hiện đại. Giọng lạnh có lẽ cũng hướng tới điều đó. Nó từ chối trữ tình, vứt bỏ cảm thương chủ nghĩa, những điều còn là áp lực với văn chương Việt và cũng là những điều dễ cuốn người viết trẻ, bởi cảm xúc bao giờ cũng có tính kích thích cao.
    Giọng lạnh là một tín hiệu đáng khích lệ, trong văn học Việt Nam, nếu không nói là một điểm sáng, để làm nên một chân dung văn chương hiện đại có gương mặt ?"tỉnh, cân bằng lại với văn chưong-điệu ru. Và ?olạnh? không hề đồng nghĩa đơn giản với việc người ta sẽ sống tàn nhẫn, bất cần hơn. Những khát vọng lãng mạn ở chiều sâu minh chứng điều đó.
    Nhạy
    Tôi dùng từ Nhạy với lối viết của Trang Hạ, Cấn Vân Khánh, mà tiêu biểu là truyện ngắn Những đống lửa trên vịnh Tây Tử. Nhạy, không phải chỉ ở nắm bắt những vấn đề như tình yêu đồng tính hay nỗi đau khổ của những người phụ nữ hiện đại trong cuộc sống vợ chồng, trong những bất hạnh cá nhân rất phổ biến mà nhạy ở chỗ nó nhập giọng với một lối văn hiện đại, dễ đọc nhưng vẫn tinh tế, đầy sức hấp dẫn về văn phong và ngôn ngữ. Đọc Trang Hạ, Cấn Vân Khánh, người ta nghĩ đến văn nữ Trung Quốc với Vệ Tuệ, Sơn Táp, Miên Miên...Những sáng tác đó đặc biệt cuốn hút với những người trẻ, nó đầy xúc cảm nhưng không sến rớt, nó hiện đại nhưng không suồng sã trần tục mà vẫn rất lãng mạn trong câu chuyện, trong hành văn, trong nhịp điệu trữ tình linh hoạt. Cái gì làm nên sự cuốn hút dễ chịu của Những đống lửa...? Không phải câu chuyện. Bởi chuyện 2 chàng trai trong một tình yêu đồng tính không có gì quá gây shock, nhất là khi tác giả đã viết về nó thật tự nhiên, không cố tình tăng thêm những gia vị mùi mẫn lâm ly hoặc đau khổ, nó cũng không vấp phải những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời, chẳng hạn, của người thân, của bạn bè, của cộng đồng...Nó chỉ chưa đủ để được tự do. Cái đáng sợ không phải là sự miệt thị, sự miệt thị không được nói đến ở đây mà là sự xa lạ và rét mướt:
    ?oTôi không thể. Tôi tin Tiểu Lỗi sẽ hiểu.
    Mỗi chúng tôi từng mơ đến Thượng Hải, ngồi trong quán bar và hôn lên môi nhau qua chiếc bàn gỗ hẹp, uống li rượu đỏ rực như lửa. Nhưng đó là chuyện cổ tích, khi chúng tôi bước ra khỏi đó, cái hơi lạnh của cả thế giới rét mướt sẽ đông cứng lại, bóp vỡ chúng tôi trong nỗi cô quạnh. Tiểu Lỗi trong chặng đường xa có thể hàn gắn vết thương trong vô vọng, tôi lại thấy nơi xa chính là nơi tôi không bao giờ đến được, là chỗ trống bên tôi trên bờ Tây Tử, là đống lửa tôi không bao giờ nhóm lên? (tr 61)
    Đống lửa không bao giờ nhóm lên vì còn thiếu một nguyên liệu, một can đảm, một bất chấp.
    Không phải là câu chuyện, chắc chắn thế, mà là văn phong. Câu văn Trang Hạ đẹp mướt và tinh tế, mà vẫn day dứt một cái gì đó, về cuộc sống trẻ, về tâm hồn, về tình yêu.
    Ngày kín không nhuần nhuyễn bằng, nhưng cũng là một lối tự sự tự nhiên, truyền cảm. Người ta đọc thấy sau trang văn chừng đơn giản, thậm chí có thể đôi chỗ gợi cảm giác thời thượng, một ám ảnh được diễn đạt mượt, tinh:
    ?o Người đàn bà khác người đàn ông ở chỗ, họ chỉ dâng hiến khi họ yêu. Cho dù có cô đơn đến đâu, cũng không thể khỏa lấp bằng thân xác một kẻ nào.
    Hơn bao giờ hết, tôi đã nhận ra điều đó.
    Đêm nay, tôi quyết tâm đợi chờ anh, trong sự giam hãm chính mình?.
    (tr 157)
    Tôi không có cách nào khác chứng minh cái ?onhạy?của văn chương họ, một thứ văn chương giàu tính nữ, ngoài cách trích lại một đôi đoạn văn để thưởng thức.
    Cả hai truyện, có chung một điều gợi ra: sự bất lực. Nhưng đằng sau đó là một thấu hiểu, một khát vọng cái đẹp nhân văn trong tình yêu.
    Nhạy là một cách làm văn chương gần bạn đọc. Đó cũng là một tín hiệu sáng sủa.
    Có thể gọi ba tín hiệu đó là những tín hiệu đổi mới. Cũng có thể không cần gán cho nó những mẫu mã mới, bởi mới bao giờ cũng dễ cũ. Cần ghi nhận một điều, cách làm mới đôi khi là cách bổ sung cái thiếu của văn học. Và như thế, nó sẽ không phải là cũ đi, mà là tiếp thêm, và sẽ được tiếp sức thêm để phát sinh những năng lượng của văn chương. Điều hơi tiếc ở đây là, như sự hài hước, biết cười là điều vẫn vắng vẻ ở văn học Việt Nam, đọc những trang viết của họ, cũng thấy họ xa lạ với tiếng cười. Bởi điều ấy khó, và bởi chúng ta lúc nào cũng tự mang một gương mặt nghiêm trang quá, hay phải chin hết nghiêm trang mới nảy trái cười?
    Ba phản tỉnh
    1.Nhạt
    Nên nói gì về những tác phẩm tự bản thân nó đã thiếu sức sống? Cái cách người ta đối xử với những tác phẩm dở- hoặc, từ góc độ cá nhân thấy dở: IM LẶNG, đó cũng là một cách hay và chưa chắc đã là một cách vô trách nhiệm. IM LẶNG là một phản ứng- phản ứng trong biểu hiện của vô nghĩa. Không phải là coi thường hay tránh không nói đến, chờ một độ lùi thời gian (bởi đã có hẳn một cuộc tranh luận dành cho nó, rất nóng). Không phải là đối xử hời hợt. Có những điều người ta không thể cảm nhận sâu hơn gì nếu bản thân nó chỉ tồn tại bằng cái bề ngoài. Điều này không đồng nghĩa được với một kiểu văn chương hiện đại, chủ trương ?otối giản?, hướng đến độ trơ của ngôn từ, từ chối xúc cảm và miêu tả tâm lí, chú trọng hiển lộ cái bề ngoài của sự vật[1] mà là cái nhạt nhẽo, ngay cả khi nó miêu tả tâm lí. Như người ta háo hức đến gần một cô gái điểm trang lộ liễu nhưng nhạt thếch.

    Vì sao nhạt?

    Vì loãng ý tưởng và một cuộc sống loãng: quá nhiều chi tiết về cuộc sống thực- cá nhân người viết muốn đưa vào, nhưng không được xử lí, chỉ là bê nguyên một điếu thuốc, một mùi nước hoa, một cuộc say, một lần điên cuồng dưới mưa, bê nguyên xi cái hình vẻ của cuộc sống sẽ không biểu hiện được cuộc sống:
    ?o Em ngột ngạt không chịu nổi. Em đứng dậy vẫy taxi lên con phố Tô Ngọc Vân. Một trung tâm nhậu nhẹt của dân thượng lưu ham không gian làng quê vùng đồng bằng. Ham cảm giác nghèo nàn nhà sàn của miền Tộc. Em lôi chiếc Sony Ericson T610 cũ nát bởi mười lần bị đập văng xuống đất. Em thèm bấm cho mười số quen thuộc. Trong mười số quen thuộc có số của anh. Em không dám. Em nhét máy lại túi. Em lại lôi ra, ngắm nghía mười tấm ảnh của anh chụp trong máy. Đọc mười tin nhắn của anh. Em thẫn thờ ném phịch chiếc di động lên bàn. Tu mười chai beer Heineken đã trộn với mười lát chanh muối vào họng?.
    (tr28, Rỗng).
    Ở đây người đọc, đọc một cách lí tính có thể biết tác giả đang muốn khắc họa trạng thái rỗng của cuộc sống cá nhân, một cuộc sống phải tìm đến bia, đến những tin nhắn trống rỗng, những cách nương bám tuyệt vọng và đáng chán, nhưng việc tác giả kể thuật lại chỉ gây cảm giác nhạt nhẽo bởi những thông tin đó có thể lấy từ bất cứ một bài báo miêu tả những chán chường của giới trẻ nào. Nhiều đoạn khác như vậy, và ở nhiều tác phẩm khác nhau, một lối văn chương phô bày, bình luận và bực bội đơn giản, hấp tấp về cuộc sống, bội thực chi tiết thừa: ?o Cái bệnh họp là cái bệnh muôn thuở. Bệnh di truyền từ khi phôi thai. Họp gia đình. Họp lớp.Họp tổ dân phố. Họp phường. Họp cơ quan. Đừng có gắt lên vì sao lắm họp với chả hành.? (Rỗng, tr 31). Bỏ cả đoạn này đi sẽ chỉ thấy truyện sáng sủa hơn thôi.
    Vì cách viết thiếu sức nén.
    Chẳng hạn, những đối thoại vô nghĩa: nếu tiểu thuyết có thể bê nguyên những đối thoại sống để tạo một bối cảnh chân thực, thì truyện ngắn cần những đối thoại, nếu có, thật nén, đọng và có nghĩa, điều này là một thử thách với người viết truyện ngắn. Có thể biện luận rằng họ muốn đưa nguyên những mảng sống chân thực, nhưng nói theo cách của Phạm Thị Hoài, một hạt mưa trên vách không thành hạt mưa trong văn chương. Hãy đọc những đối thoại, hoặc những lời thoại như thế này, những lời thoại kịch, giả và nhạt, dù có thể họ đã nói với nhau ngoài đời như vậy đi chăng nữa:
    -Mày cứ đốt cháy mình bằng những thứ ấy à? Mày sẽ chết để chứng minh mình là con nghiện, chứ chẳng chứng minh được tình yêu đếch nào đâu.
    -Không! Tao chẳng tội quái gì tiêu hóa những thứ này, dù tao có thất tình cả ngàn lần đi nữa thì đâu có hết đàn ông đâu, Việt Nam có trên 80 triệu dân, thế giới có trên 6 tỉ dân, mày dại dột lắm.
    -Mày cứ mãi là cơn giông khan qua những sa mạc hoang trụi mà không thấy chán sao? Mày cứ đốt cháy mình như thứ diêm rẻ tiền ấy, rồi đến ngày mày chẳng còn que diêm nào đốt cho mày nữa đâu. Bỏ qua đi. Mấy anh bên truyền hình giục kịch bản đấy, viết đi, sống đi mẹ kiếp, mày định chết thế này à?
    (Trích từ ?oRỗng?)
    Kịch và giả vì tính ghép cảnh của nó lộ liễu quá. Nhạt vì những điều (những thông tin) trong lời thoại bạn đọc biết cả rồi, cũng không cho người ta biết gì hơn về tính cách, nội tâm nhân vật, bởi cái tên Cong Cớn cũng đã lộ đủ, và nhất là, nó thiên về khuyên nhủ, nó giãi bày, nó muốn được nói cho cạn ý, cho lộ liễu trắng ra, và nó chỉ là những lời thoại vô vị.
    Những kể thuật hay miêu tả dài dòng, ngôn từ không sắc lọc: ví dụ tiêu biểu là truyện ngắn Trống trải và rộng quá chừng. Hai nhân vật Ninh và Hoa, hai chân dung, được sắp đặt cạnh nhau, nhưng được thuật kể đơn giản, ngôn từ dài dòng và thiếu độ nén, sắc. Cả truyện loãng ra, vô vị. Điều này có lẽ chỉ có thể minh chứng rõ nhất bằng cách đọc lại truyện.
    Nhìn vào số trang cũng dễ thấy, những truyện ngắn ở đây tương đối dài, ngắn nhất là truyện Ngày kín (10 trang), còn lại là 20, 30 hoặc hơn. Dài mà loãng hoặc không có cách kể, cách kết cấu độc đáo, hấp dẫn sẽ khó duy trì hứng thú đọc một mạch của người đọc.
    2.Cạn
    Cạn vì những truyện một nghĩa, đơn nghĩa, một cái tên truyện đã lộ hết ra cả rồi (Rỗng, Trống trải và rộng quá chừng, Cái vỏ...) theo như lời nhà phê bình Văn Giá đã nhận xét, nhưng quan trọng hơn, là người ta không cảm nhận được ?ochất trẻ?. Đọc tập truyện ngắn này, tôi buộc lòng nghi ngờ lời giới thiệu hấp dẫn của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ?o Họ tuổi trẻ, họ sống theo nhịp sống của thế hệ và thời đại, họ nghĩ và cảm trẻ. Và họ viết trẻ.? (tr 5) ?o Vũ điệu thân gầy như vậy là một vũ điệu văn chương trẻ do những nữ sĩ trẻ thể hiện tràn trề sức sống, sức viết. Đọc nó, bạn sẽ không chán, mà có lẽ bạn còn thích, tôi dám chắc thế. Thích ở sự đa dạng mỗi người một dáng vẻ, một giọng điệu. Thích ở nhiều mặt cuộc sống được phơi bày, nhiều góc cạnh tâm lý được phơi mở. Thích ở sự khám phá của chính người viết. Thích cả ở sự điệu đà, làm dáng câu chữ, ý tưởng đây đó trong truyện...? (tr8)[2]. Sự thực, khi đọc, tôi muốn đọc nghiêm túc tập này, nên đã phải cố gắng để đi qua hết các truyện. Bởi sự loãng nhạt của cuộc sống trong đó đẩy bật tôi ra, bởi tôi không thấy đâu là ?o sức sống, sức viết?. Bởi ?omỗi người một vẻ? của họ lại hình như giống nhau ở sự dễ dãi trong cách viết và những cách nhìn nhiều truyện còn rõ dấu vết vỡ lòng, trong sự ảo tưởng của họ vào những cái gọi là cuộc sống hiện đại, cuộc sống trẻ[3] .. Bởi tôi không thấy cái gọi là ?osự nhiều mặt của cuộc sống được phơi bày? mà chỉ có mặt chủ yếu là đời sống cá nhân với những rỗng chán tận mỗi tế bào sống, dù đó là một cảm thức đáng kể để khai thác, nhưng nó cần được biểu hiện ở chiều sâu chứ không phải ở sự liệt kê. Bởi những khía cạnh tâm lý được phơi mở nhiều khi ướt rượt, nô lệ cho tình yêu, dù tình yêu là cái đáng kể nhất của tuổi trẻ. Bởi nhịp điệu câu chữ cũng không biểu hiện được nhịp điệu nhanh gấp của cuộc sống đô thị (kiểu các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng chẳng hạn) mà chỉ lộ ra những uể oải của nội tâm (Tôi không nói tất cả các truyện). Rỗng, Trống trải và rộng quá chừng, Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ đều là những truyện ngắn cạn về tình yêu, bởi nó thiếu độ khơi mở, khả năng phản tỉnh cũng không mạnh, chỉ có cái nhạt tẻ, bề mặt được ngụy trang bởi những cái có vẻ mới mẻ: ******** trước hôn nhân, những cảm xúc thân thể vốn tưởng như là kiêng kị trong văn chương nữ....Quả tình nếu chỉ để người ta thấy tình yêu thật vô vị thì chỉ cần quan sát tình yêu thực tế đã đủ vô vị lắm rồi. Cái trống rỗng của Sagan, chuyện ******** như uống nước, hút thuốc, xong thì thôi của các nhân vật Sagan - hay gần họ hơn, cái trống rỗng của Vệ Tuệ, ám ảnh hơn nhiều, bởi nó khơi gợi và phản tỉnh cảm giác về sự trống rỗng, chứ không phải nỗi chán ngán vì hiện thực sống và không để lại cảm giác gì, kể cả sự trống rỗng, bởi ngôn từ không có sức mạnh ý tưởng, và bởi họ giãi bày mình nhiều quá trong truyện, bởi họ còn bức bối nhiều quá, diễn giải nhiều quá, làm dáng nhiều quá, chưa có độ giãn cách cần thiết giữa cuộc sống thực và cuộc sống- văn chương. Dù rằng sau đó các nhân vật nhận ra, họ rời bỏ các cuộc tình, họ không muốn sống rỗng, tẻ nhạt, ...cái cảm giác chung vẫn là sự thiếu vắng một cách viết về tình yêu với những trải nghiệm sâu sắc hơn.
    Tôi nghĩ một ý riêng: hình như văn chương về tình yêu hiện nay đã làm một cuộc ?oôn cố?. Nó mỉa mai giễu nhại văn chương lãng mạn với những mối tình trai thành thị- gái đồng quê, với những lời ca tụng hoa mĩ là sến rớt nhưng chính nó hình như bị sập bẫy. Các cô gái hôm nay có khác gì khi cũng lao vào các mối tình, và lần này, có thân xác, và nhất là thân xác, với những anh chàng đàng điếm, hoặc những kẻ có vợ, đại loại thế, sau đó, đi bar, uống rượu, trống rỗng... Về ý nghĩa cách mạng, chắc chắn rượu bia thác loạn của họ không ấn tượng bằng một vụ nhảy hồ Trúc Bạch của các cô gái mới, vả lại, họ cũng không có can đảm nhảy hồ, họ sẽ thử trải nghiệm và tìm kiếm, vô vọng, biết là trống rỗng nhưng vẫn phung phí cho trải nghiệm, không biết họ có muốn làm cuộc cách mạng của nữ giới về việc yêu , chẳng hạn, yêu và lấy những người đàn ông có vợ?
    Văn chương của các tác phẩm, giống tình yêu của các nhân vật trong truyện là những thử nghiệm, những trò sống thử để rồi càng đi sâu, càng đọc càng thấy sự vô nghĩa của nó.
    Còn tiếp
  5. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    Tiếp nè
    3. Điệu
    Hai truyện ngắn ?ođiệu? nhất trong tập theo cách đọc của tôi là Rỗng và Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ, và ngẫu nhiên, hai truyện có gì đó ...sêm sêm. Tôi chỉ phác ra thế này: giọng chủ kể chuyện đều là ?oem? (dù ở Bên kia giấc mơ....có nhiều phiến cảnh lắp ghép lại nên đổi vai vài lần, còn Rỗng chỉ một giọng ?oem?, nhưng cũng không mấy khác biệt. Hai truyện đều có thể coi như hành trình đi tìm tình yêu, dù phải đổi lấy sự rỗng (Rỗng) , thậm chí đổi lấy cái chết, sự điên loạn mà vẫn bật ra những ẩn ức tắc nghẹn thanh âm trong hình hài một nhỏ điên bám theo nhà báo, hay là rồi sẽ nhập thân vào nhà báo mà lặp lại cái vòng quay mệt rũ đã mở từ đầu truyện (Bên kia giấc mơ...). Về kết cấu, truyện Bên kia giấc mơ....có vẻ phức tạp, chồng chất hơn, nhưng cũng là dạng kết cấu tầng lớp, như ở Rỗng, với những mảng được đánh số 1, 2,3...Truyện đều có ?oem? kể, nghĩa là hướng đến tâm sự, chia sẻ với một ?oAnh? mà cô gái yêu nhưng vô vọng. Một ?oAnh? có thể hữu hình, có vợ, có trả lời tin nhắn, đã từng yêu và khiến em không sao quên được, như một cơn giông, như trong Rỗng, hoặc không có tín hiệu, chỉ như một hình ảnh, một linh hồn trong Bên kia ...Anh đã từng yêu em trong quá khứ, quá khứ có thật không? Tiếc là tác giả không để cho anh thành một ảnh ảo hoàn toàn, mà cuộc gặp của ba người đàn ông làm lộ ra sự tầm thường của anh, giấc mơ lãng mạn tự nhiên mất sắc). Kết thúc đều là những phản tỉnh bi kịch, như một nỗi vô vọng về tình yêu. Truyện Bên kia ....có lãng mạn hơn, cả trong ý tưởng và văn phong trữ tình có nhịp điệu, nhưng cũng vô vọng. Có nhiều chi tiết giống nhau đến mức người đọc có thể rút ra một điều: nếu hiện thực đi thẳng vào tác phẩm mà không qua bộ lọc tinh nhạy để chọn lựa được chi tiết có sức mạnh, các tác phẩm sẽ giống giống những bức phác khác tác giả mà giống giống nhau không phân biệt nổi: chẳng hạn chuyện ******** với một người không phải ?oanh? (ở cả hai truyện). Hoặc những chi tiết cụ thể hơn. Chi tiết so sánh với một điệu vũ:
    ?oEm xổ tung chiếc váy ngủ xuống chân, uốn éo theo điệu nhảy cô nàngMadonna trong Video Clip La is Bonita....Vẫn vũ điệu giữa em và mưa. Em đưa cao cánh tay làm điệu bộ truy hoan với trời, rít lên những tràng cười làm mấy nhà hàng xóm phải kéo rèm ngó nhìn liên láo, cau mày thẩm rủa...?(tr 25, Rỗng)
    ?oNếu Phạm nhanh chân đi về phía em như mọi khi, rất có thể lần này em sẽ theo Phạm đi một bản khiêu vũ giữa trời nắng tắt. ...Em mượn tạm thể xác Phạm. Khiêu vũ nhé, nhịp tim, nhịp bước..?(tr 211, Bên kia...)
    Quan trọng không phải họ đã dùng cùng từ/hình ảnh ?okhiêu vũ? mà nó đều thể hiện một giấc mơ, một ẩn ức phóng thích cơ thể (trong thiên nhiên hay tình yêu cũng đều là hoan lạc). Những chi tiết xâm lấn nhau giữa các truyện kiểu này cũng còn nhiều. Như chuyện nhắn một tin, save và send cho nhiều người, có anh (ở cả hai truyện); cả hai truyện đều có một nhân vật không trả lời tin nhắn (Li không trả lời tin nhắn của Phạm, em không nhận được tin nhắn của anh dù reply cho anh đến cả chục lần..), hoặc chuyện người con gái chủ động/ tự nguyện ******** nhưng không xúc cảm, lại đứng dậy có thể thấy rải rác ở đôi ba truyện...
    Hai truyện ?ođiệu? này, dễ nhận thấy những chi tiết sống và vốn sống chưa thật thấm nhuyễn trên trang viết. Nhưng điệu cũng có cái hay: ham thích tự thể hiện mình, có ý thức về mình, có ý thức làm mới lạ văn chương mình.
    Như khi các tác giả ý thức về nhịp điệu. Ý thức về nhịp điệu của ngôn từ- được thể hiện bằng câu chữ, cách ngắt nhịp...là một hướng khám phả của tự sự hiện đại cả trên thế giới và Việt Nam, như là sự tận dụng năng lượng thơ trong tự sự. Ở hai truyện ngắn này, (nhịp điệu có ở tất cả các truyện ngắn, ở đây, tôi muốn nói riêng hai truyện có ý thức tạo một thứ nhịp điệu lộ ra trên bề mặt từ ngữ, với những cách làm có sắc thái tương tự nhau), đôi khi tác giả đã tạo ra những câu văn có nhịp điệu đẹp, xin ví dụ:
    ?o Cát bốc lên chặn hết tầm nhìn. Cát đi hoang, cỏ đi hoang, một thân thể đàn ông đi hoang, một thân thể đàn bà đi hoang. Và hai trái tim hấp hối chết trên đỉnh trời?
    (tr209. Bên kia...)
    Truyện Bên kia ...có nhịp điệu trữ tình, da diết, nhiều đoạn như thơ, có sức gợi từ hình ảnh và con chữ, và về tổ chức nhịp, nó nhuần nhị hơn Rỗng. Tuy vậy, cả hai truyện đều gợn trong cách tạo nhịp, đặc biệt là những cách lặp lại trong Rỗng. Cách lặp lại tạo nhịp nếu không tạo sắc thái mới, chẳng hạn sự hài hước (như trong China town của Thuận, giọng nhại đặc trưng qua các lặp lại), hoặc tạo giọng trữ tình da diết (như Người tình của Duras), hoặc ám ảnh (kiểu Cái trống thiếc- Gunter Grass)...thì nó dễ rơi vào tình trạng làm dáng, cảnh vẻ. (Chính đọc Duras hay Thuận đôi khi cũng cảm thấy những nữ sĩ này cảnh vẻ). Sự lôi cuốn về văn phong (thường đến bởi sự quyến rũ của nhịp điệu, hối thúc người ta đuổi theo- mệt nhọc hay vui thích) do đó không còn nữa, nhịp điệu ở đây lại dẫn đến sự nhàm chán, như cứ xoay lắc mãi một cái vòng ngôn từ luẩn quẩn.
    Rõ ràng, muốn ?ođiệu? trở thành một nét đẹp, cần phải nhuần nhuyễn và kĩ lưỡng với ngôn từ, ý tưởng nhiều hơn nữa để văn chương không phải là sự làm dáng về lối sống hay phung phí từ ngữ như phung phí phấn son điểm trang.
    Bên cạnh những cái điệu (làm dáng về đề tài, về ngôn từ, về cách dùng từ đặt câu) lại là những chuyện rất cũ trong cách viết. Mặc dù có thể tìm được những ý sâu sắc, sự trôi chảy của mạch truyện nhưng những truyện như Cái vỏ, Khoảng trắng ngày xưa tôi, Trống trải và rộng quá chừng, và cả truyện Đi vào một ngày không báo trước, Phục sinh đều chú ý đến câu chuyện hơn là cách kể chuyện, nhận xét này theo tôi là xác đáng. Truyện Cái vỏ, đề tài không mới nhưng cách nhìn cũng có nét riêng ở khả năng không diễn kịch và tỏ bày chủ nghĩa cảm thương, một thứ chú nghĩa nhiều nước mắt và lòng nhân hậu cỏn con vốn dễ lừa mị cảm xúc của người đọc, nhưng sự lộ liễu về kết cấu và ý nghĩa khiến truyện giảm sức nặng. Truyện Đi vào một ngày không báo trước được nhận xét ở lời giới thiệu là ?ochọn được một góc nhìn của người kể chuyện khiến ?olạ hóa? được nội dung truyện? thực ra có dáng dấp như một tự thuật, kết cấu đơn giản, có thể hình dung như những bậc thang tuần tự đi từ quá khứ đến hiện tại, và dừng ở hiện tại, ở một lời thì thầm về ?omột ngày không báo trước?, không có gì lạ biệt, dù ngôn ngữ truyện giản dị, gây cảm xúc bởi sự gãy gọn và chân xác. Rõ ràng những truyện này viết tương đối hồn nhiên và đơn giản, không chú tâm kết cấu, nên đôi khi đọc như tường thuật truyện chứ không phải kể chuyện....
    Cái cũ lẫn vào những cái chừng như mới, và nhiều khi gây một thứ men dễ chịu với người viết, và có thể chính điều đó làm hạn chế khả năng sáng tạo và lòng hăm hở bứt thoát của họ.
    ***
    Nhà văn cần có trách nhiệm với ai? Câu hỏi này hình như đã được đưa ra trong hội thảo về những truyện ngắn 8X gần đây. Tôi nghĩ người ta không càn tranh luận nhiều. Câu trả lời đơn giản và gian nan: họ chỉ cần có trách nhiệm với mình (không phải với đời sống của mình- trong tư cách một nhà văn), đúng hơn, trách nhiệm với ?ovăn cách? (từ dùng của Phạm Thị Hoài khi viết về Trần Dần) của mình. Viết văn bao giờ cũng là một công việc đòi hỏi sự nỗ lực và nghiêm túc thật sự, ngay khi nó viết ra không bởi trách nhiệm với ai hết. Trước hết đó là nỗ lực về ngôn từ.
    Hãy loại dần cái nhạt của ý tưởng và ngôn từ, loại bỏ những làm dáng thời thượng, những cạn kiệt, kể lể dài dòng về những tâm sự hay đời sống cá nhân, hãy đừng để quyến rũ bởi những gì cảnh vẻ, đừng tràn lan bày mình ra không chắt lọc, sống sâu và sống thật sâu với ngôn từ, ắt họ chính là những người có khả năng viết về chân dung cuộc sống thế hệ trẻ bằng ngôn từ trẻ. Thế còn bạn đọc? Tôi nghĩ người viết đừng quá hoài nghi nếu như không thể gạt ra ngoài thành kiến về sự cạn hẹp chạm lướt của người đọc.
    Nhã Thuyên
    1] các nhà văn thế giới có những hướng viết này, chẳng hạn cách viết của R.****r, đại diện của ?oChủ nghĩa tối giản?, hoặc bạn đọc có thể đọc những bài thơ của Đinh Linh, các tiểu thuyết China Town, T mất tích...của Thuận cũng là một cách chối từ tâm lí. Tôi nói điều này từ kinh nghiệm đọc, hi vọng sẽ tìm hiểu chính xác hơn.
    [2] tôi nghĩ những người làm phê bình văn học có uy tín cần cổ vũ cái mới và những tìm tòi nhưng có lẽ cần tỉnh hơn để không bị cuốn vào sự kích thích và khiến người đọc thất vọng như thể bị ?olừa? hoặc hoang mang bởi những lời giới thiệu sách.
    [3] Sự thực, rượu, thuốc, ********...không làm thành tuổi trẻ, càng không phải là cách để biểu hiện cái đẹp trần tục của đời sống hiện đại. Quá trình đô thị hóa văn chương để tiệm cận với cái hiện đại (bởi đô thị là hình ảnh của đời sống hiện đại) có đến trước hết ở đề tài, nhưng cái ở lại chắc hẳn không phải là đề tài. Bauderlaire cũng đã phơi bày một thế giới chán chường đô thị nhưng phải đem lại ý niệm mới về cái đẹp: cái đẹp trong cái ác (Hoa ác). Đô thị hóa văn chương tất nhiên là một con đường (trong nhiều con đường) đưa văn chương đến với tính hiện đại- chẳng hạn nếu Tú Xương không đô thị hóa thì Tú Xương sẽ cũng như Nguyễn Khuyến áo dài, không thể biết đến giầy tây nhưng đô thị hóa phải đi kèm với sự thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết, nhất là cách viết hiện đại chứ không thể chỉ ở nội dung phạm vi đề tài. So sánh truyện ngắn này, việc nhắc đến các phương tiện hay hình ảnh của cuộc sống hiện đại, với cái chất đô thị đậm đặc trong thơ Lynh Barcardi chẳng hạn, sẽ tháy rõ.
    Hết rùi
  6. canhcungxanh

    canhcungxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    khíp! Thân thì gầy mà dài và dai đến thía cơ à!!! Hơ hơ hơ!!!
  7. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm tác giả bài báo ngu hoặc là tờ báo có biên tập viên kém cỏi khi viết thế này.
    http://blog.360.yahoo.com/blog-Fxx6kDwlaa8kWyuy7Qyco.sS.KGJZtY-?cq=1&p=1444&n=28500
  8. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Đây là tác giả Phạm Hương Giang viết về "truyện ngắn 8X" và "Vũ điệu thân gầy".
    Bài này quá nhạt, nhưng tôn trọng tất cả những bài khen chê 2 tập sách, nên EXK vẫn đưa lên đây để mọi người cùng đọc.
    TỪ "TRUYỆN NGẮN 8X" ĐẾN "VŨ ĐIỆU THÂN GẦY", NGỰA BẤT KHAM ĐÃ MỎI?
    Năm ngoái Truyện ngắn 8X ra đời khiến dư luận hơi lao xao bởi những vấn đề phức tạp xung quanh nó. Năm nay, Vũ điệu thân gầy, tập hợp truyện ngắn của 12 cây bút nữ phần lớn thuộc thế hệ 8X với những tên tuổi khá hot lại tiếp tục ồn ào.

    Trước hết, so sánh giữa các tác phẩm của cùng một tác giả với nhau, sẽ thấy có một sự xuống dốc rất hiền hoà. Cũng vẫn những tên tuổi từ Truyện ngắn 8X như Nguyễn Quỳnh Trang, Niê Thanh Mai, Nguyễn Thị Cẩm, Phạm Ngọc Lương, Từ Nữ Triệu Vương, Yên Khanh, Lynh Bacardi, đến Vũ điệu thân gầy, những con ngựa bất kham đã mỏi mệt hay là sự chín chắn của những người đã thêm một năm nhìn ánh mặt trời? Ở Truyện ngắn 8X , sự phá phách, a dua theo tôn chỉ ?o8X là ***? và mục đích là gây sự chú ý. Sang đến Vũ điệu thân gầy, đa số các cây bút đã đằm lại rất nhiều, chỉ còn Từ Nữ Triệu Vương trong Rỗng là vẫn hừng hực một tấm thân trần cuồng quay dưới mưa, còn hầu hết các tác giả (đã góp mặt ở Truyện ngắn 8X) đều có sự chuyển biến về chất rõ rệt. Như một nhà phê bình trẻ đã nhận xét, họ đang múa những bản balet êm ái, nhẹ nhàng, tuy chưa đạt đến hiệu quả cao về nghệ thuật, nhưng cũng đã tạo nên được những ấn tượng khác hẳn với sự choáng sốc, kinh hoàng trước đây. Khó có thể nhận ra Nguyễn Thị Cẩm với Xó núi và Tình khúc thực phẩm trong Truyện ngắn 8X. Ở Đi vào một ngày không báo trước, chị tỏ ra là một người khá kĩ lưỡng với công việc viết văn, từng câu, từng chữ đều chuyển tải những nụ cười hóm hỉnh. Tôi tin rằng, những người viết văn trẻ ở thành thị hay cố làm ra vẻ thành thị với nhúm từ vựng sáo mòn và đơn điệu, nếu chịu khó đọc, sẽ học được ở Nguyễn Thị Cẩm một lối quan sát, lối suy nghĩ và vận dụng câu chữ hết sức thú vị. Ở góc độ sử dụng ngôn từ Cẩm đã khá thành công. Nhưng, cái kết có phần cải lương khiến người đọc rất tò mò theo dõi từ đầu đến cuối câu chuyện thật thất vọng. Chút man man, cá tính của Cẩm chưa biến mất hẳn, nó vẫn ẩn hiện trong lối hành qua các con chữ sống động. Tuy nhiên, sự đằm lại này báo hiệu một Nguyễn Thị Cẩm đã bắt đầu chững chạc hơn rất nhiều. Còn yếu về cốt truyện ư, nghèo về chi tiết ư, đó là nhược điểm chung của hầu hết các cây viết trẻ thuộc thế hệ này, mà chỉ qua Truyện ngắn 8X và Vũ điệu thân gầy, ai nhận diện được nó, có ý thức cải tạo nó, người đó dần tiến đến sự thành công.

    Tương tự như vậy, trường hợp Phạm Ngọc Lương với Lơ lửng trên cao cũng tạo được một bất ngờ khá lớn. Cát hoang và Xóm bờ mương, hoàn toàn một lối tắc tị, không ý tưởng, và? không có văn (bao gồm cả nhân văn). Lơ lửng trên cao đã gợi nhớ đến Cún của Nguyễn Huy Thiệp, nhớ đến những nhân vật dị hình dị dạng trong truyện cổ tích, nhưng lại không thể hoà lẫn các nhân vật này với nhau. Bởi, các nhân vật này đời quá, nhưng sau những tên tuổi đã hết sức thành công ấy, các tác giả trẻ trong thế hệ 8X dường như chưa ai dám động tay vào. Tuy chưa thoát được kiểu viết văn tung hoả mù, nhưng Ngọc Lương đã thể hiện được sự quan sát đời sống tinh tế, đã đưa đời sống vào trong văn một cách hết sức chọn lọc với nhiều chi tiết đắt để từ đó gợi mở nhiều suy nghĩ cho độc giả. Theo tôi, đây là một thành công ít thấy trong sáng tác của các tác giả trẻ hiện nay, bởi lẽ nó đã thoát ra khỏi cái vòng tròn mờ mịt của các truyện ngắn không - ý - nghĩa, để vươn đến một tầm cao hơn. Đây là truyện ngắn khởi đầu cho sự nghiệp văn học của Phạm Ngọc Lương, nếu chị tiếp tục giữ được phong độ như Lơ lửng trên cao.

    Nếu như ở Truyện ngắn 8x Linh Bacardi với Hắn lại vào toilet, truyện ngắn gây nhiều thất vọng cho độc giả, thì ở Vũ điệu thân gầy cô trình làng truyện ngắn Tre rừng rất khá. Cái ác lạnh lùng và tàn nhẫn, cái ác như sồng sộc từ đời vào trang giấy, rồi lại từ trang giấy sồng sộc ra bóp nghẹt lấy tim độc giả. Dầy dặn và có chủ định xây dựng một truyện ngắn hoàn chỉnh, hơn nữa, lại có xu hướng đi theo kết cấu truyền thống, so với những lời lảm nhảm đầy hoang đường, phi logic, phi trật tự và phi ý nghĩa ở Hắn lại vào toilet như không phải từ cùng một mẹ đẻ. Tuy nhiên, có độc giả tỉnh táo sẽ đặt câu hỏi rằng: Liệu đời có ác, có nghiệt ngã như vậy chăng? Từng chi tiết đắt giá và sống động đến mức như chính độc giả được tham gia vào câu chuyện. Và rồi, đi đến tận cùng, người ta sẽ hỏi, thế vai trò của con người trên cõi đời này là gì? Hơn nữa, vai trò của văn học là gì?

    Một số tác phẩm chủ trương phá cách nhưng lại đồng nghĩa với phá phách để tạo nên dòng văn học chỉ chú trọng đến ấn tượng như Rỗng, Hắn lại vào toilet, Xóm bờ mương, Cát hoang, Em xinh không, Dạ khúc và trò chơi điên khùng giữa khu vườn bí mật? Những tác phẩm này chủ yếu kể những câu chuyện giật gân, rùng rợn, những cảnh sống bạt mạng, điên khùng, lập dị, nghĩa là chỉ chú trọng đến sự khác lạ ở đề tài (như nhà phê bình Văn Giá đã chỉ mặt đặt tên); hay dòng văn chương kể lể, giãi bày, không cốt truyện, không ý tưởng (như C?Test la vie, như Sống, như Dạo bước 13 phút, Mùa hát ru em, Trống trải và rộng quá chừng, Ngày kín?) hay nói đúng hơn, đây là những truyện ngắn chưa đến đầu đến đũa, chưa thoát cốt tạp văn, phần nhiều mang hơi hướng nhật kí trích đoạn, mà chưa chú trọng đến sự khác lạ ở nghệ thuật tự sự (cũng theo nhà phê bình Văn Giá); hoặc, dòng ?oác không khép kín? (như Tre rừng, Vòng lục giác) đây là sự phá cách được đẩy đến tột cùng so với truyền thống khi cái ác hiện ra hoặc mơ hồ hoặc rõ nét, nhưng tác giả chỉ miêu tả một cách chân thực rồi để một cái kết lửng mà không hề mở ra cho toàn bộ câu chuyện một lối thoát nhân văn. Với những tác phẩm này, hiện thực trong truyện chỉ là cái bóng lờ mờ của hiện thực đời sống, chỉ là sự tiêu hoá hiện thực đời sống một cách rất sống sượng. Văn chương hiện đại không đòi hỏi một cái kết có hậu như trong truyện cổ tích, nhưng có quyền đòi hỏi một dụng công nghệ thuật để trở thành những tác phẩm văn học đính thực.

    Với vốn sống hạn hẹp lại thiếu ý thức quan sát thực tế nên các truyện ngắn trong hai tập sách Truyện ngắn 8x và Vũ điệu thân gầy hầu hết đều? thiếu muối. Độc giả đừng đòi hỏi các chi tiết hay, cũng đừng đòi hỏi truyện nhiều tầng nghĩa. Bởi, cố gắng tìm kiếm, để hiểu trong mỗi câu chuyện, rõ rành ra, họ đang viết về cái gì đã là cả một thành công rồi. Vì thế, mới chỉ qua thời gian rất ngắn, hàng loạt truyện ngắn trong hai tập sách đã ?ochết?. ?oChết? bởi sự ảo tưởng rằng đấy là những tác phẩm được viết phá cách, nhưng thực chất là vô tình dẫm lên những lối mòn của những người thất bại. Số ít ỏi còn ?osống? như Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ), Xó núi (Nguyễn Thị Cẩm), Đôi mắt Thiện Sĩ (Nguyễn Lan Phương), (?) (Trần Ngọc Linh)? là những truyện ngắn được viết từ cảm hứng nhân văn cộng sự tìm tòi nghiêm túc phương thức biểu đạt. Thời gian quả công bằng cho mỗi người.

    Hai năm hai cuốn sách tập hợp một nhóm tác giả có cùng tham vọng thoán nghịch với người tuyển trạch, thế nhưng đội ngũ tác giả ?ovừa non vừa trẻ? này chưa đủ lực để tạo nên một phong trào. Ngoài một vài tác giả tác phẩm mới ở dạng ?ođọc được?, phần còn lại mới ở dạng tiềm năng. Có một vài tên tuổi xuất hiện ở cả hai tập sách nhưng không tạo nên ấn tượng gì khác biệt như Niê Thanh Mai, Yên Khanh hoặc Nguyễn Quỳnh Trang. Chỉ riêng với Niê Thanh Mai, cả hai truyện ngắn in trong hai tập sách này đều không phải là những truyện hay nhất của chị. Sự xuất hiện của những tên tuổi mới (so với Truyện ngắn 8X) trong Vũ điệu thân gầy với những Ngọc Cầm Dương, Cấn Vân Khánh, Lê Nguyệt Minh,? chưa thật sự để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Có lẽ vì chưa thể đơn ca nên họ đã nắm tay nhau đứng chung vào một dàn hợp xướng. Tiếc rằng độc giả chẳng nghe rõ họ ?ohát? gì ngoài những tiếng phèng la xủng xoẻng do chính họ tự gõ để gây chú ý.

    Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì họ, những tác giả tự nhận mình là 8x kia qua ?ohiệp 1? khoa trương bị nhận nhiều ?ođòn roi? nên cũng đã có phần tĩnh lại. Biểu hiện rõ nhất là yếu tố ***, vốn là cảm hứng chủ đạo hừng hực ở Truyện ngắn 8X, nay hầu như vắng bóng trong Vũ điệu thân gầy. Những cảnh nhầy nhụa, bẩn thỉu đến phản cảm không tiện nêu ra ở đây như trong Những cuộc chia tay trong tuổi trẻ, Xóm bờ mương, Hắn lại vào toilet, Lửa hoang? nay đã biến mất cùng những sự điên rồ kéo tuột ý thức đi, mà thay vào đó là những câu văn khá điệu đàng mượt mà: ?oThì ra quầng sáng xanh xao ấy là những tia nắng buổi bình minh hắt qua ô cửa của một ngày đang tới nhưng khi cừa mở mắt, tôi đã thấy nó giống như ảo ảnh của nỗi buồn từ những ngày qua tưởng chừng đã tan loãng vào đêm những vẫn còn đọng lại? hay ?oPhố hờ hững phố, người hờ hững người. Nắng buông thả trượt trên đọt lá gầy. Dừng lại năm phút nghe tiếng nắt thở hắt, lạo xạo?? Phải chăng, đã đến lúc, những cây bút quậy phá này đã chán ***, và nhìn *** như một cái gì đó cũ kĩ, cổ hủ? Liệu đến một lúc nào đó, họ có ngạc nhiên khi nhìn lại những tác phẩm mình đã viết, và tự hỏi, sao mình lại viết *** một cách ngớ ngẩn như vậy? Họ đang chăm chút làm đẹp cho văn của mình, có khi là thái quá, nhưng, ta vẫn có quyền hy vọng, một ngày nào đó, *** trong văn của họ cũng trở nên đẹp, vì không thể phủ nhận, ***, với hình thức này hoặc hình thức khác, khó có thể thiếu vắng trong văn học.

    Hai tập sách, với khoảng hai chục tác giả, so với cả nghìn người viết văn thuộc thế hệ 8X trên khắp mọi miền đất nước nên chưa thể gọi đây là những tác giả đại diện cho một thế hệ. Đây đơn thuần chỉ là hoạt động của một nhóm người trẻ thích phá phách và tuyên ngôn. Chúng ta lên án những tuyên ngôn vô lối và những phá phách điên rồ nhưng cũng nên độ lượng. Họ còn trẻ. Mà người trẻ thường hay nóng vội. Hy vọng qua thời gian họ sẽ từng bước trưởng thành để góp phần vào bước tiến của văn học nước nhà. Một vài tia nắng loé lên, ta cũng có quyền trông mong vào bình minh chứ nhỉ!
    Hà Nội, tháng 7-2007
    PHẠM HƯƠNG GIANG (Theo tạp chí Văn nghệ Quân đội số 676)

  9. EmXinhKhong

    EmXinhKhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Nhã Thuyên về cuốn sách, chê khen rất tỉ mỉ, lại thấy phục những người có học, có đọc, có suy ngẫm.
    Nhã Thuyên bằng tuổi Phạm Hương Giang, nhưng Nhã Thuyên nhả ra bài nào (chỉ đưa lên blog cho bạn bè đọc) cũng khiến các nhà văn, nhà phê bình giật mình xấu hổ và cũng nín thở chờ đợi những bài viết mới của Nhã Thuyên.
    Phạm Hương Giang xuất hiện nhờ làm thơ (in phần lớn trên báo Văn Nghệ Trẻ và Tạp chí VNQĐ), sau này cô có viết vài cái truyện. Những truyện mà có thể gọi là chuyện, những chuyện nhờ bào mòn mình để viết.
    "Truyện ngắn 8X" tập I không có chủ đích: ***, rỗng, điên hay phong trào như ông Văn Giá hay cô nàng Hương Giang hoặc quý bà nạ dòng Phong Điệp áp đặt. Nó đơn thuẩn là tiếng nói thật của người viết, nó giản dị hay phức tạp theo cách nghĩ của người cầm bút.
    Nó không sắp đặt hay cách tân, nó không có ý chình ình ra và gào thét: tao là mới, tao là lạ, tao là cách tân... như các quý ông bụng mỡ, quý bà nạ dòng mong đợi. Nó đơn giản hiện hữu. Độc giả đọc và cảm nhận, nhà phê bình đọc và mổ xẻ theo cái đầu của họ.
    Khen hay chê là quyền của mỗi người, mỗi người cầm bóp và tự móc ra để mua, hôk ai cưỡng hiếp mấy người mua sách, để rồi nổi đoá lên "tao nhầm, chúng mày lừa tao"
    Đọc bài của Hương Giang, thấy nàng vẫn ấu trĩ, nàng vẫn không phân biệt phê bình khác với cảm tưởng Báo Tường của nàng. Thật tội cho nàng khi đầu quân cho mấy quý bà nạ dòng như Phong Điệp, hay tôn thờ chàng đầu củ lạc Văn Giá...
    Bên TC VNQĐ mời mình "phản bác" lại bài nàng Hương Giang, mình từ chối, vì một số lý do sau:
    - Nhã Thuyên đã viết là đủ cho tập sách Vũ Điệu Thân Gầy vừa rồi.
    - Nếu mình có viết "phản bác" lại, mình cũng sẽ chửi từ chàng Văn Giá chửi đi...Mà mình lại đang lo kiếm tiền, làm gì có time nhỉ!
    - Mình từng làm báo, mình rất khoái cái trò cho con này chửi rùi khích con kia nhẩy lên đớp tiếng lại. Trò này xưa quá rùi mấy anh TC VNQĐ ah!
    Vậy là mình cười khẩy, thế tụi nó mới cay. Mình cũng đêk thik như 1 vài thằng nhà văn, nhà thơ trẻ đi *** đâu cũng vạch ... chim đái.
    Kệ nhề! Ừa thì kệ! Sắp tới mình lại cho ra cuốn "Truyện ngắn 198X", thiên hạ lại có việc để chửi đổng. hĩ hĩ hĩ... Sao miềng bận rộn quá zị chòy!

  10. hathuynguyenvn

    hathuynguyenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua vừa xem trên VTV1 chương trình DIỄN ĐÀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT của Bảo Chân và Hoài Nam về Văn học 8X. Đúng như speaker Hoài Nam sau ba mươi phút bàn luận, cãi cọ chẳng giải quyết được vấn đề gì đã kết luận một câu: chương trình vẫn còn phiến diện. Sáng nay online, ghé qua box Văn học chơi, thấy... "ấy ấy" quá, cũng muốn lên tiếng, chứ thú thật, em không thích bày tỏ chứng kiến trên mạng kiểu này vì nó thật là vô công rồi nghề.
    1. Chân dung đầy đủ của Văn học 8X vẫn chưa được định hình rõ ràng. Không thể dựa trên những tác phẩm đầy nhục cảm của văn học 8X để có thể kết luận văn học 8X chưa chín hay kém phần thẩm mỹ. Sự thật là những nhà sách cùng với phương pháp PR của họ đã làm rối loạn hệ thống văn học. Đúng như bác nào đó viết, các nhà văn, nhà thơ 8X hiện nay đang sáng tác theo phong trào.
    2. Nhà văn, nhà báo Quỳnh Trang cho rằng các bạn trẻ chwa coi văn học là một nghề mà chỉ nghĩ đó là thú chơi. Điều này không đúng. Một loạt những nhà văn, nhà thơ say đắm chạy theo văn chương đấyy chứ. Ai bảo Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Thuý Hằng... coi đó là trò chơi trong khi họ đắm đuối chạy theo và sống hoàn toàn trong không khí văn chương? Họ vẫn coi đó là một nghề đấy chứ. Nhưng riêng tôi lại nghĩ, văn chương là một thú chơi. Và khi ta đến với văn chương không vụ lợi thì mới có thể có được tác phẩm hay, chứ cái kiểu "vừa đái vừa dòm", vừa viết văn vừa tính xem làm thế nào cho hợp thời, cho ăn khách thì không bao giờ có tác phẩm hay. Một nhà văn, nhà thơ phải biết cách phát huy cá nhân tối đa mới tạo nên bản sắc chứ cứ học theo người nọ, người kia thì không bao giờ xứng đáng được gọi là nhà văn.
    3. Các thế hệ nhà văn đi trước đều phàn nàn về phông văn hoá của các nhà văn, nhà thơ 8X. Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ. Tôi thì cho rằng nên xem lại phông văn hoá của thế hệ nhà văn từ kháng chiến chống Mỹ đến nay. Thời trước năm 45, các nhà văn, nhà thơ đều có phông văn hoá rất cao. Sang kháng chiến chống Mỹ, các nhà văn, nhà thơ đều đi lên từ phong trào và thậm chí còn không được học hành đến nnơi đến chốn. Thế hệ sau 6x, 7x thì phải học tập trong một nền giáo dục một chiều và ru ngủ. Thế hệ 8X bị lai căng, ảnh hưởng quá nhiều từ phương Tây. Những người viết trẻ gần như bị chặt đứt đường dây nối với văn hoá phương Đông. Tại sao chúng ta phải lấy văn hoá phương Tây làm qui chuẩn trong khi phương Tây đang dần nhận ra sự duy lý, cực đoan,phiến diện của mình và đang học hỏi văn hoá phương Đông. Tại sao văn học phương Tây được nhiều giải thưởng, đơn giản vì người trao giải là người phương Tây. Mấy nhà văn, nhà thơ coi chuyện viết ******** là sự cách tân, đổi mới. Xin mời đọc lại "Nghìn lẻ một đêm" hoặc đọc "Kim Bình Mai", "Nhục bồ đoàn"... Phông văn hoá phương Đông của các nhà văn đa phần là rất kém.
    4. Một điều nữa tôi muốn đề nghị là các bác đến chỗ công cộng có văn hoá, đừng xưng hộ con này, thằng kia... Tôi không hiểu tại sao những người biết đọc, biết viết, đi học này học nọ lại có thể ăn nói như bọn đĩ điếm, đầu trộm đuôi cướp như thế...
    Thôi, mỏi tay quá rồi... Hôm khác có hứng mở mồm tiếp.

Chia sẻ trang này