1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán cấp 1-2 mà đại học cứ đần thối ra!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi baoson1969, 01/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ôi trời, vietdeptrai có con cháu gì không? Mấy tuổi, mà không thì ít ra bạn cũng từng là trẻ con chứ nhỉ?
    Muốn dạy phép nhân cho trẻ, người ta dạy phép cộng rồi bảo "Phép nhân là thực hiện liên tiếp phép cộng. Rồi đến phép luỹ thừa, thực hiện liên tiếp các phép nhân, đấy là ví dụ cho thấy nhận thức của trẻ (hay của ai cũng thế) có tính kế thừa.
    Chắc bạn vẫn còn thắc mắc, vậy bạn thử dạy luôn cho con hay cháu bạn khoảng 6-7 tuổi phép luỹ thừa xem sao? Tôi chắc là người như bạn thì con hoặc cháu có thể học ngay được đấy
    Hay là cậu cũng chưa hiểu về toán giả thiết tạm? Mình thấy ngày trước lớp 4 mình hiểu được cái này, còn giải hệ 2 ẩn thì lên cấp 2, lớp 8 mới được học và học được.
  2. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Việc dạy cho trẻ phép cộng, rồi phép nhân là nhiều phép cộng liên tiếp, rồi lũy thừa là liên tiếp phép nhân là cách phát triển nhận thức có logic, trình tự, còn cái việc đưa phương trình từ lớp 8, 9 xuống lớp 4 là ko chấp nhận được!
    ý của mình là cái "giả thiết tạm" đó chẳng qua là DIỄN NÔM phương pháp lập phương trình mà thôi, đưa cái đó cho trẻ em lớp 4 là không phù hợp với tư duy của trẻ lớp 4.
    Còn để trẻ tiếp cận với đại số thì nên dùng ví dụ có mức độ đơn giản hơn để cho trẻ dễ tiếp cận, (DIỄN NÔM một cái phương trình bậc nhất 1 ẩn là vừa, chứ chọn hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn thì hơn quá sức của trẻ).
    Cách đưa bài tập như vậy ko những ko phát triển được tư duy của trẻ mà còn làm trẻ rối hơn, tạo sự phân cách giữa những trẻ được học thêm và ko học thêm một cách ko cần thiết (Chỉ có lợi cho thầy, cô giáo).
    PS: Đố bạn tìm được trong sách giáo khoa lớp 4 có cái gọi là "GIẢ THUYẾT TẠM"
    Được vietdeptrai sửa chữa / chuyển vào 22:32 ngày 12/08/2009
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.181
    Đã được thích:
    5.575
    Mấy bài dạng khó được cho vào chương trình nhằm phân hóa điểm số của học sinh, phân biệt trẻ giỏi toán và dốt toán. Trẻ mà dốt thì cho dù có đi học thêm cả tuần cũng chẳng ngấm mấy thứ đấy vào đầu được lâu. Nếu cứ nghĩ theo kiểu cứ bài nào có cách giải đơn giản bằng đại số thì chuyển lên cấp 2 hết thì sẽ phải bỏ hết các bài "tổng và hiệu", "tổng và tích", tỷ lệ thuận/nghịch ..., cuối cùng hết lớp 5 cháu nào cũng như cháu nấy chỉ biết mỗi cộng trừ nhân chia số thập phân, thi vào lớp 6 cháu nào cũng 10 điểm thì chỗ nào mà chứa cho hết
    Bài "vừa gà vừa chó" hoặc mấy bài vẽ đọan thẳng tìm 2 ẩn thì chỉ là dạng cơ bản được dạy chính thức trên lớp thôi. Hồi tớ lớp 4 đi đội tuyển người ta nhồi cho toàn hệ 3-5 ẩn kiểu như "Mai, Cúc, Trúc, Đào" mà vẫn giải nhoay nhoáy, tất nhiên là hệ hơi đặc biệt chứ không phải hệ full.
  4. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Với trẻ lớp 4 (10, 11 tuổi) nên tập trung phát triển kỹ năng cơ bản, hoặc tập cho trẻ những bài toán logic đơn giản.
    Còn mấy thể loại "vừa gà vừa chó" v.v... để đến khi nó học lập phương trình nó sẽ biết giải.
    Cách giảng dạy như vậy sẽ dẫn đến trẻ trở thành máy giải bài tập chứ ko có tư duy toán học.
    Với cách giải như hiện nay trong chương trình lớp 4 là không hợp lý, chưa học đại số thì chỉ nên cho các em giải bằng phương pháp số học thôi. Hoàn toàn không nên DIỄN NÔM PHƯƠNG TRÌNH để đưa một kiến thức lớp cao xuống lớp dưới để đánh đố học sinh.
    Có bạn chê phương pháp thử là nông dân. Vậy mà nhờ có phương pháp nông dân ấy cộng với computer người ta giải quyết được vô số bài toán khó (tìm các số nguyên tố chẳng hạn).
    Một số nước khác người ta đào tạo toán ở cấp phổ thông đơn giản hơn mình nhiều (mình mới được tham khảo sách của Nga) mà người ta vẫn phân hóa được học sinh giỏi toán và ko giỏi toán.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thôi chúng ta đừng tranh cãi về quan điểm. Tóm lại là chẳng cần học cái gì sất, tôi thấy học xong toán cấp 3 là học được hết toán cấp 1 và 2 rồi, theo bạn vietdeptrai thì chỉ cần học cấp 3 thôi, cấp 1 và 2 chỉ nên học cộng trừ nhân chia cho thành thạo. Bất chiến tự nhiên thành.
  6. ca_ko_an_muoi_ca_buou_co

    ca_ko_an_muoi_ca_buou_co Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    118
    Tôi thấy bạn Việt ( xin lỗi, có thể bạn đã nhiều tuổi) thường chỉ trích cái gọi là "diễn nôm phương trình". Bạn nên nhớ rằng, toán học là khoa học gắn liền với thực tế, giải quyết các vấn đề thực tế. Chẳng hạn như phép cộng, ban đầu là tập đếm, ngày xưa còn sử dụng "que tính" để "diễn nôm" phép cộng: " a.Việt có 2 cái kẹo, a.dangiaothong cho thêm 3 cái kẹo, chị.xuytuyet xin mất một cái...." .....thế rồi đếm. Các dẫn giải đến các dạng tính toán cũng bắt đầu từ nhu cầu tính toán thực tế, đó chính là cái gọi là "DIỄN NÔM" đấy thôi.
    Thừa nhận rằng phép THỬ là một phương pháp phổ biến và quan trọng trong toán tiểu học sơ cấp, nhưng sẽ đến lúc giáo viên phải chỉ cho hs thấy rằng: có những lúc sử dụng phép THỬ là không hợp lý, là không hiệu quả hay thậm chí là thiếu thực tế. Nếu không như vậy thì tư duy toán học làm sao phát triển được?
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.181
    Đã được thích:
    5.575
    OK thế thì nâng cao quan điểm lên thêm tí nữa đi: máy tính bây giờ giải được đủ thứ toán trên đời rồi, việc gì phải học làm toán nữa nhỉ.
    Đừng so sánh chương trình toán VN với các nước phương tây. Không phải ngẫu nhiên mà có việc các nước Đông Á đều cho trẻ học toán rất nặng.
  8. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Học nặng quá chúng nó đâm chán nên cuối cùng cũng có hay ho gì đâu, còn các em học giỏi toán (chuyên toán) thì thường là thi vào mấy ngành kinh tế hết, lại quay về với những phép cộng trừ nhân chia quen thuộc, nên căn cơ thâm hậu ngày xưa cũng ít có đất dụng võ . Bác nào hok tin cứ so thử số bài đạt điểm tuyệt đối môn toán ở các trường kinh tế với các trường tự nhiên-kỹ thuật là thấy ngay ý mà
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hiểu trẻ thời nay lắm sữa bổ não thế nào mà cứ suốt ngày kêu học nặng học nhẹ. Ngày xưa tôi đi học chẳng bao giờ đi học thêm, về nhà làm bài tập 1,2 tiếng là hết (học thuộc lòng thì vứt đấy, chấp nhận điểm kém), còn lại là đi chơi. Bây giờ các ông bố bà mẹ cứ kêu học nặng quá, con không có thời gian chơi nhưng thời gian học thêm thì dài hơn thời gian học chính.
  10. nhock3n00

    nhock3n00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    ôi giời các bác cãi nhau làm gì cho mệt, lỗi ko tại mình mà tại giáo dục việt nam nó thế biết sao được

Chia sẻ trang này