1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toàn cầu hoá và chủ nghĩa bá quyền .

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ForLuna, 22/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ForLuna

    ForLuna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Toàn cầu hoá và chủ nghĩa bá quyền .

    Nghe chủ đề có vẻ to quá , thực ra ở đây em chỉ muốn đặt ra vài câu hỏi để thỉnh giáo các bác : VNHL , Phothuongdan , ruavang ...
    Toàn cầu hoá đang là xu thế chung của thế giới . Lúc này không ai hỏi Toàn cầu hoá là gì nữa . Nhưng nhiều người băn khoăn về tính tích cực của nó . Nó sẽ nâng cao mức sống của cả nhân loại hay chỉ tạo ra sự phân biệt giàu nghèo và tạo môi trường cho chủ nghĩa bá quyền ?
    Khi đặt title cho chủ đề này , em không đặt " Toàn cầu hoá , phân biệt giàu nghèo và chủ nghĩa bá quyền " , bởi dường như sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội là một thuộc tính của quá trình này .
    Thế còn sợi dây nối Toàn cầu hoá với Chủ nghĩa bá quyền ?
    Nó có tên gọi là Chủ nghĩa tự do mới . Chính nó tạo ra thuộc tính nói trên , cũng chính nó gắn TCH với CNBQ .
    Ta hãy quay lại lịch sử . Chủ nghĩa tự do mới ra đời sau chiến tranh Thế giới thứ hai . Đó là lúc kinh tế thế giới suy kiệt - cơ hội để nó tuyên truyền lý thuyết của mình và dẫn đến làn sóng Tự do mới lan rộng từ sau khi " Kẻ ăn cắp sữa " Thatcher nắm quyền ở Anh . CNTDM kêu gọi một sự cải cách quy mô trong đó tự do là tất cả : chấm dứt sự điều tiết cua Nhà Nước đối với thương mại , kết liễu số phận của phúc lợi xã hội , tự do thương mại , để mặc kinh tế cho " Bàn tay vô hình " , và coi một chỉ sô nhất định lạm phát và thất nghiệp là thiết yếu , cần phải duy trì vì mục đích tăng trưởng . Như thế , ngay từ đầu nó đã không coi người lao động ra gì . Ta dễ dàng hiểu được vì sao ở các nước phương Tây dù kinh tế tăng trưởng đều m dân số không tăng , mà tỉ lệ thất nghiệp không hề giảm . Mức tăng trưởng đó đổ vào đâu nếu không vào những người thất nghiệp ?
    Chủ nghĩa tự do mới của phương Tây chủ trương tự do thương mại trong xã hội và giữa các quốc gia , nhưng thực tế nó phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn và các quốc gia giàu có . Thực tế cho thấy nhiều nước phương Nam ngày càng nghèo đi , và trong xã hội thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn . Ngay ở nước ta , các bác cũng có thể thấy khoảng cách giữa dân thành thị và nông dân .
    Khi Nhà nước buông lỏng sự điều tiết với thị trường , thì cái gì sẽ làm việc đó ? Trong một môi trường không có những chế định thích hợp , thì kẻ mạnh sẽ nắm quyền dẫn dắt , đấy là tất yếu . Kẻ mạnh ở đây là những tập đoàn tư bản lớn và các nước lớn . Trong khi các nước lớn nắm quyền chỉ huy thế giới thì các tập đoàn tư bản chỉ huy các nước lớn . Vậy ai đang nắm đầu nhân loại ?
    Người lao động bị làm vật hy sinh cho giới giàu có : một phần thất nghiệp , một phần nghèo đói , một phần chỉ đủ ăn trong khi giới chủ đã giàu càng giàu hơn . Làn sóng phản đối toàn cầu hoá , thực chất là phản đối CNTDM , ngày càng mạnh mẽ . Ở đây có Hội nghị về Toàn cầu hoá , ở đó có biểu tình .
    Chính vì CNTDM xây dựng một thế giới bất công và tàn nhẫn như thế , nên nó cần phải có một lực lượng bảo hộ , một tên sen đầm quốc tế giúp nó mở rộng ảnh hưởng ở những nơi còn bảo hộ và sẵn sàng triệt hạ những kẻ ngáng đường . Tên sen đầm ấy là ai thì người ta quá rõ . Hãy nhìn cách nước Mỹ đang đối xử với phần còn lại của thế giới .
    Đấy là căn nguyên của việc vì sao nước Anh , một trong những nước đầu tiên áp dụng chương trình tự do mới, lại lẵng nhẵng theo đuôi Mỹ như chó theo chủ dù thực lực của họ nằm trong Top và ảnh hưởng kinh tế của Mỹ lên họ cũng không đến nỗi buộc họ phải khúm núm như Israel . Thế rồi những nước tư bản còn lại , gồm EU , Nhật Bản ... , vì sao vẫn cứ là những đồng minh rất mực chân thành của Mỹ , mặc cho những bất đồng về Nghị định thư Kyoto , về NMD cứ phát triển ?
    Và rồi ảnh hưởng của tư tưởng tự do trong Thương mại dẫn đến tự do về Văn hoá . Chúng có quan hệ mật thiết : chẳng hạn sự tự do Thương mại mở cửa rộng hơn cho việc sản xuất phim *** . Từ đó , người ta thấy xã hội tư bản giàu có nhưng đầy những bệnh hoạn . Sống ở đó người ta luôn luôn phải lo sợ . Mọi người ai đọc báo chắc còn nhớ tay bắt cóc dự định bắt , lạm dụng ******** đối với Đạo diễn Spielberg rồi giết ông ta chỉ vì hắn quá hâm mộ ông - may là hắn bị bắt trước khi kịp hành động . Khổ thân cho S. khi ông luôn phải lo sợ những Fan như thế !
    Kết luận : Chúng ta đang nằm trong một hệ thống thế giới đầy bất công và cực kỳ không hoàn thiện , và tư bản tuy là giàu có nhưng đừng tưởng bở .
    Đấy chỉ là những ý kiến đến từ quan sát thì ít , mà từ sách vở thi nhiều .
    Về Việt Nam : Việt Nam và Trung Quốc là hai điển hình ngoại lệ của quá trình toàn cầu hoá . Việt Nam là nước nghèo nhưng đã không chịu chung số phận với đa số các nước Thế giới thứ ba khác , mà đang duy trì một mức tăng trưởng cao và ổn định . Tại sao ?




    Ơi trăng sáng sáng sáng !!!
  2. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay (thực ra là chưa lâu từ hồi Seatle, Washington năm 1999 thôi) nếu mà nói đến "toàn cầu hoá" mà không chửi nó thì không phài là "sành điệu". Thực ra quá trình toàn cầu hoá không phải là mới, khởi nguồn của nó chính là quá trình thực dân hoá cách đây hơn trăm năm. Sau thế chiến thứ hai cũng có một khoảng "toàn cầu hoá" nhỏ. Nhưng quá trình toàn cầu hoá thực sự phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ 90 với sự vững mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ (lần đầu tiên có surplus) và sự phát triển của computer cung internet. Thực ra toàn cầu hoá đem lại nhiều cái lợi, nó tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các công ty phát triển.Nó cũng tạo ra vôn thị trường vốn lớn, và đây chính là cơ hội cho các nước nghèo nhất là nhường nước có nguồn tài nguyên, nhờ vốn và công nghệ họ không còn phải bán raw material với giá rẻ mạt nữa(bán dầu thô cho anh Nga lỗ quá trời). Tât nhiên toàn cầu hoá cũng đưa công nghệ đến mọi nơi (các bác xài máy tính IBM để gõ bài cho TTVN). Đấy là chưa kể đến toàn cầu hoá về văn hoá, mỗi nền văn hoá trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn. Trong chính trị,toàn cầu hoá làm giảm những cái gọi là "độc tài" như ở Kosovo, Nam Tư và sắp tới là Iraq (em hy vọng là cả Bắc Hàn) Bác bảo TQ không "toàn cầu hoá" thì nhầm. Vứa mới gia nhập WTO là thể hiện rõ nhất. Mà không đâu xa Nike hay Reebok toàn sản xuất tại TQ (và cả Việt Nam) thôi, cái bon Âu, bọn Mỹ nó làm chỉ là design thôi.
    Tât nhiên đồng xu nào cũng có hai mặt. Nhưng theo ý em thì toàn cầu hoá là xu hướng không thể tránh khỏi gì thì gì nó cũng là cái cần câu cơm cho cả nước giàu lẫn nước nghèo cho tương lai.
    ********** ​
    "Life is chemistry,chemistry is quantum mechanics,quantum mechanics is math.And math is crazy"
    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 08:00 ngày 23/01/2003
  3. RAID

    RAID Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/01/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Toàn cầu hoá đã diễn ra cách đây 2500 năm rồi các bạn thân mến ạ
    Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa ! Áp dụng "Thư đồng văn, xa đồng quỹ"
    Tiếp đó là Hitle cũng đã muốn thống nhất châu Âu, khủng bố tôn giáo. Dân tộc Đức là thuần chủng nhất, không có tôn giáo nào cả, chỉ có Đảng SS thôi.
    Khuyến cáo bạn việc xưng hô và sự thân ái với mọi thành viên trên diễn đàn.
    Được hoa thuong thich du thu sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 23/01/2003
  4. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Toàn cầu hoá giúp các nước tham gia đạt được những thành tựu về tăng trưởng và chống lạm phát so với thời khủng hoảng những năm 90 , nhưng không dứt bỏ được lạm phát và thất nghiệp . Bên cạnh đó là một loạt các quốc gia tuy tham gia quá trình hội nhập nhưng ngày càng nghèo đi . Đấy là hai mặt của nó . Làm sao để phát huy được cái tích cực và hạn chế mặt trái thì đành trông vào các tổ chức như WTO thôi .
    -------
    Vậy thì con vật nào đã bay theo những đoá hoa triêu nhan của tôi ? Không biết nữa ...
  5. ForLuna

    ForLuna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bác Wolf hiểu nhầm ý em rồi . Em nói Việt Nam và Trung Quốc có tham gia vòng xoáy toàn cầu hoá nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng cơ mà .
    Tuy nhiên một nền kinh tế tăng trưởng liên tục chưa chắc đã là một nền kinh tế đảm bảo bình đẳng cho toàn dân .
    Ơi trăng sáng sáng sáng !!!
  6. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Thực ra chuyện toàn cầu hoá ở Việt Nam không được "để ý" lắm. Nhưng từ khi mở cửa hay hội nhập chính là toàn cầu hoá rồi còn gì. Hệ quả của nó thì đã thấy rõ trong kinh tế, trong văn hoa thì bây giờ cô cậu học trò nào chả thông thạo Britney hay BSB, phim Hàn Quốc xem thoải mái. Đúng là kinh tế Việt Nam có tăng trưởng tốt, nhưng theo thiển ý của tớ thì phần công trình xây dựng được to đẹp đều là vốn vay của nước ngoài (chủ yếu là ODA của Nhật). Nếu không khôn thì dễ giống Argentina bây giờ chứ chẳng phải tự hào gì. Việt Nam không thể làm kiểu như Nga "bùng nợ" của IMF được (thực ra chỉ là hoãn nợ - ai biết vụ này trình bày cái ) Chẳng biết 20 năm nữa thế nào, chú Mỹ là thích giơ "củ cà rốt" ra lắm
    ********** ​
    "Life is chemistry,chemistry is quantum mechanics,quantum mechanics is math.And math is crazy"
  7. Ghen

    Ghen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Sao bác Wolf lại bẩu chúng ta không quan tâm đến toàn cầu hoá ??? Chúng ta quan tâm quá đi chứ. Vấn đề là ở chỗ chúng ta quan niệm ra sao về quá trình toàn cầu hoá.Nói ngắn gọn thì nó là thế này : Chúng ta coi toàn cầu hoá là 1 cơ hội (và cũng là thách thức) để hội nhập với nền kinh tế thế giới ( cái này sách báo nói suốt ngày,em chỉ nhại lại thôi ),với mục đích phục vụ lợi ích cho số đông người lao động,khác với bọn tư bản,chúng coi toàn cầu hoá như 1 phương tiện để đạt tới mục đích thống trị nền kinh tế toàn cầu,tức là chỉ phục vụ cho lợi ích của 1 số ít người,tạo ra mâu thuẫn với số đông người lao động ( như bác Forluna đã nói ở trên ) ------> xung đột về quyền lợi ,do đó dẫn tới khủng hoảng là lẽ đương nhiên.Vả lại nền kinh tế của chúng ta mới chỉ được gọi là "mở" trong khoảng 5 năm trở lại đây,mà chủ yếu là đi mua hàng chứ không bán được là mấy,vậy thì chúng ta có thể ảnh hưởng được không nhỉ ???
    Khôn ngoan thường thua thiệt
    Ngu si hưởng thái bình
  8. RAID

    RAID Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/01/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Toàn cầu hoá hay quá chứ sao nữa ?
    Tôn Trung Sơn tiên sinh nổi tiếng với thuyết Tam dân
    Dân tộc - Dân sinh - Dân quyền
    mà sau này ***** từ đó mà nêu ra cương lĩnh của Đảng
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Tôn tiên sinh đã có tư tưởng thế giới đại đồng rồi đó, rất tiếc tiên sinh qua đời mà không ai kế thừa được sự nghiệp
    có thể một ngày nào đó con cháu của tiên sinh sẽ tiếp tục sự nghiệp dở dang của tiên sinh
    vào năm 2080, Trung Hoa sẽ thực hiện được sứ mệnh cao cả của nhân loại...
    và một Tần Thuỷ Hoàng mới sẽ xuất hiện với Nick là ....
  9. Themgoroth

    Themgoroth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    RAID dư hơi quá nhỉ.
    Tôi thấy mặc dù Việt Nam vào toàn cầu hoà nhưng thực ra nội lực hầu như không có gì, chủ yếu sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của phương Tây. Còn thực chất suy nghĩ số đông vẫn còn rất nhà nông.
    http://www.ttvnol.com/forum/t_146136

    When people are free to do as they please, they usually imitate each other.
  10. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Bác này , ăn nói không sách không chứng cứ thì bị coi là gì đây hả ???
    Bác có biết chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá kiểu tăng trưởng của 2 nước này là loại gì không ??? đó là loại "ăn không nói có" . Tăng trưởng danh nghĩ của 2 nước trên đúng là lúc nào cũng trên 7%/năm . Nhưng tăng trưởng thực chất của hai nước đó chỉ khoảng 3%/năm thôi bác ạ . Bác nên học thêm môn Kinh tế vĩ mô thì hơn , chắc các thầy cũng giảng thêm cho bác hiểu .
    Còn câu cuối của bác , em e rằng nó không đúng lắm . Sorry vì đã bình luận câu của bác thế này .

    Em mệnh bạc ngàn thu sầu vĩnh biệt
    Cõi vô thường chẳng thấy bóng em yêu
    Ta đi mãi trong cuộc đời vô tận
    Hồn nhớ thương hoa tím ngủ trên mồ .

Chia sẻ trang này