1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toàn cầu hoá và chủ nghĩa bá quyền .

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ForLuna, 22/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bayern_munich

    bayern_munich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Toàn cầu hoá đến nay vẫn là đè tài tranh cãi của nhiều nhà kinh tế chính trị học nhưng vẫn chưa chưa có lời giải đáp cụ thể . Toàn cầu hoá với những người chống đối là công cụ để các nước lớn chi phối những nước nhỏ . Toàn cầu hoá phát triển trên cơ sở sự phát triển của công nghệ thông tin . Kể từ khi mạng thông tin toàn cầu ra dời ( Internet ) thì tốc độ toanbf cầu hoá tăng mạnh . Năm 1995 , WTO ra đời
    đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của toàn cầu hoá. Những nước tham gia hoặc lấy WTO làm mục tiêu phấn đấu
    cũng là những nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa( trong đó có Việt Nam )) . TCH thúc đẩy sự giao lưu kinh tế xã hội giữa
    các nước với nhau . Bằng những hiệp ước chung , các nước lớn sẽ giúp đỡ các nước nhỏ trong quá trình phát triển góp phàn thúc đẩy nên kinh tế toàn cầu . Một trong những yêu cầu của toàn cầu hoá là dẹp bỏ các chính sách bảo hộ mậu dịch
    . Việc này giúp cho hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước dễ dàng hơn , mục đích là tạo một thị trường chung duy nhất ( mặc dầu đó là một mục tiêu ko tưởng
    , nhưng với sự ra đời của của các thị trường chung như ASEAN , EURO , Bắc Mỹ đã phần nào khiến mục tiêu ấy trở thành hiện thực ) . Tuy vậy , thị trường chung này cũng là một thị trường có sức cạnh tranh rất cao . Hàng hoá nội đôi khibị hàng ngoại lấn át gây thiệt hại cho nên kinh tế trong nước
    Các nước đang phát triển trong tiến trình toàn cầu hoá được ưu tiên vay nợ nước ngoài với lãi suất thấp hoặc bằng 0 . Tuy nhiên để chi trả những khoản nợ ấy lại là vấn đề ko nhỏ . Các khoản tièn nợk thì ngày càng dài hơn trong khi nên kinh tế ngày càng mất tự chủ . Dựa vào đó , các nước chủ nợ có thể can thiệp vào chuyện nội bộ của các con nợ . Vụ bán đứng Milosevic là một ví dụ điển hình .
    Toàn cầu hoá cũng kéo theo ô nhiễm môi trường . Nhưng các vị chóp bu thế giới hiện nay chủ yếu nước đến chân mới nhảy . Chỉ chữa cháy mà bỏ qua phòng cháy . Nền công nghiệp ngày càng phát triển thì môi trường sống của con người cũng ngày càng xấu đi
    Thêm một nguyên nhân chống lại toàn cầu hoá ,k đó là xu hướng chống lại những cái mới của con người . Nguyên nhân chủ quan này khiến rất nhiều người ác cảm với toàn cầu hoá . Tuy vậy , họ lại ko đưa ra được những giải pháp thay thế cho toàn cầu hoá . Bởi trên thực tế , cho dù số quốc gia nghèo ko giảm đi , cho dù các nước giàu vẫn đang giàu lên , thì toàn cầu hoá vẫn đang là cơ hội cho những nước thế giới thứ ba vươn lên thoát khỏi đói nghèo Qua rồi cái thời tự cung tự cấp ai lo nhà nấy như ngày xưa , toàn cầu hoá là con đường tất yếu của lịch sử

    Santa Cruz
    Destination for my heart
  2. bayern_munich

    bayern_munich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo là vấn đề Việt Nam và Trung Quốc . Cần nhớ là VN và TQ đều đã trải qua một thời kì thực hiện hình thứcquản lý kế hoạch hoá tập trung kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế . Các nguồn lực bị đè nén lại như một quả bóng bơm căng . Đến thời kì đổi mới nền kinh tế của hai nước bắt đầu xì hơi ----> phát triển mạnh mẽ hơn các nước khác . VN tham ra toàn cầu hoá nhưng chưa nhiều , nên ít bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng bên ngoài , TQ thì quá mạnh ( thị trường của họ bằng 1/3 thế giới rồi ) nên vẫn vững vàng . Vì thế trong khi những nước khác khốn khổ vì khủng hoảng thì VN , TQ vẫn đều đều bước tới
    Tôi ko biết mail2522002 nói có đúng ko , nhưng Giảng viên Vĩ mô mà tôi học có nói , VN báo cáo với thế giới là GDP bình quân chỉ 400 $ nhưng trên thực tế , nếu tính theo phương pháp quân bình giá cả ( tức là các mặt hành có giá tương đương theo bất cứ quốc gia nào , ở đây so sánh với Mỹ ) thì GDP bình quân của VN là hơn 1000 $ cơ .Vì sao thế ? Vì nếu chỉ 400$ , VN vẫn nằm trong diện nước nghèo cần được ưu tiên vay vốn ( khôn vật ) .

    Santa Cruz
    Destination for my heart
  3. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Tớ không tin . Thầy bác chắc là nói cho các bác đỡ tủi về cái sự nghèo của nước mình thôi .
    -------
    Vậy thì con vật nào đã bay theo những đoá hoa triêu nhan của tôi ? Không biết nữa ...
  4. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Hê hê bác mail ơi , cô em nhà tớ học Thư viện , có ai dậy nó về Kinh tế đâu . Nó đọc mấy cuốn sách nhưng chả biết biểu diễn ở đâu nên vào đây ấy mà !
    -------
    Vậy thì con vật nào đã bay theo những đoá hoa triêu nhan của tôi ? Không biết nữa ...
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Không phải thế đâu ban ạ. Phương pháp cân bằng sức mua PPP là một phwưong pháp mới khác với cách tính GDP truyền thống. Đúng là nếu theo phương pháp PPP này thì GDP của VN sẽ hơn 1000 USD nhưng khi đó thì VN vẫn là môt trong những nước nghèo nhất thế giới vì GDP của hầu hết các nước đang phát triển khác cũng tăng lên tương ứng.
    Hơn nữa, viêc cho vay vốn hay viện trơ hiện nay rất ít căn cứ vào thu nhâp bình quân đầu người thấp mà phụ thuôc nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là phải đáp ứng các điều kiện mà các thể chế tài chính quốc tế như IMF, WB đăt ra nhất là phải cải cách chính sách theo hướng mở cửa, thân thiện với thị trường (ví du, hạn chế can thiệp chính phủ vào kinh tế, tư nhân hoá, tư do hoá giá cả...).
    It may be rainin', but there's a rainbow above you
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện gửi các ban một bài viết với môt cái nhìn khác về kinh tế VN, có lẽ ít lạc quan hơn là các báo cáo kinh tế của WB hay của chính phủ VN. Tác giả là TS Vũ Quang Việt, một chuyên gia thống kê của LHQ.
    Chất lượng, chất lượng và chất lượng
    Vũ Quang Việt
    1. Bản báo cáo kinh tế năm 2003 do Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Á châu viết chung đánh giá rất cao kinh tế Việt Nam, coi nó " đã thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á ", " phát triển nhằm cùng nâng mọi người lên ", " giảm tỷ lệ dân nghèo đói một cách đầy kịch tính " từ 58 % xuống 37 % trong vòng năm năm qua, có " tiềm năng phát triển dài hạn đáng kể ", " có khả năng đạt mức trung bình năm 7 % " và " bền vững ". Đánh giá này khác hẳn đánh giá những năm trước. Nó có thể phần nào nằm trong nỗ lực của hai tổ chức trên tìm vài điển hình ngày càng khó kiếm, nhằm phô trương sự thành công của họ trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển, nhất là khi các con rồng châu Á khác tiếp tục lao đao, các nước Nam Mỹ đang đi vào khủng hoảng trầm trọng và các nước Phi châu chưa thấy đường ra. Các tổ chức này hiện chỉ còn hai nước là Trung Quốc và Việt Nam mà họ có thể dùng để tô hồng cho chính sách của họ. Nếu tiếp tục bôi đen, áp đặt như kiểu IMF/Mỹ đối với Việt Nam thì họ chẳng còn gì để hãnh diện.
    Dù có nói quá lên thì điều này cũng phản ánh một phần sự thật. Tuy vậy họ cũng không quên cảnh giác về chất lượng chính quyền, về sự đe doạ của tham nhũng, về kết cấu bất chính giữa doanh nghiệp và quan chức, về phân cách giầu nghèo và về sự hủy hoại môi trường. Cũng không quên điều cảnh giá về sự bùng nổ rối loạn xã hội khi người giầu và quan chức ngày càng có khả năng mang những đôi hia vạn dặm dù là mọi người ngày càng giầu lên như đã nói ở trên. Điều làm cho họ thay đổi ý kiến không phải là tốc độ phát triển khá hơn trước mà vì nhà nước đã mở rộng quyền tự do kinh doanh của dân và ý muốn cải cách. Trong 4 năm qua (1998-2001), khu vực doanh nghiệp nhà nước gần như không tạo thêm việc làm, trong khi doanh nghiệp tư nhân tạo thêm hơn 3 triệu việc làm. Doanh nghiệp tư nhân chỉ kể tới tháng 7 năm 2002 đã đầu tư khoảng 2,7 tỷ USD, bằng 9% GDP. Ý muốn cải cách vẫn là dấu hỏi khi nhìn vào khu vực quốc doanh và những đôi hia vạn dặm mà nó tạo nên.
    Điều mà họ quên chưa nói tới là tình hình kinh tế đang hồng lên, nhưng mầu hồng này dường như lại dựa vào vay mượn nước ngoài một cách quá đáng. Cuối năm 2003, cán cân thanh toán đã trở lại tình trạng của thời kỳ trước khủng hoảng năm 1997. Sau nhiều năm cố gắng hoặc không còn cách nào khác là giảm thiểu thiếu hụt cán cân ngoại thương, từ khoảng 3 tỷ USD những năm 95-96, nó đạt một thành quả là có bội thu ba năm qua. Tình trạng này tuy nhiên đã nhanh chóng chuyển chiều vào năm 2002. Thiếu hụt cán cân ngoại thương xuất hiện lại tới mức 2 tỷ USD sau khi Việt Nam giải quyết được với IMF về các cam kết cải cách ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh. Tiền vay mượn lại có sẵn, chính sách sai lầm giữ đồng Việt Nam cao giá chẳng cần gì phải thay đổi. Tiền chùa cứ việc tiêu. Dấu hiệu của cuộc khủng hoảng sắp tới đã lộ diện. Người viết cũng như một số nhà kinh tế có thể có cái nhìn khác nhau về chính sách giữ đồng Việt Nam ở mức giá cao của chính quyền. Điều này rất thường tình, nhưng mục đích của chính sách này cần được minh bạch hoá. Phải chăng nó chỉ nhằm bảo vệ doanh nghiệp quốc doanh, tránh cho họ phải trả nợ bằng ngoại tệ với giá bằng đồng Việt Nam cao hơn ? Quốc doanh nắm gần như toàn bộ tài sản quốc gia, hầu hết nợ chồng chất, thiếu khả năng trả, không tạo lãi, cũng chẳng tạo thêm công ăn việc làm như đã nói ở trên. Như vậy mục đích bảo vệ nó là gì ? Rất nhiều các công trình xây dựng của nhà nước mới xong đã hỏng. Chính các quan chức đã phát biểu trên báo chí là công trình xây dựng có đến 40% là vào túi những người có trách nhiệm. Tôi có hỏi vài người thực hiện các công trình xây dựng, họ cho biết là phải cắt đi ít nhất 20% chất lượng ghi trên giấy tờ khi thực hiện. Nếu chỉ tính công trình xây dựng nhà nước không thôi, một năm là 2,6 tỷ thì tiền thất thoát hàng năm là 500 triệu. Nhưng thất thoát này không chỉ có thế, chất lượng thấp đòi hỏi chi phí cao về sửa chữa và đầu tư thay thế nhanh. Chi phí này lại phải bồi đắp từ thuế nhân dân đóng góp.
    2. Nói như vậy nhưng không thể từ chối là đã có những thay đổi về chất lượng ở Việt Nam, như các tổ chức quốc tế đánh giá, dù gần như ít ai hoàn toàn hài lòng về đánh giá này. Người khách quan sẽ nhận định như trên với một giọng điệu ngập ngừng, nếu không kèm theo một chữ nhưng...
    Trong dịp du lịch Việt Nam mùa hè vừa qua, tôi đã thấy những thay đổi mà con mắt nhìn bình thường khó lòng bỏ qua. Phi trường Nội Bài vẫn nhỏ bé, nhưng nó là một công trình hiện đại, thiết kế có mỹ thuật, biết sử dụng ánh sáng tự nhiên và chất lượng làm việc của khâu kiểm soát hải quan rõ ràng là hơn trước. Đường sá Hà Nội được xây dựng mới nhiều hơn, có những con đường lớn và trên đó người thiết kế không quên vai trò của hoa cỏ và cây xanh. Tại trung tâm thành phố, vỉa hè nơi người đi bộ đi tìm không khí của thành phố, ngắm nhìn phố phường đã một phần nào đó được sửa chữa. Ngược lại là tiếng ồn gầm rú của xe gắn máy đã lấy đi cái yên tĩnh của Hà Nội ngày nào. Cái được lẽ ra không phải đổi bằng hoặc ít ra là nhiều hơn cái mất, đó mới là nâng cao chất lượng. Khách sạn với chất lượng cao cũng không thiếu. Người ta đã được hưởng theo cái giá người ta phải trả. Không như thời kỳ trước đây, người ta phải trả giá bảy, tám chục đô có một phòng đáng giá mười đô.
    Hai nơi tôi tới nhiều lần ở Hà Nội là Bảo tàng Nghệ Thuật và Bảo tàng Lịch sử. Bảo tàng Nghệ thuật đã có khu vực nghệ thuật cổ khá bắt mắt và trang trí có gu và lời giải thích khá chi tiết. Khu vực gốm cổ dù ít ỏi và tranh của các hoạ sĩ mới xuất hiện những năm gần đây ở khu nhà phía trái từ cửa vào cũng tạo ấn tượng tốt đẹp về chọn lựa. Tuy vậy phần về các hoạ sĩ vẽ trước thời đổi mới thì vẫn theo cách trình bày bừa bãi, tranh giá trị bên cạnh tranh hàng chợ, khung tranh cực kỳ thiếu nghệ thuật và đèn chiếu kiểu siêu thị. Người xem thấy tội nghiệp cho các tác giả có giá trị. Nhưng điều tôi vẫn còn nghi ngờ là phải chăng những tượng cổ là thật hay chế bản, dù qua báo chí, Bảo tàng đã cho biết là đã dỡ bỏ các tranh giả của Tô Ngọc Vân. Tôi đoán chừng phần nhiều tượng Phật cổ là giả vì chúng toàn mỹ quá so với những pho tượng thấy trong đền chùa. Câu hỏi này được trả lời rõ ràng hơn ở Bảo tàng Lịch sử. Chỉ cần quan sát kỹ là thấy chất chế bản của nó qua vài chỗ nứt rạn để hở phần thạch cao. Nhất là nhìn trống đồng ở Bảo tàng, niềm hãnh diện của người Việt lại là trống đồng giả. Trống đồng giả hay bằng ngôn ngữ đẹp đẽ hơn là phục chế cũng trở thành quà tặng quốc gia do Chủ tịch Nhà nước trao cho Liên Hợp Quốc, có lẽ do công tư vấn của quan chức văn hoá. Hình ảnh nghệ thuật trống đồng tất nhiên là không có chỗ trong quyển sách về quà tặng nghệ thuật được lưu giữ ở Liên Hợp Quốc.
    Sự tiến bộ về chọn lọc và trình bày của Bảo tàng Nghệ thuật không thấy ở Bảo tàng Lịch sử. Đi xem bảo tàng này để hiểu thêm về lịch sử và văn minh Việt Nam thì nó lại cho người xem một cảm giác về sự nghèo nàn của lịch sử văn minh Việt Nam. Hiện vật đã ít ỏi, lại gồm nhiều đồ giả, và các mô hình dẫn giải ở mức mà có lẽ học sinh trung học có một chút khiếu thẩm mỹ làm còn đẹp hơn. Coi bộ ta thấy và biết được nhiều hơn về văn minh Việt Nam từ Bảo tàng Nghệ thuật hơn là Bảo tàng Lịch sử. Các bạn có thể thấy sự biến chuyển của đồ gốm từ Lý sang Trần, từ Lê tới Nguyễn. Các bạn có thể thấy con rồng Việt Nam hình dáng giống rắn hay giun thời Lý Trần, tầu hoá dần khi qua đời Lê, rồi thành tầu hẳn ở đời Nguyễn. Bảo tàng Lịch sử của kinh đô ngàn năm văn hiến này so ra thua quá xa Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh với rất nhiều hiện vật thật và lời dẫn giải phong phú. Và có lẽ đây là điểm độc nhất mà tôi có thể phấn khởi về thành phố của tôi. Thành phố cây xanh ngày xưa ngày càng bừa bộn, gần như trọc lóc và thiếu dưỡng khí. Đi coi Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh là một kinh nghiệm khủng khiếp. Mùi ô uế xông nồng nặc xung quanh khu vực bảo tàng. Chất lượng tranh tượng chọn lọc và trang trí thua kém cả phòng tranh tư nhân. Kiểu hàng chợ.
    It may be rainin', but there's a rainbow above you
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Đi qua Huế và từ Huế vào miền nam tôi cũng thấy nhiều thay đổi đáng mừng và đáng lo. Thành phố Huế và ngay cả nông thôn Huế cũng khác những gì tôi nhìn trước đây. Nhà cửa mới xây dựng khắp nơi. Những ngôi nhà rất lớn xuất hiện ở cả những nơi xa thành phố. Rất tiếc là nó hàng hàng lớp lớp giống như những ngôi nhà nhìn thấy ở Thái Lan. Chẳng tìm thấy cái hồn của Huế hoặc của Việt Nam đâu cả ở những ngôi nhà kiểu này. Không hiểu tiền từ đâu ra mà họ xây như thế ? Phải chăng là tiền thân nhân gửi từ nước ngoài ? Hay tiền từ các công trình xây dựng đường quốc lộ qua Huế ? Hoặc tiền đầu tư cho các công trình xây dựng lại lăng miếu, hoặc tổ chức các lễ hội kinh thành ? Tôi đặt câu hỏi này vì nhìn từ thống kê kinh tế thì thành phố Huế là một trong những nơi có tốc độ phát triển kinh tế thấp nhất nước.
    Thành phố Huế tất nhiên vẫn thơ mộng, may vì khu trung tâm thành phố vẫn giữ những nét đẹp ngày xưa, và chưa bị ám bởi những ngôi nhà kiểu Thái Lan, cho dù giòng sông Hương không còn xanh như thuở trước mà đã đục ngầu mầu đất do nước sông phải chảy qua các công trình xây dựng xa lộ Hồ Chí Minh. Sửa sang cung điện, thành quách nói chung là được, ít nhất là nhằm ngăn chặn sự hủy hoại hoàn toàn do thời gian và con người gây ra. Có điều nhìn những thành quách xây dựng có đẹp mắt này, vẫn thấy không thiếu những nơi mang tính hàng mã, có nơi mới chỉnh trang xong đã thấy vỡ tượng, bạc tường. Thành phố đã có sáng kiến bỏ tiền tổ chức hai cuộc trại sáng tác tượng quốc tế. Hai vườn tượng đã xuất hiện bên bờ sông Hương. Dù vẫn có những tượng ngô nghê không phù hợp (chẳng hạn tượng kiểu người cá bông plastic của một tác giả Việt Nam) đứng bên cạnh một số tượng đá tạc giá trị, trại sáng tác này đã để lại cho thành phố một dấu ấn mà nghe nói chi phí không quá 250 ngàn USD. Rất ít người biết đến nhà trưng bày tranh tượng của tác giả Điềm Phùng Thị mà thành phố dành cho bà vì nó không nằm trong bảng hướng dẫn du khách. Đây là một cống hiến gồm khá đồ sộ hiện vật có giá trị của một tác gia cho nơi bà sinh ra. Rất tiếc là ngôi nhà đang trở thành hoang vu, cỏ mọc không người cắt, khách viếng thăm gần như không có. Với khí hậu ẩm ướt như ở Huế thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi là các tranh mà bà để lại sẽ bị hủy hoại. Điều ngạc nhiên là thành phố Huế không có một bảo tàng nghệ thuật dù cổ hay hiện đại để có thể lưu giữ các tác gia người Huế.
    Tôi cũng đã ở lại một ngày ở Lăng cô. Biển đẹp bao bọc 3 bên là núi, nhưng rác rến trên bờ vẫn không người nhặt. Khách sạn xây dựng khang trang tốn kém nhưng thiết kế sân vườn không phải để cho du khách hưởng thụ, và không thấy có điều gì có thể cầm chân du khách. Nếu so khách sạn Lăng Cô với khách sạn Furama ở Đà Nẵng do người nước ngoài xây và quản lý thì sự khác biệt là một trời một vực. Mùa hè các bạn gốc Việt Nam hoặc quốc tịch Việt Nam cũng nên ghé đến nơi này để hưởng những ngày êm đẹp và biển xanh trong nhất của đất nước cùng với các dịch vụ thể thao không tốn tiền khác. Giá tiền phòng của khách sạn năm sao này thời gian từ đầu tháng bảy đến cuối tháng chín chỉ có 50 đô, rẻ hơn nhiều so với khách sạn cao cấp cùng hạng của nhà nước mà chất lượng cao hơn gấp bội. Từ khách sạn, có xe chở không tốn tiền đi Hội An, trung tâm thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, và Bảo tàng Chăm. Có thể nói không có bảo tàng nào ở Việt Nam có thể so với Bảo tàng Chăm. Tượng Chăm ở đây phong phú và hơn hẳn Bảo tàng Á châu ở Paris. Không ngạc nhiên khi bảo tàng này là do người Pháp xây dựng và có lẽ từ ngày họ ra đi cũng không có gì thay đổi. Sách và công trình nghiên cứu do các chuyên viên người Việt ở bảo tàng này biên soạn cũng khá phong phú, khác hẳn các bảo tàng hiện nay trong nước.
    Biển Mũi Né ở Phan Thiết chỉ cách Sài Gòn hai tiếng lái xe cũng là nơi du lịch có nhiều khách sạn chất lượng, biển riêng tư và đẹp. Người Sài Gòn sẽ quên dần Vũng Tầu, và đối với tôi sẽ không nghĩ đến ngày trở lại.
    3. Chất lượng của không gian đất nước không thể nói là không thay đổi. Tri thức cũng có bước tiến nhảy vọt. Chỉ nói về ngành mà tôi biết rõ, tôi nghĩ mười lăm năm trước đây cơ quan chính quyền không có một ai có thể gọi là nhà kinh tế theo đúng nghĩa của nó. Các cơ quan hiện nay không thiếu gì người có tri thức, có khả năng phân tích trong một phạm trù kinh tế khác hẳn thời sau chiến tranh. Các sinh viên trẻ không thể nghĩ và có lẽ không hiểu nổi các lý luận kinh tế ngày xưa, các lý luận mà tôi đã mất thì giờ tìm hiểu để có thể có ngôn ngữ trao đổi với chuyên gia trong nước lúc đó và để tìm ra các sai lầm hiện thực của chúng. Việc tiếp xúc với nước ngoài và sự xuất hiện của hàng hà sa số báo chí sách vở cũng làm mặt bằng tri thức chung cao hẳn lên. Không như thời kỳ đầu năm 80 khi về Việt Nam tôi còn nghe nói về một nhóm chuyên gia Nhật tại khách sạn Metropole sau khi đi thăm địa phương về, người ở trong khách sạn đã được lệnh chùi sạch giầy dính bùn vì sợ họ mang về Nhật nghiên cứu, làm lộ bí mật tài nguyên quốc gia.
    Đời sống cao hơn, tri thức nhiều hơn là điều quá rõ. Và điều đạt được này là đương nhiên vì nó được mua bằng một lượng tiền nhiều hơn nhiều so với trước đây. Tiền là kết quả của nền kinh tế phát triển khi quyền tự do kinh doanh được chấp nhận. Vấn đề là nó có tương xứng với tiền bỏ ra không ? Do đó chất lượng của tri thức và sự đánh giá chất lượng còn là dấu hỏi. Muốn đánh giá chất lượng cần có chuẩn. Chuẩn không có tính tổng quát cho mọi trường hợp mà có tính cụ thể. Có chuẩn rồi cần có người kiểm tra. Kiểm tra trên cơ sở chuẩn nói chung và cuối cùng là do thị trường quyết định, nhưng vai trò của nhà nước, của các tổ chức hội ngành nghề, chuyên nghiệp là rất cần khi thị trường không có khả năng. Việc tạo chuẩn chắc không thiếu, điển hình qua hàng loạt các luật, lệ mới đã được thông qua. Nhưng áp dụng và kiểm soát chuẩn là điều đáng phàn nàn.
    Những năm trước đây khi muốn tìm đọc thơ hoặc tiểu thuyết của các tác giả mới mà mình không biết, tôi thường tìm các tác phẩm do Nhà Xuất bản Văn Học hoặc Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn để đọc. Mười năm qua sau khi mua một số tác phẩm họ xuất bản tôi phải tự hỏi không hiểu họ có một chuẩn mức đánh giá nào không ngoại trừ các điều cấm kỵ chính trị. Họ tự đánh mất mình khi bất cứ một tác giả nào biết viết tạm gọi là sạch sẽ và có tiền thì đều có thể xuất bản qua các nhà xuất bản này. Tôi mong tìm lại được ngày xưa lúc còn là học sinh trung học thích đọc sách nhưng ít tiền và khi có một chút ít thì chỉ cần mua bất cứ một quyển sách nào của nhà xuất bản Lá Bối, Thời Mới vân vân là chắc chắn có một tác phẩm đạt giá trị trên mức trung bình. Sách khoa học và tạp chí khoa học cũng thế. Đọc rồi mới phát giác hàng loạt những sai lầm sơ đẳng.
    Cũng thế đã có sự đại hạ giá chuẩn đánh giá chất lượng ở mọi ngành. Các hội thi ca múa nhạc, kịch nghệ toàn quốc nào phát không phải một mà hàng chục huy chương vàng. Cao hơn một bực ở cấp nhà nước, thì đầy dẫy các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú và ngày càng được phát nhiều hơn. Có một lần tôi đếm, trong dịp trao giải cho ngành điện ảnh, có đến không dưới hai mươi người được giải nghệ sĩ ưu tú trong khi ngành điện ảnh hiếm khi cho ra đời được một phim coi được, đạt trình độ trung bình của các nước bên cạnh.
    Về các giải hàng hoá chất lượng cao cũng thế. Đầy dẫy huy chương vàng về đủ mọi loại hàng hoá. Những mặt hàng này xem ra chỉ có thể cạnh tranh với các mặt hàng chất lượng thấp có giá rẻ của nước ngoài.
    Bản thân việc cho lạm phát giải thưởng đã hạ giá giải thưởng. Nhưng tệ hại hơn, nó hạ giá thước đo và tạo ra một
    tâm lý bằng mọi cách ngoi tìm một tấm huy hiệu dù là một tấm huy hiệu giả. Tệ hơn nữa là nó tạo ra lớp người tự coi tấm huy hiệu giả này là huy hiệu thật. Việc đào tạo và trao bằng cấp tiến sĩ hiện nay lại còn tệ hơn vì có thể mua được khá dễ dàng.
    Hình ảnh của Bảo tàng Lịch sử quốc gia ở Hà Nội là hình ảnh phản ánh chuẩn mực của xã hội hiện nay, từ các hội ngành nghề, cơ quan chuyên môn và cơ quan chính quyền. Nó là hình ảnh của một chính sách không nhằm phân biệt giả và thật, và thường nhằm cổ động cho sự đông vui, nhằm chứng tỏ rằng chính quyền rất quần chúng, lo lắng đến mọi chuyện. Các nhà kinh tế chúng tôi thường nói khi thị trường không có khả năng đánh giá và kiểm tra thì phải có bàn tay kiểm tra của cơ quan chính quyền, của hội nghề nghiệp, của dư luận phản ánh qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác. Tại sao lại có sự tự hủy hoại trong dư luận, và đặc biệt là trong các hội chuyên nghiệp như thế ? Điều này chỉ tìm thấy câu trả lời trong vai trò bao trùm của nhà nước hiện nay. Nhà nước cần tập hợp phong trào quần chúng, còn hội nghề nghiệp cần những ưu ái của chính quyền để họ dễ tiếp cận với các đặc lợi kinh tế như kinh doanh quyền " mở lớp, cho chứng chỉ hoặc mở cửa hàng tư vấn, v.v. "
    Do đó khi nói đến chất lượng nói chung không thể không trở lại vấn đề chất lượng chính quyền, tức là việc thực hiện và kiểm tra chuẩn mực mà phần nhiều được thể hiện qua luật, lệ. Câu chuyện Năm Cam hy vọng là bước mở đầu cho việc áp dụng chuẩn mực xã hội. Trong kinh doanh và nhà nước thì bao nhiêu chuẩn mực đề ra gần như không thấy áp dụng. Vẫn không tìm thấy thông tin tối thiểu nói gì đến đầy đủ dù luật về công khai hoá ngân sách, kế toán doanh nghiệp, tài sản của người có chức quyền đã ra đời từ lâu. Như vậy phải làm gì ? Tôi không có khả năng trả lời câu hỏi này. Tôi chỉ mơ là những người cầm quyền cho thời kỳ hy sinh vì cách mạng vì đất nước về hưu, và tự coi mình là người làm thuê cho nhân dân thuê, với lương thừa ăn để hoàn thành nhiệm vụ giao phó. Nếu tự nâng lương không dưới $1000 một tháng cho tất cả các chức vụ chủ chốt trong chính quyền trung ương và địa phương, ít nhất là tới hàng vụ trưởng và các đại biểu chuyên trách của quốc hội. Ngân sách không quá $50 triệu một năm, bù lại là giảm thiểu được số mất mát khoảng $500 triệu. Tập thể có thể quyết định, nhưng cá nhân họ phụ trách và do đó họ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật pháp về việc kiểm tra các công trình và chính sách kinh tế xã hội.
    Vũ Quang Việt
    8 December 2002
    It may be rainin', but there's a rainbow above you
  8. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Nhiều điểm có lý lắm .
    -------
    Vậy thì con vật nào đã bay theo những đoá hoa triêu nhan của tôi ? Không biết nữa ...
  9. AutumnJubilee

    AutumnJubilee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2003
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Các bạn hãy nhìn TCH như là mạng TTVNOL này này: khi bạn tham gia vào mạng này bạn đọc và biết thêm nhiều điều, có thêm nhiều bạn mới thông qua chat --> đó là ưu điểm.
    Nhưng bạn cũng có thể bắt gặp những thông tin ********* và không tốt, rồi quen và yêu phải những chàng nghiện qua mạng --> đó là những mặt trái.
    Do đó bất kỳ nước nào tham gia vào quá trình TCH cũng cần phải tỉnh táo, rất tỉnh táo bởi vì TCH có nghĩa là Tự do hoá thương mại, mà dã tự do hoá rồi thì rất dể "nhiễm" phải những mặt hại của TCH.
  10. demtrang

    demtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Nhân năm dê , xin kể một chuyện con dê ở trại nuôi dê sữa Ba Vì :
    Mẹ dê dẫn đàn dê con mới đẻ đi kiếm ăn . Dê mẹ thủ thỉ dậy các con kĩ năng kiếm ăn :
    - Các con phải chọn cỏ non mà ăn . Ăn càng nhiều cỏ non thì càng chóng nhớn , càng chóng có sữa đóng góp cho đất nước mình
    Một chú dê trong đàn hỏi :
    - mẹ ơi , thế ngoài cỏ non ra có cái dzì khác ăn được mà cũng chóng lớn ko mẹ ?
    - ko đâu con ạ , chỉ có cỏ non thôi
    - Con ko tin , thế nào con cũngtìm ra trên cánh đồng cỏ này thứ gì đó thay thế được cỏ non cho mẹ xem
    Thế là ngày ngày , với một chút cỏ non cầm hơi , chú lang thang từ góc này tới góc khác để tìm giải pháp thay thế cho cỏ nobn mà vẫn bất lực . Các anh chị em dê thì cứ lớn lên từng ngày , còn dê ta thì vãn còm cõi như xưa . Khi đàn dê bắt đầu cho sữa , anh Hồ Giáo ko còn cách nào khác là gọi người đưa dê con về Hà Nội làm lẩu . Trước khi đi , dê mẹ hỏi dê con lần cuối :
    - Vậy con còn cho rằng có một loại thức ăn nào khác thay thế được cỏ non nữa ko ?
    - Có mẹ ạ - dê con ko hề biết mình sẽ được đưa tới đâu - con sẽ tiếp tục tìm tại nơi ở mới
    chuyện chán chết , nhưng mọi người hãy suy nghĩ một chút đi
    Ai đó hiểu được cuộc sống của đồng bào ta cách đây chỉ 20 năm thôi thì sẽ thấy , cuộc sống ngày hôm nay đã tốt đẹp hơn , sung sướng hơn trước kia rát nhiều . Đừng chỉ nhìn những mặt trái của nó mà hãy nhìn sang cả mặt phải nữa . Chẳng lẽ VN ngày nay ko đáng để người Việt tự hào ? Nếu dân ta có tiền thì việc gì phải đi vay ? Nếu chúng ta là một nước lớn thì việc gì phải cầu cạnh các nước khác ? Cái gì cũng phải cóbắt đầu . Họ bắt đầu sớm hơn thì họ mạnh hơn , thế thôi . Thay vì chê trách , hãy hành động để thay đổi nó !!!Chỉ xin nói thế thôi
    Oliver Kahn - nhất sinh đề thủ bái mai hoa

Chia sẻ trang này