1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán học-CHuyển động và khám phá!!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi home_nguoikechuyen, 24/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Toán học-CHuyển động và khám phá!!

    Ai có bài viết sưu tầm nào hay hay về toán nhớ đưa vào toipc này nhé!!!
    --------------------------------------------------------------------------------------
    1>Bạn biết gì về các ngày trong tuần???


    Như các bạn đã biết đấy, các tạp chí toán học trong nước cũng như nước ngoài có rất là nhiều bài viết, viết về các ngày trong tuần, cái mà các bạn cho là rất đỗi quen thuộc, thế mà có rất là nhiều cái mà các bạn vẫn chưa biết về xung quanh các vấn đề đó đâu đấy.Như tạp chí Toán học và tuổi trẻ, cũng dành rất là nhiều trang viết về điều đó, như là cách tính các ngày trong tuần......ở bài viết này , tui cũng không muốn đề cập nhiều đến những vấn đề đó, mà là chuyện khác, vẫn xunh quanh về các ngày trong tuần thôi, nhưng là ở một phạm trù khác.Có thể các bạn đọc cho rằng nó cũng không liên quan nhiều đến toán học, nhưng các bạn thử xem lại kĩ xem-rất là nhiều bỏ ích đấy!!
    Đây là bài viết tui sưu tầm thôi:
    Bạn biết gì về các ngày trong tuần?

    ---------------------------------------------------------------------------------

    Thế giới vẫn chấp nhận cách phân chia thời gian theo tuần 7 ngày, mặc dù có một điểm nghịch lý là số ngày trong nZm cũng như trong mỗi tháng đều không chia hết cho 7 (trừ tháng 2). Chữ Week trong tiếng Anh có nghĩa là tuần, nó bắt nguồn từ chữ cái Latinh là Vicis (có nghĩa là thay đổi).

    Đối với người phương Đông, con số 7 dường như mang một ý nghĩa quan trọng riêng biệt, nó được xem như là một hằng số của vũ trụ. Có rất nhiều điều thú vị xung quanh con số 7, chẳng hạn như chòm sao quan trọng trên bầu trời là Bắc đẩu gồm có 7 vì sao; Truyền thống "nhị thập bát tú" (24 vì sao) trong vZn hoá phương Đông cũng là bội số của 7; Khi ra đời đức Phật đi 7 bước thì dừng; Tất cả những nguyên tố cấu tạo nên thế giới kỳ diệu của chúng ta đều được xếp vào 7 cột trong bảng phân loại tuần hoàn của nhà hoá học vĩ đại Mendeleev; Chúa sáng tạo nên vũ trụ trong vòng 6 ngày và nghỉ sáng tạo vào ngày thứ 7; Trong âm nhạc phương Tây, thang âm gồm có 7 âm; và nữa, người cổ đại vẫn thường cho rằng trên thế giới chỉ có 7 kỳ quan...

    Đến tận nZm 303 TCN, một tuần trong lịch La Mã vẫn là 8 ngày, chỉ đến khi chính quyền thời bấy giờ chính thức công nhận nghi lễ Thiên chúa giáo thì ngày thứ 7 là ngày dành riêng cho việc làm lễ Sabbath. Nếu trong ngôn ngữ Việt hay Do Thái cổ thì tên các ngày trong tuần chỉ được gọi đơn giản theo số thứ tự, với thứ hai là ngày đầu tuần thì trong ngôn ngữ phương Tây, tên của mỗi ngày trong tuần cũng đều có ý nghĩa riêng biệt và thường được gọi theo tên của các thiên thể mà mắt thường có thể quan sát được, hay theo tên các vị thần trong thần thoại phương Tây.

    Ngày chủ nhật

    Sunday (tiếng Anh), trong tiếng Đức thì nó gọi là Sonntag, thế nhưng cả hai từ này đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là Dies solis, có nghĩa là ngày chủ nhật của mặt trời. Đây là tên gọi của những người La Mã ngoại đạo (nghĩa là những người không theo đạo Thiên Chúa giáo). Trong kinh Tân Ước, ngày chủ nhật được gọi là ngày của Chúa, tiếng Latinh là Dominica. Từ đó sinh ra các từ khác trong các ngôn ngữ thuộc hệ Latinh như: Dimanche (Pháp), Domenica (Y'), Domingo (Tây Ban Nha)... Kể từ thế kỷ thứ 4, các cơ quan lập pháp tôn giáo và dân sự phương Tây mới bắt đầu điều chỉnh lại công việc vào ngày chủ nhật, do đó ngày chủ nhật là ngày làm lễ của nhiều giáo hội Thiên chúa giáo.

    Thứ hai

    Monday (tiếng Anh), từ này xuất phát từ tiếng Anglo Saxon là Monandaeg có nghĩa là ngày mặt trZng. Theo ngôn ngữ Latinh thì nó là Dies lunaae, do đó tiếng Pháp mới có từ Lundi. Người Anglo Saxon coi ngày thứ hai là ngày dành cho nữ thần mặt trZng. Trong tiếng Đức ngày thứ hai là Montag, và trong tiếng Y' là Linedi.

    Thứ ba

    Tuesday (tiếng Anh), ngày này được đặt tên theo một vị thần chiến tranh. Trong tiếng Na Uy, Tiu hoặc Tyr là con trai của thần Odin hoặc Woden. Tiếng Thuỵ Điển là Tisdag và tiếng Đan Mạch là Tirsday. Còn Ơ' Pháp ngày thứ ba có tên là Mardi, ở Y' là Marted và ở Tây Ban Nha là Martes (có nghĩa là ngày tập họp). Trong tiếng Do Thái thì Yom shlishi có nghĩa là ngày thứ ba. Trong Thiên chúa giáo, thứ ba là ngày xưng tội trước khi tuần chay bắt đầu. Theo tín ngưỡng truyền thống thì làm việc đó sẽ giúp con người có cảm giác được tha thứ mỗi tuần. Còn trong vZn bản cổ của người Do Thái thì thứ ba lại được xem là ngày may mắn, bởi vào ngày thứ ba khi Chúa sáng tạo ra thế giới thì "Chúa thấy đó là ngày tốt". Tuy nhiên những người theo đạo Hindu lại cho rằng vào những ngày thứ ba không nên thực hiện các công việc kinh doanh quan trọng và đặc biệt là không đi hành hương.





    Thứ tư

    Wednesday - ngày thứ tư trong tuần được đặt tên theo vị thần tối cao Odin hoặc Woden trong thần thoại Na Uy. Theo tiếng Thuỵ Sĩ và Đan Mạch thì nó có tên là Onsdag. Còn người La Mã thì thờ thần Mercury - vị thần phụ trách buôn bán, kinh doanh vào khoảng nZm 495 TCN, và vì thế lấy tên ông để đặt cho thứ tư, tiếng Latinh là Mercurii. Chính từ này đã tạo nên tên cho ngày thứ tư trong một số ngôn ngữ phương Tây như: Mercredi (Pháp), Mercoled (Y')... Còn trong tiếng Đức, thứ tư là Mittwoch và nó có nghĩa là giữa tuần.

    Thứ nZm

    Thursday, được gọi theo tên thần sấm Thor trong thần thoại Na Uy. Trong tiếng Đan Mạch và Thuỵ Sĩ thì thứ nZm là Torsdag. Trong lịch La Mã thứ nZm được gọi là Dies Jovis (theo tiếng Latinh thì nó có nghĩa là ngày của thần Jove). Trong thần thoại La Mã, Jove hay Jupiter là tên của thần sấm (vị thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp). Từ đó một số ngôn ngữ khác cũng lấy đó làm chuẩn chẳng hạn như: Jeudi (Pháp), El Jueve (Tây Ban Nha), Giovedi (Y'). Trong tiếng Đức thứ nZm là Donnerstag (ngày sấm sét).

    Thứ sáu

    Theo tiếng Anglo Saxon là Frigedaeg, tiếng Đức cổ là Fria, chỉ một vị nữ thần. Còn tiếng Anh cổ là Daeg có nghĩa là ngày. Người La Mã đặt tên ngày thứ sáu là Dies Veneris có nghĩa là ngày của Venus - nữ thần tình yêu. Trong các ngôn ngữ thuộc nhóm Romance thì tên các ngày được lấy từ tiếng Latinh. Ngày thứ sáu trong tiếng Pháp là Vendredi, tiếng Y' là Venerdi, và tiếng Tây Ban Nha là Viernes, còn trong tiếng Do Thái cổ là Yom shishi. Tuy nhiên có một số dân tộc lại không xem ngày này là ngày thứ sáu trong tuần mà chỉ coi là ngày thứ nZm, Nga là một ví dụ điển hình bởi họ gọi ngày này là Pyatneetza. Thiên chúa giáo chọn ngày thứ sáu để kỷ niệm ngày Chúa bị đóng đinh. Đã từ lâu thứ sáu vẫn được xem như là một ngày xui xẻo, đặc biệt là khi thứ sáu lại trùng với ngày 13 của tháng, bởi suốt một thời gian dài trong lịch sử thứ sáu luôn là ngày người ta đem phạm nhân ra xử tử.

    Thứ bảy

    Saturday, nó là ngày mang tên vị thần đại dương Saturni. Trong tiếng Anglo Saxon thì nó được gọi là Sater daeg, còn trong tiếng Do Thái cổ nó được gọi là ngày Sabbath. Đây là một điểm đặc biệt bởi trong tiếng Do Thái cổ, các ngày trong tuần đều được gọi theo số đếm như trong tiếng Việt, chỉ riêng ngày thứ 7 là được đặt tên riêng mà thôi. Sabbath có nghĩa là nghỉ ngơi, người Do Thái nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Trong thời kỳ đầu tiên của Thiên chúa giáo ngày linh thiêng này được chuyển dần sang chủ nhật và điều đó được xem là hợp lý vì đó là ngày Chúa Jesus phục sinh và cũng là ngày khởi đầu của sự sáng tạo ra vũ trụ theo Kinh Thánh. Tại Thuỵ Sĩ, ngày thứ bảy được gọi là ngày của Chúa. Một vài giáo hội Cơ Đốc phục lâm đã quay lại với kinh Cựu Ước và làm lễ vào ngày thứ bảy.

    Ngẫm ra thì chung quanh tên gọi của các ngày trong tuần tưởng đơn giản là thế nhưng lại có nhiều để nói phải không các bạn?



    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!

    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 01/08/2002 ngày 10:39
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    --------------------------------------------------------------------------------
    past lại từ bài của lekimhung:
    Trẻ 5 tháng tuổi cũng có tư duy toán học
    Trẻ biết đếm từ khi lọt lòng mẹ.
    Bẩm sinh con người đã có khả năng tính nhẩm! Kết luận này của các nhà khoa học Mỹ làm đảo lộn quan điểm truyền thống trước đây, cho rằng não bộ của trẻ sơ sinh gần giống như một trang giấy trắng, dần dần do tác động của ngoại cảnh mà ??obộ nhớ??? của bé được tích luỹ thông tin.
    Vừa qua, nhóm nghiên cứu tại Đại học Arizona, Mỹ đã tiến hành những thí nghiệm lý thú. Họ muốn tìm hiểu xem con người khi mới sinh ra có tư duy toán học hay không, dù là những tư duy sơ đẳng nhất. Vì các em bé chỉ biết có 3 việc duy nhất là ngủ, khóc và bú mẹ, nên người ta phải dụng phương pháp gián tiếp. Nguyên tắc là: nếu bé thấy một ??osự việc khác lạ???, nó sẽ nhìn lâu hơn 2 giây so với một ??osự việc đương nhiên???.
    Đối tượng khảo sát là một em bé 5 tháng tuổi. Trước tiên, người ta đặt 1 con mèo bông trước mắt bé rồi lấy tấm vải che đi. Sau đó bỏ thêm 1 con mèo bông nữa sau tấm vải (lúc bỏ cố ý thao tác cho bé trông thấy). Nếu khi cất tấm vải xuất hiện 2 con mèo bông, bé chỉ nhìn thoáng rồi thôi ngay. Nhưng nếu xuất hiện 3 con mèo bông (bằng cách bí mật thêm vào 1 con), bé sẽ ngạc nhiên và nhìn lâu hơn. Vậy là trong óc bé đã có quan niệm ??o1 cộng 1 bằng 2???, nếu bằng 3 là vô lý.
    Từ dữ liệu trên, các nhà khoa học kết luận rằng: con người từ khi mới lọt lòng mẹ đã mang sẵn khả năng đếm. Đây là một khả năng tự nhiên, không lệ thuộc gì vào sự phát triển của ngôn ngữ. Phát hiện nói trên đã được trình bày tại Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.
    B.H. (theo KH&ĐS
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Pats lại bài của lekimhung:
    Thứ sáu, 17/5/2002, 09:46 (GMT+7)
    Mô hình toán học về quan hệ giữa người với người
    Có lẽ bạn đã trải qua hoàn cảnh này: Trò chuyện với một người lạ, bạn ngạc nhiên thấy rằng anh ta cũng biết một người quen nào đó của bạn. Rồi một buổi khác, trong nhóm bạn bè, ******** cờ nhắc lại chuyện đó, thế là anh ta trở thành chủ đề của cuộc nói chuyện...
    Quan hệ giữa người với người thường tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về hành vi và nhu cầu giao thiệp của cá thể. Những năm 1960, nhà tâm lý xã hội học Stanley Milgram đã làm một thí nghiệm lạ lùng về "người đưa thư" như sau: Ông viết 10 bức thư cho 10 người bạn ở bang Massachusetts (Mỹ) và nhờ 10 người quen ở bang Nebraska chuyển đi. Milgram nói rằng đó là những thư quan trọng nên ông không muốn gửi qua đường bưu điện. Thế là, những người nhận lời chuyển thư cho ông đã tiếp tục nhờ vả những người mà họ quen ở các bang lân cận, cứ như vậy... Trong vòng 2 tháng, tất cả 10 bức thư của Milgram đã được trao đến tận tay người nhận. Sau khi dò hỏi, Milgram thấy rằng, trung bình, để chuyển một bức thư tay từ đầu này đến đầu kia nước Mỹ, chỉ cần 6 người.
    Mới đây, khi nghiên cứu thí nghiệm của Milgram, nhà xã hội học Duncan Watts, Đại học Colombia, New York (Mỹ) rất ngạc nhiên khi thấy rằng: Các bức thư đã qua tay 60 người, và cả 60 người này đều giữ lời hứa! Rõ ràng, mỗi cá thể làm nên các mắt xích xã hội loài người, thoạt nhìn thì lỏng lẻo nhưng lại có quy luật và tin tưởng được.
    Watts đã lập nên một mô hình gọi là "mạng lưới quan hệ giữa người với người", trong đó mỗi cá thể đóng vai trò một mắt xích. Điểm đáng chú ý là Watts đã đưa vào mô hình này khái niệm "khoảng cách". Theo đó, mỗi cá thể (là một mắt xích) luôn giữ một khoảng cách với các cá thể khác. Khoảng cách này phụ thuộc vào quan hệ giữa các cá thể, tùy theo mối quan hệ: gia đình, họ hàng, bạn học, đồng nghiệp, sếp - nhân viên... Khoảng cách càng ngắn thì "độ tin cậy" càng cao, mắt xích càng chặt.
    Watts cho biết, mô hình của ông có thể ứng dụng cho các nghiên cứu xã hội học, tâm lý học. Nó cũng có giá trị tham khảo cho các nhà kinh tế học (đặc biệt là marketing) và chính trị học.
    Minh Hy (theo dpa)
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  4. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Xời ơi ! Tên chủ đề lại sai chính tả rồi
    Chủ đề này được đấy nhưng tên thì có vẻ không hợp lắm.
    Chuyển động khám phá : sao nghe giống mục trên Hoa Học Trò thế nhỉ ?
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    uh, tìm mãi không thấy cái tên nào cho phù hợp., nên đành mượn tạm cái tên trên báo hoa vậy!! có gì đâu!!!
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    3 bài toán khó trong tình yêu
    Toán học và tình yêu là 2 cặp phạm trù bí ẩn luon hấp dẫn các nhà khoa học. Giữa chúng có mối liên hệ biện chứng lí thú đến ngạc nhiên.
    Noben là nhà phát minh nổi tiếng.Năm 1896 noben mất tại nước pháp. TRong di chúc ông tặng lại toàn bộ tài sản của mình để thành lập 1 quỹ làm phầnthưởng hàng năm cho những người có cống hiến sâu sắc trong năm lĩnh vực:Vật lí,hoá học, y học, văn học và hoà bình.1 điều kì lạ là không có giải noben dành cho toán học.Nguyên nhân sâu xa là người mà noben yêu mến đã khước từ lời cầu hôn của ông ta để <<Chạy>>theo 1 nhà toán học trẻ tuổi khác.Điều làm noben vô cùng căm ghétnhững gì có dính dáng đến toán học.các nhà khao học đã phân tích rằng:Noben bị sa lầy vào 1 trong 3 nghiệm ảo tức là 3 bài toán khó kinh điển trong tình yêu.....
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    BÀI TOÁN 1:em kiêu xa như số bi bí ẩn.Anh mãi cầu phương.
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  8. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, ví thế cũng không được, vì cầu phương là bài toán đã chứng minh là không giải được. Nhưng tình yêu thì lại khác đấy, lời giải thì không thiếu , nhưng ai cũng muốn tìm lời giải đẹp cơ .
    Gót danh lợi bùn pha sắc xám
    Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
    Nghĩ thân phù thế mà đau
    Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Xin lỗi anny nhé!!!!bài này mình chưa post xong, mới được cái tiêu đề thôi, còn bài này post lên dài lắm, phải có thời gian.
    3 bài kia mà!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này