1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán học có phải là sản phẩm của con người, hay là do chúa gửi cho con người?

Chủ đề trong 'Toán học' bởi traveltour, 22/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. traveltour

    traveltour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    0
    Toán học có phải là sản phẩm của con người, hay là do chúa gửi cho con người?

    Nếu toán học là sản phẩm của con người thì sao nó lại dự báo được tương lai của tự nhiên, của vũ trụ tài tình thế? (dự đoán sự giãn nở vũ trụ nhờ vào các phương trình, dự đoán sự tồn tại hố đen cũng dựa vào các phương trình, dự đoán sự tồn tại của các hạt sơ cấp cũng dựa vào phương trình,....).
  2. emlacuoide

    emlacuoide Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    2.147
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi của bác cũng giống như: Em bé đc sinh ra có phải là sản phẩm do con người hay do Chúa gửi cho con người
    Con người làm cho Toán học ngày 1 trở nên phong phú,và cũng chính Toán học làm cho đầu óc con ngươì càng ngày càng trở nên "thông thái,hoàn chỉnh" hơn
  3. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Toán học là một trong những công cụ mạnh vô cùng hấp dẫn mà con người dùng để mô phỏng tự nhiên, thông qua đó mà tìm hiểu các quy luật chi phối tự nhiên.
    Trước đây, do không có công cụ toán học đủ mạnh, thì để nghiên cứu một vấn đề gì đó, người ta thường phải xây dựng một số mô hình vật lý. Ví dụ, trước khi chế tạo thật, người ta chế tạo mô hình máy bay hay tàu thủy thu nhỏ để nghiên cứu tác động dòng chảy của không khí hoặc nước lên vỏ tàu? Việc này mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và chính phương pháp này cũng đòi hỏi những tính toán ngoại suy phức tạp để xác định các yếu tố đó lên mô hình thật. Sau nhiều lần làm mô hình và xác định lực như vậy, người ta đúc rút ra những công thức, phương trình toán học, cho phép tính toán ra kết quả trực tiếp mà khỏi cần chế tạo mô hình vật lý nữa. Và nếu các kết quả tính toán bằng phương pháp này luôn luôn đúng với mọi hình dạng hình học của đối tượng, thì họ đã xây dựng thành công một mô hình toán học cho lĩnh vực thủy khí này. Từ đó, họ có thể tính toán trở lực, dòng xoáy? lên một vỏ tàu tương lai dù chưa bao giờ họ trông thấy (vì nó chưa từng được chế tạo). Tuy vậy, người ta vẫn cần chế tạo một số ít mô hình vật lý để kiểm chứng, vì mô hình toán học thực ra là khá đáng ngờ đối với một số người và vì thế, các mô hình toán học chỉ giúp giảm thiểu số lần thực nghiệm chứ không thể thay thế hoàn toàn thực nghiệm.
    Cũng tương tự như vậy, từ các nghiên cứu vật lý cơ bản, các nhà bác học xây dựng nên một mô hình toán học của vũ trụ vĩ mô hoặc thế giới vi mô. Một mô hình (hoặc học thuyết) chỉ được công nhận khi nó tỏ ra rất chính xác khi mô tả và tiên đoán đúng những kết quả mà ta đã biết và có thể kiểm chứng được. Vậy thì tại sao ta không dùng mô hình đó để tiên đoán kể cả những phạm vi mà ta chưa biết? Tuy nhiên với những tiên đoán mà ta chưa thể kiểm chứng được thì cũng chưa thể nói rằng tiên đoán đó là đúng ngay. Sau này, khi trình độ vật lý của chúng ta đạt tới tầm cao mới và đã có thể kiểm chứng được những tiên đoán của một học thuyết và nếu tiên đoán đó là đúng thì học thuyết đó vẫn tiếp tục được công nhận; nếu tiên đoán là sai thì dĩ nhiên là học thuyết này sai và ta phải xây dựng một mô hình toán học mới để mô phỏng thế giới được chính xác hơn.
    Ví dụ thuyết Tương đối rộng của Einstein tiên đoán độ lệch biểu kiến của một ngôi sao khi nó gần khuất sau Mặt trời, khi đó ông (và mọi người) chưa hề được chứng kiến điều này và người ta vẫn bán tín bán nghi học thuyết của ông. Chỉ đến sau này, khi điều đó được kiểm chứng và xác nhận thì thuyết Tương đối rộng mới được công nhận chính thức. Và khi đã được công nhận (do nó giải thích được tất cả những gì chúng ta có thể chứng kiến trong vũ trụ) thì người ta dùng nó để tiên đoán tiếp cả những điều chưa ai tưởng tượng ra. Gần đây, học thuyết này đã không thể giải thích nổi và đưa ra những tiên đoán kỳ cục đối với một số vấn đề nổi cộm trong ngành vật lý (lỗ đen, Big Bang, năng lượng và vật chất tối?) và vì thế, nó đã không còn được coi là tuyệt đối đúng nữa. Thuyết Tương đối rộng của Einstein bây giờ chỉ được coi là một nghiệm riêng của một học thuyết tổng quát, gọi là thuyết M. Các nhà vật lý bây giờ đang cuống cuồng xây dựng một mô hình toán học mới để mô tả thế giới chúng ta một cách chính xác hơn, toàn diện hơn.
  4. traveltour

    traveltour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    0
    Y
  5. dhchuyen_bk

    dhchuyen_bk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    1
    Bạn này lập một topic mà mình cho rằng không mang lại cái gì !,thậm chí ngay cái title của topic nghe đã chẳng ý nghĩa gì rồi!
    vậy bạn hiểu toán học là gì ?, tôi nghĩ nó thuần túy chỉ là sản phẩm sáng tạo ra của con người ,con người tự sinh ra nó, quy ước nó .......ứng dụng nó để làm công cụ mô tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên, thay cho những lời văn bản dài dòng và không khái quát,
    ví dụ như người ta tự nghĩ ra số 0 rồi tự nghĩ ra phép tính vi tích phân ,rồi tự quy ước với nhau là 1+1=2 ,đấy !....cứ từ cái cơ bản đến cái nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp, toàn do con người tự định nghĩa ra thôi, rồi gói gọn nó trong một trường ,một nhóm hay một vành ,thế là tự nó thỏa mãn các tính chất mà bạn thấy thôi!, chẳng có chuyện chúa hay thần thánh hay ma thuật của tự nhiên nhúng mũi gì vào chuyện này cả !....
  6. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    ặ thỏ bĂc chỏằĐ topic là do bỏằ' mỏạ sinh ra hay chúa sinh ra nhỏằ?
  7. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Sao nó lại báo trước được tương lai của tự nhiên, của vũ trụ tài tình thế ư? Đơn giản là vì nó là công cụ của các môn khoa học khác để giải quyết vấn đề đấy. Đơn cử như thế này: bạn đốt 120 g than. Thu được 440 g cacbonic. Và thằng đốn mạt là mình bảo bạn thử tính xem bạn đã xài hết bao nhiêu g khí ôxi mình cho rồi. Chỉ dùng toán học thôi. Liệu bạn có thể tính được hay không. Hơn nữa, nếu trừ đại ra đúng đáp số thì con số đó liệu có biểu hiện điều gì không? Trong khi chỉ cần một vài quy tắc rất đơn giản của HH là bạn có thể đấm mình 1 kái rồi đọc ĐS vì tội khinh thường nhau quá.

    Sâu xa hơn nữa. Từ đâu ra môn hoá cho bạn xài? Đó chính là lý luận của con người về tự nhiên. Hay nói cách khác, chính là triết học. Nếu không có những vấn đề đó để áp dụng toán học thì có thể môn toán chưa từng ra đời. Nếu không có phương pháp lý luận đó để giải quyết vấn đề thì có giỏi toán đến mức nào cũng chẳng thể xong được. Nói như bạn thì cứ chui đầu vào học Toán. Dốt Lý dốt Hoá vẫn có thê làm khoa học rồi "báo trước được tương lai của tự nhiên, của vũ trụ tài tình" thì e hèm. Cá nhân tớ đây rất yêu Lý và Triết học đấy nhé. Cho nên coi Toán như cây búa cây đinh, hay cái máy tính để làm việc mà thôi.
    Mong bạn nghĩ kĩ trước khi đặt vấn đề như vậy. Hoặc giả nên sửa lại "khoa học tự nhiên" thì chính xác hơn. Còn nếu đã sửa rồi thì mình ko có ý kiến, bố thằng nào biết đường mà lần. KH tự nhiên đẻ ra là để làm cái việc ấy rồi.
    Thế thôi. Hen.
  8. arowl05

    arowl05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Rách việc. Ừ thì toán học là của chúa sinh ra. Sướng bác nhá. Rồi thì gì nữa nào.
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Toán học do con nguời tạo ra để trao cho chúa
    Từ đó chúa mới có trong tay để bảo rằng "này con nguời , ta trao toán học cho con đây."
    Thế mà cũng không biết
  10. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Mệnh đề bạn đưa ra có hai chủ thể: Chúa và Con người. Nhưng Chúa thì không tồn tại. Vậy chỉ có con người.

Chia sẻ trang này