1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán học đó đây

Chủ đề trong 'Toán học' bởi lekimhung, 28/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lekimhung

    lekimhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Toán học đó đây

    Thứ hai, 12/11/2001, 15:59 (GMT+7)
    Trẻ 5 tháng tuổi cũng có tư duy toán học

    Trẻ biết đếm từ khi lọt lòng mẹ.


    Bẩm sinh con người đã có khả năng tính nhẩm! Kết luận này của các nhà khoa học Mỹ làm đảo lộn quan điểm truyền thống trước đây, cho rằng não bộ của trẻ sơ sinh gần giống như một trang giấy trắng, dần dần do tác động của ngoại cảnh mà ?obộ nhớ? của bé được tích luỹ thông tin.
    Vừa qua, nhóm nghiên cứu tại Đại học Arizona, Mỹ đã tiến hành những thí nghiệm lý thú. Họ muốn tìm hiểu xem con người khi mới sinh ra có tư duy toán học hay không, dù là những tư duy sơ đẳng nhất. Vì các em bé chỉ biết có 3 việc duy nhất là ngủ, khóc và bú mẹ, nên người ta phải dụng phương pháp gián tiếp. Nguyên tắc là: nếu bé thấy một ?osự việc khác lạ?, nó sẽ nhìn lâu hơn 2 giây so với một ?osự việc đương nhiên?.

    Đối tượng khảo sát là một em bé 5 tháng tuổi. Trước tiên, người ta đặt 1 con mèo bông trước mắt bé rồi lấy tấm vải che đi. Sau đó bỏ thêm 1 con mèo bông nữa sau tấm vải (lúc bỏ cố ý thao tác cho bé trông thấy). Nếu khi cất tấm vải xuất hiện 2 con mèo bông, bé chỉ nhìn thoáng rồi thôi ngay. Nhưng nếu xuất hiện 3 con mèo bông (bằng cách bí mật thêm vào 1 con), bé sẽ ngạc nhiên và nhìn lâu hơn. Vậy là trong óc bé đã có quan niệm ?o1 cộng 1 bằng 2?, nếu bằng 3 là vô lý.

    Từ dữ liệu trên, các nhà khoa học kết luận rằng: con người từ khi mới lọt lòng mẹ đã mang sẵn khả năng đếm. Đây là một khả năng tự nhiên, không lệ thuộc gì vào sự phát triển của ngôn ngữ. Phát hiện nói trên đã được trình bày tại Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.

    B.H. (theo KH&ĐS



    Tôi yêu mảnh đất Đà Nẵng, tôi yêu sông Hàn thơ mộng
  2. lekimhung

    lekimhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Thứ sáu, 17/5/2002, 09:46 (GMT+7)
    Mô hình toán học về quan hệ giữa người với người
    Có lẽ bạn đã trải qua hoàn cảnh này: Trò chuyện với một người lạ, bạn ngạc nhiên thấy rằng anh ta cũng biết một người quen nào đó của bạn. Rồi một buổi khác, trong nhóm bạn bè, ******** cờ nhắc lại chuyện đó, thế là anh ta trở thành chủ đề của cuộc nói chuyện...
    Quan hệ giữa người với người thường tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về hành vi và nhu cầu giao thiệp của cá thể. Những năm 1960, nhà tâm lý xã hội học Stanley Milgram đã làm một thí nghiệm lạ lùng về "người đưa thư" như sau: Ông viết 10 bức thư cho 10 người bạn ở bang Massachusetts (Mỹ) và nhờ 10 người quen ở bang Nebraska chuyển đi. Milgram nói rằng đó là những thư quan trọng nên ông không muốn gửi qua đường bưu điện. Thế là, những người nhận lời chuyển thư cho ông đã tiếp tục nhờ vả những người mà họ quen ở các bang lân cận, cứ như vậy... Trong vòng 2 tháng, tất cả 10 bức thư của Milgram đã được trao đến tận tay người nhận. Sau khi dò hỏi, Milgram thấy rằng, trung bình, để chuyển một bức thư tay từ đầu này đến đầu kia nước Mỹ, chỉ cần 6 người.
    Mới đây, khi nghiên cứu thí nghiệm của Milgram, nhà xã hội học Duncan Watts, Đại học Colombia, New York (Mỹ) rất ngạc nhiên khi thấy rằng: Các bức thư đã qua tay 60 người, và cả 60 người này đều giữ lời hứa! Rõ ràng, mỗi cá thể làm nên các mắt xích xã hội loài người, thoạt nhìn thì lỏng lẻo nhưng lại có quy luật và tin tưởng được.
    Watts đã lập nên một mô hình gọi là "mạng lưới quan hệ giữa người với người", trong đó mỗi cá thể đóng vai trò một mắt xích. Điểm đáng chú ý là Watts đã đưa vào mô hình này khái niệm "khoảng cách". Theo đó, mỗi cá thể (là một mắt xích) luôn giữ một khoảng cách với các cá thể khác. Khoảng cách này phụ thuộc vào quan hệ giữa các cá thể, tùy theo mối quan hệ: gia đình, họ hàng, bạn học, đồng nghiệp, sếp - nhân viên... Khoảng cách càng ngắn thì "độ tin cậy" càng cao, mắt xích càng chặt.
    Watts cho biết, mô hình của ông có thể ứng dụng cho các nghiên cứu xã hội học, tâm lý học. Nó cũng có giá trị tham khảo cho các nhà kinh tế học (đặc biệt là marketing) và chính trị học.
    Minh Hy (theo dpa)

    Tôi yêu mảnh đất Đà Nẵng, tôi yêu sông Hàn thơ mộng

Chia sẻ trang này