1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TOÁN HỌC LÀ TÌM ĐẾN NHỮNG CON SỐ ;HÌNH VẼ ĐẸP

Chủ đề trong 'Toán học' bởi hoang_tu_thai_duong, 07/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có ông nào tên là fractal. Cái ông có hình trên báo đó là Benoit Mandelbrot, người Pháp gốc Ba lan ( http://www-gap.dcs.st-and.ac.uk/~history/Mathematicians/Mandelbrot.html )
    Ông này vào học Ecole Normale Supérieure một ngày rồi bỏ, sang học Ecole Polytechnique :))
  2. eden-ark

    eden-ark Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    hic tại sao không có những on số đẹp nhỉ

    yêu mộc đế và FF còn hơn ăn cơm
    yêu mèo nhất trên đời
    nô lệ của con ...chuột

  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    uh, tại vì em lâu quá không đọc chỉ nhớ mang máng. Để về em xem lại đã
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. girlofthemoon

    girlofthemoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Bản hoà tấu tuyệt vời của năm nhạc cụ độc đáo.
    Công thức Euler, đây như là một bản hoà tấu độc đáo của năm nhạc cụ đặc biệt trong lịch sử toán học và sự xuất hiện của mỗi nhạc cụ đều gắn liền với những giai đoạn lịch sử thú vị của toán học.
    Nhạc cụ đầu tiên, vâng, tất nhiên đó là con số 1, con số xuất hiện trong thời kỳ bình minh của toán học, và đó có lẽ cũng là khái niệm đầu tiên khi chúng ta làm quen với toán học từ thủa còn ấu thơ. Trong thời kỳ bình minh của toán học, con số 1 gắn liền với những hình ảnh về con cừu, con ngựa, rồi được thể hiện như những nút buộc trên dây. Số 1 cũng gắn liền khái niệm số tự nhiên rồi khái niệm về số nguyên tố. Chúng ta ai cũng biết rằng số nguyên tố là số chỉ có hai ước là 1 và chính nó, như vậy số 1 là số nguyên tố hay không phải số nguyên tố? Câu hỏi này đã gây bao tranh cãi cho các nhà toán học. Nhưng chúng ta hãy để các nhà toán học tranh cãi nhau mà thưởng thức vẻ đẹp của loại nhạc cụ cổ xưa này.
    Nhạc cụ thứ hai, con số 0.
    Loại nhạc cụ này được phát minh bởi người Ấn Độ. Đây là một con số đặc biệt, khi thêm hay bớt số 0 từ bất kỳ con số nào thì giá trị vẫn không đổi, một số dù lớn đến đâu khi nhân với 0 thì cũng chỉ là 0, nhưng ta không thể chia một số cho 0. Vậy số 0 tức là không có gì? Đúng mà không đúng. Ta có 0 cái kẹo tức là ta chẳng có cái kẹo nào. Nhưng 0 độ C không có nghĩa là không có nhiệt độ vì ta biết 0 độ C là 273 độ K. Số 0 cũng gắn liền với khái niệm vi phân vì khi học giải tích ai cũng biết dx/dy là cái vô cùng nhỏ chia cho cái vô cùng nhỏ, về mặt bản chất chính là khi ta tìm cách tính 0/0. Điểm trong hình học cũng là 0, không chiều, không kích thước, vậy mà dựng nên cả không gian. Theo quan niệm về vụ nổ Big-Bang thì vũ trụ xuất phát từ một điểm, há chẳng phải vũ trụ cũng xuất phát từ số 0 hay sao? Đạo Phật cũng cho rằng vạn vật trong vũ trụ vô thuỷ vô chung, mọi thứ đều là không, không ta, không người, không nam, không nữ, ?ocái tôi? có mà không có. Một nét hoà quyện tuyệt vời của hai tư tưởng Phương Tây và Phương Đông qua con số 0 kỳ diệu.
    Nhạc cụ thứ ba, con số Pi.
    Pi = 3.14159265358979323846264338327950288419716939937511...
    Chúng ta không biết loại nhạc cụ này xuất hiện chính xác khi nào, chỉ biết rằng cách đây 4000 năm, người Babylon đã tính được số Pi là 3.125 (=25/8), còn người Ai cập cổ đại thì đã tính được số Pi là 3.162 (=10^1/2). Số Pi có lẽ là con số được các nhà toán học tính toán nhiều nhất và ngay đến bây giờ các nhà toán học dù đã tính ra hàng tỷ chữ số của số Pi nhưng cũng không ngừng đưa ra các phương pháp cải tiến để tính Pi (tháng 10/1996 nhà toán học Bellard đã công bố tính được 400 000 000 000 chữ số của Pi). Nhưng cách biểu diễn đơn giản nhất của Pi lại do một nhà toán học Trung Hoa là Tsu Ch'ung Chi đưa ra vào vào khoảng năm 480, Pi = 355/113 với 7 chữ số chính xác. Để nhớ con số này các bạn hãy viết ba số lẻ đầu tiên từng đôi một (113355) rồi chia làm hai phần bằng nhau. Đến nay ai cũng biết số Pi là số vô tỷ và thậm chí là số siêu việt nhưng không ai biết liệu số Pi có phải là số vô tỷ không tuần hoàn hay đến một lúc nào đó các chữ số của Pi sẽ lặp lại theo chu kỳ. Nhưng chúng ta hãy để việc đó cho các nhà toán học để thưởng thức những giai điệu độc đáo do Pi độc tấu.
    Nhạc cụ thứ tư, đơn vị ảo i.
    Nhạc cụ này lần đầu tiên được Rene Descartes (1596-1650) đặt tên vào năm 1637 với cái tên imaginary number (số ảo) và Euler vào năm 1777 đã sử dụng ký hiệu i cho đơn vị ảo (i^2=-1). Nhưng thực ra trước đó rất lâu người ta đã đề cập đến số này. Có lẽ là khoảng năm 50 trước CN, Heron đã đề cập đến căn bậc 2 của số âm, rồi người ta gặp lại căn bậc hai của số âm khi tìm cách giải phương trình bậc 3 và 4 và buộc phải chấp nhận số ảo. Sự chấp nhận số ảo quả thật không dễ vì vậy đã có thời gian người ta đã gọi số ảo là số ngu ngốc (idiotical number). Leibniz đã nói rằng sự chấp nhận số ảo là một sự sáng tạo trong ý tưởng của con người (?othat wonderful creature of an ideal work, almost an amphibian between things that are and thing that are not?). Lịch sử số ảo còn gắn liền với tên tuổi của nhà toán học Carl Friedrich Gauss (1777-1855), người đầu tiên đưa ra các phép toán đại số về số phức, biểu diễn số phức trên hệ toạ độ và đã đưa số phức trở nên không thể thiếu trong các ngành khoa học hiện đại.
    Nhạc cụ thứ năm, số siêu việt e.
    e = 2.71828182845904523536028747135266249775724709369996...
    Nhạc cụ này xuất hiện muộn mằn nhất trong 5 nhạc cụ. Lịch sử của số e gắn liền với sự ra đời của phép toán loga, khi vào năm 1618, Napier (Nêpe) đã đưa ra bảng loga của các số phục vụ cho các phép tính nhanh mà cơ sở của loga là e (loga tự nhiên). Thực tế ra thì Napier đã sử dụng một số xấp xỉ e để tính (mình không nhớ chính xác) nhưng ông không gọi nó là e. Số e cũng xuất hiện thật tự nhiên với các đường cong mũ mà chúng ta biết dưới cái tên đường cong logarit. Vào năm 1668, Nicolaus Mercator đã sử dụng tên gọi natural logarithm (logarit tự nhiên) cho loga cơ số e. Thật ngạc nhiên là ngoài việc xuất hiện khi nghiên cứu về phép loga, số e còn xuất hiện tự nhiên khi nghiên cứu về lãi phức khi vào năm 1683 Jacob Bernoulli tìm cách tính giới hạn (1+1/n)^n (n tiến đến vô cùng) nhưng ông đã không thấy mối liên quan với cơ số của loga tự nhiên. Bài toán đại khái như sau: giả sử ta gửi tích kiệm với lãi suất 100% (cao quá), vậy thì ta phải nhập lãi vào gốc bao nhiêu lâu một lần để thu được lãi lớn nhất. Euler đã chứng minh được e là số vô tỷ và Hermite đã chứng minh e là số siêu việt (năm 1873). Nhưng thôi, chúng ta hãy thưởng thức vài bản độc tấu của số e đã.
    Girl of the Moon
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Rất tuyệt vời.
    Các bạn đã đem đến những điều rất lý thú trong toán học.
    Những vẻ đẹp đằng sau các con số, các ký hiệu loằng ngoằng hay những chữ cái trông rất đơn giản không phải ai cũng hiểu được.
    Xin bổ sung thêm một tí: Tsu Ch'ung Chi chuyển sang Hán Việt là Tổ Xung Chi, tên của ông đã được đặt cho một ngọn núi trên mặt trăng.
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Phải nói là quá tuyệt vời mới đúng. Hoan hô girl, hoan hô toán học
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. hoang_tu_thai_duong

    hoang_tu_thai_duong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    các bác oi toán học thật là tuyệt vơi phải không các bác lam em vui wa'thực sự khi nảy ra ý tưởng viết bài này em chỉ biết vẽ mỗi cái hình tròn sau đó dung thước và bút chì chia ra làm nhiều phần bằng nhau rồi nối chúng lại với nhau
    (các điểm đó ) ra nhung hình hay lắm tuỳ theo cách nối của mình >còn số thì em chỉ thấy rất thích con số pi và con số ơ le thôi >nhưng em chẳng biết gì vê chúng cả (xấu hổ wa') nhưng toán học thật là tuyệt vời phai ko cac bác >mong rằng ai còn nhưng con số hay hình vẽ gì thì xin đưa ra cho bà con cung thưởng thức cảm ơn nhiều

    BẠN LÀ NGƯỜI SẴN SÀNG BƯỚC VÀO THẾ GIỚI CỦA BẠN NGAY KHI CẢ THẾ GIỚI BƯỚC RA
    [/size=9]
  9. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Xin được báo cáo với các bác là tui hoàn toàn là sưu tầm, nhưng với mục đích rất tốt là để bà con box ta cũng như các box khác công nhận rằng : ....
    Nguồn : http://www.uib.no/People/nfytn/mathgal.htm
    Nếu các bác thấy hay và có time thì những hôm sau các bác post lên nữa nhé, và bổ sung thêm từ những tài liệu khác
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
    Được no_cry sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 13/03/2003
  10. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Mặt Dini:

    Đây là 1 trong những mặt có độ cong là hằng sô âm ( còn độ cong là gì và được tính như thế nào thì ... chỉ có người nào học hình học vi phân mới biết được)
    Dạng tham số:
    x=a*cos(u)*sin(v)
    y=a*sin(u)*sin(v)
    z=a*(cos(v)+log(tan((v/2))))+b*u
    Vdụ trên ứng với
    a=1,b=0.2,u={ 0,4*pi},v={0.001,2}
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi

Chia sẻ trang này