1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán học qua những con tem

Chủ đề trong 'Toán học' bởi Thanhha, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Toán học qua những con tem

    Trong chủ đề này, thỉnh thoảng khi nào rỗi và có thể scan được mình sẽ post những con tem mình có mang đề tài Toán học .

    Con tem đầu tiên tên là "Hội nghị toán học quốc tế năm 1998" tại Berlin.


    Hình minh hoạ trong con tem nếu mình không nhầm thì là: "Hình vuông là hình đa giác đều duy nhất là hợp của những hình đồng dạng với chính nó với các tỷ số đồng dạng khác nhau". Hình như có cả cho không gian, hoặc cho các hình bình thường trong mặt phẳng nữa nhưng mình không nhớ chắc lắm.


    Strawhero


    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 10/06/2003

    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 10/06/2003
  2. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Bộ tem tiếp theo xin nói về các nhà Toán học, mở đầu là Abel.
    Đây là bộ tem của Nauy, phát hành năm 1929, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Abel. Bộ tem này có 4 cái, nhưng tớ chỉ có mỗi 2. Bác nào có hai cái còn lại mà muốn bán thì nhắn tớ 1 câu.

    Strawhero

    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 19:29 ngày 12/06/2003
    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 12/06/2003
  3. doraemon

    doraemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn mua cơ bạn cho giá đi. Liên hệ tại grok_bloodhorn@yahoo.com

    Never ending pain - Quickly ending life
  4. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, lâu lắm mới lại vào box. Lần trước mình post vài bài, sau đó nghỉ hè về nhà lại không vào net được nữa, nên không tiếp tục được chủ đề. Từ giờ sẽ cố gắng post thường xuyên hơn .
    Cũng coi như bù cho thời gian dài, lần này xin chuyển sang 3 bộ tem về Lép-níp (Leibniz). Leibniz chắc cũng không xa lạ gì với chương trình toán cấp 3 lắm, ông là một nhà toán học rất nổi tiếng, cùng với Newton, ông được coi như là cha đẻ của phép tính vi phân, tích phân nói riêng, và calculus nói chung. Trong một quyển sách mình đã từng đọc có đoạn viết, về tiếng tăm trong toán học CÓ THỂ Leibniz kém Newton, nhưng Leibniz lại hơn xa Newton một điểm là, ông còn nghiên cứu và nổi tiếng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Ông là một trong số rất ít người được mệnh danh là "universal scientist". Đã có thời gian Leibniz và Newton là hai người bạn, nhưng chỉ tiếc là điều đó không kéo dài được lâu vì hai người sớm tranh cãi về phát minh của mình trong vi phân, tích phân và từ đó không bao giờ nói chuyện hay liên lạc gì với nhau nữa.
    Đây là bộ tem của Tây Đức phát hành năm 66, nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày mất của Leibniz.
    Một bộ tem của Tây Đức nữa mang chủ đề châu Âu, một cái về Leibniz và một cái về Magnus (không phải nhà toán học ), phát hành năm 80 (mình có cả 2 cái này ).
    Và cuối cùng là một con tem Leibniz trong bộ tem những nhân vật văn hoá nổi tiếng thế giới của Rumani năm 66. Bộ này thì có 10 cái, mình thì có mỗi 1 .
    @doraemon: Đây là những con tem mình rất yêu thích. Chỉ tiếc là con tem bạn hỏi mình chỉ có 1, nếu hơn thì mình đã có thể trao đổi với bạn .

    Strawhero
  5. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Để thay đổi không khí, lần này mình chuyển sang một vài con tem về những hình, đường cong nổi tiếng và kỳ dị trong toán học.
    Con tem đầu tiên chắc mọi người đều có thể nhận ra được:
    Đây là đường cong Mobius, trong một con tem của Lucxembua phát hành năm 1969.
    Một thể loại hình khác, được gọi là hình kỳ dị (có lẽ dịch chuẩn hơn thì nên là hình không tưởng), lần đầu tiên được đưa ra bởi một nhà hoạ sỹ (tên là gì mình ko nhớ chính xác ) :
    Về mặt nào đó hình này có lẽ khá giống với đường cong Mobius. Vài năm sau đó, ông này lại đưa ra thêm hai hình khác nữa:
    Đây là 3 trong số 5 con tem của Thuỵ Điển in năm 1982

    Strawhero

    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 06:39 ngày 15/08/2003
  6. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người, vừa rồi gửi mình không biết, đặt tên file lung tung nên mấy cái tem của Abel lại bị chèn mất. Mình post lại ở bài này:
    @ Bác Username, bác Home hay bác King of God có vào thì sửa hộ tớ nhé .

    Strawhero
  7. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc lại mới thấy bài của mình post hơi lung tung, không theo một trật tự nhất định nào cả. Có lẽ từ giờ, cũng coi như nói về lịch sử Toán học, mình sẽ post tem các nhà Toán học nổi tiếng vào dịp kỷ niệm ngày sinh hay ngày mất cho có ý nghĩa hơn, thỉnh thoảng sẽ xen kẽ những con tem khác. Bài viết mình cũng sẽ gửi theo tuần, vào ngày chủ nhật (nghĩ lại cũng thấy nên từ từ, không chẳng mấy chốc hết vốn tem , đến Góc tem của bọn Mathematical Intelligencer cũng chỉ một tháng một lần nữa là ).
    Khai trương hôm đầu là Pascal, hôm nay (19/08) cũng là kỷ niệm 380 năm ngày mất của ông. Những cái tên như "tam giác Pascal" trong khai triển nhị thức, rồi định lý Pascal cho các hình conic..., hay giai thoại về chiếc máy tính đầu tiên cũng đã quá quen thuộc với tất cả mọi người.
    Trên nền của con tem cũng có vẽ một hình nón, và các mặt cắt của mặt phẳng với nó tạo thành parabôn, elíp hay hypecbôn. Đây là con tem của Pháp năm 1962, nhân dịp 300 năm ngày mất của Pascal.
    Tháng 8 này cũng là dịp kỷ niệm của một số nhà Toán học khác, ví dụ như Abel sinh ngày 05/08/1802, Dirac sinh ngày 08/08/1902 và Schrodinger vào ngày 12/08/1887. Abel thì mình đã từng post rồi, dưới đây là hai con tem về Dirac và Schrodinger trong một bộ tem của Thuỵ Điển năm 1982.
    Cả Dirac và Schrodinger đều là những nhà toán học và vật lý, và cùng được giải Nobel vật lý năm 1933. Đề tài nghiên cứu yêu thích của cả hai đều là thuyết tương đối và cơ học lượng tử. Hàm Dirac delta lúc đầu được Dirac đưa vào vật lý, sau đã trở nên rất thông dụng và là một công cụ mạnh trong toán và lý thuyết phân bố nói riêng. Dirac cũng đã từng là Lucasian professor of Mathematics của Cambridge ở tuổi 30!!!, đây là một chức danh vô cùng cao quý, người đầu tiên giữ chức danh này là Newton, và người kế nhiệm Dirac và cũng là bây giờ là "huyền thoại sống" Hawking. Schrodinger cũng được đặt tên cho phương trình:
    iut + deltau = 0
    trong đó i là số ảo, delta là toán tử Laplát (Laplace).

    Strawhero
  8. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, topic của bác hay thật đấy. Nhưng hình ảnh trong 2 con tem của Dirac và Schrodinger có ý nghĩa thế nào hả bác.
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  9. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Khì khì, cảm ơn bác No_cry đã vào hưởng ứng, lần trước em cũng đã định viết giải thích, chẳng hiểu sao lại quên mất. Cũng đang định tham gia vào chủ đề chit chát của bác , dạo này cũng lười quá, viết lung tung thì được chứ cứ thấy cái gì phải nghĩ là ngại .
    Bổ sung thêm lần trước về Dirac và Schrodinger, khoản cơ học lượng tử này thì mình cũng không biết gì, chỉ dừng ở việc tra cứu tem thôi nên nếu có gì sai thì mọi người cứ góp ý.
    Dirac là người đưa ra phương trình chuyển động cho các điện tử (electron). Phương trình này giải thích sự quay của các điện tử và từ đó Dirac đã dự đoán sự tồn tại của các phản hạt. Vài năm sau đó thì phản hạt positron cũng được tìm ra. Hình minh hoạ trong con tem về Dirac là đường đi và sự xoáy của một cặp điện tử và phản hạt.
    Trước đó một thời gian, Broglie (bác này cũng từng đạt giải Nobel vật lý, và cũng sinh trong tháng này nên kỳ tới sẽ có tem nói đến sau ) đã đề ra ý tưởng là các hạt cũng chuyển động như sóng. Cũng xuất phát từ đó Schrodinger đã tìm ra phương trình vi phân riêng (đã đề cập đến lần trước) mô tả sóng của các hạt. Và hình minh hoạ trong con tem Schrodinger là phương trình sóng của nguyên tử hydro.
    Planck, Einstein, Bohr, Broglie, Feymann, Heisenberg, Schrodinger, Dirac, Maxwell, Born là vài trong số những người đầu tiên đã đặt nền móng xây dựng và phát triển nên thuyết tương đối và môn cơ học lượng tử.

    Strawhero

    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 04:12 ngày 20/08/2003
  10. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Tuần này sẽ là 3 con tem lần lượt về Faraday, Broglie và Côpeních (Copernicus). Trong đó tháng này có 2 ngày kỷ niệm của 2 người đầu tiên.
    Con tem đầu tiên là một trong 4 con tem của Anh năm 1991 nói về các thành tựu của khoa học nói chung.
    Có lẽ với nhiều người, cái tên Faraday nhắc đến một nhà khoa học thì nhiều hơn, ông là người sáng chế ra điện nói chung. Nhưng bên cạnh đó Faraday cũng còn là một nhà toán học nổi tiếng.
    Broglie như đã đề cập trong bài viết lần trước cũng là một nhà vật lý kiêm toán học, ông được giải Nobel năm 1929. Đây là 1 trong năm con tem của Thuỵ Điển năm 82 (cùng bộ với con tem Dirac và Schrodinger).
    Và cuối cùng, xen kẽ là một con tem của Pháp năm 74 nói về Copernicus. Copernicus là một trong những người đầu tiên đưa ra thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ, mặc dù vậy ông là cha đạo nên đã rất dè dặt, không dám công khai công trình của mình khi còn sống như Galilê.
    Hôm nay đang hơi bận nên phần giải thích chi tiết hơn nữa về những con tem lần này xin hẹn các bác vài hôm nữa .

    Strawhero

Chia sẻ trang này