1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán học qua những con tem

Chủ đề trong 'Toán học' bởi Thanhha, 10/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay như hẹn xin tiếp tục giới thiệu thêm vài con tem nữa với mọi người. Một phần nào đó có thể nói, việc sưu tập tem với chủ đề toán học có lẽ không phải là dễ dàng. Vì thực sự nếu một ai đó thực sự khắt khe, có thể suy nghĩ rằng những nhân vật như Einstein, Plank, Broglie hay nhiều người khác nữa nên được kể đến như những nhà vật lý trước, Aristotle nên được biết đến như một nhà triết học cổ đại, hay Copernicus là một nhà thiên văn học... Nhưng những người đấy thực sự vẫn được coi như là những nhà toán học, điều này thực sự được dựa nhiều vào những quyển sách và trang web về lịch sử toán học .
    Cũng để tránh sự thất vọng, lần này mở đầu sẽ là một nhà toán học hoàn toàn thuần tuý, một trong những nhân vật xuất sắc nhất trong toán học thế kỷ 20, người đã đặt nền móng cho môn giải tích hàm hiện đại, đó là Banach.
    Hôm qua, 31/08, là kỷ niệm 58 năm ngày mất của Banach. Ông là người Ba Lan, và điều đặc biệt cho thấy sự thiên tài của Banach là ông không hề có bằng đại học về Toán. Khi còn học phổ thông, Banach rất có năng khiếu về Toán học, nhưng đến khi vào đại học, ông chọn học kỹ thuật vì nghĩ rằng không còn gì trong Toán để học cả !!! Khi ông khoảng 24 tuổi, một người bạn, một nhà toán học, có nói với Banach về một bài toán người này vẫn chưa giải được. Và chỉ trong vài ngày, Banach đã tìm ra lời giải và cả hai cùng viết chung bài báo đầu tiên của Banach. Từ đó thì Banach bắt đầu "sản xuất" những công trình toán học không ngừng. Bốn năm sau ông được phong tiến sĩ, rồi giáo sư toán 4 năm sau nữa (mặc dù vẫn chưa có bằng đại học toán). Và khoảng năm 1943 hay 1944, ông trở thành chủ tịch hội toán học Ba Lan. Nhưng chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, sức khoẻ của Banach giảm nhanh chóng và ông mất vì ung thư năm 1945. Những cái tên như: không gian Banach, đại số Banach, định lý Hahn-Banach, định lý Banach-Steinhaus... chỉ là một vài trong số rất nhiều công trình của Banach mà rất nhiều người chúng ta quen biết. Con tem ở trên là một trong 4 con tem phát hành năm 1982 ở Ba Lan, chào mừng hội nghị toán học thế giới được tổ chức ở nước này năm đó.
    Đây là con tem kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Helmholtz, một nhà toán học của Đức, phát hành năm 1971 (hôm qua là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 182). Cũng như Leibniz, Helmholtz là một trong những người được mệnh danh là "universal scientist", ông nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông cũng không hề có bằng đại học về Toán mà học Y ở đại học, toán học, vật lý, hoá học, triết học và nghệ thuật là hoàn toàn do ông tự đọc sách và học lấy. Một phương trình vi phân riêng mang tên ông là:
    -delta u = lamda * u​
    trong đó, delta vẫn là toán tử Laplace, lamda là một hằng số.
    Con tem cuối của lần này là một con tem khác nữa về Copernicus, về nội dung cũng khá giống với con tem của Pháp phát hành, đăng ở bài trước. Đây là con tem của Ấn Độ.

    Strawhero
  2. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Xin đính chính lại bài mình viết lần trước. Cái câu "Faraday cũng là một nhà toán học" là mình nhầm, khì khì, nhầm với Ampe (Ampere), râu ông nọ cắm cằm bà kia. Faraday chỉ đơn thuần là một nhà khoa học. Nhưng rất nhiều tài liệu về lịch sử Toán học đều đề cập đến ông, vì những công trình, những kết quả từ những thí nghiệm của ông là nền tảng của nhiều lý thuyết trong toán học. Ví dụ như thuyết cơ học lượng tử của Maxwell cũng xuất phát từ kết quả của Faraday.
    Hôm trước mình viết là muốn nhắc đến Faraday nhân kỷ niệm 136 năm ngày mất của ông (25/08), còn của Broglie là 111 năm ngày sinh (15/08).

    Strawhero
  3. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mở đầu xin nói về hai cha con nhà Bolyai. Bolyai cha, Farkas Bolyai, là một người bạn thân của Gauss. Hai người quen nhau khi cùng học Toán tại trường đại học Gottingen. Lĩnh vực Bolyai nghiên cứu và yêu thích đó là xây dựng cở sở và tiên đề cho hình học, số học và đại số.
    Con tem đầu tiên là một trong một bộ 14 con tem của Hungary phát hành năm 1932 về những nhân vật nổi tiếng của Hungary. Còn con thứ hai là năm 1975, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Bolyai.
    Năm 1960, Hungary cũng phát hành một bộ tem nữa, 16 con, về những người nổi tiếng và một trong số đó là về Bolyai con, Janos Bolyai. Janos Bolyai cũng là một cái tên khá quen thuộc với mọi người khi nhắc đến hình học phi Ơclít. Sinh năm 1802, năm 16 tuổi Janos Bolyai vào học kỹ thuật ở đại học. Và chỉ từ năm 1820, 18 tuổi, ông bắt đầu nghiên cứu về hình học phi Ơclít. Khi viết xong công trình của mình, Bolyai nghe nói Gauss cũng đã từng nghiên cứu về đề tài này (dù Gauss chưa bao giờ công bố), điều này làm Bolyai rất thất vọng và bài viết của ông chỉ được in mãi sau nay ở phần phụ lục trong một quyển sách của cha mình, Farkas Bolyai, năm 1832. Và vài năm sau đó, Janos Bolyai được biết rằng Lobachevsky cũng chỉ mới công bố hình học phi Ơclít, tương tự những gì Bolyai đã làm, vào năm 1829.
    Cũng nhân nói về hai cha con nhà Bolyai, con tem cuối là một con tem của Gauss. Cái tên này chắc là ai trong chúng ta cũng đều biết, một trong những nhà toán học xuất sắc nhất mọi thời đại, ông vua của số học. Đây là con tem năm 1955 của Đức, kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông.

    Strawhero

    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 07/09/2003
    Được thanhha sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 07/09/2003
  4. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Bộ tem duy nhất hôm nay là một bộ tem về Newton, một trong những thiên tài toán học. Đây là một bộ tem của Anh phát hành nhân dịp kỷ niệm 300 năm in "Principia Mathematica" của Newton.
    Con tem thứ nhất mang hình qủa táo và một hình trong "Principia Mathematica". Con thứ hai là chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời với quỹ đạo elíp. Và còn lại là quang học và hình chụp trái đất từ vệ tinh.

    Strawhero
  5. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, bác làm sao mà có được cả đám tem hay thế nhỉ.
    À mà nghe đâu Gauss sống không được lòng mọi người lắm (nhưng thôi, giấu biệt đi)
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  6. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Bác No_cry quá khen, chủ đề Toán học em chỉ mới bắt đầu chuyển sang sưu tập thôi. Cũng vì thế nên vẫn chưa nhiều lắm, tính ra kể cả những con tem khác trong các bộ đấy mới chỉ có gần 200 con, hiện giờ em vẫn còn đang tiếp tục đi lùng .
    Nhưng có một điều hơi buồn là những con tem em có không đáng giá cho lắm . Ví dụ như con tem Gauss, giá trong catalog cho con tem chết đấy chỉ có 7.000 đồng , hừm, trong khi con tem sống gần 100.000 đồng. Một ví dụ nữa, bộ tem của Đông Đức năm 1950 về viện hàn lâm khoa học Berlin, có 10 con, trong đó có 4 nhà toán học: Ơle (Euler), Helmholtz, Planck, Lépníp (Leibniz). Giá catalog của cả bộ sống là gần $300, phải có được cái bộ đấy mới khoái chứ .

    Strawhero
  7. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Các bác thông cảm, tuần này em bắt đầu vào năm học, nên cái tuần vừa rồi phải lo chuyển nhà, rồi lại đăng ký Internet lại nên hôm nay mới lại vào được mạng như thường. Xin lại tiếp tục chủ đề tem của em .
    Trước tiên là một vài con tem về Anhxtanh (Einstein). Đây là một con tem trong một bộ gồm 20 con tem về những nhân vật nổi tiếng của Mỹ phát hành năm 1965.
    Một bộ tem của Tây Đức vào năm 1979, với 3 con, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của những người đã từng được giải Nobel cũng có một con về Einstein.
    Cũng một bộ 3 con tem, cũng nói về giải Nobel, nhưng đây là của Thuỵ Điển năm 1981 về những người được trao giải Nobel vào năm 1921.
    Và 2 con tem của Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh Einstein.
    Cuối cùng, kỷ niệm 140 năm ngày sinh của Zaremba (3/10), là 1 con tem của Ba Lan vào năm 1982. Zaremba sinh ra ở Ucraina và học bằng đầu tiên ở đại học là về kỹ thuật. Sau đó thì ông chuyển sang học tiếp Toán tại Sorbonne ở Pháp. Một thời gian dài sau đó, Zaremba sống và dạy ở Pháp, chính trong thời gian này ông đã biết Poincare, Hadamard, Lebesgue. Đầu thế kỷ 20 ông sang Ba Lan và năm 1919 khi hội toán học Ba Lan được thành lập, ông trở thành chủ tịch đầu tiên của hội và là tổng biên tập tạp chí toán học của Ba Lan trong một thời gian dài.

    Strawhero
  8. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Những con tem của bài viết hôm nay sẽ là về hai cây đại thụ của môn cơ học lượng tử, hai cái tên có lẽ đều quen thuộc với tất cả mọi người, đó là Max Planck và Niels Bohr.
    Hôm thứ bảy vừa rồi là kỷ niệm 56 năm ngày mất của Planck. Con tem đầu tiên là 1 con tem khá mới, năm 1998 của Đức, nhân dịp 50 năm ngày thành lập một hiệp hội mang tên Max Planck cho những phát triển khoa học.
    Người đứng ở bên tay phải không hiểu có phải là Planck không? Còn những người khác thì mình chịu. Một con tem nữa về Planck là 1 con tem của Thuỵ Điển (1982), về những người đã đạt giải Nobel vào năm 1918.
    Và cuối cùng là 2 con tem về Bohr, phát hành bởi Na Uy nhân kỷ niệm 50 năm Bohr tìm ra thuyết nguyên tử. Hôm nay, 07/10, là 118 năm ngày sinh của ông.

    Strawhero

Chia sẻ trang này