1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán và Báo

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi sonj, 20/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Toán và Báo

    Toán học và báo chí

    Nhiều bạn nghĩ rằng những người viết báo là dân học văn. Khi biết làng báo có cả dân toán, không ít người tỏ vẻ ngạc nhiên.

    Để có một bài báo, người viết phải thu thập, phân tích, xử lý thông tin, rồi tổng hợp lại. Để phát hiện vấn đề, nắm được bản chất vấn đề, người viết báo phải trải qua các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa... Toán học là môi trường tốt để rèn luyện các thao tác tư duy này.

    Một trong những đặc điểm của tư duy toán học là khái quát hóa, rút gọn quá trình suy nghĩ và làm theo hai chiều đảo ngược. Khái quát hóa đúng giúp người viết báo nắm được bản chất vấn đề. Rút gọn quá trình suy nghĩ là tiền đề của một bài báo súc tích. Tư duy theo hai chiều ngược nhau góp phần hạn chế sai lầm của lối ?otư duy một chiều?. Trong toán học có phương pháp chứng minh phản chứng. Khi viết báo, để khẳng định hoặc bác bỏ điều gì đó, nếu áp dụng phương pháp lập luận của chứng minh phản chứng thì cách diễn tả thông tin có thể vừa độc đáo, vừa có sức thuyết phục cao. Áp dụng cấu trúc mệnh đề đảo, mệnh đề phản đảo cũng có thể tạo ra những cách thể hiện thông tin mới lạ.

    Theo một tài liệu phương pháp dạy học toán: ?oQuy bài toán hình học không gian về hình học phẳng, quy vấn đề phức tạp về những vấn đề đơn giản là nguyên tắc của nghệ thuật sáng tạo?. Một bài toán lập trình bằng ngôn ngữ Pascal có cấu trúc mạch lạc, chặt chẽ. Với nhiều bài báo, áp dụng nguyên tắc và cấu trúc vừa nêu sẽ góp phần giúp người đọc tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn. Những người đã từng dạy toán còn có nhiều thuận lợi khi viết báo; bởi tính sư phạm trong truyền đạt kiến thức rất hữu ích khi áp dụng trong việc chuyển tải thông tin.

    Khi giải một bài toán, mỗi chứng minh đều xuất phát từ tiền đề đúng và suy luận hợp logic. Có lẽ vì thế mà khi viết báo, dân toán thường ?onói có sách, mách có chứng? chứ không mơ hồ; và như thế sẽ góp phần hạn chế sai sót khi tác nghiệp.

    Nhiều người chưa hiểu toán thường nói toán học khô khan, máy móc. Nhưng nếu làm việc với môn toán nhiều năm, ta sẽ thấy toán học rèn luyện người ta cái nhìn biện chứng, tính linh hoạt, óc thẩm mỹ...

    Kiến thức toán học là một công cụ khá lợi hại khi viết báo.

    Nguyệt Anh

    Nguồn:Thanh niên chủ nhật 15/8/2003

    Lênh đênh làm khách phong trần mãi
    Ngày hết quê xa luống dặm trường
  2. Queen

    Queen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2001
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    Chuyện bình thường mà! Tớ thấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi dân Toán đi làm báo! Từ xưa đến giờ tớ...ít đánh giá cao dân văn lắm! Nói câu này phải xin lỗi tất cả các đồng chí dân văn trước, nhưng quả thật cái hồi cấp 3 bọn tớ thường nói với nhau rằng "cái bọn chuyên văn toàn bọn dốt, tư duy kém bỏ xừ đi được, đúng là cái bọn chỉ biết học thuộc lòng". Và thực tế thì tớ thấy những nhà báo tài năng đa số là dân Ngoại giao, Ngoại thương, Ngoại ngữ, Luật, Kinh tế...(điểm sơ qua thấy toàn khối A, D).
    Cái câu trên nên sửa thành:
    Nhiều bạn nghĩ rằng những người viết văn là dân học văn. Khi biết làng văn có cả dân toán, không ít người tỏ vẻ ngạc nhiên.thì người đọc còn ngạc nhiên tý.
    Theo thiển ý của tớ thì muốn viết báo tốt phải có một tư duy logic tốt, túm lại là tớ bị cái "ám ảnh" từ hồi xưa "bọn khối C..." nên cho đến giờ tớ vẫn ko đánh giá cao dân văn lắm (Nói câu này xong lại...xin lỗi các đồng chí dân văn lần nữa!).

Chia sẻ trang này