1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có quá ??onóng????

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi lan123, 05/03/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lan123

    lan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế có quá ?onóng??

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế có quá ?onóng??

    Ngày 14/1/2005. Cập nhật lúc 16h 21''


    Liên tục trong nhiều năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh Vĩnh Phúc luôn duy trì ở mức cao. Vĩnh Phúc đã lọt vào ?oCâu lạc bộ nghìn tỷ? từ năm 2003. Riêng năm 2004, GDP tăng 14,1% (đứng ở hàng cao nhất nước.

    Đẩy GDP tăng cao như thế có là quá?nóng?, liệu có phát sinh những vấn đề xã hội phức tạp? Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc trong thời gian tới là gì? Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trịnh Đình Dũng- Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho biết:

    Chủ trương của lãnh đạo tỉnh là muốn phát triển nhanh thì phải có chuyển động mạnh trong lĩnh vực công nghiệp. Bởi lẽ, phát triển công nghiệp sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm mới để chuyển phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Cùng với đó, thu ngân sách được nhiều để không chỉ chi thường xuyên giải quyết các vấn đề xã hội mà còn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Vì thế, nhiều năm nay Vĩnh Phúc chú trọng sản xuất công nghiệp. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp ?" xây dựng ước đạt 13.090 tỉ đồng, tăng 20,4%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,3%; công nghiệp quốc doanh tăng 14,6%; công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 58,8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17%;...

    Việc thực hiện chương trình phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn cũng đã tạo điều kiện để tỉnh thu hút mạnh đầụ tư của các thành phần kinh tế. Riêng năm 2004, đã thu hút 155 dự án trong và ngoài nước, trong đó có 25 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 150 triệu USD, tăng 56,2% về số dự án và tăng 52% về vốn đăng ký, đưa tổng số dự án FDI toàn tỉnh lên 69 dự án với tổng số vốn đăng ký 584,4 triệu USD; thu hút 130 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 6.937 tỉ đồng, đưa tổng dự án trong nước lên 318 dự án với tổng vốn đăng ký 15.554 tỉ đồng.

    Có thể nói, trong những năm gần đây, kinh tế Vĩnh Phúc có những chuyển biến khá rõ nét.

    PV: Các chỉ tiêu đạt được cho thấy Vĩnh Phúc đang phát triển rất mạnh mẽ, có thể nói là ở hàng đầu. Nhưng, nhìn vào bức tranh kinh tế chung của tỉnh, vẫn e ngại về tốc độ tăng trưởng chưa thực sự vững chắc, về giá trị sản xuất trên địa bàn còn chưa cân đối?

    - Ông Trịnh Đình Dũng: Điều này đúng. Kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc. Phải thừa nhận rằng, nền kinh tế của Vĩnh Phúc vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, cơ cấu, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong nước còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Vĩnh Phúc. Nhìn chung giá trị sản xuất trên địa bàn còn nhỏ, chưa cân đối.

    Thực trạng này cũng có nguyên do chủ quan từ sự thiếu chủ động của một số cấp ủy, chính quyền và cơ quan tham mưu trong việc đề ra các giải pháp tích cực, kịp thời để tháo gỡ khó khăn khiến tiến độ triển khai một số chương trình, dự án còn chậm. Công tác quy hoạch tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, triển khai xây dựng quy hoạch còn chậm, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, nông thôn. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư...

    PV: Vậy mục tiêu đạt tổng thu ngân sách 3.000 tỉ đồng trong năm 2005 và hướng tới nâng Vĩnh Phúc lên thành phố vào năm 2020 có phải tham vọng quá ''''tầm''''? Chủ trương tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 13% trong những năm tới có là ?oquá nóng?, có nảy sinh những vấn đề phức tạp khó lường?

    Ông Trịnh Đình Dũng: Mặc dù tổng thu ngân sách năm 2004 đạt trên 2000 tỉ, nhưng năm 2005 Vĩnh Phúc phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao (tăng trưởng GDP trên 13%; tổng thu ngân sách 3.000 tỉ đồng). Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, nhiệm vụ đặt ra cho Vĩnh Phúc phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, có thể nảy sinh một số vấn đề phức tạp như: Vấn đề lao động, việc làm; vấn đề giao thông, đô thị; thực hiện công bằng xã hội... Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên chúng tôi đã tính đến và lường trước để đề ra các chiến lược, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Và, mục tiêu của Vĩnh phúc là phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố.

    Năm 2005 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của nhiệm kỳ thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, năm cuối của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 và là năm có nhiều sự kiện trọng đại như: Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập tỉnh, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, do đó việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2005 sẽ tạo đà rất quan trọng cho những năm sau. Có nhiều lĩnh vực cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhưng trong đó chúng tôi xác định năm 2005 là năm ''''đầu tư phát triển hạ tầng? của Vĩnh Phúc.

    Chúng tôi đang nỗ lực phấn đấu để Vĩnh Phúc không ngừng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của vùng kinh tế động lực Bắc bộ nói riêng và nền kinh tế chung của đất nước.

    PV: Xin cám ơn ông!



    Theo Báo Pháp Luật Việt Nam, ngày 134/1/2005


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này