1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tội ác của những đội quân sang xâm lược Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi haohoacongtu, 15/01/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Cuộc xâm lược và đô hộ của nhà Minh (1407-1427)[​IMG]

    Cuộc xâm lược và đô hộ của nhà Minh (1407-1427)

    1 Cuộc xâm lược của nhà Minh

    Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.

    http://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/anh***ichbosung/nhaminh.jpgNgày 19-11-1406, quân Minh vượt biên giới tiến vào xâm lược nước ta. Quân Trương Phụ lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở các ải Lưu Quan, Kê Lăng (Chi Lăng - Lạng Sơn). Cánh quân do Mộc Thạnh chỉ huy vượt qua nhiều cửa ải, rồi theo dòng sông Lô và sông Thao tiến vào vùng đồng bằng Bắc Bộ. Quân nhà Hồ phải lui dần về đóng ở nam sông Hồng, lấy thành Đa Bang làm trung tâm phòng ngự.

    Ngày 20-1-1407, hai cánh quân Minh đều tập trung tấn công vào thành Đa Bang.

    Ngày 22-1-1407, sau khi đánh bại quân Hồ ở Đa Bang, quân Minh tiến vào đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ rút về vùng Hoàng Giang (thuộc địa phận Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Quân Minh do Mộc Thạnh chỉ huy kéo đến uy hiếp. Quân nhà Hồ do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đem 300 chiến thuyền đánh quân Minh, bị thất bại, phải rút về Muộn Hải (cửa sông Hồng ở Giao Thuỷ - Hà Nam). Quân đội nhà Hồ ở Lạng Giang do Hồ Đỗ, Hồ Xá chỉ huy cũng bị thua trận phải bỏ Bình Than rút về hội quân với cánh quân Hồ Nguyên Trừng ở Muộn Hải. Quân Minh tấn công Muộn Hải, quân nhà Hồ thua, bỏ Muộn Hải chạy về cửa Đại An (Hà Nam). Quân Minh bị bệnh tật, ốm đau nhiều, buộc phải bỏ Muộn Hải rút về Hàm Tử (Hưng Yên).

    Cuối tháng 3-1407, Hồ Nguyên Trừng chỉ huy một lực lượng lớn gồm bộ binh và thuỷ binh tấn công quân Minh ở Hàm Tử nhưng bị đại bại. Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương và tướng sĩ nhà Hồ chạy về cố thủ ởTây Đô (Vinh Lộc, Thanh Hoá).

    Tháng 4-1407, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân đem một lực lượng mạnh gồm có kỵ binh, bộ binh, thuỷ binh tiến vào đánh bại quân nhà Hồ ở Tây Đô. Triều đình nhà Hồ chạy vào ẩn náu ở vùng Ngàn Sâu (rừng núi Nghệ An).

    Tháng 6-1407, cha con Hồ Quý Ly cùng nhiều tướng lĩnh, quan lại triều Hồ bị quân Minh bắt giải về Kim Lăng (Trung Quốc). Vùng Thuận Hoá (Quảng Trị, Thừa Thiên) lần lượt rơi vào tay quân xâm lược Minh.

    Chỉ sau sáu tháng, do đường lối chiến lược và chiến thuật sai lầm, cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã bị thất bại thảm hại. Sự thất bại đó còn do triều đại nhà Hồ thiếu một cơ sở chính trị vững chắc, mâu thuẫn nội bộ cũng như mâu thuẫn xã hội đang gay gắt, không xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất lực lượng toàn dân tộc để cả nước cùng đánh giặc. Từ đó, nước ta rơi vào ách đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh trong 20 năm (1407-1427).

    2. Chính sách đô hộ của phong kiến nhà Minh

    Quan lại nhà Minh thi hành chính sách triệt để cướp bóc, vơ vét chỉ trong 6 tháng xâm lược, quân Minh đã cướp của nước ta 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; 13.600.000 thạch thóc; 8.670 chiếc thuyền và nhiều vàng bạc, châu báu đem về Trung Quốc. Chính quyền đô hộ tăng thuế ruộng đất lên gấp ba lần (bằng cách bắt ghi một mẫu thành ba mẫu) so với thời nhà Hồ. Tất cả nghề thủ công, buôn bán, v.v. đều bị đánh thuế. Chính quyền đô hộ kiểm soát việc sản xuất muối, nắm độc quyền buôn bán muối. Người đi đường chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối. Nhân dân còn phải cưỡng bức đi khai thác vàng, bạc, mò ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu quý, đi lao dịch. Nhiều người còn bị bắt làm nô tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch bọn quan lại nhà Minh. Năm 1407, Trương Phụ bắt đem về nước 7.700 thợ thủ công. Nhiều thầy thuốc, thợ thủ công, dân phu, phụ nữ, trẻ con, đào hát, phường nhạc cũng bị bắt đem về Trung Quốc.

    Quân Minh còn cướp ruộng đất của nhân dân chung quanh trại của chúng, biến thành đồn điền giao cho quân lính cày cấy.

    Đồng thời, các quan lại nhà Minh còn ráo riết thi hành chính sách ngu dân, đồng hoá dân tộc.

    Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá huỷ các bia đá. Tháng 8 - 1418, chính quyền đô hộ tịch thu những sách còn sót lại đem về nước. Nhiều tác phẩm có giá trị về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, quân sự về thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XIV trở về trước đều bị cướp hoặc bị thiêu huỷ, trong số đó có bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển của Lê Văn Hưu, Vạn Kiếp bí truyền, Binh thư yêu lược của Trần Quốc Tuấn, Tử thư thuyết của Chu An, các bộ luật Hình thư, Hình luật của nhà Lý, nhà Trần, Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc, v.v.. Năm 1414, chính quyền đô hộ mở trường học ở phủ, châu, huyện để tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng mê tín với đội ngũ giáo viên là những thầy cúng, thầy chùa, thầy phù thuỷ, đạo sĩ. Chúng bắt nhân dân Đại Việt ăn mặc theo phong tục tập quán người Hán. Năm 1414, cấm con trai, con gái không được cắt tóc ngắn, phụ nữ phải mặc áo ngắn, quần dài.

    Chúng còn thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc và đàn áp tàn bạo. Sau khi đặt được nền đô hộ ở Đại Việt, nhà Minh đã xoá bỏ tên Đại Việt của nước ta, đặt làm quận Giao Chỉ và tổ chức chính quyền đô hộ trên đất nước ta. Đứng đầu chính quyền đô hộ là ba ty: thừa tuyên bố chính sứ ty (ty Bố chính), đô chỉ huy sử ty (Đô ty), đề hình án sát ty (ty tư sát). Ba ty đóng ở thành Đông Quan, chịu sự điều khiển, giám sát trực tiếp của triều đình nhà Minh. Dưới quận là phủ, châu, huyện (năm 1407 cả quận Giao Chỉ có 15 phủ, 36 châu, 181 huyện và 5 châu trực thuộc vào quận). Năm 1419, để nắm chắc các địa phương, nhà Minh lập ra đơn vị lý gồm 110 hộ do lý trưởng đứng đầu, giáp có 10 hộ do giám thủ cai quản. Ở Đông Quan được tổ chức thành phường , ngoại thành thành các sương . Bên cạnh các cơ quan hành chính và tư pháp, có một hệ thống tổ chức quân sự đồ sộ nhằm sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy chống chính quyền đô hộ. Một hệ thống đồn luỹ mọc lên khắp nơi. Mỗi vệ có 5.600 quân, mỗi thiên hộ sở có 1.120 quân, mỗi bách hộ sở (100 hộ) có 120 quân. Ngoài hệ thống đồn lũy, vệ sở còn có cả một hệ thống trạm dịch, cứ 10 dặm có một trạm dịch, tất cả có 374 trạm dịch. Chính quyền đô hộ còn tuyển lựa một số người làm tay sai cho chúng và xây dựng một đội nguy quân. Đối với nhân dân, chúng thi hành biện pháp kiểm soát chặt chẽ, dùng hình phạt tàn bạo để khủng bố, tiêu diệt tinh thần chống chính quyền đô hộ. Trong Bình Ngô đại cáo , Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác tàn bạo của giặc Minh như sau:

    "Thui dân đen trên lò bạo ngược,

    Vùi con đỏ dưới hố tai ương,

    Tát khô nước Đông Hải, khôn rửa sạch tanh hôi

    Chẻ hết trúc Nam Sơn khó ghi đầy tội ác”.

    Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước ta, làm đình trệ nền kinh tế, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, những di sản văn hoá bị phá huỷ, cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XIV không được giải quyết mà còn thêm sâu sắc hơn, con đường phát triển của đất nước ta bị chững lại. Thế nhưng, nền đô hộ tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã sớm bùng lên liên tục cho tới khi đất nước được độc lập, tự chủ hoàn toàn.
  2. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=Qiq19790327.2.27
    Thời trung cổ không thể kể hết bao nhiêu tội ác của quân xâm lược phương bắc. Nhưng các bạn đừng nghĩ rằng tội các đó sẽ không lặp lại. Đây là ảnh năm 1979 quân xâm lược PLA giết đàn bà và trẻ em. Phạm tội ác diệt chủng.
    Là đàn ông Việt Nam ai cũng phải cầm súng khi giặc xâm lược đến. Các bạn phải có trách nhiệm bảo vệ vợ, con, cha mẹ , ông bà khỏi sự tàn sát của quân xâm lược TQ. Tha chết để con cháu chúng ta làm người. Hay muôn đời làm nô lệ, rồi bị quân giặc giết dần giết mòn. Cuộc sống địa ngục trần gian còn đáng sợ hơn cái chết.
    muamuaha86, usadok, HaNoiOld3 người khác thích bài này.
  3. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.392
    Đã được thích:
    13.439
    Trung Quốc hiện nay là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2012 đạt trên 41 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2011. Trong 8 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đã đạt gần 32 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2015 là rất khả thi và có thể đạt cao hơn.

    Đến hết tháng 9/2013, Trung Quốc đã có gần 940 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, đứng thứ 12 trong tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
    Lieu_Phongnguhayuo thích bài này.
  4. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.392
    Đã được thích:
    13.439
    Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị truyền thống. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã quyết định thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trên tinh thần phương châm 16 chữ và 4 tốt.

    Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trụ cột chủ yếu trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Với nhận thức chung về tiềm năng và lợi ích từ việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam-Trung Quốc và coi sự lớn mạnh của mỗi nước là cơ hội phát triển của nhau, thời gian qua, hai nước đã đưa ra nhiều sáng kiến, chương trình hợp tác lớn như hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế; Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc.

    Chính phủ hai nước cũng đã ký kết Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2012-2016. Trong đó, hai bên cũng đã xác định được danh mục các dự án hợp tác trọng điểm để xem xét, triển khai trong thời gian tới.

    Đặc biệt, hai bên vừa thống nhất thành lập Nhóm công tác của hai nước để thúc đẩy đầu tư các dự án lớn như: Đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội; Móng Cái-Quảng Ninh; đường sắt tốc độ cao Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và cũng đã nhất trí cùng thành lập Nhóm công tác hợp tác về tài chính, tiền tệ giữa hai nước. Đây là cơ sở và là những điều kiện thuận lợi quan trọng để các bộ, ngành và địa phương hai nước, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp hai bên thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực.
    nguhayuo thích bài này.
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    vậy mà có mấy con chó điên dồ dại nó đang bảo cả nghìn năm Bắc Thuộc ko bằng bọn Nhật với bọn Tây nó hấp diêm đấy. Bọn TQ cả ngàn đời nay lúc nào cũng là thằng ăn cướp tham ăn trực chờ bên cạnh VN. Có nhiều con chó điên sắp biến diễn đàn này trại chó điên và chó dại
  6. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Trẻ em Việt nam từ xưa tới nay đều được Ông, Bà, Bố, Me.... dạy rằng " không đươc ra đường nhé, ra đó là TQ bắt đấy" !!! Hay nói cách khác là cái tâm lý cảnh giác với TQ nó được truyền đời rùi ....kkkkk.... vậy nên cacc đừng lo hết người Việt chống TQ kkkkkk, vì thế không cần thiết phải hô hào thái quá.
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.353
    Đã được thích:
    26.693
    Thôi mà...cứ để phắc cốp lo chúng nó. Đừng có cải mà mắc bẩy câu viu của đơn vị chủ quản diễn đàn.
    Lieu_Phongvuhuynh thích bài này.
  8. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
    Có top này thì nhờ bác nào mở luôn top "Nỗi nhục nhã của quân phương Bắc xâm lược", giúp Hán cẩu ôn luyện kinh sử! o_O:P;)
  9. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.392
    Đã được thích:
    13.439
    Thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là kết quả hợp thành của một loạt nhân tố chủ quan và khách quan, trong nước và trên thế giới, dân tộc và thời đại. Hơn 30 năm sau ngày kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhìn lại, càng thấy rõ hơn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nguyên nhân làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc mà một trong số đó là sự giúp đỡ đầy nghĩa tình của bạn bè khắp năm châu, của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của Liên Xô và Trung Quốc. Bài viết này, trình bày một cách khái quát về viện trợ mà Trung Quốc dành cho Việt Nam trong những năm đầu Việt Nam chống Mỹ (1954-1964).
    Công hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) là quốc gia sớm nhất và đầu tiên có quan hệ, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (ngày 18-1-1950, nước CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam). Và ngược lại, Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng là một trong những nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ chính thức với nước CHND Trung Hoa (ngày 15-1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra tuyên bố công nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Ngay sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngày 5-12-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện tới đồng chí Mao Trạch Đông, ************* CHND Trung Hoa. Điện văn có đoạn nêu rõ: "Tôi rất vui mừng được tin Chính phủ nước CHND Trung Hoa được thành lập. Thay mặt nhân dân và Chính phủ Việt Nam, tôi kính mừng ngài, Chính phủ và nhân dân Trung Hoa. Hai dân tộc Việt-Nam có mối quan hệ trải mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tư do, hạnh phúc của hai dân tộc ta, và để bảo vệ dân chủ thế giới và hòa bình lâu dài". Tiếp ngay sau đó, ngày 2-1-1950, Hồ Chủ tịch chính thức thăm nước CHND Trung Hoa và đã hội đàm với các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ Trung Quốc.
    Những hoạt động tích cực trên của Hồ Chủ tịch đã góp phần vào việc mở ra một trang sử mới trong quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt-Trung. Hai nước đã chính thức công nhận nhau, tỏ rõ sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Và cũng thông qua chuyến thăm này của Hồ Chủ tịch, Đảng, Chính phủ Trung Quốc chính thức nhận sẽ giúp đỡ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam theo lời đề nghị của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
    Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước, nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là từ sau chiến thắng Biên Giới Thu Đông (1950). Chiến thắng này đưa sự nghiệp khắng chiến chống Pháp của nhân dân ta vượt qua giai đoạn khó khăn, bị kẻ thù bao vây 4 mặt. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã mở thông với quốc tế trên nhiều hướng, hậu phương ta trực tiếp nối liền với Trung Quốc, qua đó nối với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ khi biên giới phía Bắc được khai thông đến hết năm 1950, Việt Nam đã tiếp nhận từ Trung Quốc 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.630 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 xe ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô. Ngoài ra, Trung Quốc còn cử một đoàn gồm 79 đồng chí cố vấn quân sự do Vi Quốc Thanh làm Trưởng đoàn cùng La Quý Ba, Trần Canh sang giúp Việt Nam; nhận huấn luyện, trang bị cho Đại đoàn 308 (thiếu), Trung đoàn 174, Trung đoàn pháo binh hạng nặng 45, Trung đoàn pháo cao xạ 367, hai tiểu đoàn công binh, trường sĩ quan lục quân… của Việt Nam. Tuy rằng, sự ủng hộ giúp đỡ ban đầu chưa nhiều, nhưng đã góp phần quan trọng đưa sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
    echditxanh thích bài này.
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.392
    Đã được thích:
    13.439
    Bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc còn dành cho Việt Nam sự ủng hộ to lớn về chính trị. Trung Quốc là một trong những quốc gia đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Với thái độ kiên quyết ủng hộ Việt Nam kháng chiến, các nhà lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú biểu hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân Việt Nam. Năm 1958, Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ chính thức thăm Việt Nam. Ngày 6-8-1964, sau khi xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, mở đầu việc Mỹ tuyên chiến chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ nước CHND Trung Hoa ra tuyên bố lên án hành động xâm lược của Mỹ và khẳng định tình đoàn kết, trách nhiệm đối với Việt Nam:“Đế quốc Mỹ tiến công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tức là tiến công nước CHDC Trung Hoa. Do vậy, Trung Quốc phải có trách nhiệm cùng với Việt Nam đánh Mỹ”(16). Đặc biệt, ngày 10-2-1965, hơn một triệu người dân thủ đô Bắc Kinh cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai… mít tinh tại Quảng trường Thiên An Môn để phản đối tội ác chiến tranh và quyết tâm ủng hộ Việt Nam. Tiếp đến, ngày 22-7-1966, cũng tại Thiên An Môn, Trung Quốc tổ chức một cuộc mít tinh để ủng hộ Việt Nam. Tại đây, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đọc tuyên bố: “Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam tức là xâm lược Trung Quốc. 700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam…”.
    Lieu_Phongechditxanh thích bài này.

Chia sẻ trang này