1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi bị bóng đè.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi konhu_loaicodai_85, 27/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 111prana000

    111prana000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    tại sao con gái thường hay bị "bóng đè" nhỉ ?
  2. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Bị bóng đè, điều đầu tiên chắc chắn là do sức khoẻ yếu và tâm lý yếu.
    Để hạn chế và tránh bị bóng đè, có thể làm như sau:
    1- Với bạn nam: Nên tăng cường vận động thể chất, tạp thể dục thể thao đều đặn. Đi massage xông hơi đều đều rất tốt. Cơ thể khoẻ thì chỉ muốn... đè người khác (giới) thôi, không ai đè được mình.
    2- Với bạn nữ: cũng rất nên vận động nhiều, tập thể dục, nếu ham đọc sách quá thì hạn chế bớt đi. Đừng ăn quá no trước khi đi ngủ. Tăng cwờng sức khoẻ qua thể dục là tốt nhất đó. Khoẻ mạnh, ắt sẽ có như cầu muốn được... đè. Khi ấy mỗi trước khi đi ngủ, đè và được đè 1 cái, hê hê.... ngủ lăn quay, ngon cực !!!!

  3. zichmarock

    zichmarock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm của tui :
    Kê lại hướng giường hoặc thay đổi vị trí của giường.
    Thay đổi nội thất, màu sơn, vật trang trí trước mặt khi ngủ.
    Tập vài động tác thư giãn trưóc khi đi ngủ.
  4. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Phải biết bóng đè là gì? Cái gì đè mình lúc đó. Như thế mới triệt để được. Không thì chỉ là những giải pháp tình thế thôi.
    Cái cách kê lại hướng giường cũng hay đó. Nhưng cũng vẫn còn kẹt lắm
    Triệt để nhất để thoát khỏi nó là nâng cao khả năng "thể xác" và "linh hồn". Tốt nhất là bằng cách tập luyện: yoga, khí công, nhân điện, thiền...Không thì nhờ người có năng lực trợ lực cho mình.
    Còn không thì giải pháp tâm lý này tâm lý kia thì cứ bị đè hoài hoài.
    Thế héng.
  5. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì bóng đè cũng chỉ là một biểu hiện của giấc mơ do những ám ảnh của tâm lý , nhưng nó trung thực hơn vì lúc ấy bộ não vẫn còn hoạt động tương đối mạnh , biểu hiện của việc này là bóng đè thường chỉ diễn ra lúc mới ngủ , người ta vẫn có cảm giác là mình tỉnh và nhớ được toàn bộ những trải nghiệm mình gặp khi bị bóng đè .
    Để tránh hiện tượng này thì chỉ cần giữ sức khỏe , có một tâm lý thoải mái . Đặc biệt tránh thức khuya , dùng các chất kích thích thần kinh như trà , cà phê , thuốc lá , rượu ...Vào mùa đông thì giữ ấm chân khi ngủ , không đặt tay lên ngực.
    Cuối cùng khi đã bị bóng đè một lần rồi thì các bạn cũng đừng hoảng quá , vì như thế rất dễ bị lại và còn khủng khiếp hơn trước đấy Nếu có bị lại thì cứ cố gắng bình tĩnh , hãy thử một lần không cố thoát ra khỏi cảm giác đó xem . Bạn sẽ thấy nó trở nên bình thường , và sẽ ngủ quên lúc nào không biết .
    Cần nhấn mạnh là những hình ảnh trong bóng đè không có liên quan gì đến ma quỷ gì cả nên các chị em chẳng có gì phải sợ hãi cả , có sợ thì nên sợ thằng nào đó vượt tường , trèo cửa sổ vào trong phòng đè nghiến xuống thôi !
  6. x_a_e_r_o

    x_a_e_r_o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Tại vì bóng là..tui đây. ha ha ha
  7. dangmyduong

    dangmyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bạn đừng bận tâm đến nó vì mọi người sống bình thường ăn ngủ bình thường đơn giản vì họ kô biết nó nên kô nghĩ đến nó, nên họ kô bị bóng đè thôi.
    Bóng đè là hiện tượng phần lớn xảy ra là do căng thẳng thần kinh và sự lưu thông kô tốt của các mạch máu làm người ta tức ngực khó thở, cộng với thần kinh căng thẳng làm người ta mê man...
    Nên theo mình bạn nên thử theo cách này mình hay làm đó là:
    - Trước khi đi ngủ nên thả lỏng mọi chi giác, để đầu óc thảnh thơi, nếu bạn biết đến thiền là tốt nhất- bạn chỉ cần thiền khoảng 15 phút là đủ
    - Mát sa, xoa bóp toàn thân cho các mạch máu lưu thông và làm sảng khoái cơ thể sau một ngày làm việc.
    - Khi ngủ thì nhớ nằm ngửa thẳng tay chân..
    Chúc bạn thành công...
    Quẩn quanh cả thế giới này đời người cũng chỉ 1 giây vô thường...
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/02/3B9F3519/
    Thứ năm, 15/2/2007, 06:00 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè
    Người ba mắt có thêm khả năng ''gọi hồn''
    Chị Thiêm đọc được sách khi bị bịt kín hai mắt, trước sự chứng kiến của các nhà khoa học. Ảnh: KH&ĐS.
    Không chỉ nhìn được bằng "con mắt thứ ba", chị Hoàng Thị Thiêm, Lương Sơn, Hòa Bình, còn bộc lộ thêm những năng lực đặc biệt khác, mà gần đây nhất là khả năng gọi hồn (áp vong).
    Tại Liên hiệp tin học ứng dụng (UIA) chị Thiêm đang thử nghiệm về áp vong. Trung bình mỗi ngày, chị làm cho khoảng 4-5 gia đình. Gia đình bà Nguyễn Thị Ngoan, ở 140 Phạm Hồng Thái, Vũng Tàu, là một ví dụ. Bà Ngoan có một người con gái tên là Nhật Hoa đã mất. Chị Hoa làm kế toán cho một công ty đăng kiểm hàng hải ở Vũng Tàu. Trong lần ra Hà Nội để thăm bạn bè và họ hàng, chị Hoa bị cảm và mất cách đó hơn 1 tháng. Cái chết của chị làm bà Ngoan rất đau đớn. Sau khi biết UIA đang thử nghiệm khả năng gọi hồn, bà đã đăng ký tham gia. Người được đề cử để vong chị Nhật Hoa nhập vào là chị Hạnh, cháu bà Ngoan, người chăm sóc chị Hoa trong những ngày cuối cùng. Chị Thiêm đặt tay lên đầu chị Hạnh, lầm rầm khấn vài câu, chị Hạnh gần như mê đi và nói với mẹ, với người thân như lúc chị Nhật Hoa còn sống.
    Chị nói với mẹ về một số kỷ niệm của hai mẹ con, nhắc mẹ chú ý giữ sức khỏe và dặn dò nhiều điều làm những người chứng kiến không khỏi rùng mình. Khi chị Thiêm bỏ tay ra khỏi đầu chị Hạnh, chị Hạnh dần trở lại trạng thái ban đầu. Sau thử nghiệm, chị cho biết: "Bản thân chẳng nhớ mình đã nói gì, chỉ có cảm nhận lờ mờ là cơ thể hơi tê tê".
    Về "áp vong", tiến sĩ Chu Phác, Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, cho biết: áp vong tức là gọi vong người đã khuất lên nhập vào người thân trong gia đình, từ đó gia đình có thể trò chuyện với người đã mất.
    Trong thế giới tâm linh, có rất nhiều điều con người chưa khám phá được. Từ trước đến nay đã có nhiều người gọi hồn của người thân cho nhập vào bà đồng cốt và nghe tâm sự của người thân. Năm 2000, bản thân tiến sĩ Chu Phác đã báo cáo về khả năng đặc biệt của chị Nguyễn Thị Phương ở Hàm Rồng, Thanh Hoá. Chị Phương sinh năm 1974 ở Hoằng Hóa, Thanh Hoá. Nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp đo đạc của tâm lý học hiện đại cũng như phương pháp đo ngoại cảm của tiến sĩ Hans Eysenck và Carl Sargent, giáo sư tại Đại học Cambridge (Anh) và các phương pháp tiếp cận khác.
    Tất cả gia đình đến thử nghiệm đều không báo cho chị Phương tên mình và tên vong cần mời về, các gia đình chỉ cần thắp hương mời vong đi từ nhà mình. Khi vong của gia đình nào về, chị Phương báo cho gia đình đó vào nhận vong. Thực tế thì gần như các trường hợp chị Phương đều mời được vong về, có sự xác nhận của người thân trong gia đình.
    Từ kết quả nghiên cứu này, theo ông Chu Phác, còn rất nhiều điều chưa lý giải nổi, vong được coi là vật chất mù, ở thế giới đó chúng ta chưa khám phá hết. Việc áp vong của chị Thiêm cũng là trường hợp đặc biệt, cần nhiều thời gian để nghiên cứu hơn mới được khẳng định.
    Cũng với cách áp vong của chị Thiêm, qua chị, các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm tìm mộ liệt sĩ bằng cách mời vong lên nói chuyện. Một số ca đã về quê xác định và thấy đúng có liệt sĩ thật. Tuy nhiên, số mộ chị Thiêm tìm được còn ít nên chưa có cơ sở khẳng định khả năng này.
    Ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc UIA, cho biết, qua những khả năng đặc biệt của chị Thiêm, tới đây UIA sẽ tổ chức kiểm chứng bằng phương pháp vật lý. Cụ thể, sẽ đưa máy đo nhập từ nước ngoài về để đo nhiệt độ cơ thể của những người được áp vong. Nếu theo logic, khi vong nhập về thì nhiệt độ cơ thể người được áp vong sẽ giảm đột ngột trong một khoảng thời gian rất ngắn, lúc đó cơ thể họ cảm thấy hơi tê tê. Khi chưa có máy, UIA đã ghi nhận được một số trường hợp vong nhập về nói tiếng Nga, Trung Quốc... (thực tế những người đến áp vong không nói được ngôn ngữ này).
    (Theo Khoa học và Đời sống
  9. Jube

    Jube Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng bị bóng đè ,và giống như các cậu tớ rất sợ .
    Nỗi sợ hãi đó làm tớ mất ngủ triền miên .
    Nhưng gần đây tớ tin là tớ đã tìm ra bí mật của bóng đè.
    Nhưng các cậu cần phân biệt đúng hiện tượng bóng đè và một số hiện tượng tâm lý hay siêu nhiên khác ,vì trong topic này có một số bạn kể một số hiện tượng không đúng chủ đề lắm làm cho các bạn càng hoang mang hơn .
    Theo tớ hiểu ,bóng đè là cảm giác bị một cái gì đó đè chặt vào người nhưng ta ko thấy chúng nên ta gọi đó là "bóng" ,khiến ta ko cử động được mặc dù ta nhận thức rằng mình đã tỉnh và mình đã mở mắt .Nó cũng là một dạng của mơ nhưgn cao hơn.
    Tớ xin nói rằng trong lúc ngủ ,đặc biệt trong một giấc ngủ ko "sâu" ,não ta họat động rất mạnh ,nó xảy ra có thể do bạn quá lo sợ ,hay đang lo nghĩ một chuyện gì .
    Và trong não ta có rất nhiều vùng ,mỗi vùng có một nhiệm vụ khác nhau ,nhưng,không phải lúc nào chúng cũng họat động đồng bộ với nhau ,nó tương tự như bạn muốn nói một điều gì nhưng lại bị líu lưỡi hay nói nhầm ,việc này xảy ra do ta quá căng thẳng hay đang lo nghĩ một chuyện khác ,như phát thanh viên truyền hình lâu lâu bạn vẫn thấy họ líu lưỡi hay nói nhầm một số từ một cách vô thức .
    Các bạn đừng khinh thường bộ não mình ,nó có thể làm bạn đứng tim vì sợ đấy ,có một số trường hợp họ chết trong lúc ngủ vì mơ phải ác mộng .Sở dĩ tôi nói như vậy là vì ,bộ não ta có một bộ phận tái hiện hình ảnh (nói dễ hiểu là tưởng tượng) nó có thể đánh lừa nhân thức thậm chí cả trí nhớ của bạn ,tôi ví dụ như thế này ,như có một lần lúc bé sau khi đi chơi về mệt tôi nhòai người ra ngủ ,tôi cảm thấy rất mắc tiểu nhưng ko gượng dậy nổi nên ngủ thiếp đi, sau đó tôi thấy mình mơ thấy mình đang đứng trong phòng vệ sinh và ...đi tiểu ,nhưng sáng ra tôi mới biết thật sự mình đã làm chuyện đó ngay trên .....giường
    Và còn nhiều lúc khác nữa ,thậm chí tôi còn nghe giọng của một người rất quen nhưng ko biết đó là ai,(sau này tôi mới biết đã nghe nó trên 1 chương trình truyền hình).
    Quay trở lại vấn đề ,não có hể tự đánh lừa chúng và các bộ phận của nó đôi lúc lại họat động không đồng bộ theo tôi chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên .Dưới đây tôi sẽ đề cập tới 2 vùng của não :
    _Vùng vận động (có rất nhiều vùng nhỏ làm chức năng vận động ,nhưng tôi gọi chung như vậy )
    _Vùng suy nghĩ (tương tự,)
    Khi bạn nằm ngủ ,theo tôi vùng vận động là vùng não được "yên nghỉ" đầu tiên ,sau đó là các vùng suy nghĩ ,khi các vùng não đã "yên nghỉ" hòan tòan các bạn chìm vào giấc ngủ sâu .Nhưng khi lo lắng hay suy nghĩ ,các vùng não suy nghĩ vẫn họat động mạnh và đang phải tập trung cho những suy nghĩ đó ,mà quên đi rằng đi vùng vận động đang chìm vào giấc ngủ , và như vậy vùng vận động bị mất kiểm sóat từ vùng suy nghĩ ,Chính sự mệt mỏi sớm của vùng vận động và sự hoạt động quá mức của vùng suy nghĩ dẫn tời hiện tượng bòng đè.
    Tôi còn muốn giải thich rõ thêm nhưng do viết đã khá dài ,nên tạm ngưng ,nếu có chỗ nào ko rõ hay không đồng ý các bạn cứ reply,cám ơn sự đóng góp của các bạn
  10. iamvtn

    iamvtn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    2.797
    Đã được thích:
    0
    Tôi thường xuyên bị bóng đè, đến mức quen với nó rồi, và cái cách mà tôi thoát khỏi nó là mặc kệ nó ,hoặc là cố gắng thở thật mạnh rồi từ từ nó sẽ hềt. Nói chung bạn đừng có sợ nó.

Chia sẻ trang này