1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Bạn vừa có thêm một ví dụ không hay lắm, vì không thể đem chủ đề nghệ thuật vào trong một chủ đề đang bàn luận về tôn giáo. Vì tôn giáo không hề giống nghệ thuật trong việc cảm nhận theo hứng thú và gu của từng người.
    Lại về âm nhạc, có nhiều thể loại, thể loại nào làm nhiều người thích thì nó sẽ trở nên nổi tiếng, và hình thức của nó sẽ biến đổi theo nhóm người đông nhất. Do đó không thể nói bạn không hiểu thể loại này, mà đơn giản là nó không hay chưa hợp với bạn. (Vì cũng có thể những người nghe nhạc Rap cũng không hiểu vì sao ban lại không thích Rap , nếu nói ngược lại thì họ cũng "mù" về những người "không hiểu" Rap)
    Bạn so sánh giữa tôn giáo với khoa học. Nhưng tôi thấy tôn giáo không thể nào so sánh với khoa học được, vì nó không có lập luận, không chứng minh như bạn khẹt khẹt nói . Tôi đã từng tranh luận với nhiều người công giáo, và phải nói là phần nhiều tôi gặp đều có một niềm tin mù quáng và đôi khi cực đoan. Sẳn đây tôi cũng trích dần vài câu cho ví dụ trên luôn.
    +Hỏi: Tại sao trên TG này chỉ có một thượng đế mà không phải 2 hay 3 ...
    +Trả lời:vì kinh thánh viết như thế
    +Tại sao kinh thánh viết như thế và bạn tin như thế luôn.
    +Vì vì nó là như thế chứ sao nữa, vì nó là kinh thánh (?) (= đi mà hỏi chúa ấy)
    huề vốn !!!
    +Tại sao bạn nghĩ Jesus là chúa con xuống trần, mà không phải một người bình thường nào đó lợi dụng sự u mê kém hiểu biết của con người trước đây.
    +Thì kinh thánh viết thế.
    +Kinh thánh thì dù sao cũng là chữ viết trên mấy tờ giấy không lấy gì đặc biệt, tại sao bạn lại có niềm tin nó đúng.
    + Thì .... tại vì tui tin nó đúng. Đâu phải cái nào đúng thì cũng có thể chứng minh được đâu (?)
    +Nói thế này cũng huề vốn nốt, vì bạn có gì chắc cái điều ấy nằm trong trường hợp bạn nêu trên.
    + Thì .. tin thì tin thôi
    +Tại sao bạn nghĩ rằng con người mới sinh ra đã có tội và phải rửa tội.
    +(Lại là:) kinh thánh ghi thế ....
    ..v...v..v...
    (Ngoài lề chút, tự nhiên bây giờ nhớ đến câu hỏi này, hỏi mấy người rồi không ai chịu trả lời. Trên đây bác nào biết thì trả lời dùm tôi. Tại sao trong kinh thánh ghi con người chỉ có tội ăn trái táo, mà bị thượng đế phạt không những hai người trực tiếp "phạm tội" mà còn phạt luôn con cháu vô tội của họ mấy trăm mấy ngàn đời sau nữa .. hic hic . Trong khi thượng đế gửi con mình là jesus xuống trần, bị con người tra tấn rồi giết thê thảm nhưng lại không làm gì.)
    Nói tóm lại tôn giáo (Katô giáo) chỉ là tin tin và tin, một niềm tin không cần biết, không cần hiểu. Muốn so sánh với khoa học thì có lẽ trèo cao quá rồi.
    Bạn thử ví dụ một câu trong kinh thánh cho biết ngày tận thế không tiên đoán được xem. Nhưng tôi thì biết một câu khác ngược lại, chúa jesus nói với các tông đồ: "Ta quả quyết:THẾ HỆ NÀY CHƯA QUA, các biến cố ấy đã xảy ra rồi? (Luke 21: 27, 32). Nhưng từ đó đến nay không biết bao nhiêu thế hệ đã qua rồi, mà các "biến cố" chúa nói mãi không thấy đâu.
    Người công giáo cũng có người này người kia, cũng có nhiều giáo phái khác nhau. Do đó nếu môt vài cá nhân làm sai thì không thể đổ cho cả tập thể được. Tôi không tìm được bằng chứng rõ ràng cho câu nói trên của tôi, nên xin chấp nhận là tôi đã sai vậy. Nhưng dù sao cũng trích một đoạn để làm rõ vấn đề tôi đã nêu.
    "Vào năm 1000, toàn thế giới Ki-tô giáo sống trong hồi hộp lo sợ vì đa số tín đồ tin rằng ngày Phục lâm của Chúa Ki-tô đã đến. Sử gia Henri Focillon viết rằng: hầu như mọi sinh hoạt ở Âu châu bị ngưng lại vào cuối năm 999 vì mọi người nghĩ rằng mình đang sống trong "buổi chiều của thế giới" (an evening of the World). Điều đáng ghi nhận là ngày 1-1-1000 toàn thể dân chúng trên đảo Ieeland vì sợ ngày tận thế đã kéo nhau xin rửa tội theo đạo hết.
    Trong những năm cuối thế kỷ 20, rất nhiều giáo phái Ki-tô lại ồn ào tuyên truyền về ngày tận thế vì ngày tận thế gắn liền với sự phục lâm của Jesus và niềm hy vọng về "Nước Chúa trị đến".
    Giáo phái cuồng tín nhất là The Seventh ?" Day Adventists (Giáo phái Cơ Đốc Phục lâm). Những vụ tự sát tập thể ở Waco Texas, Hoa Kỳ của nhóm Branch Davidians năm 1993, nhóm Solar Temple ở Thụy Sĩ và Canada năm 1994 và nhóm Heaven Gate ở San Diego California, Hoa Kỳ... đều có liên quan đến giáo phái Cơ Đốc Phục lâm nói trên.
    Rất nhiều giáo sĩ thuộc các giáo phái Ki-tô viết sách, viết báo hoặc rao giảng tại nhà thờ để tiên đoán về ngày tận thế. Tất cả đều đã bị thất bại ê chề nhục nhã vì ngày tận thế mà họ ồn ào rao giảng và quả quyết đã không xảy ra. Tuy vậy, giáo lý về sự Phục lâm của Chúa Ki-tô vẫn là một niềm tin quan trọng trong đạo Công giaó cũng như trong các giáo phái Tin Lành."
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trong bài bạn viết có các đoạn:
    +Kinh thánh là do con người viết.
    +Lời lẽ trong kinh thánh phần nhiều là của con người, nếu ví dụ có chúa thì không chắc những lời được ghi lại chính xác.
    +Tư tưởng tôn giáo cũng phát riển theo sự hiểu biết của con người.
    ....(có thể còn vài ý hợp với ý tôi muốn thảo luận bên dưới nữa, nhưng hiện tôi chưa nghĩ ra)
    Bạn đã phạm vào một điều tối kỵ trong tôn giáo (hoặc bạn là một người có tư tưởng rất tiến bộ, cái này tôi sẽ nói sau ở phần dươi), trước giờ những người "hành nghề" tôn giáo bất kỳ (ở đây tôi ví dụ về đạo Kitô nhé) chưa ai dám nói trong kinh thánh (hay giáo điều) của mình dù chỉ có một cái sai nào, mà thường cãi ... càng hoặc liên tưởng ra mông lung để hòng trở về vị trí ... huề cả làng. Ví dụ như trong kinh thánh nói tuổi của vũ trụ hoặc ít ra của trái đất là 6000 năm, rõ ràng là sai te tua. Nhưng người ta vẫn tìm cách "liên tưởng" rằng như thế là vẫn đúng vì theo lý do: một năm của chúa khác với một năm của con người (?), và còn nhiều nữa.
    Trở lại vấn đề, đằng này theo cách bạn nói thì trong kinh thánh có hơi bị nhiều chỗ sai. Như thế thì tôn giáo bạn đang theo thờ sẽ trở thành cái gì đây. Nếu nó sai những điểm như thế này, ai bảo đảm rằng nó sẽ không sai thêm những điểm khác. Như thế: Jesus là con chúa trời, tổ tiên loài người là Adam và Eva, chúa tạo ra con người một cách cố ý, rửa tội, đi nhà thờ hàng tuần ..v..v.. đều sai hết. Thế thì người Kitô phải thờ chúa thế nào đây, toàn giáo lý Kito sẽ trở nên mờ ảo như hư vô :D, chắc sẽ chỉ còn mỗi các lời dạy trong cuộc sống, mà cũng đâu khác gì các lời dạy trong dân gian VN mình. Và đâu chắc là có thiên đàn, mà nếu có thiên đàn thì làm theo, tin theo những gì ghi trong kinh thánh thì chắc gì được lên thiên đàn ..v..v.. Vậy theo đạo để làm gì, chắc chỉ còn mỗi lý do truyền thống.
    Theo suy nghĩ riêng của tôi, có thể có thượng đế. Nhưng một thượng đế có các thuộc tính và mô tả như trong kitô giáo chắc chắn không thể có. Vì xem sơ sơ nó đã có quá nhiều bất cập.
    Đọc đến đây tôi thấy bạn có tư tưởng rất tiến bộ và rất hay so với nhiều người Kitô khác. Tôi cũng đã gặp một số người như bạn, nhưng phải nói là không nhiều. Tôi có câu hỏi cuối thế này: nếu bạn cũng nghĩ Jesus không phải con chúa trời nào, hoặc kinh thánh ghi như thế có thể sai. Thì có có lẽ quan điểm của chúng ta về vấn đề này rất gần nhau, chỉ khác nhau về mặt diễn đạt.
    Được winters sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 26/03/2005
  2. knw

    knw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Vote cho bác winters 1000 sao luôn. Nói chung là em hoàn toàn đồng ý với bác . Quan điểm của em là những người đi theo một tôn giáo nào đó đều là những người yếu đuối về mặt tinh thần. Họ không có đủ sức mạnh trong cuộc sống, trong đời thường nên phải dựa vào một thế lực siêu nhiên nào đấy.
    Tuy nhiên em vẫn cho rằng tôn giáo sẽ tồn tại mãi mãi bởi vì đời nào cũng có những con người yếu đuối; và đời nào cũng có những người thông minh như em đây !
    À quên, với những người khác thì chỉ vote 1 sao thôi !!!
    Đinh Minh Anh
  3. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa đủ lửa , nên nếu mình nói cho bạn nghe chắc bạn nói mình xạo quá . Với lại bạn chưa có ý muốn thoát khổ nên có nói đến đâu đi nữa mà không hợp với bạn thì biết thế nào . Nên mình trích dẫn tiếp
    Khi ĐẠI HUỆ THIỀN SƯ đang xiển dương Thiền Tông thì cùng thời ấy có một ông tự xưng Tôn Sư, thuyết pháp lấy MẶC CHIẾU im lặng để dạy người, khiến người như tro lạnh, như cây khô, nói rằng: pháp môn đó làm cho người tu thân tâm được ngưng nghỉ. Sư cho kiến giải như thế là lọt vào "hang quỷ" dưới núi đen, mà chẳng biết nếu con khỉ (tâm phan duyên) chẳng chết, tức là ý thức phân biệt chưa chết, thì làm sao ngưng nghỉ được. Sư thường bài xích rằng: "Tà sư MẶC CHIẾU THIỀN, đoạn dứt HUỆ MẠNG PHẬT, dù ngàn Phật ra đời chẳng cho sám hối".
    Một hôm, có một vị tên Trịnh Thượng Minh cầm một nén hương, tỏ ý phẩn nộ nói với Sư: "Minh có một nén hương chưa đốt, muốn thương lượng với Hòa Thượng một việc, cũng như mặc nhiên im lặng là chỗ được ngưng nghỉ hạng nhất trong pháp môn, tại sao Hòa Thượng lại hết sức phỉ báng; Minh nghi Hoà Thượng chưa đến được điền địa này, cho nên không thể tin nổi, như Phật Thích Ca nhốt mình trong phòng im lặng ba tuần lễ, há chẳng phải Phật mặc nhiên sao? Ba mươi hai vị Bồ Tát nói về pháp môn bất nhị, sau cùng Duy Ma Cật im lặng, Văn Thù tán thán, há chẳng phải Bồ Tát mặc nhiên sao? Tu Bồ Đề tĩnh tọa trong hang, há chẳng phải Thanh Văn mặc nhiên sao? Đế Thích gặp thấy im lặng mà rải hoa cúng dường, há chẳng phải là phàm phu mặc nhiên sao? Đạt Ma im lặng ngồi chín năm trong chùa Thiếu Lâm, há chẳng phải ***** mặc nhiên sao? Lỗ Tổ thấy tăng liền quay mặt vào tường, há chẳng phải tôn sư mặc nhiên sao? Nguyên do gì mà Hòa Thượng lại hết sức bài xích, cho MẶC CHIẾU là tà phi (sai lầm)?".
    Sư hỏi: "ông có đọc qua Trang Tử không?"
    Đáp: "Có"
    Sư nói: "Trang Tử nói: ngôn ngữ mà đầy đủ thì suốt ngày nói mà thấu ĐẠO, ngôn ngữ chẳng đủ thì suốt ngày nói mà thấu VẬT, đạo và vật đến chỗ cùng tột thì ngôn-ngữ hay im-lặng đều chẳng thể đạt đến, chẳng phải nghĩa của ngôn ngữ và im lặng có giới hạng. Tôi cũng chưa từng xem chú giải của Quách Tượng và các nhà chú giải khác, chỉ căn cứ theo ý tôi nói trắng ra cho ông biết về cái "mặc nhiên" này. Há chẳng thấy Khổng Tử một hôm trân trọng nói rằng: "Tăng Tử ơi, đạo ta chỉ một mà thấu suốt tất cả". Tăng Tử đáp: "dạ". Đồ chúng mới nghe được chữ dạ, bèn chấp chữ dạ này cùng gốc với trời đất, nhất thể với vạn vật, khiến cho đức của vua được vượt trên Đế Nghiêu, Đế Thuấn; khiến tướng quân thừa tướng, xây nước dựng nhà, cho đến đưa tay bước chân đều chẳng ra ngoài một chữ dạ này, nhưng kỳ thật thì không dính dáng gì cả. Ông đâu có biết cái đạo lý này! ấy là ngôn ngữ của Tăng Tử đầy đủ, ngôn ngữ của Khổng Tử đầy đủ. Đồ chúng chẳng lãnh hội được, lại hỏi tại sao vậy. Tăng Tử thấy họ lãnh hội chẳng được, bèn hướng vào nghĩa thứ nhì mà trả lời rằng: "đạo của Khổng Phu Tử chẳng thể không nói, cho nên nói: "đạo của Khổng Phu Tử chỉ là TRUNG và THỨ mà thôi" (TRUNG là trung thành đối với cấp trên, THỨ là khoan hồng đối với cấp dưới, và đối với mọi người đều phải trung thứ như vậy)".
    Nói tóm lại, đạo và vật đến chỗ cùng tột chẳng ở trên ngôn ngữ, cũng chẳng ở chỗ im lặng; ngôn ngữ chẳng thể đạt đến, im lặng cũng chẳng thể đạt đến. Lời của ông còn chưa khế hợp với ý của Trang Tử, huống là muốn khế hợp với ý của Tổ Đạt Ma và Phật Thích Ca ư! ông muốn lãnh hội cái nghĩa "chẳng phải ngôn ngữ, im lặng có giới hạn" của Trang Tử không? Ấy tức là Tổ Vân Môn cầm cây quạt lên nói: "Cây quạt nhảy lên cõi trời, đụng nhầm lổ mũi Đế Thích, đánh một gậy cho con Lý Ngư trong biển, thì mưa xuống tầm tả". Ông nếu lãnh hội được lời nói của Vân Môn, tức là lãnh hội được lời nói của Trang Tử, lời nói của Tăng Tử và lời nói của Khổng Tử vậy".
    Minh ngay đó bít miệng. Sư nói: "ông tuy bít miệng mà tâm còn chưa phục, nhưng do đó được biết người xưa quyết định chẳng ngồi chỗ mặc nhiên là đã rõ ràng rồi. Ông vừa nói Phật Thích Ca tự nhốt mình trong phòng và Duy Ma Cật mặc nhiên v.v... Ông hãy xem thuở xưa có một vị tọa chủ (pháp sư) Tăng Triệu, lấy chỗ vô ngôn thuyết ấy nói ra cho người biết. Thích Ca nhốt kín trong phòng, Duy Ma Cật im lặng, Tu Bồ Đề tĩnh tọa trong hang, Đế Thích tuyệt thính rãi hoa cúng dường, ấy đều là lý với chân tánh dung hợp, nên miệng do đó mà im lặng, đâu phải chẳng có biện tài, vì biện tài không thể nói được, đây là lý với chân tánh thình lình đụng nhau, bất giác đạt đến chỗ không thể nói được. Mặc dù im lặng mà tiếng nói như sấm sét! nên mới nói: đâu phải chẳng có biện tài, vì biện tài không thể nói được vậy. Ở đây thông minh và biện tài của thế gian một chút cũng không dùng được, đến được chỗ này mới là chỗ buông thân xã mạng, cảnh giới này phải tự chứng tự ngộ mới được. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói:
    "cung điện Như Lai chẳng phương sở,
    Kẻ ngộ tự nhiên ở trong đó".
    Đây là pháp môn đại giải thoát của chư thánh, vô lượng vô biên, vô đắc vô thất, vô mặc vô ngôn, vô khứ vô lai, trần trần (mọi vật) như vậy, sát sát (mọi nơi) như vậy, niệm niệm như vậy, pháp pháp như vậy, chỉ vì chúng sanh căn tánh ngu độn, chẳng đạt đến cảnh giới thánh hiền tam giáo, nên phân biệt cái này cái kia, mà chẳng biết cảnh giới này quảng đại mênh mông, lại hướng vào trong "núi đen hang quỷ" mặc nhiên tĩnh tọa, nên bị các bậc thánh sư mắng rằng: "mặc chiếu là hố sâu của giải thoát, đó là nơi đáng sợ hãi! nếu nhìn theo mắt đạo, tức là ngồi trong đao sơn kiếm thụ, chảo dầu sôi, lò lửa than". Những pháp sư giáo môn còn không bị mắc kẹt vào chỗ mặc nhiên, huống là hành giả tham ***** Thiền! mà lại cho rằng: "hễ mở miệng là sai, kỳ thật không dính dáng gì cả".
    Minh bất giác đảnh lễ, sư nói: "ông tuy đảnh lễ, nhưng còn có việc chưa xong".
    Đến buổi tối Minh vào phòng, sư hỏi: "tuổi ông năm nay bao nhiêu?".
    Đáp: "sáu mươi bốn".
    Sư lại hỏi: "sáu mươi bốn năm trước, ông từ đâu đến nhà họ Trịnh đầu thai?"
    Minh bít miệng. Sư cầm cây gậy đuổi ra. Hôm sau lại đến phòng nói: "sáu mươi bốn năm trước chưa có Minh, tại sao Hòa Thượng hỏi Minh từ đâu đến?"
    Sư nói: "sáu mươi bốn năm trước chẳng lẽ đã ở nhà họ Trịnh? Nay trước mắt cái biết được nghe pháp, thuyết pháp sáng tỏ rõ ràng này lúc chưa sanh là ở chỗ nào?"
    Minh đáp: "không biết".
    Sư nói: "ông đã không biết tức là "sanh đại". Một đời chỉ được trăm năm, trăm năm sau ông muốn bay ra khỏi tam thiên đại thiên thế giới này, là phải đợi ông vào hòm rồi mới được, đến lúc ấy tứ đại ngũ uẩn nhất thời tan rã, có mắt không thấy vật, có tai không nghe tiếng, cái tâm bằng khối thịt này (bộ não) chẳng thể phân biệt được, cái thân mà lửa đốt, dao chém cũng chẳng biết đau, đến lúc ấy cái sáng tỏ rõ ràng này lại đi về đâu?"
    Đáp: "Minh cũng không biết".
    Sư nói: "ông đã không biết tức là "tử đại". Cho nên nói vô thường nhanh chóng, sanh tử sự đại tức là lý này vậy. Ở chỗ này dẫu có thông minh cũng chẳng dùng được, có trí nhớ cũng chẳng dùng được. Tôi lại hỏi ông: ông bình thường hay làm đủ thứ văn chương, đến lúc lâm chung lấy câu văn nào để đối phó với sanh tử? phải biết rõ ràng chổ sanh từ đâu đến, chết đi về đâu mới được, nếu không tức là kẻ ngu" (ngài Trung Phong nói: "dẫu cho biết chỗ đến chỗ về, nhưng cần phải tự chứng ngộ mới được" ).
    Đến lúc ấy Minh mới khâm phục, mới biết chỗ mặc nhiên và vô ngôn thuyết ấy, tất cả đều sai lầm, bèn ra sức tham cứu, chẳng bao lâu được khai ngộ

  4. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ về các giác quan mà kkk huynh đài đưa ra quả thật đặc sắc và đúng đắn, tại hạ xin khâm phục, khâm phục... Khi tại hạ đưa ra ví dụ về người mù, hoàn toàn không thể nghĩ rằng phía sau nó có hàm chứa những ý nghĩa sâu xa đến thế. Huynh nói thật đúng, quả thật con người vẫn chưa thể nhận thức được hết khả năng nhận thức thế giới của chính mình đâu: Ý kiến chung hiện nay cho là có 5 giác quan, nhưng một số người lại có cái gọi là giác quan thứ sáu, và tại hạ đọc thấy trong Phật giáo nói có đến 8 thức (phải không nhỉ?), rồi phân tâm học lại có những khái niệm như siêu thức, vô thức... tuy những cái gọi là ngũ giác, hay giác quan thứ sáu, hay bát thức, vân vân và vân vân, vốn không hẳn là hoàn toàn giống nhau, nhưng đều là những phương tiện mà qua đó con người cảm nhận và liên hệ với thế giới. Sự khác biệt về các con số này chứng tỏ một điều rằng có thể có nhiều khả năng cảm nhận thế giới mà đa số những người bình thường như chúng ta có thể không có, hoặc có mà không biết và không thể sử dụng.
    Mở rộng hơn suy tưởng này, chúng ta sẽ nhận thấy sẽ khá là hẹp hòi nếu cho rằng con người chỉ có thể nhận thức được thế giới qua các giác quan, mặc dù đó chính là nguyên tắc của khoa học thực nghiệm từ thời phục hưng đến nay vậy. Bởi vì thế giới không chỉ là vật chất, và nên những đường lối cảm nhận vật chất không phải là tất cả con đường nhận thức của chúng ta. Vấn đề đặt ra là liệu những đường lối nhận thức phi giác quan kia có đáng tin tưởng hay không, khi mà ngay cả năm giác quan phổ thông vẫn thường hay đánh lừa chúng ta? Tất nhiên, do đại đa số con người đều có năm giác quan này nên những gì đặt nền tảng trên chúng sẽ được đại đa số dễ dàng cảm nhận và chấp nhận hơn. Tuy nhiên, tại hạ thật sự tin rằng trong tương lai, nếu con người có thể khám phá được những phạm vi nhận thức bên ngoài năm giác quan (khoa học hiện đang cố gắng bước những bước đi đầu tiên trong việc nghiên cứu cái gọi là giác quan thứ sáu) và có những phương pháp tin cậy để kiểm chứng những kết quả đó, thì đó sẽ là một sự phát triển lớn lao về mặt nhân văn của nhân loại.
    Nhân nói về người mù, ở những trang trước, phản biện của winters huynh đài đã cho rằng đối với người mù, chỉ cần vấp té vài lần là họ tin ngay rằng trước mặt có chướng ngại vật hay hầm hố gì đấy. Điều này không phải là không có lý: trong một số trường hợp, những giác quan đang hoạt động có thể dùng để cảm giác thay cho những giác quan không hoạt động. Ví dụ thay vì nhìn trực tiếp hình thể, kích thước của một vật, người mù hoàn toàn có thể dùng xúc giác để sờ mó, và qua đó cũng có thể nhận biết được hình thể và kích thước của vật ấy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì điều này là hoàn toàn bất khả, ví dụ như người mù không thể nào cảm nhận được màu sắc của một vật, và thậm chí không thể hiểu được thế nào là màu đỏ, thế nào là màu vàng, và các giác quan khác cũng không thể nào bù đắp cho khiếm khuyết đó. Và nếu một người chưa từng biết thế nào là màu vàng màu đỏ, thì những cố gắng mô tả các khái niệm đó cho họ hiểu chỉ là vô ích mà thôi.
    Còn vấn đề "giác ngộ" trong Phật giáo, thực ra không có gì kỳ lạ cả. Theo thiển ý của tại hạ, quả thật kiến thức của người được phát triển dần dần theo lịch sử và được kế thừa qua các thế hệ; nhưng thật ra mọi kiến thức ấy đều xuất phát từ thế giới và hướng về thế giới này, mà con người là một thành phần trong đó. Nói cách khác, chưa ai có thể thật sự phủ nhận khả năng mà loài thụ tạo, vì một nguyên nhân đặc biệt nào đó, mà có thể nắm bắt tức thì sự thật cốt lõi về thế giới và về bản thân, mà không cần đi qua một quá trình học hỏi lâu dài và kế thứa của các thế hệ trước. Cái "nguyên nhân đặc biệt" đó có thể là gì? Có thể là một mối liên hệ đặc biệt với cái gọi là "Tinh thần tuyệt đối" chăng? Hay là một sự tình cờ (ai không chấp nhận sự tình cờ thì có thể cho đó là có "duyên") giúp cho một số người nào đó khám phá ra những chân lý đó được cất giấu đâu đó từ trước chăng? Nói thật lòng, tại hạ chưa hiểu rõ vấn đề "giác ngộ" hay trạng thái "toàn tri kiến" là như thế nào; bản thân tại hạ thì không tin tưởng mấy, và cũng không "thích" lối nhận thức này; nhưng điều đó không ngăn cản tại hạ phải thừa nhận là nó có vẻ cũng khá hợp lý. Mong rằng các bằng hữu uyên thâm Phật học sẽ giải thích qua về các khái niệm này trong khi bàn về vấn đề liên quan. Không rõ những suy nghĩ trên của tại hạ có phù hợp với triết lý Phật giáo hay không?
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ tạm tóm tắt đại ý của kkk huynh đài như sau:
    + tôn giáo phản ánh nhận thức về thế giới, và thay đổi theo thời đại --> tôn giáo là khoa học?
    + nhưng có nhiều người không chấp nhận tôn giáo
    + tôn giáo cũng không có nhiều đặc điểm như khoa học: - không tiên đề, không định lý, không lập luận, không chứng minh.
    + tôn giáo làm cản trở khoa học, và luôn lạc hậu hơn (phải chạy theo sau khoa học).
    Tại hạ xin trả lời ngắn gọn:
    + Tại hạ không những chưa từng nói tôn giáo là khoa học, mà tại hạ còn khẳng định rằng tôn giáo không phải là khoa học. Nếu như ở thời thượng cổ có sự kết hợp giữa tôn giáo và khoa học, thì đó chỉ là sự kết hợp, chứ không phải là sự đồng nhất.
    + Nếu như số người không chấp nhận tôn giáo khá đông, thì số người chấp nhận tôn giáo còn đông hơn nhiều. Số nhà khoa học chấp nhận tôn giáo cũng rất đông.
    + Tuy rằng tôn giáo không phải là khoa học, nhưng điều đó không ngăn cản tôn giáo sử dụng các phương pháp của khoa học. Trong tôn giáo cũng có tiên đề, lập luận, vân vân.
    + Tôn giáo sẽ cản trở khoa học, khi mà người ta đem nó áp dụng vào địa hạt của khoa học. Còn việc chạy theo sau khoa học thì không có, những nét lớn của tôn giáo đã được dựng nên từ rất lâu đời rồi.
    Nếu các huynh đài chưa thỏa mãn, tại hạ cũng xin thử giải thích dài hơn như sau: tại hạ chỉ nói tôn giáo là sự phản ánh của thế giới, của vũ trụ vào đầu óc con người, chứ tại hạ không hề nói rằng tôn giáo là sự phản ánh của vật chất. Mà bản chất của thế giới, của vũ trụ là gì, đến nay vẫn còn chưa có ý kiến thống nhất. Triết học duy vật, mà nổi tiếng nhất hiện nay chắc là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx, cho rằng bản chất của thế giới là vật chất và chỉ vật chất; tuy nhiên đó cũng chỉ là một trong nhiều học thuyết khác nhau mà thôi, và không phải mọi người, cho dù sống dưới chế độ CS đi nữa, cũng tán thành mọi điểm của học thuyết ấy - cái này honghoavi đã có nhắc đến. Do đó, sự đồng hóa bản chất thế giới và vật chất không phải là một quan điểm phổ quát (phổ biến).
    Như đã nói, tôn giáo cũng như khoa học đều là sự phản ánh của thế giới, do đó về bản chất có thể coi tôn giáo và khoa học là giống nhau. Tuy nhiên chúng lại khác nhau ở một điểm lớn, đó là khía cạnh nào của thế giới được chúng phản ánh: trong khi khoa học phản ánh thế giới trên khía cạnh vật chất, thì tôn giáo lại phản ánh cũng vẫn thế giới ấy nhưng trên khía cạnh tinh thần (ở đây tại hạ dùng từ "tinh thần" chứ không dùng từ "ý thức"). Mà giữa vật chất và tinh thần có khác biệt rất lớn: Những tri thức khoa học có thể được đạt đến thông qua những cảm nhận bằng giác quan, vì giác quan chính là phương tiện để con người cảm giác thế giới vật chất, đối tượng phản ánh của khoa học; trong khi đó thế giới tâm linh, đối tượng phản ánh của tôn giáo, thì không thể cảm nhận qua những giác quan thông thường được, do đó tôn giáo đòi hỏi những con đường khác bên cạnh những phương pháp phổ thông sẵn có. Nói cách khác, đường lối cũng như chiều hướng phản ánh thế giới của khoa học và tôn giáo là khác nhau (nhưng không mâu thuẫn nhau). Cho nên không thể nói tôn giáo là một môn khoa học được, cho dù tôn giáo cũng phản ánh nhận thức thế giới, vì khoa học là một con đường để nhận thức thế giới mà thôi, chứ không phải là con dường duy nhất. * Nhân tiện nói thêm: kkk huynh đã đưa ra văn học để làm một ví dụ cho khoa học, nhưng theo tại hạ, văn học không phải là một khoa học, vì rõ ràng nó chẳng có tiên đề hay lý luận chứng minh gì cả -- lý luận văn học thì còn có thể miễn cưỡng mà gọi là một khoa học, còn bản thân văn học thì chắc chắn không phải là khoa học.
    Tôn giáo tuy không phải là khoa học, nhưng bản chất tôn giáo không mâu thuẫn với khoa học, điều này đã được khẳng định bởi các học giả đạo Thiên Chúa ngay từ thời kỳ sơ khai của đạo này Tây phương. Cũng vào thời kỳ ấy tôn giáo đã tiếp thu những phương pháp luận của khoa học thời cổ. Tôn giáo cũng có những hệ tiên đề chứ, ví dụ như theo tại hạ hiểu thì Tứ diệu đế chính là một hệ tiên đề trong Phật giáo vậy. Còn lục độ không phải là định lý rút ra từ bát chính đạo hay sao? Trong tôn giáo độc thần, chẳng phải sự tồn tại của một Thượng đế duy nhất chính là một tiên đề đầu tiên hay sao? Còn lý luận và chứng minh ư? Về mặt này, còn gì có thể hơn được khoa Thần học kinh viện đầy nổi tiếng (và cũng lắm tai tiếng) của thời Trung cổ, vì đã coi trọng những lập luận tư duy cao độ đến nỗi bỏ quên đi thực tiễn, ặc ặc... Đối với một tôn giáo như đạo Thiên Chúa, khoa học chính là con đường để củng cố thêm đức tin chân chính, đồng thời là sự tôn vinh Thượng đế nữa. Tuy nhiên, mặc cho bao nhiêu điểm giống nhau, tôn giáo vẫn không phải là một môn khoa học, và sẽ không bao giờ trở thành một môn khoa học cả, vì nó không được đặt trên những nền tảng chung của mọi khoa học khác.
    Còn việc tôn giáo đã từng làm vướng chân khoa học, đây là một thực tế lịch sử mà không ai có thể chối cãi. Nguyên nhân của việc này thì không phải là bản thân tôn giáo, mà là do cách con người sử dụng tôn giáo: con người đã bành trướng tôn giáo ra khỏi lĩnh vực tâm linh của nó, mà chèn ép khoa học trên lĩnh vực của khoa học. Bất kỳ sự lạm dụng nào cũng đều có hại cả. Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá cho công bằng những phát kiến khoa học lớn lao dưới sự bảo trợ của các thể chế tôn giáo lẫn dưới ánh sáng soi đường của tôn giáo, như ở thời kỳ Phục Hưng ở Tây phương hay thời kỳ Hoàng kim của Hồi giáo chẳng hạn. Điều này thể hiện rằng tôn giáo có hại hay có lợi cho khoa học thì cũng chỉ là do con người thực thi những tôn giáo đó một cách đúng đắn hay sai lầm mà thôi.
    Mà nói cho ngay, không chỉ có sự "lấn tuyến" từ phía tôn giáo, mà ngay cả khoa học cũng đã từng "lần tuyến" như thế. Chúng ta nhận thấy những nhà tư tưởng của những thế kỷ 17 - 18 như Voltaire, Diderot, Rousseau, cùng với lớp thanh niên trí thức mà họ lôi cuốn theo, lóa mắt vì sự kỳ diệu của những tiến bộ khoa học thời ấy (có lẽ do đã ở trong bóng tối Trung cổ quá lâu), nên đã tin tưởng một cách nồng nhiệt đáng yêu và có phần ngây thơ rằng sự thất bại hoàn toàn của tôn giáo (ở đây là Thiên Chúa giáo) trước khoa học chỉ còn là vấn đề thời gian, và rằng trong một ngày không xa khoa học sẽ có thể giải đáp - và giải quyết - được mọi vấn đề của thế giới. Như thế, chúng ta có thể hiểu rằng khoa học đã chiến thắng tôn giáo trên mặt trận thế giới vật chất, và thừa thắng xông lên, khoa học đã truy kích tôn giáo vào tận hang ổ của nó, tức là lĩnh vực tinh thần. Đồng thời, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sở dĩ ở những thời kỳ ấy, tôn giáo có vẻ như bị thất thế trước khoa học, chính là vì bản thân nó đã xa rời địa hạt tâm linh của mình mà can dự quá sâu vào đời sống vật chất, do vậy sự thất bại trên sân khách là một điều hiển nhiên dễ hiểu... Tuy nhiên thời gian trôi qua và mối quan hệ giữa hai thế lực này đã dễ thở hơn. Những nhà khoa học hiện đại đã khôn ngoan biết cách không để cho quan niệm tín ngưỡng của mình can dự vào những nghiên cứu khoa học và ngược lại, và những người hoạt động tôn giáo cũng không còn (và không thể) áp đặt lối suy nghĩ của mình lên những người khác trên mọi lĩnh vực thế tục như thời Trung cổ nữa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khoa học và tôn giáo là hai lĩnh vực hoàn toàn độc lập: các phát kiến khoa học có thể chứa đựng những ý nghĩa lớn lao dưới sự soi sáng của niềm tin tôn giáo, và ngược lại, niềm tin tôn giáo sẽ được củng cố nhờ vào các nhận thức lý trí khác về thế giới (tức là khoa học chứ còn gì nữa).
    Còn về sự cảm nghiệm riêng tư của tôn giáo, tại hạ xin phép nói riêng lúc khác vậy. Mà thật ra đã nói là cảm nghiệm riêng tự thì liệu nói với huynh đài thì huynh đài có thể hiểu được không, nếu chưa tự mình trải qua?
  6. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Đối với những vấn đề siêu hình như tâm linh và ý thức, liệu đám trẻ con như chúng ta có thể tranh luận đến đâu? Đến bản chất của thế giới mà còn chưa có quan điểm thống nhất, thì mối quan hệ giữa tâm linh và ý thức cũng phức tạp vô cùng. Tâm linh có phải là ý thức ở một mức độ cao hay không? Và ý thức có phải về bản chất là vật chất hay không? Điều này chúng ta có quan điểm khác nhau, nên cũng không ích gì phải tranh luận trong chủ đề này (nhưng nếu mở một chủ đề khác thì xin mời...) Còn cái quyển triết học kia đứng trên quan điểm nào để phát biểu, sao nó không thể là một quyển sơ khảo trung lập về mọi khuynh hướng triết học, mà cứ phải nhồi nhét triết học Marx cho sinh viên thế? Tại hạ nhớ hồi năm nhất học Triết, cả hai lớp học chung đã cùng nhau quần cho ông giảng viên Triết (triết học Marx, dĩ nhiên) tơi bời, điều này chứng tỏ có khối người có học hiện nay ở VN không chấp nhận quan điểm của triết học Marx.
    Còn về ý thức, KKK huynh nói đến máy vi tính làm chi cho xa xôi, ngay cả thú vật cũng còn có ý thức kia mà. Vậy chúng ta hãy thử bàn xem đời sống tâm linh của thú vật ra sao? Nên nhớ ngay cả những người vượn cổ, tổ tiên của chúng ta, cũng phải đến một thời điểm mới xuất hiện khả năng tâm linh. Điều đó chứng tỏ rằng không phải có ý thức là có tinh thần đâu.
    Tại hạ phải thừa nhận rằng số người tự xưng mình theo đạo Thiên Chúa thì nhiều, nhưng số tín đồ chân chính thì lại ít. Hiện trạng này không chỉ có ở đạo Thiên Chúa, mà còn xuất hiện ở hầu hết mọi cộng đồng lớn khác. Có bao nhiêu thành phần những người tự cho mình là Phật tử nhưng lại ăn gian nói dối, không thực hành chính đạo? Hoặc có bao nhiêu người tự cho mình đi theo đường lối của Phật, một con đường đầy minh triết đáng khâm phục, nhưng bản thân người ấy thì đầy dẫy những biểu hiện đầy mê tín và kém trí tuệ? Ngay cả khoa học cũng không khá hơn đâu: trong số những người tự xưng là tín đồ của khoa học (có thể dùng chữ "tín đồ" ở trường hợp này, không sai và cũng không phải là biện pháp tu từ gì) có bao nhiêu người thật sự hiểu thấu khoa học, và có một tinh thần khoa học chân chính nhỉ? KKK huynh đài có thể nói những người đó thật ra không phải là "tín đồ" của khoa học, nhưng như thế thì tại hạ cũng xin nói trả lại rằng, không phải ai tự cho mình là christian thì cũng đều là christian cả đâu.
    kkk huynh lại cực đoan rồi, sao lại đòi vứt bỏ những câu chuyện mà huynh cho là vô lý? Vậy chuyện rồng tiên cưới nhau đẻ ra bọc trăm trứng không phải là vô lý hay sao? Điều đúng đắn cần phải thực hiện không phải là vứt bỏ HẾT những câu chuyện cổ, mà là tìm kiếm ý nghĩa đích thực của nó. Những ý nghĩa đó không chỉ là những bài học giáo dục công dân; còn nếu huynh quả thật nghĩ như vậy, thì đúng là huynh chưa tìm hiểu kỹ rồi.
    Chúng tôi, những người có tôn giáo, không hề đặt lên vai các huynh đài vô thần bất kỳ thứ gì. Các huynh đài có tự do của mình kia mà. Chúng ta không phải đang sống trong thời đại tự do hay sao? Nếu chỉ thảo luận trong box Học thuật này mà đã là đặt gánh nặng lên vai các huynh đài, thì hóa ra các huynh đài hơi kém bản lĩnh đấy.
    Mà nếu huynh đã "xin" như vậy, thì tại hạ cũng nói luôn, dạo qua box Học thuật này, tại hạ chỉ nhận thấy là các "trí thức vô thần" cố gắng tước đi của những tín đồ tôn giáo nhiều thứ, chứ hầu như chẳng thấy các "tín đồ" áp đặt cái gì cho các "trí thức vô thần" cả... Ngay cả những gì tại hạ viết trong chủ đề này trước tiên cũng chẳng phải là rao giảng, mà là biện hộ trước sự công kích của các "trí thức vô thần" đấy chứ... Huynh có nhận thấy là từ đầu đến giờ tại hạ không hề chê bai (mà lại có khen) thuyết vô thần cùng những người vô thần một lời nào hay không?
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ không thấy có điều gì không hay khi đưa một ví dụ về nghệ thuật vào trong vấn đề chúng ta đang bàn thảo. Nhưng hãy tạm không bàn đến việc ngoài lề đó ở đây.
    Như trên đã trình bày cho kkk huynh đài, đúng là tại hạ đã so sánh tôn giáo với khoa học. Một quá trình so sánh cần phải bao gồm việc xem xét cả những điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Còn vấn đề lập luận trong tôn giáo, thì ở trên trả lời kkk huynh tại hạ cũng đã trình bày rồi.
    Nếu chúng ta muốn tìm hiểu sự khôn ngoan thì phải học hỏi nơi những con người khôn ngoan, chứ không phải là bất kỳ người nào. Trong lĩnh vực khoa học thì cũng thế: giả sử tại hạ hỏi một sinh viên năm cuối khoa Vật lý nào đó -- mà thôi, hỏi thẳng một vị giáo sư đại học khoa học tự nhiên TP HCM luôn cho tiện -- rằng vì sao người ta lại thừa nhận công thức e=mc2, thì câu trả lời ắt cũng chỉ đến mức rằng đó là vì Einstein the Great đã bảo như thế mà thôi, vì thực ra có mấy ai thật sự có khả năng đi sâu và tìm hiểu những điều sâu xa đến thế đâu (tất nhiên là có, có điều là tại hạ phải tìm cho đúng người mà hỏi). Ở một trường hợp khác: những biểu hiện đầy mê tín và thậm chí là trái ngược với lý luận Phật giáo mà tại hạ nhận thấy nơi đa số những người bạn của tại hạ là Phật tử (không muốn kể những biểu hiên ấy ra làm gì) liệu có thể giải thích thế nào? Rõ ràng những biểu hiện bên ngoài ấy không ngăn cản được tại hạ tiếp cận những nguồn thông tin chính xác hơn về Phật giáo, một tôn giáo mang tính triết học cao, vì tại hạ hiểu rằng những biểu hiện và hiểu biết nơi tầng lớp tín đồ phổ thông có thể không phản ánh đúng đắn những triết lý cao siêu ngoài tầm tri thức của họ. Chẳng qua là mình thật sự có thành ý muốn tìm hiểu và học hỏi hay không mà thôi...
    Tại hạ vốn không có ý định "giảng đạo" trong topic này, nhưng nhân tiện thì tạm giải thích thử cho các huynh đài luôn vậy. Tuy nhiên tại hạ học vấn còn hạn hẹp, lời lẽ cũng không đủ thẩm quyền, nên tốt nhất là huynh đài vẫn nên tìm nguồn khác có thẩm quyền hơn.
    - Tội lỗi không phải là do việc ăn trái cấm (ko phải trái táo), mà là do sự bất tuân phục. Điều này thể hiện việc con người từ chối vâng phục trật tự tốt lành mà Thiên Chúa đã đặt ra. Tội lỗi ở đây không phải là được quan niệm theo ý nghĩ luân lý hay luật pháp thông thường, mà theo quan niệm của đạo Thiên Chúa, tội lỗi chính là sự vắng mặt của Thiên Chúa. Bởi vì con người có tự do, và họ đã sử dụng tự do đó để xa lìa đường lối Thiên Chúa.
    - Hơn nữa, theo cách nói của Genesis 2, 17, thì cái gọi là "hình phạt" này thực chất là một hậu quả của hành vi trên. Cũng giống như khi đứa trẻ nghịch lửa và bị phỏng, vậy sự phỏng đó nên được đánh giá là một hình phạt hay là một hậu quả đây? Cũng vậy, hậu quả của tội lỗi chính là sự phải hư mất. Và vì đây là tội lỗi đầu tiên của loài người, nó mở đầu cho một làn sóng tội lỗi khác ùa theo, vì nó khởi đầu cho khuynh hướng phạm tội, nên nó mới được gọi là "original sin". Cái được lưu truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác là khuynh hướng phạm tội, và do đó dẫn theo hậu quả của nó, chứ không phải là một án phạt lưu truyền đời đời kiếp kiếp...
    Tại hạ tạm giải thích như vậy, không rõ ở đây có vị cao thủ Thiên Chúa giáo nào không, có thể đánh giá thử tại hạ giải nghĩa như vậy được hay chưa? Hôm nay tại hạ vô tình tìm thấy được một trang web cũng được, nếu như tại hạ không thể thỏa mãn các huynh đài thì các huynh đài thử vào đọc xem, cũng có nhiều ý khá trùng với những suy nghĩ của tại hạ (nhưng không phải tất cả).
    http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/GiaoLyMarkLink/GioiThieu.htm
    Sao lại không cần biết, không cần hiểu? Vậy mà trong xã hội VN thì người Công giáo vẫn được đánh giá là không mê tín (mê tín: tin một cách mê muội, mù quáng) đấy. Điều này cũng chứng tỏ nếu không tìm hiểu một cách chân thành và sâu sắc thì sẽ hiểu sai.
    Niềm tin tôn giáo không phải là belief, mà là faith (đành phải dùng tiếng Anh cho rõ ràng, chứ tiếng Việt thì tin nào cũng là tin cả). Belief thì có thể là của chung một cộng đồng, một nhóm người, nhưng faith thì chỉ có thể dựa trên mối quan hệ cá nhân. Chẳng có điều gì để tin ở đây cả, chỉ có một người để tin, một đấng để tin. Nói cách khác, người theo đạo Thiên Chúa tin tưởng vào chính Thiên Chúa chứ không phải là tin rằng abc def ghi jkl mno pqr stu vwx yz.
    Cho dù niềm tin đặt ở đâu, niềm tin này lại không thể là niềm tin mù quáng, mà là kết quả của lý trí. Nếu như các huynh đài đã tìm hiểu qua các tác phẩm mang tính lý luận tôn giáo của đạo Ki-tô vào thời kỳ đầu CN, cũng biết rõ hai cột trụ của giáo lý đạo Ki-tô chính là Đức tin và Lý trí, cả hai cột trụ này đều không thể thiếu đi một. Có thể niềm tin ấy không thể được chứng minh là đúng đắn hay sai lầm, nhưng đối với một cá nhân, niềm tin ấy hợp lý và xứng đáng. Ví dụ như niềm tin vào một thượng đế thì rõ ràng là hợp lý hơn là niềm tin vào hai thượng đế, và cũng hợp lý hơn là tin rằng không có thượng đế (điểm này thì chắc chắn là huynh đồng ý với tại hạ rồi . Hoặc cũng có thể nhắc đến sự "đánh cuộc" nổi tiếng của Pascal, cùng những suy tư trong tác phẩm "Tư tưởng" của ông, thể hiện một thái độ hiện sinh bi quan nhưng hợp với lý trí con người. Còn chuyện đốt vàng mã cho người quá cố thì mang màu sắc mê tín và rõ ràng là không hợp lý, hay chuyện Britney Spears sinh năm 1980, cho dù là đúng hay sai đi nữa, liệu có xứng đáng để ta đặt niềm tin (faith) nơi chuyện đó hay không?
    Tại hạ nhận thấy winters huynh đài chỉ trích ra một câu ngắn trong một đoạn dài hơn rất nhiều, và điều đó đã làm sai lệch ý nghĩa của câu văn. Thật vậy, đoạn Luke 21, 5-33 trong kinh thánh có nội dung căn bản không phải nói về ngày tận thế, mà là tiên đoán về sự kiện Jerusalem bị quân đội La Mã tàn phá, điều này đã thật sự xảy ra vào năm 70 Công nguyên. Đúng là sách của Luke được viết ra sau năm 70 CN, nghĩa là sau thời điểm Jerusalem bị tàn phá, do đó có thể nảy ra nghi ngờ rằng chưa hẳn là sách này tiên đoán thật sự về sự tàn phá của Jerusalem, mà chẳng qua tác giả đã thuận bút thêm vào những sự kiện mà ông đã nghe biết mà thôi. Tuy nhiên, trong sách của Mark cũng có nhắc đến đoạn Jesus tiên đoán về sự tàn phá của Jerusalem này, mà sách của Mark lại được viết vào thời điểm trước năm 70 CN, nên cũng có thể coi đây là một lời tiên tri thật sự (chẳng qua khi Luke dựa theo Mark để viết lại những lời tiên tri này thì đã sáng tỏ hơn về ý nghĩa của chúng, do đối chiếu với các sự kiện lịch sử đã thật sự xảy ra ở Palestine). Từ năm 30 (năm Jesus chết) đến năm 70 chỉ có 40 năm, quả thật là thế hệ đương thời vẫn chưa qua đi, và do đó Luke 21, 32 là chính xác.
    Còn nếu huynh đài cứ nhất quyết hiểu theo nghĩa đoạn văn này nói về ngày tận thế, thì cũng không sao cả, vì thật ra có nhiều người theo đạo Thiên Chúa cũng muốn hiểu như vậy... Thật vậy, trong nguyên văn tiếng Hy Lạp của câu Luke 21, 32, thì từ "genea" (trong nguyên tác viết bằng chữ cái Hy Lạp nhưng do giới hạn về font nên tại hạ ko viết ra được, đành dùng tạm chuyển ngữ vậy) có nhiều nghĩa khác nhau: một nghĩa là "thế hệ" (generation), một nghĩa khác là "giống loài" (race), cùng nhiều nghĩa khác liên quan. Xét về từ nguyên ta thấy các nghĩa này đều có mối liên hệ gần gũi. Trong trường hợp huynh coi đoạn văn này là nói về ngày tận thế, thì chữ "genea" sẽ mang nghĩa là "giống loài" thay vì mang nghĩa là "thế hệ", Ngày tận thế sẽ đến trước khi loài người qua đi, như trước kia loài khủng long đã từng qua đi, chăng? Điều này rõ ràng là không sai, hay ít ra thì huynh cũng chẳng thể chứng minh là nó sai được, vì cho đến ngày nay thì loài người vẫn còn tồn tại kia mà... Tuy nhiên, trong hầu hết các bản dịch ngày nay đều dịch từ "genea" thành "thế hệ" (generation) để ăn khớp với lời tiên đoán về sự tàn phá của Jerusalem, bởi vì đó mới chính là ý nghĩa căn bản của văn bản -- ý nghĩa về ngày tận thế chỉ là ý nghĩa liên tưởng mà thôi.
    Còn sau đây là một vài câu Kinh thánh nói về chuyện ngày Chúa đến sẽ không thể tiên đoán được: Matthew 24, 36; Mark 13, 32; Luke 12, 40; I Thessalonians 5, 1-3; Trong nhất thời tại hạ mới tìm ra được vài câu như thế (bằng cách tự đọc Kinh thánh, mà Kinh thánh thì dày lắm), huynh có thể xem thử và tìm ra nhiều câu khác nữa.
    Đúng thế, giáo lý về sự Phục lâm (dùng đúng chữ của đạo Tin Lành) là một niềm tin quan trọng của đạo Thiên Chúa, kể cả Công giáo. Nhưng chuyện luôn sẵn sàng chờ đợi ngày Phục lâm với chuyện tiên đoán bừa bãi về ngày không thể tiên đoán được ấy thì khác hẳn nhau.
    Huynh thật khôn khéo, vì đã ghi rõ "thuộc các giáo phái". Bản thân tại hạ và giáo hội mà tại hạ là một thành viên thì không hề có những dự đoán kiểu ấy. Còn những giáo phái "hơi có vấn đề" muốn dự đoán thời điểm ấy, tại hạ cũng chẳng cần phải biện hộ cho họ làm gì.
    Tại hạ nói rằng Kinh thánh có những hạn chế về tri thức do thời đại của người viết, và điều này là bất khả kháng. Nhưng thật ra những sai sót đó không dẫn đến việc ý nghĩa thiêng liêng của Kinh thánh cũng sai lầm theo. Thật vậy, cho dù được diễn tả dưới hình thức nào, thì ý nghĩa tôn giáo được truyền tải qua Kinh thánh vẫn là chính nó. Ví theo niềm tin Công giáo, chính ý nghĩa linh thiêng của Kinh thánh mới là phần được thần hứng từ Thiên Chúa, chứ không phải là từng câu từng chữ giống như trong trường hợp Khả Lan Kinh. Một vi dụ như là chuyện Thiên Chúa là đấng sáng tạo nên vũ trụ: cho dù có miêu tả như trong Genesis 1 hay như trong Job 38 thì ý nghĩa này cũng chỉ là một mà thôi. Thế nên huynh đài không cần phải lo sợ một ngày nào
    Truyền thống là gì? Niềm tin dựa trên Kinh thánh không phải cũng là một truyền thống hay sao? Đối với một số người thì những sách đó là "thánh" (sacred), nhưng đối với nhiều người khác thì những sách đó chẳng có ý nghĩa thiêng liêng gì cả.
  8. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Liv đã trả lời cụ thể, tôi hơi cực đoan vì bực mình với một số tín đồ trong box này quá cuồng. Đúng là tôi vẫn chưa thấu đáo nhiều thứ, tôi cần xem lại kĩ kiến thức trước khi ...cãi tiếp :D
    Cho tôi hỏi là ở đâu có nguồn tài liệu chân chính, chính thức và cập nhật ( trên mạng) về Thêin chúa giáo và Phật giáo, hay tôn giáo nói chung. Xin cảm ơn trước.
    Được cacaca sửa chữa / chuyển vào 12:21 ngày 28/03/2005
  9. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0

    Được cacaca sửa chữa / chuyển vào 12:18 ngày 28/03/2005
  10. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    www.thuvienhoasen.org là về Phật giáo .

Chia sẻ trang này