1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Trạng thái "giác ngộ" thì mình không ngộ nên không nói được . Hơn nữa nếu mình ngộ thì có nói cũng chỉ là lời nói của mình, giống như mình giải toán bạn copy , đâu có chính xác là bạn giải được toán đâu . Khi "giác ngộ" rồi thì theo mình hiểu tức là tìm được cách giải thoát khỏi các phiền não và sinh tử bệnh :D
    "Toàn tri kiến" là gì thì mình không biết .
    Còn trạng thái "nhận biết như thực " là thế này :
    Tác dụng cảm thụ nếu lấy dụng ngữ Phật giáo để bàn luận thì bảo đó là ?oThọ?. Ví như vào một buổi sáng tuyết phủ khắp nơi, khi chúng ta vừa chợt mở mắt đã thấy chung quanh là một thế giới phủ đầy màu bạc trắng, trên không trời lại trong xanh, vì không dằn được xúc cảm, chúng ta bật miệng la lớn: ?oA! đẹp quá!? cảm quan như thế chính là ?oTHỌ?.
    Đương nhiên, ?oThọ? không chỉ là một khoái cảm không thôi, ngược lại nó còn bao gồm cả thứ cảm giác khó chịu giống như bị một người nào dẫm phải chân mình trên xe bus. Ngoài ra, còn có một loại cảm ứng không khổ không sướng. Trong ngôn ngữ Phật giáo, khoái cảm gọi là ?olạc thọ?, cảm giác không vui gọi là ?okhổ thọ?, cảm giác không nhớ gọi là ?okhông khổ không sướng thọ hay ?oxả thọ?. Ba loại thọ này dù bất cứ người đệ tử nào của Phật dạy hay phàm phu cũng đều có cùng cảm thọ như nhau. Nói thế, cuối cùng đệ tử Phật và người phàm tục đã khác nhau điểm nào?
    Đức Thích Tôn đã giáo thị như sau:
    Này các Tỳ Kheo! Ví như lấy tên đâm người, đâm một mũi rồi đâm tiếp mũi thứ hai. Này các tỳ kheo! người như vậy có cảm thọ hai mũi tên. Giống như thế, phàm phu chưa tu tập giáo pháp, ngay khi cảm nhận khổ thọ khó chịu nếu không ưu sầu, não nộ hoặc bi thương thì cũng đấm ngực dậm chân, rên rỉ khóc lóc. Loại phàm phu này có cùng một thức cảm thọ đồng thời, tức là vừa đau khổ trên nhục thể vừa đau khổ trên tinh thần.
    Này các tỳ kheo! Ví như lấy tên đâm người, sau khi đâm mũi tên đầu rồi đâm tiếp mũi thứ hai. Này các tỳ kheo! Người bị như vậy cảm thọ chỉ một mũi tên. Giống hệt như thế, những thánh đệ tử đã tu tập giáo pháp, từ cảm thọ tới cảm thọ khó chịu, nhưng chẳng ưu sầu, khổ não và bi thương, cũng không đập ngực dậm chân, rên rỉ khóc lóc. Những thánh đệ tử chỉ có một loại cảm thọ, tức là chỉ có đau khổ trên nhục thể, mà không có đau khổ trên tinh thần...
    ?oTương ứng bộ kinh điển? 36.6 (Tiễn) (3)
    Đức Thích Tôn lấy việc tên đâm để ví dụ tác dụng cảm thọ chớp nhoáng của chúng ta. Trong mỗi sát na chớp nhoáng, những đau khổ, tốt đẹp, chê ghét, vui thích, lạnh, nóng, đẹp, xấu mà chúng ta đã cảm thọ v.v. giống như cảm thọ giác bị đâm trúng một mũi tên.
    Những cảm thọ này, dù là người đã khai ngộ hay người chưa khai ngộ cũng đều giống hệt như nhau. Nhưng phàm phu sở dĩ là phàm phu, chủ yếu vấn đề sau khi trúng tên. Thông thường, bị trúng mũi tên thứ nhứt, kế tiếp lại trúng mũi tên thứ hai. Ví như, khi bị dẫm trúng chân trên xe buýt: ?oĐau quá!? sau khi ý niệm này chợt thoáng qua trong óc, tiếp đến lại nổi lên ý niệm thứ hai: ?oĐồ khốn nạn! mày muốn chết à!? chẳng khác nào mống khởi tâm tính giận ghét đối với đối phương. Hoặc giả khi đi trên đường, trông thấy bên lề có đoá hoa đẹp, thì trong lòng phát sinh suy tính: Sau khi thốt lên ?oChà! đẹp quá!?, thì sau đó đưa tay hái đoá hoa ấy mang về để cắm trong bình. Đây tức là mũi tên thứ hai mà phàm phu nhận lấy. Nhưng đối với Phật tử đã khai ngộ thì khác. Trông thấy cảnh vật đẹp, chỉ cảm thấy là đẹp để thưởng thức; lúc đau, chỉ la lên bởi trực giác: ?oĐau qua!? Vì khác nhau như thế, nên giữa thánh đệ tử và phàm phu có sự cách biệt rất xa.
    Công án cô mộc hàn nham :
    Trước kia, có một vị hoà thượng thanh tu, sống cuộc sống rất thanh tịnh trang nghiêm gần như là cảnh giới thánh nhân. Vì thế, quanh ông không thiếu gì người đeo đuổi, trong đó có một vị lão thái bà, ngưỡng mộ vị Thanh Tăng Nầy hơn ai hết. Liên tục suốt 20 năm liền, bà chưa gián đoạn sự cung dưỡng đối với vị Tăng bao giờ
    Nhưng, phương thức cung dưỡng của vị lão thái bà nầy tương đối kỳ quặc đặc biệt, bà luôn lựa mấy thiếu nữ xinh đẹp đưa đến để phục dịch hầu hạ vị Thanh Tăng. Nhưng cuối cùng, mỹ nữ đối với Thanh Tăng giống như đồng tiền vàng đối với mèo. Trên căn bản không có tác dụng gì sao? Hay giống như cá khô đối với mèo, có một hấp lực dụ dỗ lôi cuốn mãnh liệt? Đây là việc không thể biết được.
    Hai mươi năm trôi qua.
    ?oPhải, đã đúng lúc rồi...? Lão bà nghĩ thầm trong lòng
    Thế là một hôm, bà đặc biệt dạy bảo bọn thiếu nữ cố gắng quyến rủ hoà thượng.
    ?oLại đây nào! Chịu không nào!? Những thiếu nữ được bà căn dặn, bày lộ tư thái khêu gợi. Bên tai Thanh tăng phát ra những tiếng phát nộ, bấy giờ Thanh tăng lên tiếng:
    ?oCô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí?
    Tam đông ý nói gồm Mạnh đông, Trọng đông, Quý đông, tức ba tháng mùa đông. Trong mùa đông vốn đã lạnh lẽo, cây cỏ bám leo theo vách hố thẳm càng lạnh lẽo hơn. Thanh tăng thốt ra lời nầy để bày tỏ rằng: lòng ông đã triệt ngộ nên được trong sạch yên tịnh, không vì sắc đẹp mà giao động thối hoá. Xem ra, thật vị Thanh tăng nầy đã tu đến cảnh giới ?onhư như bất động?...Không, hãy khoan luận đoán bừa bãi, câu trả lời với đám mỹ nữ của Thanh tăng sẽ được đãi ngộ ra sao, đó mới là trọng điểm
    Sau khi nghe thiếu nữ trở về bẩm báo rõ rành sự việc, lão thái bà đùng đùng nổi giận:
    ?oÁ! Tức chết được! Ta đã phí công cung dưỡng người phàm tục nầy suốt hai mươi năm...? Nói xong, bà tức khắc đuổi vị Thanh Tăng ra khỏi lều tranh, rồi phóng hỏa thiêu rụi túp lều
    Đấy là điển tích của thành ngữ ?oCô mộc hàn nham?.
    Tiếp dẫn giải của HIROSACHIYA :
    Quý vị độc giả còn nhớ mẫu chuyện ?oCô mộc hàn nham? ở đoạn đầu? Tôi từng đề cập câu nói mà ta cho rằng không đúng của Thanh tăng. Quý vị có lẽ lúc đầu đã không hiểu được ý của tôi, nhưng nay đã tỏ tường tại sao đối với lời nói ấy tôi lại cảm thấy không đúng.
    Bởi vì đối với ông ta cả đến ?omũi tên thứ nhất? cũng đều bị phủ định. Trông thấy gái đẹp thì trực giác cảm thấy: ?oĐẹp quá!?, đây là mũi tên thứ nhất. Mũi tên này không luận là phàm phu hay thánh đệ tử đều có cùng cảm thọ.
    Mặc dù như thế, nhưng ngay cả cái cảm thọ lẽ ra nên có nầy đã bị ông cố ý phủ định. Có lẽ vì ông cho rằng, là người xuất gia, cho nên thậm chí mũi tên thứ nhất cũng không thể cảm thọ! Đây thực là lối kiến giải hoàn toàn sai lầm. Đức Thích Tôn chưa từng dạy bảo như thế. Trông thấy mỹ nữ cảm thấy ?ođẹp? là lẽ tự nhiên. Chỉ cần không nhận thêm mũi tên thứ hai.
    Dù bảo như thế, nhưng làm thế nào để khỏi cảm thọ mũi tên thứ hai? Đó là trọng điểm. Khi gái đẹp gọi: ?oLại đây! Ôm lấy tôi?, lúc ấy nên ôm hay không? Mũi tên thứ nhất dứt từ lúc nào và khi nào mới có thể bắt đầu tính là mũi tên thứ hai?
    Có một mẫu chuyện như sau:
    Một vị thiền sư nọ dẫn theo một số đồ đệ đi vân du. Một hôm, đoàn người gặp một cô gái ở bờ sông. Cô này muốn qua bên kia sông nhưng ngặt không có ai giúp cho, nên đành buồn bã ngồi đó chịu đựng. Khi đoàn người của thiền sư vừa đi đến, cô liền thỉnh cầu giúp đỡ.
    ?oÔ! được! được!?
    Thiền sư không chút do dự, thản nhiên ẵm cô gái lội qua sông.
    ?oThật là một sư phụ sảng khoái, nhanh nhẹn!? Cô gái thốt lời dịu ngọt tâng bốc trêu ghẹo thiền sư. Sau khi qua sông cô cảm ơn rồi từ biệt, đoàn thiền giả lại tiếp tục cuộc hành trình.
    Một lúc sau, có một vị đệ tử trong đoàn không nhịn được, cuối cùng mở miệng: ?oBạch thầy! Vừa rồi thầy làm như vậy có đúng không? Chúng con xưa nay vốn rất tôn trọng thầy, nhưng vừa rồi trông thấy hành động và lời nói của thầy, thật là khiến chúng con vô cùng thấy vọng?. Những đệ tử khác hùa theo, tỏ ra thái độ bất mãn, kích động hỏi gằn thiền sư ?oThái độ vừa rồi của Thầy thật khác xa những điều dạy dỗ thường ngày...? Không trách được sự bắt lỗi của họ. Nguyên là từ khi qua sông đến giờ, họ mãi canh cánh sự việc này trong lòng cho nên tức nước vỡ bờ, thế là hằng loạt kiểu trách móc áo ra đến độ không nghe kịp.
    Thiền sư nghe đám đệ tử chỉ trích như thế, chỉ bật cười.
    ?oA! Ha ha!...Cái gì? Các con mãi đến bây giờ vẫn còn ôm ẵm người con gái ấy!. Ta thì đã đặt cô gái ấy xuống từ lâu rồi?. Thì ra là thế, chấp trước và không thể buông bỏ chính là nhóm đệ tử kia. Loại chấp trước này, có thể ví như mũi tên thứ hai. Đối với thiền sư, ông không cảm thọ mũi tên thứ nhì.
    Đức Thích Tôn đã chỉ rõ, điểm sai biệt giữa người khai ngộ và phàm phu chính là mũi tên thứ hai này. Vì chúng ta chỉ là phàm phu, cho nên không thể tránh khỏi cảm thọ mũi tên thứ hai. Dù chúng ta có muốn hấp tấp tránh nó thì củng không thể thực hiện được. Chấp trước những việc mà sức mình không thể kham được thì đó chính là người ngu xuẩn nhất. Khi nhận thức được những sự việc mà chúng ta không đủ năng lực để thực hiện nhưng không chấp trước nó, đó mới đích thật là giáo nghĩa của Phật giáo. Tuy nhiên, ít ra chúng ta cũng thể phân biệt được điểm sai biệt mũi tên thứ hai, bằng tự giác:
    ?oÀ! hiện tại mình đang cảm thọ mũi tên thứ hai....?
    Có thể nhận thức như vậy, là đã nắm vững vấn đề. Lâu ngày công phu thâm cao, nên trong khi sinh hoạt nếu có gặp bất cứ vấn đề gì, tất nhiên đều có thể giải quyết một cách tức khắc. Hoặc nói cách khác, ngày nào nhận chân ra mình, thì vấn đề sẽ không nghiêm trọng như mình tưởng tượng. Bởi vì vấn đề sở dĩ phát sinh, phần lớn là do không thể tri nhận bản tâm của mình một cách rõ ràng chân xác.
    Bạn đọc xem có chổ nào thắc mắc không ???
    Được dreamweaver sửa chữa / chuyển vào 19:18 ngày 28/03/2005
  2. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Nói về công án " Khô mộc hàn nham " còn có 1 mẩu chuyện của Lai Quả thiền sư như sau :
    Cái phương pháp tham thoại đầu nầy là phương pháp chân thật bất hư, là cái pháp căn bản của tất cả loài hữu tình, vô tình, chỉ cần dụng công phu không hỏi khai ngộ hay không khai ngộ: công phu dụng đến nơi tự nhiên sẽ ngộ, không cần ông lo nghĩ đến ngộ, nếu chỉ muốn khai ngộ mà không chịu dụng công phu thì làm sao ngộ được?
    Cổ nhân nói: "Không cần cầu ngộ, chỉ cần đề lên câu thoại đầu thẳng tay mà tham, tham đến sơn cùng thủy tận. "Ổ" lên một tiếng, được đến chỗ nầy rồi đó "như người uống nước nóng lạnh tự biết", trong quá khứ có một vị tham thiền ở thiền đường ba năm chê trong thiền đường người đông làm lộn xộn, tự thấy công phu không được thâm nhập bèn bỏ đi vào núi ở. Ở trên núi cất một cái nhà tranh, trồng một ít cải, ban ngày trông chừng không cho chim rừng ăn cải, ban đêm hổ sói tranh giành ngày đâm chẳng yên, đối với công phu mình cũng bị lộn xộn, ở núi ba năm rồi công phu mình cũng không thâm nhập được bèn không muốn ở nữa, muốn tìm một căn nhà để nhập thất, như thế mới tương ứng với công phu.
    Đi khất thực được hai, ba năm gặp một cụ già tại gia đã kiến tánh. Bà ấy thấy người tham thiền nầy rất có đạo đức hạnh trì bèn thỉnh đến nhà mời dùng cơm chay và nói chuyện về tâm rất là tương đắc. Bà ấy nói:
    Thưa đại sư, tôi muốn thành tựu cho sự nhập thất của người.
    Người tham thiền nghe rồi nói: "rất tốt! Tôi đang muốn nhập thất đây".
    Bà ấy bèn đưa sư nhập thất. Bà cụ trong nhà không có ai ngoài cô con gái mới 16 tuổi cũng đã khai ngộ, bà sai cô gái mỗi ngày đem cơm xuống cho sư ăn, được ba năm sau bà bảo cô gái: "Con đã đưa cơm được ba năm rồi, hôm nay lúc đưa cơm đợi thầy ấy ăn xong thì con đến ôm cứng lại bảo ông nói".
    Người con gái nghe rồi nhớ kỹ và cũng làm theo lời dặn, lên ôm thặt rồi bảo rằng: "Nói đi".
    Người tham thiền nói: Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí (cây khô dựa trên núi tuyết, mùa đông không chút hơi ấm), người con gái buông tay về nhà kể cho mẹ nghe, bà ấy nghe xong rồi mắng người tham thiền đuổi đi, đốt luôn cái am tranh và nói rằng: "Tôi cúng dường ba năm mà chỉ cúng dường một thằng chết".
    Người tham thiền nghe cảm thấy mắc cở bèn cầm bồ đoàn lên mà đi khất thực nữa, tự trách mình được người ta cúng dường ba năm mà chưa khai ngộ được, bị họ chưởi mắng rất là tủi hổ, bèn ra sức dụng công phu. Khất thực ba năm lại đến chỗ bà nọ, cùng nói chuyện công phu yêu cầu bà cho nhập thất một lần nữa.
    Lại nhập thất thêm ba năm và bà ấy cũng bảo con gái đưa cơm như trước. Tròn ba năm, cô gái cũng y theo lời mẹ dặn trước lại lên ôm chặt lấy người tham thiền bảo: "Nói đi, nói đi", kỳ nầy người tham thiền mở miệng đáp lại: "Trời biết, đất biết, ngươi biết, ta biết, đừng cho bà già ngươi biết". Cô gái về nhà kể lại cho mẹ nghe, bà mẹ nghe rồi trong lòng hoan hỷ nói với người tham thiền" "Tốt lắm! Tốt lắm! Mừng người đã khai ngộ rồi".
    Các ông đến nghe chuyện nầy rồi thì hãy tưởng tượng xem ngươi biết, ta biết, đừng cho bà già ngươi biết, nếu là người thế gian nói vậy thì có còn là chuyện tốt không? Đại khái các ông cùng có một cách lãnh hội như vậy, nếu lãnh hội như vậy là sai lầm rồi. Bảo các ông ở trên bổn phận mà lãnh hội, các ông tưởng tượng xem có lãnh hội được hay không? Nếu không lãnh hội được thì cứ tham đi!
    Thêm 1 lời hỏi đáp nữa khá hay :
    Hỏi : Sự thấy của Phật và sự thấy của chúng sanh khác nhau như thế nào ?
    Đáp : Trong Kinh Niết Bàn có nói đến vấn đề "Điên đảo tưởng":
    Ngài Ca Diếp hỏi Phật : "Tại sao bậc Thánh có điên đảo tưởng mà không có phiền não, phàm phu có điên đảo tưởng nhưng lại có phiền não ?"
    Phật bảo :" Sao nói bậc Thánh có điên đảo tưởng ?"
    Ca Diếp nói :" Bậc Thánh thấy con trâu cũng gọi là trâu, thấy con ngựa cũng gọi là ngựa, vậy chẳng phải điên đảo tưởng ư !"
    Phật bảo :" Tưởng có hai thứ: Một là thế lưu bố tưởng, tức thế gian đã phổ biến lưu hành; hai là trước tưởng, tức tư tưởng chấp trước. Phàm phu ở trong thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, nên gọi là điên đảo tưởng. Bậc Thánh chỉ có thế lưu bố tưởng , không có trước tưởng; thế gian gọi con trâu thì bậc Thánh cũng gọi theo nhưng không chấp thật là con trâu. Không có tư tưởng chấp thật nên không có phiền não, chứ chẳng phải bậc Thánh có điên đảo tưởng ."
    Nay chúng ta đối với không gian, thời gian, số lượng vốn chẳng có thật mà chấp cho là thật, ấy là điên đảo tưởng, sanh ra đủ thứ phiền não, bậc Thánh đã đập bể hết nên tự do tự tại, chẳng có phiền não.
    Mà bạn Liv hình như theo đạo Chúa ???
  3. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Một điều tôi muốn nói nữa là không phải người giác ngộ xa rời cuộc sống mà lại hết sức gần cuộc sống , chứ không phải là giác ngộ rồi thì như cây khô ,không biết yêu thương gì cả , như người cách biệt với cuộc sống . Đó là sự ngộ nhận sai lầm do không biết mà các thiền sư đã trả lời trong các công án Khô mộc hàn nham và vấn đề thiền Mặc chiếu .
    Như Duy Ma Cật đã thành Phật từ lâu , trong kinh lại thị hiện là 1 vị cư sĩ , họăc như Văn Thù Bồ Tát đã thành Phật nhưng thời Phật lại thị hiện làm Bồ Tát . Trong các mẩu chuyện Phật giáo khỏang 1000 năm gần đây , ta luôn thấy Văn Thù hoặc thị hiện giúp đỡ người tu , hoặc thử thách người tu xem còn tâm phân biệt không ( nhưng ông lại bị thiền sư dùng cái vá múc cơm đập cho 1 cái :D ) .
    Tu là phá ngã chấp , pháp chấp và phá luôn không chấp .
    Như con người hiện đại đây thì khoái cái gì phải hợp logic , phân tích cũng phải có logic lý luận chặt chẽ . Nhưng tâm linh lại không thể phân tích theo logic đựơc .
    Thí dụ như bản tâm trong đạo Phật , không phải là ai cũng không biết mà chưa thể nghiệm được nó . Thí dụ nói tâm Phật của chúng ta diệu dụng vô cùng , cái đó nhiều người không tin , nhưng cũng có bạn biết chứ chẳng không .Chẳng hạn khi nguy cấp con người thường làm việc phi thương không ai làm nổi ( khiêng bàn ghế nặng bình thường không khiêng nổi v.v... ). Nhưng không phải là sợ quá sinh ra vậy vì sợ thì liệt tay chân luôn chứ khiêng khỏ gì .
    Tôi có 1 kinh nghiệm : Lúc mới biết chạy xe tôi rất thích chạy . Một ngày đó tôi chạy xe nhưng không nhìn đường , đến lúc nhìn lên thì thấy trước mắt là 1 đám đông đen kịt . Bóp thắng , thắng đứt , lúc đó người như liệt đi , sợ cũng không nổi nữa thì 2 bàn tay đột ngột bẻ lái làm xe đánh 1 vòng rất gắt qua bên trái mà khôgn té , thoát khỏi đám đông . Giống như là ai đó điều khiển mình lúc đó vậy . Qua khỏi đám đông thì lúc đó mới hoàn hồn . Đó là kinh nghiệm nếu nói theo khoa học là phản xạ vô thứccủa mình ( nhưng không phải là vô thức vì khoa học đâu chấp nhận 2 thức sau là Alạida thức và Mạt na thức của PG ) .
    Hoặc bác nào có đọc nguyệt san võ thuật ( cáh nay 7 8 năm )có thể biết có 1 môn võ của VN tên là Thần quyền . Môn này chỉ cần xăm bùa lên và phải tin là biết đánh quyền rồi . Nhưng Chính Thần quyền thì chỉ có thể xuất quyền khi cứu người hoặc cứu mình . Còn Tà thần quyền thì lúc nào xuất quyền cũng được . Đây là môn võ có thật , tại miền Nam , vùng Thất Sơn nên còn gọi là Thất Sơn Thần Quyền .
    Tức là theo tôi hiểu thì nếu có thể thường sống với chân tâm ,để chân tâm làm chủ thì không những ta có sự an lạc , thoát khỏi khổ não mà còn có diệu dụng vô cùng nữa .
    Chính vì vậy pháp môn ***** thiền của Phật Giáo đòi hỏi ta phải có 2 niềm tin là tin Pháp môn và cái thứ 2 là phải tin tự tâm của mình vốn sẵn , bằng với chư Phật không kém tí nào nhưng bị vô minh che nên chưa trở lại làm Phật .
    Trước đây tôi nghĩ rằng khoa học vốn đòi hỏi chặt chẽ logic , nên suy nghĩ cái gì thường phải hướng theo 1 logic nào đó .
    Ta thường nghe nói " nếu còn phân biệt cái sai cái đúng thì chưa được " và cái gì cũng đòi phải có chứng minh . Ngay tóan học cũng đặt ra những tiên đề ( đâu cần phải chứng minh và cũng không thể chứng minh được ) mà vẫn phải công nhận là đúng . Hồi nhỏ tôi học thêm có nghe ông thầy kể chuyện 1 số nhà khoa học không công nhận có những tiên đề không cần , không thể chứng minh , không đúng không sai , vì theo họ không thể chứng minh thì làm sao tin là đúng, ( như tiên đề 2 đường thẳng song song ) thì 1 nhà khoa học mới kể câu chuyện như sau :
    ( Thầy toán tôi kể , lâu quá nếu có sai xin thông cảm )
    Có 1 ngôi làng chỉ có 1 ông thợ cắt tóc . Một nửa dân làng đi tới thợ cắt tóc để cắt . Một số thì cắt ở nhà . Đến 1 ngày ông thợ cắt tóc tóc dài quá nên ông ta cầm kéo cắt tóc cho ông ta . Vậy tóc ông ta đựơc cắt là do thợ cắt tóc (A) hay do ông ta tự cắt (B) ?
    Nếu hỏi như trên thì sẽ có 1 số bạn trả lời là (A) đúng , 1 số thì (B) đúng , 1 số thì (A) (B) đều đúng , số nữa thì (A) (B) đều trật .
    Nhưng nhà khoa học kể chuyện ở trên có quan tâm đến (A) (B) đó cái nào đúng hay không ??
    Có bạn cho rằng người Phật giáo thường kiêu căng hỏi không trả lời thẳng , tôi nghĩ đó tùy người thôi , mà cũng chưa chắc đúng . Như tôi không dám trả lời ai hết vì sợ bị địa ngục . Vì như tổ Bá Trượng có kể 1 câu chuyện là có 1 thiền sư đáp sai 1 câu mà thành thân chồn 500 năm hic . Nếu tôi trả lời ai đó sai mà làm cho họ không thành Phật thì tôi phải chịu tội . Vì thành Phật là bạn sẽ cứu độ cho vô lượng người , người ân cũng độ người oán cũng độ . Như Phật Như Lai kiếp trước là nhẫn nhục tiên bị vua Ca Lợi cắt ra từng miếng ( gớm ) , sau này thành Phật cũng độ hậu thân của vua Ca Lợi , giúp ông này thành bậc A La Hán .
    Nên nếu có bạn nào thắc mắc thì tôi xin tiếp tục trích dẫn tiếp :D :D
    Được dreamweaver sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 30/03/2005
    Được dreamweaver sửa chữa / chuyển vào 14:09 ngày 30/03/2005
  4. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Đây là một câu hỏi sai. Thứ nhất,trong trường hợp này ông thợ cắt tóc và người tự cắt tóc có mối quan hệ với nhau, chỉ là một chủ thể duy nhất. Dữ kiện trên đã cho biết như vậy, nhưng câu hỏi lại cố tình lờ đi, phân biệt rõ ràng "ông thợ" và "người tự cắt tóc" là hai cá thể riêng biệt. Thứ hai, câu hỏi đặt ra kiểu "chọn một trong hai", hướng người đọc chỉ có thể trả lời môt trong hai câu trả lời có sẵn, ko có biện pháp khác(Thực chất việc chọn A và B hoặc Ko A ko B cũng thế cả thôi, tức là "chọn 1 trong 4"). Đấy chính là cái bẫy.
  5. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Có thể bạn đúng , lúc đó mình hiểu theo ý này :
    Ông thợ thuộc type nào : Ông ta tự cắt cho ông ta nên ông ta có thể thuộc type tự cắt tóc . Nhưng ông ta lại là thợ cắt tóc nên nếu nhìn chính xác thì ( type 1 ) thợ cắt tóc đang cắt . Không có nói thợ cắt tóc phải là người khác . Nhưng RẤT có thể bạn đúng
    Hơn nữa .. hơn thế nữa mình muốn nói rằng ngay cả trong khoa học chính xác như toán học vẫn có những thứ người ta không thể dùng logic chứng minh được.
    Mình hy vọng bạn nên bớt dùng logic 1 chút xíu , tức là bớt dùng bộ não suy luận nếu bạn muốn nghiên cứu về tôn giáo .
  6. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Cái đó thì em hiểu. Vì khoa học ngày nay ko phải chỉ dựa vào thực nghiệm mà phát triển được. Xin lỗi bác.
  7. salett2

    salett2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác ai nói cũng hay.
    Hồi lâu có đọc quyển sách của Lâm Ngữ Đường thì phải , nhớ có một câu :
    " Người Trung Quốc ko bao giờ trở thành một tín đồ Catholic thật sự được."
    Có lẽ người Việt Nam cũng thế. Xin lỗi các tín đồ thực sự.
    Được salett2 sửa chữa / chuyển vào 10:35 ngày 02/04/2005
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Salett2 bằng hữu có lẽ đã chưa chính xác lắm ở hai điểm:
    1/ Lâm Ngữ Đường không nói gì về đạo Công giáo (Catholic) nhưng ông nói rằng người Trung Quốc khó có thể trở thành người theo đạo Ki-tô thật sự -- ở đây chỉ đạo Ki-tô nói chung, chứ không có nói đến "Catholic" như bằng hữu nói. Ngay ở đoạn liền tiếp theo, Lâm Ngữ Đường đã nhắc đến đạo Quakers, mà đạo này là đạo Ki-tô nhưng tất nhiên là không phải Catholic rồi. Bản thân Lâm Ngữ Đường nguyên thủy cũng không phải là tín đồ Công giáo, mà theo đạo TIn Lành (về sau đã bỏ đạo).
    2/ Cái câu "Có lẽ người Việt Nam cũng thế. Xin lỗi các tín đồ thực sự." thì hết sức vô lý. Cho dù là dựa vào lời của Lâm Ngữ Đường đi nữa, nhưng người Việt Nam không phải là người Trung Quốc. Còn nếu dựa trên sự đồng hóa về mặt văn hóa tư tưởng mà Trung Quốc đã bao trùm trên các nước Á Đông mà bằng hữu nói vậy thì vẫn không hợp lý. Thử hỏi Hàn Quốc, một nước mà truyền thống cũng chịu ảnh hưởng Trung Quốc nặng nề, thế mà hiện nay ngót một nửa dân số theo đạo Ki-tô, điều này giải thích thế nào? Cho nên phải bỏ câu này đi thôi.
    Được liv sửa chữa / chuyển vào 03:45 ngày 03/04/2005
  9. salett2

    salett2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chào Liv huynh .
    Đã đọc nhiều bài của huynh trong box học thuật hay China club thấy giọng văn của huynh khá quen thuộc.
    1.Vậy theo huynh thế nào là Catholic và thế nào là Ky-tô giáo ?
    2.Tài hạ ko dựa vào LNĐ, và cũng ko dựa trên sự đồng hóa về mặt văn hóa tư tưởng mà tài hạ dựa trên truyền thống, văn hóa của dân tộc VN, để kết luận. Văn hóa là mẹ của các tôn giáo. VN với nền văn hóa các Vua Hùng, Lạc Long Quân và Âu Cơ, nền VH quần cư trong các làng mạc, nền VH lúa nước. Với 4000 năm lịch sử, trong nhà chỉ thờ kính ông bà tổ tiên, trong đình thờ kính thành hoàng làng. Tất cả chư thần Việt Nam đều xuất phát từ ?oGỐC NGƯỜI?, là nhân bản chứ không có thần bản: Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ, không có truyền giáo, những vị thần rất bé nhỏ. Đó là nền văn hóa nhân bản và thế tục.
    Truyền thống cao quí của dân tộc Việt nam từ xưa đến nay là Đạo Hiếu. Nói đúng hơn, đó là truyền thống biết ơn các đấng sinh thành, các bậc tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc. Vì thế mới có bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình, có đền thờ tổ, đền thờ các vị anh hùng dân tộc . . .
    Và cuối cùng tài hạ xin trích lời của Jesus đã dạy các tín đồ: ?oBất cứ kẻ nào đến với ta mà không thù ghét cha mẹ vợ con và anh chị em, thậm chí không ghét bỏ cuộc sống của chính nó, thì không thể là môn đệ ta?. Và ở đây đương nhiên có thể có những tín đồ thực sự. tín đồ đúng nghĩa của tín đồ.
    Rất mong được huynh chỉ giáo thêm.
    ================
    Xâm giang hạnh tự nhiễu xâm sơn
    Vị thuỳ lưu há Tiêu Tương khứ?
  10. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Bạn gì đó cần người dẫn dắt, chỉ đường cho mình hay cần người cứu rỗi, đưa ngay lên thiên đàng ?
    Trường hợp 1: bạn nên chọn Phật.
    Trường hợp 2: bạn nên chọn Chúa.
    Đấy, hãy bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi một cách rõ ràng. Câu trả lời không khó tìm lắm...

Chia sẻ trang này