1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bởi vì chưa ai hiểu được nên tôi tạm đặt cho một cái tên vậy. Bởi vì ARM và ALM (anti-rule-matter) luôn muốn "chơi trội" mọi lý lẽ thông thường và nó chống lại mọi sự áp đặt nên cái "kiêu chí" hay cái bản ngã của nhà Phật còn lớn lắm, và cũng bởi vậy nên nó rất hấp dẫn các tín đồ, nhất là những kẻ có quyền lực và muốn duy trì quyền lực. Tôi xin lấy 1 từ tiếng Anh để minh họa, từ SUBSTANCE chẳng hạn. Nó có kết cấu từ hai từ STANCE :quan điểm, lập trường, và từ SUB : dưới, hạ, SUBSTANCE là VẬT CHẤT. Nhà Phật xem mọi quan điểm lập trường là vô nghĩa nên tôi cũng ví nhà Phật như substance vậy.
  2. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Vậy mà nhà Phật vẫn cần đến quan điểm, lập trường để dẫn dắt giáo đồ? Dùng cái mình ko công nhận để chứng minh một cái mình công nhận, xem ra rất khó.
    Phật xem mọi quan điểm lập trường là vô nghĩa, câu này em hiểu theo hai ý nghĩa. Thứ nhất: Ý Phật muốn nói nên gạt hết mọi quan điểm, mọi thứ xung quanh, nói chung là tâm sạch bong=> lên Niết Bàn. Ý thứ hai, Phật khuyên mình nên từ bỏ những quan niệm cũ kỹ, tạp cho mình một trường quan điểm, một lối suy nghĩ mới, tự giải thoát=> cái này có vẻ giống với "ngộ". Tuy nhiên, lên Niết Bàn, rũ bỏ tất để làm gì, vậy thì khác gì tảng đá? "Ngộ" để làm gì, khi sống trong thế giới này mà hồn đang phiêu diêu nơi thế giới khác?
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Binh pháp có câu : ?oBiết mình biết người trăm trận trăm thắng?, ?oBiết mình mà ko biết người có thắng có thua?, ?oko biết mình cũng ko biết người chắc chắn là thua?.
    Trong cuộc sống biết mình là quan trọng nhất, điều này thì ai cũng biết nhưng ít người làm được như thế. Người ta chỉ thích đưa ra nhận xét về những quan điểm của người khác, thói thường rất ít người biết nghi ngờ những điều mình biết, nên Trang Tử có câu :
    ?oNgười đời đều biết đi tìm cái mà mình ko biết, ko ai biết tìm lại cái mà mình đã biết; đều biết chê những điều mà mình cho là ko phải, mà chẳng ai biết chê cái mà mình đã cho là phải?
    Ở đây nếu các bạn muốn đưa ra những nhận xét về Phật giáo hay Thiên chúa giáo. Thì nên áp dụng câu trên của binh pháp
    1. Phải biết mình trước . Làm thế nào để biết mình cái này phải tự mà tìm lấy ko ai dậy mình được cả.
    2. Phải biết rõ cái đối tượng mình đang nhận xét: chính là đạo Phật hay đạo Thiên chúa.
    Theo tôi các bạn nên xem kỹ lại mình xem, đã xứng đáng để đưa ra những lời nhận xét về hai trong những tôn giáo lớn nhất của thời đại này chưa.
    Trong đạo Phật cho rằng tất cả các hành động của Thân, Khẩu, Ý đều quyết định bản chất thiện ác của một con người, hãy cẩn trọng đừng nghĩ mạng là ảo thì muốn nói gì thì nói. Nếu ko biết giữ gìn lời nói trong mạng, thì ra ngoài đời cũng sẽ như thế thôi. Báo chí ko ít lần đưa tin chỉ vì hiểu sai một lời nói đã gây ra biết bao rắc rối phát sinh.
    Phật dạy chúng ta : Tỉnh thức, trí tuệ và yêu thương
    Chúa Ki Tô dạy ta : Tình thương, sự hiểu biết và bao dung
    Tôi nghĩ điều cha mẹ dạy ta cũng ko nằm ngoài những điều này, thế thì còn chờ gì nữa hãy thực hành những lời dạy này đi. Nếu thực hiện được thì Phật hay Chúa sẽ hiện ra ngay trong bạn thôi, việc gì phải tìm đâu xa.
    Ở địa chỉ này có bài viết rất hay về Phật và Chúa mời các bạn tham khảo:
    http://www.thuvienhoasen.org/buttrongtachuatrongta.htm
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá không vào xem....
    đọc có bài này thấy ặc ặc
    honghoavi
  5. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Bạo mồm tí, ko thích nghe thì im, ko thích im thì chửi, đừng để bị treo nick là được. Có điều tớ hơi thắc mắc, bậc trí giả kiến thức uyên thâm ko thường xuyên chấp vặt thế này đâu.
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 27/04/2005
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Người ta dùng khoa học nói nhiều về những điều sai, vô lý của Kinh Thánh. Nhưng họ lại chẳng nghĩ rằng những người đặt nền tảng cho Khoa Học lại đa số không phải xuất thân từ Phật Giáo. Và nếu lấy Phật Giáo mà cãi với Khoa Học thì khác nào "cãi buớng". Một đứa trẻ mà cứ cãi theo kiểu các bác nhà Phật thì quả thật hỗn láo hết sức. Đó đúng là 1 sự KHINH BẠC VÀ VÔ TRÁCH NHIỆM biết bao ! Một kẻ chẳng có tích sự gì mà cứ DÈ BỈU thế nhân, xem mọi ý kiến quan điểm của họ điều là vô nghĩa cả, một kẻ mà luôn khiến kẻ khác phải RỜ VÀO GÁY CỦA MÌNH xem liệu mình có trở thành trò cười của họ không thì kẻ ấy quả là KHIẾM NHÃ. Ngay cả Einstein, người có những ý kiến và quan điểm bao trùm vũ trụ, cũng chào thua thì còn biết nói gì nữa, cái gọi là "khoa học" của Phật Giáo sẽ giúp ích gì cụ thể cho nhân loại ? Đó thực sự là TRIẾT LÝ hay Khoa Học?
    Kinh Thánh cũng chỉ là 1 quan điểm về thế giới thôi, đó không phải là quan điểm khoa học nên không cần sự chính xác. Chúc đã tạo ra 1 ốc đảo xanh tươi, đó chính là quả đất vậy. Và Ngài cũng có 1 phần trách nhiệm đấy chứ ?
    Cái lý lẽ của Nhà Phật lại chính là sự THOÁI THÁC, là tính VÔ CAN. Và cái đó triêt học gọi là gì ? Và Khoa Học gọi là gì ?
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Có điểm chưa đầy đủ. Kinh thánh không cần chính xác theo nghĩa là chính xác về khía cạnh khoa học mà thôi. Chứ nếu nó không chính xác thì nó còn có giá trị gì?
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Sự tương tự này chỉ là bề ngoài, nói chung là thích hợp với những tín đồ bình thường chỉ muốn sống cho tốt mà không cần hiểu vì sao, vậy thôi. Nhưng ở đây đang là nói về học thuật cơ mà, phải sâu xa hơn chứ. Mà xét về bản chất và căn nguyên thì những điểm tưởng chừng như tương tự này lại khác nhau xa...
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm sao biết được người khác có chấp hay không trừ khi bạn là người đó. Còn nếu căn cứ vào ngôn ngữ thì chẳng nhẽ tôi nói tôi là phicau thì điều đó là thật sao? Mà chắc gì bạn đã hiểu đúng lời nói của người khác, bạn hiểu
    " Lâu quá không vào xem....
    đọc có bài này thấy ặc ặc "
    nghĩa là gì vậy?
    --------------
    Chỗ này em không hiểu những ai là người đã đặt nền tảng cho khoa học? Em nghĩ thành quả của khoa học hiện đại là của cả nhân loại, có những người đóng góp hết sức nhiều cho nó nhưng vô danh thì làm sao biết được. Nếu không có thuốc súng, la bàn, số 0, hệ thập phân,.. thì liệu khoa học có được như bây giờ không? Phật giáo cũng không cãi bướng đâu ạ, vì cái mà bác nghĩ là cãi bướng chắc chỉ là hình ảnh ở trong đầu bác thôi.
    Như thế nào là một kẻ chẳng có tích sự gì ạ? Sao lại dè bỉu thế nhân, ai mà khiếp thế ạ? Như thế nào là khiếm nhã ạ? Em thực sự không hiểu bác dùng mấy từ này với ý nghĩa gì?
    Quan điểm của Einstein bao trùm vũ trụ mà lại không bao trùm được một chỗ là ''phải chào thua'' thì có gọi là bao trùm vũ trụ không ạ?
    Cái gọi là Phật giáo không giúp ích gì cụ thể cho nhân loại đâu ạ, nó chỉ giúp ích cho em thôi, có cầu thì mới có cung chứ ạ.
    Và triết lí là gì, khoa học là gì? Em cũng chưa bao giờ được nghe định nghĩa về những cái này cả, bác làm ơn chỉ rõ với bác Tran Thang.
    Sao ngài lại phải có trách nhiệm?
    Có lẽ bác chưa từng đọc triết lí của đạo Phật một cách chính thức bao giờ cả. Theo em hiểu thì nó không phải sự thoái thác, mà là đảm nhận lấy công việc thực sự của mình, không phải là vô can, mà là tìm mối liên quan trong thế giới.
    Sao triết học lại phải gọi là gì, và khoa học lại phải gọi là gì, cứ gọi nó là phật pháp là được rồi.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sự chính xác chỉ đi tới giới hạn nguyên tử thôi. Như bác Liv cũng đã từng nói, Thiên Chúa mang tính lãng mạn, mà tính lãng mạn thì đâu cần tính chính xác, thế nên người ta mới nói tình yêu là vĩnh cửu, hoặc chúc đôi uyên ương "trăm năm hạnh phúc". Còn điều gì không mang tính chính xác nữa nào ? Đó là thi ca, là hội họa (mang tính chính xã theo cảm nhận của họa sĩ). Có lẽ tính lãng mạn là tính chất đã khiến nhà Phật có cảm tưởng rằng "thoát khỏi nhân quả". Hoặc như nói theo khoa học, trong những hốc đen, 1 giây đường như bất tận.
    Tôi không có ý chỉ trích riêng về Phật Tổ. Vì tôi chưa cảm nhận hoàn toàn vế "cõi Phật" của Ngài. Nhưng những kẻ chịu ảnh hưởng của Ngài thì quả thật còn nhiều điều để nói, nói chỉ để giải tỏa bớt thôi.
    Nhà Phật xưa nay vẫn nổi tiếng là "xỏ lá". Vì thế nhưng điều tôi biện giải về họ có lẽ cũng chưa thấm gì đâu.

Chia sẻ trang này