1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Bác nào diễn giải hộ triết lý: "Không thị sắc, sắc thị không" hộ một phát! Tks nhìu nhìu!
  2. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Tran_thang!
    Tại sao bạn lại đòi hỏi họ trả lời thẳng vào vấn đề??? Bây giờ tôi muốn hỏi bạn vài câu hỏi và rất mong bạn trả lời thẳng vào vấn đề bạn có đồng ý không?????
    Thế nào thì được gọi là câu văn chứ đựng ẩn ý và không chứa đựng ẩn ý???
    Thé nào là câu văn có mối mâu thuẫn và không có mối mâu thuẫn nào cả????
    Có phải khi câu văn không có mối mâu thuẫn nào thì ai cũng nhận ra điều đó hay không?
    Nhân đây cho phép Buđha__vn hỏi bạn một câu:
    - Xin bạn cho Buddha__vn biết: cái bát dùng để ăn cơm nó lõm hay lồi vậy????"
    Rất mong bạn hãy trả lời chúng và hãy trả lời ngắn gọn là lõm hay lồi? không nhiều lời lòng vòng!
    Và có phải ý bạn nói rằng Giáo pháp của Đức Phật không được diễn giải sáng tỏ??????
  3. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Trước khi giải thích câu này! chúng ta cần phải hiểu rõ về định nghĩa của hai khái niệm "sắc" và "không" trước đã.
    Câu này nằm trong bài kinh: "Maha bát nhã ba la mật đa tâm Kinh"
    "Sắc" được nói đến ở đây là "sắc uẩn" một trong năm thành phần tổ hợp lên cái mà chúng ta vẫn nghĩ là: "TA", ngoài sắc uẩn còn có thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
    Sắc uẩn được chia thành:
    - Nội sắc uẩn: chính là cái thân thịt của mỗi người
    - Và ngoại sắc uẩn: chính là cái mà chúng ta nghĩ là cái thế giới bên ngoài cái thân thịt đó.
    Còn "không" là cái mà chúng ta cho là "không có gì" cụ thể ở đây là không có "sắc"! Ví dụ: có một cái cây đang đứng ở một chỗ nào đó, chúng ta tháy ở chỗ đó có sắc là cái cây, và khi chúng ta đem nó bỏ đi chõ khác, thì khoảng không gian chỗ đó không còn cái sắc đó nữa chúng ta gọi là không.
    Thông thường chúng ta cho rằng "cái gì có sắc thì gọi là có", còn không có sắc thì gọi là không_ tức là Sắc và Không đối lập nhau về mặt logic, có sắc thì không có không, và có không thì không có sắc.
    Nhưng triết lý của Đạo Phật thì không chấp nhận như vậy! theo triết lý của Đạo Phật thì sắc và không là một, sắc tức là không, và không tức là sắc.
    Để hiểu được triết lý này, buddha__vn xin lấy một ví dụ:
    Giả sử có một đàn chim đang bay, chúng xếp thành hình một con cò đang bay. Khi đó nếu đứng ở một độ xa vừa phải và quan sát vào đàn chim đó, thì ta sẽ thấy đó là một con cò đang bay, mà không thấy được đó là một đàn chim. Chỉ khi nào ta quan sát đàn chim đó ở vào một khoảng cách gần, đủ để ta nhận ra đó là một đàn chim,thì khi đó ta mới biết là chẳng có con cò nào cả, mà chỉ có một đàn chim xếp thành hình con cò mà thôi.
    Thực chất ở đây có con cò đang bay không? hoàn toàn không có! mà chỉ có một đàn chim và ảo tưởng của chúng ta về sự tồn tại của một con cò mà thôi.
    Cái hình ảnh con cò hiện ra đó chính là sắc! và do có sắc đó mà ta cho rằng có con cò. Nhưng thực ra thì nó chính là không!!!
    Sâu xa hơn chúng ta hãy quan sát đến từng con chim thì thấy rõ cũng chẳng có con chim nào ở đó cả! tất cả đều là không!!!!
    Tẩt cả các sự vật trên thế gian này cũng y như con cò do đàn chim hợp thành vậy.
    Đây chính là ý nghĩa của câu: "Sắc tức là không"
    Bây giờ sang đến câu: "Không tức là sắc!"
    Theo định nghĩa của Đạo Phật thì cái đối tượng nhìn của mắt gọi là sắc. mà cái chúng ta gọi là "không" đó cũng lại là đối tượng nhìn nơi mắt, cho nên nó cũng chính là sắc. Và nó là một loại sắc khác với loại sắc thông thường, và người ta gọi nó là sắc vô (tức sắc không) để phân biết với sắc hữu (tức là sắc có) là loại sắc thông thường. Tóm lại thì không cũng chính là sắc cũng là đối tượng bị nhìn, bị phân biết nơi mắt.
    Được buddha__vn sửa chữa / chuyển vào 17:30 ngày 11/05/2005
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thêm ý buddha chút...
    Bộ kinh đại bát nhã gồm hơn 600 quyển rất đồ sộ ý nghĩa lại cao thâm.
    Còn câu "Sắc tức thị không không tức thị sắc " màm ta vẫn thường nghe nhắc tới nhiều nằm trong một đoạn tâm yếu chỉ có hơn 250 chữ bao gồm ý nghĩa chính yếu của toàn bộ bộ đại bát nhã.
    Bát nhã ba la mật đa tâm kinh
    Bát nhã là trí tuệ, ba la mật là đáo bĩ ngạn hay qua bờ bên kia....
    Như vây đây là kinh dùng trí tuệ soi xét tối thắng để nhìn vào bản chất mọi vấn đề để có thể giải thoát.
    Hôm nào tôi phó toàn bộ hơn 250 chữ này và cả bản dịch cho các bác thưởng lãm...
    honghoavi
  5. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói lạ nhỉ, những điều đó không phải ý kiến hay nghiên cứu của tôi, mà chỉ là những thông tin tôi tình cờ đọc được ở nhiều nơi. Tôi đã nói lại một cách rất cân nhắc và giảm nhẹ đi nhiều lắm rồi đấy bác ạ, chỉ nói có vài tình tiết. Bác nói tới cái gì là khinh miệt, thế ai nói những lời khinh miệt về Phật giáo trước? Tôi chỉ nói sự thực!
    Bác nói tới Phật giáo, Phật giáo có rất nhiều phe phái, có những phe phái đi rất khác nguyên thủy và tôi đã nhắc, nếu bác chưa rõ, đi tìm đọc thêm. Ở VN cũng có những phái Phật giáo theo xu hướng hoạt động chính trị, gây bạo loạn, cũng có những hoạt động ra sức tranh giành ảnh hưởng so với Thiên Chúa giáo, điều đó cũng chẳng hay gì. Tôi thì vẫn ca ngợi rằng Thiên Chúa giáo là mang tính tôn giáo rất thuần túy, hơn tất cả các tôn giáo khác, và mặc dù họ có góp phần vào sự cản trở tiến bộ châu Âu vào thời Trung cổ, tôi vẫn xem Thiên Chúa giáo là 1 trong những cội nguồn của văn minh phương Tây, nền văn minh rất vĩ đại. Tôi tìm hiểu văn minh phương Tây qua Thiên chúa giáo đấy bác ạ. Câu ?oVinh danh thiên chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện nhân? là câu tôi cảm được và thích.
    Bác nói tôi ấn tượng về nước da và lối sống là môt điều xuyên tạc trắng trợn, tôi không có lời nào viết thế, xin nói rằng người VN có chung máu với chủng Tây Nguyên đấy bác ạ, bác đi tìm sách mà đọc. Tôi chỉ ghi rõ đó là những vùng còn nghèo, chưa có nhiều văn minh về khoa học thôi bác ạ! Châu Âu thời Trung Cổ cũng thế ! Người VN không có văn minh Tàu, Ấn, Tây khai hóa cho thì chắc là cũng thế thôi.
    Còn Tây Nguyên theo tôi biết họ đi theo đạo tin lành là do các cố đạo người Mỹ đến truyền đạo đấy. Và năm 2004, VN đã phải ngầm cầu xin Hoa Kỳ (có nhục không), rằng đừng giúp Tây Nguyên đòi độc lập, họ sợ diễn biến hòa bình đấy bác ạ, Tây Nguyên mà nổ ra, thì VN rối loạn, các dân tộc khác ở phía bắc VN cũng đã có xu hướng đòi độc lập, giống như Chesnia ở Nga đấy bác ạ.
  6. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Thử đi sâu vào cách giải thích này xem có ổn không? Vì bác giải thích sắc con cò qua 1 cái sắc thực khác là tập hợp nhiều con chim, nhưng vì chim không phải cò nên bác mới nói được là không, nhưng bác nhìn con chim trong thực tại thì chỉ thấy nó là con chim thôi bác ạ, dù có thể thấy và gọi khác nhau, người mù màu thấy nó trắng, người bình thường thấy nó vàng, người VN chỉ vào nó gọi là chim, nhưng người Anh gọi là bird..., nếu nó do nhiều cái gì khác như các nguyên tử hợp thành thì đó là do những cái đó mà cấu thành, tất cả những cái đó đều có thể xem là có? Và chúng đều thống nhất nhau trên tất cả các phương diện. Bác không thể nói rằng không thực phải chim mà là các nguyên tử, nhưng tất cả những cái đó lại cùng quyết định sự tồn tại lẫn nhau, ngay cả cái nhìn của ta với đối tượng nữa. Nếu không có cái hình con cò trên trời mà bác đang tưởng thì với thực tại, nó cũng không có những con chim ở đó, ngược lại không có tập hợp con chim đó trong thực tại thì cũng không thành hình con cò.
    Sự giải thích ở đây bị ngả vào các quan niệm rồi, con người cầm một quyển sách thấy nó là kiến thức, nhưng con khỉ cầm mà nhìn thì thấy nó là cái quái quỉ gì ấy. Thực tại không hình thành qua các quan niệm của ta, chỉ nhờ sự tồn tại của ta và quan niệm của não bộ mà ta nhìn ra thực tại. Nhưng tất cả những gì làm nên được chúng thì không đủ giải thích!
    Chỉnh lại thì chỉ có thể đúng được ở chỗ, cái nhìn của ta không bao giờ thấy trọn được thực tại(cái đối tượng), lúc ta nhìn cái này thì nó không phải là cái khác, hoặc ta chỉ nhìn được mặt này của nó mà không thấy được mặt khác có thể hình thành trên các mối tương quan khác, tức nó không thể chỉ duy như ta thấy, cái không đó chỉ là 1 quan niệm trong các mối tương quan, nếu trên một tương quan khác nó là cái khác, sắc chẳng hạn, chình vì thế trong mắt ta thấy nó nhất thiết mà nó chẳng phải nhất thiết. Mà dù ở các tương quan khác nhau ta lại đều tìm thấy ra được sự thống nhất. Nhưng vì ta không thể nhìn được trọn, nên tất cả những gì ta thấy(sắc) lẫn ta đối xử là nhầm lẫn tự hình thành(cái này phải qua thiền định mới thấy ra được), trên cơ sở cái trọn đó thực sự là vô. Nói như thế mới có thể đúng.
  7. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu lắm. Con cò thì đúng là không có rồi, nhưng sao lại không có con chim?
    Buddha_vn giải thích giùm tôi một chút được không?
  8. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Con cò chỉ là sự tập hợp của các con chim!
    Còn con chim lại chỉ là tập hợp của các tế bào!!! mỗi tế bào là một đơn vị sống!!! Vậy bây giờ con chim đóng vai trò của con cò, còn các tế bào thì đóng vai trò của con chim!!!----> con chim có không??? không có cũng giống như con cò vậy!!!
    Và sâu hơn nữa thì đến các tế bào cũng chẳng có luôn!!!!
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Buddha__ không hỏi bạn pháp là gì??? Vì vì vậy câu trả lời này của bạn bị lạc đề!!! Mà buddha__vn hỏi bạn rằng:
    - "Không hiểu bạn Tran_Thang muốn nói tới cái Pháp nào vậy??? Có phải là cái Pháp được nêu bày trong Kinh điển nhà Phật hay không vậy???"
    Không hiểu bạn thực sự không hiểu câu hỏi của Buddha__vn hay cố tình lảng tránh vậy?????
    Rất mong bạn trả lời thẳng vào câu hỏi của Buddha__vn
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Người Nhà Phật cũng rất ít khi trả lời thẳng vào vấn đề.[/QUOTE]
    Tại sao bạn lại đòi hỏi họ trả lời thẳng vào vấn đề??? Bây giờ tôi muốn hỏi bạn vài câu hỏi và rất mong bạn trả lời thẳng vào vấn đề bạn có đồng ý không?????
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Diễn giải sáng tỏ theo tôi là trong mỗi câu văn không chứa đựng những ẩn ý hay mối mâu thuẫn nào cả.
    [/QUOTE]
    Thế nào thì được gọi là câu văn chứ đựng ẩn ý và không chứa đựng ẩn ý???
    Thé nào là câu văn có mối mâu thuẫn và không có mối mâu thuẫn nào cả????
    Có phải khi câu văn không có mối mâu thuẫn nào thì ai cũng nhận ra điều đó hay không?
    Nhân đây cho phép Buđha__vn hỏi bạn một câu:
    - Xin bạn cho Buddha__vn biết: cái bát dùng để ăn cơm nó lõm hay lồi vậy????"
    Rất mong bạn hãy trả lời chúng và hãy trả lời ngắn gọn là lõm hay lồi? không nhiều lời lòng vòng!
    Và có phải ý bạn nói rằng Giáo pháp của Đức Phật không được diễn giải sáng tỏ??????
    [/QUOTE]
    Vâng, xuất phát từ "chiêu pháp" của cô Squetzy, tôi mới cho rằng pháp là lời nói của kẻ điên, mà có lẽ trước khi cô ta cho pháp thí cô ta cũng nên giải thích rõ cho bạn 13am chứ.
    Việc đi sâu vào khái niệm "pháp" là việc của các bác nhà Phật .
    Xin trả lời câu hỏi của bác, chiếc bát tùy góc nhìn có thể lồi (bát úp), lõm(bát ngữa), hoặc vừa lồi vừa lõm (bát nghiêng 90 độ).
    Câu văn có thể xem từng câu hoặc nhìn tổng thể cả đoạn văn, triết học thì lại đi vào từng câu chữ. Tôi thì tôi thích nhìn tổng thể hơn.
    Có hai khuynh hướng như thế này :
    Nếu triết học Phật được điễn giải rõ ràng thì có lẽ đã Phuơng Đông đã dẫn đầu về khoa học rồi.
    Vì nó mang tính "cực đoan cá nhân" nên nó được dùng để triệt phá lẫn nhau.
    Cô Squetzy lại quá khinh bạc rồi, chẳng lẽ cô thoái thác thật rồi sao ?
    Bác Ankara, Tây Nguyên nổi loạn có lẽ là do những người như bác ấy. Họ và chúng ta đều có cùng nguồn gốc (tức trong nhân quả), vậy mà bác lại bảo Chúa của họ trong nhân quả còn Phật thì lại không !!??
  10. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    buddha_vn có vội vã trong kết luận chuyện này không?
    Con cò , định nghĩa sinh học đại loại là một tổ chức tế bào có cấu trúc nhất định. Nên tập hợp con chim không thể là cò. Điều này đúng.
    Nhưng chim được định nghĩa cũng là tập hợp tế bào có cấu trúc theo dạng của loài chim. Như buddha_vn nói, nếu nhìn kĩ, con chim chỉ là tập hợp của tế bào, thì nó là con chim rồi đó. Điều con chim là tập hợp với tế bào đâu có tương tự con cò là tập hợp của chim? Làm như vậy có phải giống quy nạp niểu như: 1<10; 2<10; ..; 9<10 ==> 10<10 (?)
    Còn buddha_vn bảo phân tử rồi tới electron, notron, proton,.. rồi các hạt quark.. sẽ là tập hợp của những cái nhỏ hơn nhỏ hơn nữa. Điều này rất có thể, nhưng không biết buddha_vn chỉ dựa vào các điều đã biết rối kết kuận tổng quát luôn hay là đã có chứng cứ cụ thể?
    Vài câu hỏi thô thiển, làm phiền buddha_vn lần nữa vậy.

Chia sẻ trang này