1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1695

    1695 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Đọc Tân ước, chúng ta thấy rõ Dê-su trong đó không cho mình là một nhà đạo đức, và trong suốt hầu hết lịch sử của Ki-tô Giáo, cũng không ai coi ông ta như vậy, mà nhiệm vụ căn bản của Dê-su là rao giảng về sự sắp tới của nước thiên đường (kingdom of heaven), hay nước của Thượng đế (kingdom of God), và giới điều căn bản của ông ta là nếu con người muốn vào nước thiên đường này thì phải hoàn toàn hiến dâng mình cho Thượng đế (devote themselves totally to God). Trong Matthew 4: 17, Dê su khuyến dụ quần chúng Do Thái: ?oHãy thống hối, vì Nước Thiên Đường sắp tới?. Trong thời đại đó, trước tâm cảnh khao khát của người Do Thái đang bị La Mã cai trị khắc nghiệt, những lời này đã khởi sự một phong trào theo Dê-su vì đây là một hi vọng và là một lối thoát của dân Do Thái ra khỏi vòng cơ cực. Và trong Matthew 22: 37-38, Dê-su nói: ?oCác ngươi hãy yêu Chúa của các ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí. Đây là lời răn lớn thứ nhất.?
    ?oHoàn toàn hiến dâng mình cho Thượng đế? (nghĩa là hoàn toàn tuân phục =i.e., obedience) và sứ mệnh yêu Chúa là giáo điều căn bản của Dê-su.
    Toàn bộ rao giảng của Dê-su là về một thế giới khác sắp xảy ra. Ông ta nói với các đệ tử: ?oCó vài người đứng đây hãy còn sống khi Nước Chúa đến với tất cả quyền năng? (Mark 9:1). Vì Thượng đế sắp xuống ngự trị trong nước thiên đường của ông ta, những vấn đề trần thế không còn quan trọng: ?oBán tất cả những gì các ngươi có và phân phát cho người nghèo, và các người sẽ có kho báu trên thiên đường, và hãy lại đây, theo Ta? (Luke 18: 22). Albert Schweitzer cho rằng những giáo lý của Dê-su phải được hiểu như là những ?ođạo đức tạm thời? ?" một tập hợp những điều răn phải theo trước khi Nước Chúa được thiết lập, mà Dê-su tin rằng sẽ xảy ra trong khi một số đệ tử của ông còn sống.
    Như sử gia nổi tiếng Frederick Conybeare viết trong cuốn ?oNguồn Gốc Ki-tô Giáo? (The Origins of Christianity, pp. 153-154):
    ?oPhần lớn những giáo lý trong Phúc Âm được viết theo quan điểm là một tai họa lớn có tác dụng hủy bỏ hết những việc trên thế giới thì sắp sửa xảy ra, và sau đó, khi Thượng đế múa cây đũa thần (divine wand), một trạng thái phúc lành mới sẽ xuất hiện, giống như một con phượng hoàng bay lên từ đống tro tàn của chính mình, mới mẻ và bất diệt. Dê-su tự cho mình là tiếng nói báo hiệu (harbinger) cho một hiến pháp thần thánh mới, tức thời được áp đặt bởi quyền năng thần thánh và sự can thiệp của Thiên Chúa trực tiếp vào những chuyện thế gian. Do đó, điều kiện để theo ông ta là phải từ bỏ cha, mẹ, vợ, con, nhà cửa, và phải bỏ đi ngay cả nhiệm vụ thiêng liêng nhất cổ xưa ?" chôn cất cha mình.?
    (Much of the teaching of the gospel was uttered in view of an impending catastrophe and liquidation of this world?Ts affairs, out of which, at a wave of the divine wand, a new and blessed con***ion was to emerge, just as the phoenix arises, renewed and immortal, out of its own ashes. Jesus felt himself to be the harbinger of a new and divine constitution...to be suddenly imposed by divine power and interference. Hence the precepts to follow him; to forsake parents, wife, children, and home; even to neglect the most sacred of all ancient duties ?" that of burying one?Ts own father)
    Nhiều nhà thần học không chịu chấp nhận quan điểm này ?" vì chấp nhận có nghĩa là thừa nhận Dê-su đã sai lầm về nước Chúa sắp tới ?" tuy trong Tân Ước có nhiều bằng chứng cho chúng ta thấy rõ quan điểm này của Dê-su. Ngoài nhiều đoạn trong Tân ước chỉ rõ là triều đại của Thượng đế đã gần kề, sắp tới, những điều Dê-su dạy đệ tử, hầu hết không gì khác hơn là kèm theo sự hứa hẹn về một phần thưởng của Thượng đế trên thiên đường. Dê-su dạy: ?oHãy khiêm tốn, vì Thượng đế đang bí mật quan sát các ngươi sẽ thưởng các ngươi?; ?oHãy tốt với người nghèo và tàn tật, các ngươi sẽ được trả lại vốn trong sự sống lại của những người công chính?. Ngay cả trong Bài Giảng Trên Núi (The Mount Sermon) mà Ki-tô Giáo thường đề cao quá mức, cũng đầy những phần thưởng của Thượng đế: ?oPhúc cho những ai tinh thần yếu kém, vì nước trời sẽ thuộc về họ.? [Tinh thần yếu kém đồng nghĩa với ngu đần. TCN] ?oPhúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được thấy Thương đế.?
    Mặt trái của những lời hứa hẹn vô trách nhiệm về một đời sau ở trên thiên đường này, vì không ai có thể kiểm chứng được sau khi đã chết, lẽ dĩ nhiên, trong kế hoạch truyền đạo của Dê-su, và ngày nay cũng nằm trong kế hoạch truyền đạo của những nhà truyền giáo Ki-tô, là đưa ra những lời đe dọa trừng phạt những người nào không nghe và tuân phục ông ta. Dê-su bảo các đệ tử đi truyền đạo trong xứ Do Thái: ?oNếu có ai không chấp nhận những lời rao giảng của các ngươi,, hãy rũ bụi khỏi chân các ngươi khi các ngươi đi ra khỏi cái nhà hay thị trấn đó. Thật vậy, ta cho các ngươi biết, sự phán xét trong ngày tận thế sẽ nhẹ đối với các thị trấn Sodom và Gomorrah (2 thị trấn bị Bố của Dê-su hủy diệt trong Cựu Ước) hơn là đối với thị trấn đó. (Matthew 10: 14-15). Đây là những lời đe dọa trừng phạt những nơi nào không tin những điều Dê-su rao giảng hàm ý: ?oTheo ta thì sống, nghịch ta thì chết?, giống như thái độ của các hôn quân bạo chúa ở bên Tàu khi xưa.
    Một yếu tố nổi bật khác trong nhiệm vụ ?ocứu thế? của Dê-su là lòng hẹp hòi phe phái (narrow sectarianism). Dê-su không xuống trần để cứu thế giới, mà chỉ để cứu một phần rất nhỏ của thế giới ?" nghĩa là, dân Do Thái, dân được Bố ông ta chọn. Dê-su là người Do Thái, và ông ta tự coi như là cứu tinh (savior) của dân Do Thái. Dê-su tuyên bố: ?oĐừng cho là ta tới để phá bỏ luật và các nhà tiên tri (trong Cựu Ước); Ta không đến để phá bỏ mà là để hoàn thành chúng (Matthew 5:17)? Ông ta dặn các đệ tử đi truyền đạo: ?oKhông được đi đâu khác ngoài dân Gentilles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritans, mà chỉ đi tới đàn chiên lạc của Israel? (Matthew 10: 5-6).
    Như đã viết rõ trong Tân Ước, nhiệm vụ của Dê-su là cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và chỉ cho dân Do Thái mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Câu chuyện sau đây trong Tân Ước chứng tỏ hơn gì hết lòng hẹp hòi phân biệt chủng tộc và thực chất đạo đức của Dê-su. Chúng ta, nhất là các tín đồ Ki-tô Việt Nam, đặc biệt là nhóm Tin Lành Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, Nguyễn Thanh Vũ, Phan Như Ngọc, Nguyễn Hồng Quang v..v.. hãy đọc và đọc kỹ đoạn sau đây trong Tân Ước, Matthew 15: 21-28:
    "Thế rồi Dê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Dê-Su "Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng." Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Dê-Su tới và yêu cầu Dê-Su: "Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta." Nhưng Dê-Su trả lời: "Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi." Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Dê-Su và nói: "Chúa ơi, hãy giúp tôi." Nhưng Người trả lời: "Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ ăn thì thật là chẳng tốt tí nào." Và người đàn bà kia nói: "Đúng vậy, Chúa ơi, nhưng dù là những con chó nhỏ thì chúng cũng được ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi từ trên bàn của chủ chúng xuống chứ." Rồi Dê-Su trả lời: "Ô, Bà Già! Lòng tin của bà thật là lớn lao! Thôi tôi cũng chiều theo ý bà." Và con gái bà ta hết bị quỷ ám ngay từ gìờ phút đó."
    (When Jesus went out from there and departed to the region of Tyre and Sidon. And behold, a woman of Canaan came from that region and cried out to Him, saying, "Have mercy on me, O Lord, Son of David! My daughter is severely demon-possessed." But He answered not a word. And His disciples came and urged Him, saying, "Send her away, for she cries out after us.". But He answered and said, "I was not sent except to the lost sheep of the House of Israel." Then she came and worshipped Him saying, "Lord, Help me!" But He answered and said, " It is not good to take the children''s bread and throw it to the little dogs." And she said, "True, Lord, yet even the little dogs eat the crumbs which fall from their masters'' table." Then Jesus answered and said to her, "O woman, great is your faith! Let it be to you as you desire." And her daughter was healed from that very hour.)
    Tôi xin để cho các độc giả tùy ý nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Dê-Su trong câu chuyện trên. Để giúp cho các tín đồ Ki-tô đôi chút suy tư về câu chuyện trên, sau đây là hai nhận định của hai học giả.
    Tiến Sĩ Madalyn O''Hair bình luận như sau:
    Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này. Đối với người nào thực sự "thực tâm cảm thấy Dê-Su là đấng cứu thế của họ" tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học. (Unless you are a Jew, you are not wanted in this religion. For someone who really "truly feels in his heart that Jesus is his Savior" I would recommend a psychiatrist.)
    Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints, trang 214:
    Dê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Dê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Dê-Su lại bảo bà ta rằng, "Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn." (Matthew 15:26) Nói một cách khác, ông nói, "Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?" Anh cảm thấy thế nào khi Dê-su gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Dê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Dê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện cho thấy Dê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái.
    Thánh Phao-Lồ (Paul) viết, theo lời mặc khải của Thiên Chúa, "Dê-Su luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi, không bao giờ thay đổi." (Hebrew 13:8) Vậy nếu quý vị dự định lên Thiên Đường ở cùng Dê-su đầy tình thương, và quý vị không phải là người Do Thái, tốt hơn là quý vị nên nghĩ lại đi thì vừa.
    (Frederick Heese Eaton, Scandalous Saints, p. 214: Jesus repeatedly admonished his disciples to love one another, and even to love their enemies. (John 13:35; Matthew 5:44) Yet when a non-Jewish woman begged him to heal her daughter, Jesus told her, "It is not fit to take the children (of Israel''s) bread and to cast it to dogs." (Matthew 15:26) In other words he said, "You non-Jews are dogs. Why should I do anything for you?" How would you like to have Jesus call you a dog? Calling people dog who were not Jews is hardly an expression of love. Jesus was insolent, arrogant and conceited in calling this woman a dog. So in actual practice, Jesus the Saint was not so saintly after all. The facts show that Jesus actually hated those who were not Jews.
    Saint Paul writes, allegedly under inspiration of God, "Jesus Christ the same yesterday, and today, and for ever." (Hebrew 13:8) So if you were planning to go to heaven to be with the loving Jesus, and you are not a Jew, you had better think it over again.)
  2. 1695

    1695 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hiển nhiên là, Người Việt Nam tuyệt đối không phải là người Do Thái. Nhưng đến bao giờ thì các tín đồ Ki-tô Việt Nam mới chịu nghĩ lại để có thể thoát ra khỏi những điều mơ tưởng hão huyền về một ơn ?ocứu rỗi? của Dê-su cho mình khi mình không phải là người Do Thái. Có người Việt Nam nào muốn tự hạ mình xuống thân phận của một con chó như người đàn bà xứ Canaan, một điều kiện để được Dê-su cứu chữa lành bệnh, khoan nói đến chuyện ?ocứu rỗi? phần hồn??
    Nhưng dù những tín đồ Ki-tô Việt Nam có tình nguyện tự hạ mình xuống thân phận giống như người đàn bà xứ Canaan với hi vọng được hưởng ơn ?ocứu rỗi? của Chúa dê-su, thì trên thực tế, hi vọng này chỉ là một ảo vọng. Tại sao? Vì theo niềm tin Ki-tô Giáo thì Kinh Thánh, gồm hai phần Cựu Ước và Tân Ước, là Lời Đức Chúa Trời, vì được viết ra bởi sự linh cảm của Ðức Chúa Trời. Đã là lời của Đức Chúa Trời thì không thể sai lầm.
    Đọc Tân Ước, chúng ta thấy đoạn sau đây trong Khải Huyền 7: ?oTôi lại thấy một thiên sứ khác đến từ phương Đông, cầm con dấu (seal) của Thượng đế hằng sống. Thiên sứ này lớn tiếng kêu gọi bốn thiên sứ đã được Thương đế ban quyền cho làm hại đất và biển (who had been given power to harm the land and the sea): Đừng làm hại đất, biển và cây cối cho đến khi chúng ta đóng dấu ấn lên trán của những tôi tớ Chúa. Rồi tôi nghe thấy số người được đóng dấu ấn trên trán, tất cả là 144000 (một trăm bốn mươi bốn ngàn) thuộc 12 bộ lạc của Israel, mỗi bộ lạc là 12000 người.? Sách Khải Huyền ở cuối Tân ước là những Lời của Chúa báo trước những gì sẽ phải xảy ra trong ngày Tận Thế.
    Những người được đóng dấu ấn của Thương đế trên trán là những người được Chúa chọn để cho lên thiên đường của Chúa, vì Kinh Thánh viết rõ ?oNhiều người được kêu gọi nhưng chỉ có ít người được chọn? và Chúa cũng đã phán, Matthew 7: 21-23: ?oKhông phải người nào gọi Ta là Chúa cũng được vào nước Trời... Trong ngày phán xét sẽ có nhiều người kêu nài: ?oThưa Chúa, chúng tôi đã giới thiệu Chúa cho nhiều người, đã dùng danh Chúa để đuổi quỷ và làm nhiều phép lạ [như một linh mục mít ở Úc làm cho tượng bà Mary chảy dầu]. Nhưng ta sẽ đáp: ?oTa không hề biết các ngươi! Hãy cút đi cho khuất mắt ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác? [Có vẻ như các nhà truyền giáo hăng say đi truyền đạo cũng như các tín đồ Ki-tô cuồng tín cỡ Lê Anh Huy cố gắng dụ người khác vào đạo chưa bao giờ đọc đến câu này]
    Lời Chúa phán như trên thì không thể sai lầm, và sự kiện rõ ràng là, đến ngày tận thế, Chúa chỉ chọn 144000 người trong 12 bộ lạc Do Thái, không thấy Chúa nói đến các bộ lạc tín đồ ở Bùi Chu, Phát Diệm hay Hố Nai, Gia Kiệm, hay Bolsa, San Jose, Houston, hay bất cứ ở đâu. Dân Do Thái là dân được Chúa Cha chọn (chosen people) nhưng Chúa cũng chỉ chọn có 144000 người mà thôi. Vậy các tín đồ Ki-tô Việt Nam có bao nhiêu hi vọng được Chúa ?ocứu rỗi? trước hay trong ngày tận thế? Đánh một canh bạc mà xác suất thắng là số không (0), không hiểu sao các tín đồ Ki-tô Việt Nam hay phi-Do-Thái vẫn húc đầu vào canh bạc này thật là một điều khó hiểu đối với tôi.
    Cho nên tôi thật tội nghiệp cho những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Dê-Su cứu rỗi và cho mình sống đời đời trên Thiên Đường bên cạnh Thiên Chúa với thân phận tôi tớ hầu hạ Chúa. Trong trang nhà mucsu.net của Tin Lành Việt Nam ở Mỹ, có một bài viết về "Hãy Học làm đầy tớ hầu hạ Chúa" với tất cả sự hân hoan và hãnh diện của người có đầu óc của một đầy tớ.
    Để giúp các tín đồ Ki-tô Việt Nam suy nghĩ thêm về Chúa của mình, sau đây là vài câu chuyện khác trong Tân ước, hi vọng có thể giúp chúng ta hiểu rõ con người của Dê-su hơn.
    Chúng ta đã biết chuyện Dê-su nguyền rủa cây sung cho nó chết héo queo chỉ vì nó không ra trái lúc trái mùa để cho Dê-su ăn khi đói bụng. Ngài có tài làm phép lạ biến nước thành rượu, biến vài ổ bánh mì đủ cho 5000 người ăn, nhưng sáng ra Ngài lại đói và hi vọng ăn được vài trái sung lúc trái mùa. Khi đến gần cây sung, không thấy cây ra trái để cho Ngài ăn cho đỡ đói, Ngài bèn nguyền rủa cây sung, và cây sung chết héo queo ngay lập tức.
    Một chuyện khác trong Tân Ước, Matthew 8: 28 - 34, có thể cho chúng ta thấy rõ tâm địa độc ác, tàn nhẫn của Dê-su, được tóm tắt như sau:
    Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Dê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Dê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán "đi ra", chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống sông chết đuối hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Dê-su và...van nài (có nghĩa là đuổi) Ngài hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.
    Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Dê-su "lòng lành vô cùng" của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết đuối hết? Như vậy có phải là Dê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha ?osáng tạo? ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Dê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Dê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.
    Tân Uớc có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Dê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là "Chúa toàn hảo", "Tình Yêu của Chúa" bao trùm thế gian v..v.. nên phải "Kính Chúa" và hãy hãnh diện làm "tôi tớ hầu hạ Chúa", "thờ phụng Chúa". Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, ông đã viết:
    Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?...
    Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.
    (John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?...
    A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.)
    Từ những câu chuyện trong Tân Ước như trên, và không phải chỉ có thế, có thể nói được chăng là Dê-su là một nhân vật vượt bực về vấn đề đạo đức?
    Nhưng tại sao các tín đồ Ki-tô vẫn coi Dê-su như là Chúa của họ, đầy lòng thương yêu, nhân từ và vượt bậc về đạo đức? Đó là do xảo thuật diễn giải Kinh Thánh của các giáo hội Ki-tô, và sách lược rất thành công của giáo hội trong việc tẩy não và uốn nắn đầu óc tín đồ mà tuyệt đại đa số là những người đầu óc yếu kém và thấp kém, không hề tự mình đọc lấy và suy tư về những điều viết trong Kinh Thánh. Xảo thuật của các bậc lãnh đạo Ki-tô Giáo là không bao giờ mang những đoạn như trên ra giảng cho các tín đồ và khuyên các tín đồ chỉ cần tin theo những lời giảng của các bề trên. Đã một thời Giáo hội Ca-tô Rô-ma cấm tín đồ tự mình đọc Kinh Thánh, vi phạm có thể bị xử tội chết, và ở bên Anh đã có trường hợp tín đồ bị xử chết vì tự đọc Kinh Thánh, và ngày nay giáo hội cũng không khuyến khích tín đồ tự mình đọc Kinh Thánh. Cho nên Giáo hội đã phát minh ra những Kinh Bổn mà nội dung là những điều Giáo hội muốn nhồi nhét vào đầu các tín đồ vốn không có nhiều chỗ chứa.
    Sau đây chúng ta hãy thử điểm qua vài điều mà các nhà giảng đạo thường trích dẫn từ Kinh Thánh ra để lừa bịp đầu óc tín đồ. Giáo hội thường quảng cáo cho cái mà họ gọi là Luật Vàng (Golden Rule) trong Tân Ước, một luật quý như vàng và rất độc đáo của Dê-su, Luke 6: 31: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình". Nhưng phân tích kỹ vấn đề thì Luật Vàng mà các nhà giảng đạo cho là sáng tác độc đáo về luân lý đạo đức của Dê-su lại chứng tỏ rằng họ thuộc loại kém hiểu biết. Vì đây không phải là một luật do Dê-su sáng tác. Chúng ta biết rằng, hơn 500 năm trước khi Dê-su sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong kinh Talmud của Do Thái, Hillel, một người Pharisee sống trong thời đại trước Dê-su lâu cũng có nói, (Sabbath 31: "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor).
    Do đó, Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Dê-su, thật ra chỉ là cóp nhặt tư tưởng đã có từ trước trong dân gian và thay đổi câu văn từ tiêu cực (negative) sang tích cực (positive). Nhưng sự cóp nhặt và biến đổi này đáng lẽ phải hay hơn, trái lại lại làm cho ý nghĩa của Luật kém hơn. Thật vậy, điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là những điều đúng, lành thiện v..v.. mà có thể bắt nguồn từ tham dục, hay si ngốc của mình. Và cũng chưa chắc đó là những điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ. Phân tích câu này, William Floyd cho rằng đó chỉ là một cách xử thế thuộc loại "có đi có lại mới toại lòng nhau" của người xưa (the desirability of reprocity of the ancients) chứ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức có tính cách phổ quát. Trái lại, luật của Đức Khổng Tử, giống luật của Hillel, có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt hay cưỡng bách.
    Đọc Tân ước, chúng ta thấy rõ là Dê-su không hề đưa ra những tiêu chuẩn về cách hành xử của con người đặt trên căn bản là những hành xử này sẽ góp phần cho hạnh phúc và an sinh của con người. Ông ta phát ra những lệnh lạc, quy luật, và bao giờ cũng kèm theo sự đối nghịch thô bạo giữa thiên đường và hỏa ngục, đặc biệt là phần thưởng của Thượng đế được định đoạt bởi sự tuân phục Thượng đế tốt như thế nào. Vấn đề thật là rõ ràng, cốt tủy giáo lý của Dê-su, nếu có thể gọi là giáo lý, là: ?oHứa hẹn và đe dọa?.
  3. 1695

    1695 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Đi sâu thêm vào vấn đề đạo đức của Dê-su, có lẽ cái ảo tưởng lớn nhất của các tín đồ về những lời dạy về đạo đức của Dê-su là cho rằng chúng thật là đặc biệt khác thường và độc đáo do chính Dê-su sáng tác ra. Không có gì xa sự thật hơn. Các học giả nghiên cứu Kinh Thánh đã ghi nhận: ?oTừng điểm một, không có một điểm nào trong giáo lý của Dê-su mà không có trong Cựu Ước hay là trong những giáo điều của các ông thầy tu Do Thái trước khi Dê-su sinh ra đời.? Những quan điểm mà người ta cho là về đạo đức của Dê-su đã có sẵn trong Cựu Ước, rất quen thuộc trong các trường phái Do Thái, và cho mọi người Pharisees, trước thời Dê-su lâu, và cũng rất quen thuộc trong tất cả các nền văn hóa trên trái đất như Ai Cập, Babylone, Ba Tư, Hi Lạp, Ấn Độ và Đông phương, đúng như học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã nhận định ở trên.. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, chính Dê-su cũng không cho đó là những điều đặc thù của mình sáng tạo ra.
    Thật vậy, chúng ta hãy lấy vài thí dụ chứng minh. Trong Matthew 22: 39, Dê-su dạy lời răn lớn thứ hai [Lời răn lớn thứ nhất là phải yêu Thượng đế hết linh hồn, hết sức v..v..]: ?oHãy yêu những người lân cận như chính mình? (You shall love your neighbor as yourself). Các tín đồ Ki-tô thường coi đây là lời dạy độc đáo của Dê-su và dựa vào câu này, họ luôn luôn đề cao Ki-tô Giáo là tôn giáo của tình yêu, Chúa Dê-su là Chúa của tình yêu. Bất hạnh thay cho họ, chúng ta thấy những lời y hệt trên trong Cựu Ước, Levitius 19: 18: ?oCác ngươi hãy yêu những người lân cận như chính mình? (You shall love your neighbor as yourself).
    Trong những trường hợp mà Dê-su có vẻ như là một nhà cải cách những luật cũ của Do Thái và đưa ra những luật mới, nhưng thực ra là ông ta đã hiểu sai nội dung của luật. Trong Matthew 5: 21-22, Dê-su phán: ?oCác ngươi đã nghe luật cho người xưa là ?oKhông được giết người, người nào giết người sẽ bị phán xét?, nhưng ta bảo các ngươi: hễ người nào giận anh em mình vô cớ (without a cause) thì sẽ bị phán xét.?. Cấm nổi giận không phải là mới lạ trong truyền thống Do Thái. Chúng ta thấy cùng một ý tưởng trong Levitius 19: 17: ?oKhông được thù ghét người anh em?. Nhưng ở đây, Dê-su nói một câu ngớ ngẩn: ?ogiận vô cớ? (whoever is angry with his brother without a cause). Ở trên đời này có ai đi giận một người khác vô cớ, nhất là người đó lại là anh em mình? câu phán trên chứng tỏ Dê-su bạ đâu nói đấy, nói mà không suy nghĩ, khoan nói đến chuyện quay lưỡi bảy vòng trước khi nói.
    Một thí dụ khác là, trong Matthew 5: 27-28, Dê-su dạy các đệ tử: ?oCác ngươi đã được dạy: ?okhông được phạm tội tà dâm, nhưng ta bảo các người: ?oNgười nào nhìn một người đàn bà mà nổi lòng ham muốn thì đã phạm tội tà dâm trong tâm rồi.?? Đây có phải là một tư tưởng mới lạ không? Không hẳn vậy, trong Cựu ước, Exodus 20: 17: ?oKhông được tham muốn chiếm hữu vợ người? (You shall not covet your neighbor?Ts wife); và trong Proverbs 6: 25, ?oKhông được ham muốn sắc đẹp của người đàn bà trong tâm? (Do not lust after her beauty in your heart). Trong Kinh Talmud của Do Thái, Berachot 24:1, cũng có câu: ?oNgười nào chỉ nhìn ngón tay út của một người đàn bà đã mang tội lỗi trong tâm rồi? (Whosoever regardeth even the little finger of a woman hath already sinned in his heart).
    Vài thí dụ trên và nhiều thí dụ tương tự khác mà chúng ta có thể rút ra từ Tân Ước đã chứng tỏ rằng Dê-su không đi ra ngoài truyền thống Do Thái, điều mà các tác giả Phúc Âm muốn chúng ta phải tin là Dê-su có những giáo lý đặc biệt, khác với truyền thống Do Thái. Các giới lãnh đạo Ki-tô Giáo, qua bao thế kỷ, đã giữ độc quyền đọc và diễn giải Kinh Thánh, cũng đã luôn luôn và tiếp tục cho đến ngày nay, rao giảng trước đám tín đồ thấp kém, những giáo lý mà họ bảo là đặc biệt, độc đáo của Dê-su sáng tác ra. Chẳng có lẽ họ lại không đọc Kinh Thánh và không biết đến sự mâu thuẫn sơ đẳng giữa lời rao giảng của họ và sự thật nằm trong Kinh Thánh? Tôi cho rằng họ đã thiếu lương thiện trí thức, cố tìm cách giam hãm đầu óc tín đồ trong niềm tin vào một Dê-su đặc biệt.
    Sự thật là trong Tân ước, Dê-su không tự coi mình là một nhà cải cách đạo đức, vì những giới điều của ông ta đưa ra không có gì là đặc biệt, độc đáo. Dê-su ở trong Tân ước được mô tả như là một nhà tiên tri thần thánh và một người làm phép lạ, không phải là một triết gia. Dê-su được coi là đặc biệt trong thời đó, không phải là nội dung những điều ông ta dạy về đạo đức, mà là những điều ông ta tự nhận là Chúa Con, mang một nhiệm vụ thần thánh (divine mission) mà Cha ông ta đã giao phó cho ông ta, những điều rất hấp dẫn đối với dân chúng Do Thái thời đó. Bởi vậy, sau Bài Giảng Trên Núi, đám đông lấy làm ngạc nhiên và phân vân: ?oTại sao ông ta lại giảng như một người có đủ quyền hành chứ không phải là một ông thầy giảng về tôn giáo?? (Matthew 7: 29: For He taught them as one having authority, and not as their scribes).
    Dê-su tự cho mình như là một khuôn mặt thần thánh và dạy những điều răn với quyền năng của Thượng đế: ?oTa không phải theo ý Ta mà là ý của đấng đã sai ta...làm nhiệm vụ mà Cha Ta đã giao phó cho Ta để hoàn thành, những công việc mà Ta đang làm, với sự chứng nhận của Cha Ta đã gửi Ta xuống đây.? (John 5: 30,36). Dê-su không bị kết tội vì những điều răn của ông ta mà vì ông ta tự nhận là đấng cứu tinh, điều đã gây nên sự thù nghịch giữa ông ta và giáo quyền Do Thái, đại diện bởi những người Pharisees.
    Dê-su không cho phép ai nghi ngờ, chất vấn về giáo lý của ông ta. Tất cả những lời rao giảng của ông ta đều là những khẳng định độc đoán, con người chỉ có thể chọn một trong hai con đường: hoặc chấp nhận, hoặc bác bỏ coi như không có gì đáng phải để ý. Các tín đồ Ki-tô thường chọn con đường thứ nhất, tôi và hơn hai phần ba nhân loại đã chọn con đường thứ hai. Tại sao tuyệt đại đa số dân chúng trên thế giới lại chọn con đường thứ hai? Bởi vì, giáo điều chính của Dê-su là phải hoàn toàn hiến dâng (devote) cho Cha ông ta và cho chính ông ta. Khi Dê-su nói hiến dâng có nghĩa là ông ta muốn con người phải hoàn toàn tuân phục luật lệ của hai cha con ông ta, và phải theo đúng khuôn phép của ông ta. Khi Dê-su bảo nhóm người theo ông ta ?otin?, ông ta muốn nói là họ phải hoàn toàn vâng lời. Khi Dê-su ca tụng người nào có ?ođức tin? (faith) có nghĩa là người đó phải chấp nhận bất cứ điều nào mà Dê-su phán, bất kể là lời phán đó thuộc loại vô đạo đức. Thí dụ, khi ông coi người đàn bà xứ Canaan đến xin chữa bệnh cho con là chó thì người đàn bà đó phải chấp nhận thân phận chó nhỏ của mình thì mới được ông ta khen như sau: ?oÔ người đàn bà kia, đức tin của người thật là vĩ đại? (Matthew 15: 28: Then Jesus said to her, ?oO woman, great is you faith?)
    Khi mà con người phải tuyệt đối vâng lời Dê-su, vào đúng khuôn phép của ông ta, như Ki-tô Giáo thường dạy tín đồ, và tín đồ rất hãnh diện được làm tôi tớ hầu việc Chúa mà không thắc mắc, thì đời sống của con người sẽ như thế nào? Điều hiển nhiên là phải hi sinh khả năng tìm hiểu sự thật, hi sinh chân lý. Tìm hiểu sự thật đòi hỏi đầu óc con người không bị hạn chế trong quyền tự do thắc mắc, đặt nghi vấn, khảo sát bằng chứng, phân tích và phê bình những quan điểm chống đối nhau, và chỉ chấp nhận là đúng khi đã được chứng minh, bất kể là kết luận đạt tới có phù hợp với tôn giáo của mình hay không. Và đây chính là điều răn dạy của Đức Phật trong Kinh Kalama.
    Điều rõ ràng là trong giáo lý Ki-tô Giáo, quyền năng nằm trong Kinh Thánh và trong sự diễn giải Kinh Thánh của các chức sắc trong giáo hội. Phân tích, phê bình không tương hợp với niềm tin, và có nghi vấn trước các niềm tin mà ?ogiáo hội dạy rằng...? bị coi là tội lỗi, hoặc sai lầm về đạo đức, hoặc phỉ báng Chúa, hoặc lạc đạo. Giam hãm đầu óc con người vào những gì mà con người được phép tin, Ki-tô Giáo đã tự đặt mình vào vị thế kẻ thù của chân lý, của lý trí, khả năng của con người để đạt tới chân lý.
    Bất kể Ki-tô Giáo là cái gì khác, Ki-tô Giáo cũng không thể biện minh cho cái giáo lý hạ đẳng của mình: bắt buộc con người phải tin là chân lý những niềm tin tôn giáo mà họ không thể hiểu được hay không chứng minh được. Chẳng vậy mà ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-tô, đã viết trong cuốn ?oNgón Tay và Mặt Trăng?: ?oTin là một cách sống chết, không cần biết không cần hiểu.? Nhưng chính những niềm tin tôn giáo không cần biết không cần hiểu này, đồng nghĩa với ?omù lòa tin bướng tin càn?, đã được viện ra để biện minh cho những hành động tác hại đối với nhân loại như Thánh Chiến, Tòa Án Xử Dị Giáo, Săn lùng phù thủy, tra tấn và thiêu sống những người lạc đạo, và tàn sát những người ngoại đạo khi có thể v..v.., 7 núi tội lỗi mà Vatican đã cáo thú trước thế giới, tất cả đều nhân danh đức tin Ki-tô Giáo.
    Theo Dê-su thì, Matthew 18:3: ?otrừ khi các người trở thành như những đứa trẻ, các ngươi không bao giờ vào được nước thiên đường?. Hiển nhiên là những đứa trẻ, với đầu óc chưa kịp mở mang, chưa hiểu biết nhiều, thì rất dễ tin những gì người lớn dạy nó. Nước thiên đường của Dê-su chỉ dành cho những người ngu, đầu óc chưa mở mang, chưa trưởng thành, cả tin như những đứa trẻ. Các giáo hội Ki-tô đã lợi dụng tối đa câu này của Dê-su để đưa những đứa trẻ vào khuôn phép của giáo hội và những niềm tin mà giáo hội muốn chúng phải tin. Họ lôi chúng đi rửa tội trong khi chúng chưa hiểu rửa tội là cái gì và tại sao lại phải rửa tội, tội gì mà chúng đã gây ra? Từ đó, họ dùng mọi cách để tẩy não, nhồi sọ chúng bằng những chuyện hoang đường, huyễn hoặc, mê tín đã lỗi thời, cho nên khi lớn lên chúng khó mà có thể dứt bỏ được những gì đã thường xuyên cấy vào đầu óc chúng từ khi còn nhỏ. Tệ nhất là các bậc cha mẹ, vì tin vào một cái bánh vẽ trên trời, đã tiếp tay các giới chức trong giáo hội làm ô nhiễm, hủy hoại đầu óc của con cái mình.
    Có một câu chuyện như sau. Một thổ dân da đỏ trên đất Mỹ đã già đầu tóc bạc phơ, khi nghe một nhà truyền giáo Ki-tô thực dân mang Kinh Thánh ra giảng để kéo ông ta vào đạo, đã nói: ?oÔng cho rằng với tuổi tác của tôi như thế này, tôi có thể tin được những chuyện hoang đường như vậy sao? Nhưng tôi có mấy đứa con. Đừng có nói với mấy đứa lớn mà chúng cười vào mũi cho. Nhưng tôi còn đứa con út, còn nhỏ dại. Ông muốn nói gì nó cũng tin hết và khi nó đã tin rồi thì nó sẽ rất khó mà bỏ được được những điều nó đã tin?. Câu chuyện không nói là người thổ dân kia có bị thiêu sống hay không, vì câu chuyện xảy ra trong thời đại mà các nhà truyền giáo Ki-tô da trắng thường nâng cuốn Kinh Thánh trước mặt người thổ dân bị thiêu sống vì không chịu theo đạo, lẽ dĩ nhiên là để cứu vớt linh hồn người thổ dân đó, với quan niệm là ngọn lửa thường không nóng bằng và ít làm đau khổ hơn là ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa dưới hỏa ngục.
    Tín đồ Ki-tô Giáo có thể cho rằng Ki-tô Giáo đã mang lại cho họ một hi vọng và hạnh phúc trong một đời sau, nhưng thực ra, cái mà Ki-tô Giáo mang lại cho họ chỉ là một hứa hẹn khiến cho họ không biết gì hợn là mù lòa bước những bước chân chập chững trên trái đất này. Cách đây ngót 2000 năm, Chúa Dê-su cũng đã hứa hẹn với những người theo ông ta về một thiên đường sắp tới, và ngày nay Ki-tô Giáo cũng tiếp tục hứa hẹn với các tín đồ một đời sống đời đời trên một thiên đường giả tưởng mà chính Giáo hoàng John Paul II cũng đã lên tiếng phủ nhận.
    Để kết thúc và tóm tắt về thực chất giáo lý và đạo đức của Dê-su, tôi cho rằng đoạn sau đây của George Smith, Ibid., trang 319, khá thích hợp:
    ?oNếu chúng ta không kể đến những gì Dê-su nói về chính ông ta thì .. hay nhất là Dê-su trở thành một ông thầy giảng tầm thường, có những niềm tin sai lầm về hầu hết mọi điều, kể cả về chính ông ta; và tệ nhất là ông ta trở thành một tên kiêu căng lừa đảo.?
    (If we ignore what Jesus said about himself then, at best, he becomes a mediocre preacher who held mistaken beliefs about practically everything, including himself; and, at worst, he becomes a pretentious fraud)
    Đọc kỹ Tân Ước, chúng ta thấy nhận định của George Smith không sai và có thể chứng minh rất dễ dàng. Tuy nhiên, rất có thể có người chê trách tôi một cách vu vơ là đọc Kinh Thánh mà không hiểu, hay diễn giải sai lầm Kinh Thánh. Phải hiểu ra sao, và phải diễn giải Kinh Thánh như thế nào cho đúng, xin họ hãy trình bày rõ ràng cho tôi biết, tôi xin cám ơn. Nếu không, tôi sẽ tiếp tục diễn giải Kinh Thánh theo cái hiểu của tôi, với đầy đủ tài liệu, dựa theo cái hiểu của vô số các học giả khác trong phương trời Âu Mỹ
  4. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Sai lại có vấn đề thái độ ở đây??? đó là thái độ gì vậy???? có gì không ổn sao???? như thế nào mới hợp với ý của bạn????
  5. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn làm Buddha_vn cười đến bể cả bụng!!!
  6. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    kheckheckhec, buddha_vn rất hài. Đầu tiên đưa ra một ví dụ rất ặc ặc. Khi bị bẻ lại thì chơi chiêu cùn : mỗi người có "cái nhìn" riêng, không tìm thấy sự hợp lí ở lí luận của người khác, nhưng ... không chỉ ra được sai chỗ nào. Để lấp liếm, buddha_vn tỏ thái độ kẻ cả, coi người là ếch , còn ta là người thấy cả trời xanh, ặc ặc.
    Hú hú, cười thì cứ cười đi buddha_vn, ôi quả là một con người trong những con người kiên cường bất khuất của box học thuật, kheckheckhec.
    Tới đây tôi xin chấm dứt tranh luận với buddha, để chỗ mọi người nhận xét bài 1685.
  7. 1695

    1695 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Khi chúng ta uống trà, chính khoảnh khắc "uống", ta mới cảm nhận đầy đủ hương vị của một tách trà. Mọi ngôn từ đều bất lực khi chúng ta diễn giải cho người khác hiểu những gì ta đã trải qua. Có người thấy màu của nước trà, có người ngửi được hương trà, có người tò mò nói góp. Bất lực thay !
    Gửi 13 am, toi xin gửi cho bạn bài viết của giáo sư Trần Chung Ngọc trên trang nhà Giao Điểm. Hy vọng rằng khi đọc xong, bạn sẽ nhận ra bản thân mình không cần ai dẫn dắt. Thân mến !
  8. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha.... ôi chết tôi mất thôi!!!! buồn cười quá là buồn cuời trời ơi!!! cacca càng nói thì Buddha__vn lại càng buồn cười không thể nhịn được!!!!
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chà!!! bạn doi_la_vay tuyên bố mạnh miệng quá nhỉ!!!!
    Buđha__vn tặng cho bạn bài viết sau trích ra trong cuốn "Tăng Triệu Luận" à mà bạn có nghe nói đến cuốn này, và tác giả của nó: "Ngài Tăng Triệu" bao giờ chưa vậy??? Nếu chưa thì có thể vào đây tìm hiểu thêm nhé:
    http://www.thuvienhoasen.org/trieuluan-00.htm
    Dưới dây là nội dung của bài viết đó, nếu bạn có thể giải thích thì xin vui lòng giải thích cho mọi người cùng nghe nhé!
    Bổn Vô, Thật Tướng, Pháp Tánh, Tánh Không, Duyên Hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.
    Để vạch ra tông chỉ chánh pháp là căn bản của bổn Luận.
    Hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lìa tất cả tướng, dứt bặt thánh phàm, nên gọi là BỒN VÔ, chẳng phải có ý làm thành vô (1).
    Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là DUYÊN HỘI. Vì duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, vì pháp thể là chơn như biến hiện nên gọi là PHÁP TÁNH. Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là THẬT TƯỚNG.
    Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy. Y theo tâm pháp lập bốn Luận nầy, lấy bài Vật Bất Thiên làm tục đế, bài Bất Chân Không làm chân đế, nhị đế là cảnh sở quán, Bát Nhã là tâm năng quán, ba bài Luận trước là nhân, Niết Bàn là quả, nên trước tiên lấy bài Tông Bản Nghĩa làm Tông thể (tông chỉ của bản thể) chung cho cả bộ luận.
    Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, bởi vì tánh không nên gọi là PHÁP TÁNH, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là THỰC TƯỚNG,thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là BỒN VÔ.
    Nói đến "chẳng có chẳng không" là nói cái có chẳng giống như "cái có" của người thường kiến chấp "thật có"; còn nói đến "cái không" cũng chẳng phải như người đoạn kiến, chấp "thật không". Nếu người lấy cái có làm có, thì lấy cái không làm không, nên chẳng lấy "có không" để quán các pháp mới có thể gọi là biết được thật tướng của các pháp vậy.
    Dù quán "có" mà chẳng chấp lấy tướng có, dù quán "không" mà chẳng chấp lấy tướng không, vậy thì các pháp tướng là cái tướng của vô tướng, nên tâm của bậc thánh trụ nơi vô sở trụ vậy.

    Tông Tâm Vô là vô tâm nơi vạn vật; vạn vật chưa từng vô, nói vô tâm chỉ là không có tâm để đuổi theo vạn vật mà vạn vật chưa từng không; đó là chưa thông đạt được vạn vật thể tánh tự không, nay đắc ở nơi tâm tịnh, thất ở nơi vật hư. Tâm chẳng đuổi theo vật thì không bị ngoại cảnh rung động, nên đắc ở nơi tâm tịnh; vì không hiểu vạn vật duyên sanh tánh không, nên thất ở nơi vật hư. Bởi vì còn chấp tâm không, cảnh có, nên chẳng hợp với trung đạo (đoạn nầy phá Tâm Vô Tông).
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bác Anka có người thân làm khoa học bên Mỹ, nghe mấy ông khoa học Mỹ ca ngợi Phật Giáo đã vội tin, nở lỗ mũi mà nói lạ cho dân VN, các bác lại tin khoa học hơn tin lời Phật rồi sao ? Có thể khi gặp nhà khoa học Arap, họ lại nói "Cho gửi lời hỏi thăm Ngài Mohammet nhé !". Lạ gì, ngọai giao ấy mà.
    Trên đây tôi lại thấy bác tin dị đoan rồi.
    Theo tôi thấy thì Tây Trúc giống như cung đình vậy, có thứ bậc trên dưới hẳn hòi, vậy mà bác lại bảo Phật cũng muốn mọi nguời như Ngài, mị dân quá ! Hoa Kỳ họ lợi dụng điểm này kể kích động dân tộc. Lôi kéo người khác là bản năng của con người, người VN chúng ta cũng rất có nghệ thuật lôi kéo ấy chứ, nhưng chỉ là những nhóm nhỏ, việc nhỏ thôi, chưa đúng sách vở như họ đâu
    Nhiều người bàn về tính xác thực và Đạo Đức của Chúa Jesus, theo quan điểm của tôi thì Chúa có có Đức đấy, đó chính là Đức Hy Sinh. Thử hỏi bạn,,có vị thần, thánh nào lại chịu nhục hình của con người như Chúa không ? Tôi cũng ngưỡng mộ Chúa Jesus ở điểm Ngài giống như 1 vị Chúa (của 1 vùng lãnh thổ), The Lord hay King, vậy. Nó xóa đi ấn tượng về 1 vị chúa có ngai vàng và bắt mọi người phải cung phụng, triều cống.
    Còn 1 điều nữa, người ta hay lấy các dữ liệu khoa học của Phuơng Tây để chống lại Thiên Chúa. Nhưng những việc bên ta lại không nói ? Tôi chỉ thích Lý Thái Tổ ở việc dời đô của ngài, còn những truyền thuyết khác về ngài cũng chỉ là ''biện pháp tuyên truyền" mà thôi. Cũng như cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi vậy.
    Nói về Đạo và "phản Đạo" thì Phương Đông là nhất rồi. Phương Tây họ coi nhẹ việc phản Đạo (từ bỏ Đạo này theo Đạo khác), nhưng lại xem nặng việc "chống lại Đạo"( như việc Lỗ Trí Thâm chống lại Nhà Phật).

Chia sẻ trang này