1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Em hơi thắc mắc, nếu Đức Thế Tôn dạy anh chàng kia chỉ phải nhớ một điều thôi, thì 250 điều kia là do đâu mà sinh? Nếu chẳng cần nhớ 250 điều đó, nhớ 1 điều thôi thì hoá ra "việc 250 điều kia được sáng tạo là vô nghĩa". Phật cũng phải có mục đích của Phật chứ! Các bác chỉ giáo.
    Còn như em hiểu, có những cái sinh ra để làm chậm một wá trình chứ ko cản trở được. Cuộc sống và vũ trụ, có sinh có diệt, làm sao Đức Phật cản trở được. Ví dụ đơn giản nhất: Diệt dục chẳng lẽ lại là ko lấy chồng lấy vợ nữa sao? Đức Phật đâu có cấm người ta sinh con? Theo em thì ko phải vậy, diệt dục thực chất là "kiềm chế". Những người đi theo Phật đâu phải cứ là sư? Người ta làm sư có phải do người ta hết ham muốn dục vọng? Thế thì tại sao có những vị làm sư "để tu thành chánh quả, lên cõi Niết Bàn thoát vòng luân xa"? Đấy có phải ham muốn thoát khỏi bể khổ ko? May là những ham muốn kiểu đấy ít, chứ ko thì thế giới này diệt vong mất(Thế giới khác thì em ko chắc).
  2. Hieu555

    Hieu555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bạn muốn tìm hiểu Đạo Phật thì điều đầu tiên bạn cần phải có là vốn Hán-Việt của bạn phải thật là chắc. Bạn đã hiểu sai chữ "Dục" ở đây. Chữ "Dục" ở đây có nghĩa là "ham muốn" nguyên bản chữ Hán dịch ra tiếng Việt là "muốn" tôi tạm dịch là "ham muốn" cho dễ hiểu hơn. Bạn có thể tham khảo vài ví dụ sau để hiểu thêm:
    - Nhục dục - có nghĩa là ham muốn xác thịt
    - Ái dục - có nghĩa ham muốn yêu thương
    Vậy Đức Phật dạy "Diệt Dục" tức là phải diệt đi những ham muốn của mình, chứ không phải như bạn nghĩ đâu. Còn tại sao phải diệt đi những ham muốn đó thì đó là vấn đề khác (nếu bạn muốn học hỏi thêm thì tôi sẽ trả lời), ở đây tôi chỉ giúp bạn và một số bạn khác đang tham gia vào topic này một vấn đề là trước khi trả lời cần đọc kỹ câu hỏi kẻo không lại rơi vào tranh luận vô bổ mà cái sai này sẽ nối tiếp cái sai khác.
  3. 13am

    13am Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    tôi hơi buồn cười khi đọc cái bài này của bạn - thế bạn nghĩ tôi kém hiểu biết đến thế sao ? Nếu tôi mà được như bạn nghĩ thì chắc cũng chẳng còn biết đến Internet là thằng đếch nào nữa cơ .
    Tôi có nhìn thấy Topic về việc " Diệt Dục của Đạo Phật " trong BOX này - nhưng mà dài quá , nhìn mà ko dám đọc . Cảm ơn bác gì về Câu chuyện ở trên
    ---------------
    - Này Tỳ Kheo! Nếu Như Lai rút 250 giới lại thật tóm tắt, chỉ còn một vài điều giới thôi thì con có thể tiếp tục đời sống xuất gia hay không?
    - Bạch Thế Tôn! Ðược như thế thì còn gì bằng.
    - Này Tỳ Kheo! Vậy thì bắt đầu từ hôm nay, con chỉ giữ có mỗi một giới này thôi. Ðó là canh chừng thật chặt chẽ những mống tâm động niệm của con, biết rõ từng ý nghĩ khởi lên là thiện hay ác.
    ---------------------
    Vậy tôi vẫn xin được hỏi thêm 1 điều , người theo đạo nghĩ tất cả cho bản thân , cho Phật , cho Chúa , hay cho mọi người xung quanh ?
  4. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là cho bản thân mình rồi.
  5. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Bác chưa đọc kỹ bài em rồi. Dục thì dốt như em cũng biết biết là ham muốn, nhưng em lấy một ví dụ cụ thể trong cái ham muốn đấy, ai bảo nhục dục ko phải ham muốn? Thực ra, ko như nhiều người nghĩ, con người hơn động vật chính ở nhục dục. Ở động vật đó chỉ thuần tuý là bản năng, còn ở con người, đó là một cách thể hiện cảm xúc, cái "cảm xúc" cụ thể ở đây thì các bác tự nghiên cứu. Nhiều nguời nghĩ lấn sâu vào nhục dục nhiều wá thì chẳng khác nào con vật, em cho rằng ko đúng. Người ta chỉ khác con vật khi mà "chuyện ấy" với người ta chẳng mang lại cảm giác gì.
    Mỗi sự vật đều có hai mặt, chắc cái này mọi người đều rõ. Em ko rõ thời của đức Phật ngài đã lờ mờ biết đến thuyết âm dương chưa hay do những hậu duệ của ngài thêm thắt vào, chứ như em biết trong kinh điển Phật Giáo rất nhiều đoạn có dính dáng sâu sắc đến thuyết ÂD.
    (Cũng nhắc bác nên đọc kỹ bài em hơn, ko thì khó tranh luận với nhau lắm.)
    Đây là gì, diễn đàn đúng ko. Mọi người đều có thể đưa ra ý kiến của mình. Và không phải ngẫu nhiên các ý kiến mà bác cho là "lạc đề" lại nằm trong đây. Khác thì có khác, nhưng chúng đều xoay quanh một chủ đề lớn. Bây giờ mà lập topic mới, mỗi vấn đề nhỏ một topic sẽ rất dễ gây loãng chủ đề, mà các vấn đề thì có mối liên hệ nhân quả với nhau, làm như vậy sẽ rất khó hiểu rõ bản chất vấn đề. Em mạo muội đưa ra những lời trên đây chỉ mong được học hỏi, vì vậy em ko ngại nói hết suy nghĩ của mình, mong bác quan tâm.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Bác này hỏi nhiều quá làm sao mà người ta trả lời cho kịp đấy nhỉ?
    Buổi đầu không có giới luật, giới luật thực tế chỉ là công cụ, phương tiện để người tu nwơng theo đó mà tránh làm các điều ác hành theo các điều thiện, theo sự phát triển của xh và tăng đoàn ngày càng xuất hiện nhiều các hành vi ác nên giới luật sẽ ngày càng dày hơn nhưng cái gốc vẫn không đổi là giúp người dưỡng thiện diệt ác cho nên đức Phật mới nói chỉ cần nhớ một điều duy nhất. Ai cũng biết luật cũng chỉ là luật, luật nào mà chả có kẻ hở, nếu chỉ chăm chăm làm theo luật mà không thấy cái gốc thiện ác thì chẳng khác nào cố giữ cho bóng trăng dưới đáy nước tròn trịa.
    Đúng đức Phật đâu cấm người ta sinh con, mà có cấm cũng không được, cái này phục thuộc vào nhân quả. Phật ban đầu cũng câu cấm người ta lấy vợ nếu như anh "quan hệ" mà không mê đắm thì cứ việc... sở dĩ sau này cấm tăng sĩ lấy vợ vì thấy rằng nhục dục là con đường đưa tới mê đắm, nói cách khác đó là chướng ngại ta có thể thấy trước, nếu đã quyết chí theo đường tu thì tại sao không cắt ái ly gia. Với hàng cư sĩ tại gia PHật khuyên một cuộc sống thiểu dục tri túc, kiềm chế ham muốn và biết đủ.
    Bước đầu của thiểu dục tri túc là kiềm chế nhưng đến một mức độ nào đấy cái kiềm chế này thành tự nhiên đó là cái kết quả mà chúng ta cần đạt được. Trong PHật giáo có câu " nếu bạn tu nhẫn nhục mà thấy mình còn nhẫn nhục thì cái nhẫn nhục đó chưa phải là cái nhẫn nhục rốt ráo vậy" cũng là ý này.
    Không nhất thiết theo PHật giáo thì phải là sư, tăng sĩ cũng không phải là những người hết ham muốn.
    Vấn đề bạn đặt ra là có cần phải diệt luôn cả ham muốn giải thoát luôn không? Cách đặt vấn đề rất hay....
    Người ta thường nói Niết Bàn không thiện không ác là đúng nhưng muốn đạt được cái không thiện không ác thì phải đạt đến cái tận cùng của thiện đã. Muốn diệt được ham muốn thì trước tiên phải có một ham muốn mãnh liệt là diệt được cái ham muốn đã chứ. Trong Phật giáo có câu nói rất nổi tiếng như sau: "Sãi tôi khi chưa theo đạo nhìn núi chỉ thấy núi, nhìn sông chỉ thấy sông, sau khi học đạo thì nhìn núi thấy không phải là núi, nhìn sông thấy không còn là sông nữa, 30 năm sau đã có thành tựu thì nhìn núi vẫn là núi nhìn sông vẫn là sông ".
    honghoavi
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không thích Kinh Thánh hoặc những điển tích về Phật. Nhưng tôi lại rất thích đọc những điển tích về Chúa Jesus. Nó rất là Văn Học. Ta hãy xét đến quan điểm của các Ngài về đàn bà, nhất là với người đàn bà ngoại tình hoặc gái làng chơi.
    Chắc bạn đã biết Chúa đã cứu 1 người đàn bà ngoại tình thoát khỏi bị ném đá. Và những cô gái làng chơi cũng rất có thiện cảm với Ngài. Họ bảo rằng Ngài không như những bọn đàn ông khác, Ngài yêu họ "như chính bản thân họ vậy".
    Còn Đức Phật, bọn gái làng chơi đã chọc ghẹo Ngài như thế nào ? Và thái độ của Ngài ra sao ?
    Tôi nghĩ Chúa có cái nhìn "thoáng" hơn về vấn đế này.
  8. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Rồi, chúng ta cứ cho là muốn lên Niết Bàn, trước hết phải đạt tới cái tận cùng của thiện. Em thì em cho rằng, chẳng có cái gì tuyệt đối cả. Tận cùng của thiện hay tận cùng của cái gì cũng thế thôi, với em-rõ ràng là một khái niệm rất mơ hồ. Thế nào là tận cùng của thiện. Em ko có ý moi móc mổ xẻ câu nói của bác để làm cái việc nhiều người đã làm trên diễn đàn ttvn này, hưng em vẫn chưa thực sự "ngộ" được tư tưởng Phật giáo. Phải chăng đây là ẩn ý của Phật, chỉ ra rằng" cõi Niết bàn" là không có thực? Dù sao sống trong đời, con người ta cũng cần phải có một cái phao để bấu víu, một cái gì đó để làm, để cố gắng, mặc dù biết cố gắng đến đâu cũng chỉ như muối bỏ bể? Biết không được mà vẫn làm, đó chính là một phẩm chất điển hình của con người.
    Câu trích dẫn của bác làm em có đôi chút thắc mắc. Sãi 30 năm tu đạo, ngộ một chút đã đạt được đến cảnh giới ấy. Cảnh giới Niết Bàn sẽ như thế nào? Các vị Phật lên Niết Bàn, nơi đó ko có cái ko cũng ko có cái có, làm sao mà truyền lại tư tưởng về NB cho bậc hậu bối?
    Còn về Chúa Jesus, chúng ta nên xem xét trong một khía cạnh khác, khía cạnh thực tế một chút. Hãy xem Maria, bà sinh ra chúa như thế nào? Chắc chắn ko phải là dẫm chân lên cái gì đó mà mang thai chúa. Thế kỷ 21 ko chấp nhận những sự kiện huyền bí như phim giả tưởng nữa. Chắc chắn mẹ chúa đã làm một điều gì đó...bạn tự biết(tôi nói ra e rằng báng bổ chúa). Tất nhiên sống trong hoàn cảnh đó, chúa hiểu và vẫn thương yêu mẹ. Chính vì lẽ đó, Chúa Jesus cảm thấy đồng cảm với những người con gái bán thân. Mọi người tôn sùng chúa, nâng cao sự việc này lên trên mức của nó không có gì là lạ. Trên thế giới cũng có rất nhiều người như Chúa, đồng cảm với những người được coi là nhơ nhuốc. Có điều, họ không nổi tiếng đến nỗi để lại được những truyền thuyết cho con cháu họ 2000 năm sau nghe. Xét theo khía cạnh này, Chúa cũng chẳng đến nỗi vĩ đại quá.
    Trên đây là một trong những suy nghĩ của em, có gì thất thố mong các bác chỉ giáo.
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy thuật ngữ "cái tận cùng của thiện " thực ra mà nói là hết sức mơ hồ, không thể nào diễn tả được. Cần biết rằng cái thiện là để thực hành để nuôi dưỡng chứ không phải để hiểu, cũng như kẻ gian ác không thể nào hiểu nổi được hành động hiền lwơng của người làm việc thiện. Cho nên Phật giáo là nhập thế là hành động chứ không phải là để chiêm ngưỡng, vì chỉ có thực hành tinh tấn chuyên cần mới có thể "ngộ".
    Về vấn đề Niết Bàn đã có topic bàn về vấn đề này rồi mà?
    Tuy nhiên tôi cũng nói thêm, đây là một đoạn tôi không nhớ rõ lắm nếu có sai sót các bác bỏ quá cho.
    Khi đức Phật giảng về các pháp vô ngã không có tự tính, nên đều là ảo ảnh. Anan liền hỏi:" Tôi tưởng chỉ có thế gian pháp mới như thế chứ, còn xuất thế gian pháp thì phải khác chứ". Lúc này ngày CaDiếp liền nói:" Ông lầm rồi tất cả các pháp đều là hư là huyễn, cả Niết Bàn cũng là hư là huyễn, và nếu có một pháp nào cao hơn Niết Bàn thì tôi nói pháp ấy vẫn là hư là huyễn"
    Đoạn đối đáp này quả là quá cao siêu mà đối với những người chưa chứng đắc như chúng ta không thể nào hiểu nổi. Tuy nhiên chúng ta đều hiểu một điều rầng Pháp được đặt ra là tuỳ theo căn cơ chúng sanh tuỳ theo tầm nhìn của mỗi người; mà đôi khi đối với một số người nó là chân lý đối với một số người khác nó là phi lý.
    honghoavi
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Ko có tính thiện, cũng ko có tính ác thì liệu có được lên Niết Bàn không. Vì nếu như thế, súc sinh sẽ được lên Niết Bàn tất, và con người chắc cực hiếm. Phật từng dạy "mọi sinh vật đều bình đẳng" mà.

Chia sẻ trang này