1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1

    Trích từ bài của Voldo viết lúc 00:02 ngày 17/05/2005:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tôi xin đặt cho Voldo câu hỏi này, vì thấy anh ta bảo rằng câu SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG mỗi người giải thích một nẻo, loạn xà ngầu lên.
    1.Sắc sắc không không = nhà sư không nên dính đến sắc dục. Lời giải thích này khiến tôi hơi bị choáng! Sản phẩm của sư ông ở chùa Bích Động
    2.Sắc sắc không không = Sắc ở đây có nghĩa là có theo định nghĩa của đạo Phật đối lập với không!?! Nghĩa là cái gì ta có ở cuộc sống hồng trần cũng là không có mà cái gì không có cũng là có!!! ---> choáng cấp độ hai! ---> cái này là sản phẩm của sư chú ở chùa Hương
    --------------------------------------------------------------------------------
    OK. Như vậy là anh bạn đã chịu khó vượt qua bước đầu tiên trong tiến trình chữa bệnh của tôi. Đó là: KHAI BỆNH. Chắc ông bạn cũng đồng ý với tôi là bệnh nhân có chịu khó trình bày những triệu chứng của mình thì bác sĩ mới có thể bắt tay vào chữa bệnh được chứ nhỉ ?
    Còn bây giờ: tôi chẩn bệnh. Kết luận của tôi là: ông anh mắc phải hai con vi trùng chính: con thứ nhất là con vi trùng ba chớp ba nháng và con thứ hai là con vi trùng thiếu khả năng tổng hợp tư duy. Tôi dùng cụm từ vi trùng chính vì ngoài chúng ra, anh bạn còn mắc phải một số lớn những con vi trùng khác tích tụ từ xưa đến nay, như vi trùng thích rêu bếu, vi trùng thiếu thông minh xã hội, đã trở thành thâm căn cố đế trong con người anh bạn. Chứng minh:
    Thứ nhất, đạo Phật nói cái gì sắc, cái gì không ? Chúng ta giở lại Bát Nhã Tâm Kinh ra xem để tìm hiểu thêm:
    Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
    Đấy, đã nói rất rõ là NGŨ UẨN ĐỀU KHÔNG, thế thì còn gì là lạ khi nhà sư nọ ở chùa Bích Động bảo rằng nhà sư không nên dính đến sắc dục ?! Thấy chưa, đọc cái gì cũng đọc kỹ đã, nghe nói sắc không thì ít ra cũng phải tìm hiểu xem cái gì sắc, cái gì không đã chứ ???
    Cô em đang nguỵ biện! Lời giải thích "Sắc sắc không không = nhà sư không nên dính đến sắc dục" của vị sư kia là sai!
    1.Sắc sắc không không đâu chỉ có dành cho sư! Chính vì vậy nên giải thích là "nhà sư không nên........." ---> tự bó gọn vấn đề lại! -------------> sai.
    2."Ngũ uẩn đều không". Vậy ngũ uẩn là sắc dục? Hay sắc dục chỉ là một phần của ngũ uẩn? Hãy xem thử hai định đề sau đây:
    "Người là động vật bậc cao" ---> đúng
    "Động vật bậc cao là người" ---> sai
    Kết luận "Sắc sắc không không = nhà sư không nên dính đến sắc dục" mà cô còn cố bênh mà cho là đúng thì anh nghĩ chính cô mới là người "thiếu khả năng tổng hợp tư duy. Ông anh chỉ nhìn cái lời nói khá rời rạc mà cho rằng nội dung, hàm ý của nó cũng rời rạc không kém"
    Cô em tự uống thuốc của mình đi! May ra thì khỏi!
    (Phần sau lúc nào rỗi anh sẽ trả lời cô tiếp)
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    SAI CHỖ NÀO ?
    Đặt lại câu hỏi cũ: đã bao giờ Voldo được thấy một định lý có nhiều hệ quả chưa ? Định lý sắc - không đưa ra hệ quả đối với người xuất gia là không nên dính líu đến sắc dục, nhưng đó không phải là hệ quả duy nhất. Nhà sư nọ có nói rằng nó là hệ quả duy nhất không ??? Lại là cái vi trùng ba chớp ba nháng phát huy nữa rồi.
    Không sao, tôi chờ. Khi nào dưỡng bệnh xong rồi nói tiếp cũng không thành vấn đề !!!!!
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 17/05/2005
  3. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Gửi cô em Quét zỉ:
    Trích từ bài của Voldo viết lúc 18:44 ngày 17/05/2005:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cô em đang nguỵ biện! Lời giải thích "Sắc sắc không không = nhà sư không nên dính đến sắc dục" của vị sư kia là sai!
    1.Sắc sắc không không đâu chỉ có dành cho sư! Chính vì vậy nên giải thích là "nhà sư không nên........." ---> tự bó gọn vấn đề lại! -------------> sai.
    --------------------------------------------------------------------------------
    SAI CHỖ NÀO ? ----------> sai ở chỗ nó sai chứ còn sao nữa?
    Đặt lại câu hỏi cũ: đã bao giờ Voldo được thấy một định lý có nhiều hệ quả chưa ? Định lý sắc - không đưa ra hệ quả đối với người xuất gia là không nên dính líu đến sắc dục, nhưng đó không phải là hệ quả duy nhất. Nhà sư nọ có nói rằng nó là hệ quả duy nhất không ??? Lại là cái vi trùng ba chớp ba nháng phát huy nữa rồi.
    Anh đã thấy và trong trường hợp này không phải như vậy. Chính vì thế anh mới nói cô em đang nguỵ biện.
    Nếu nhà sư nghĩ đó là 1 định lý có nhiều hệ quả thì nhà sư phải nói: "Một trong những điều đó là con người không nên dính đến sắc dục". Đây tự nhiên bó hẹp vào chuyện: "nhà sư không nên dính đến sắc dục". Nó tự làm bó hẹp ý nghĩa của "sắc sắc không không". Điều đó làm cho anh nghi ngờ trình độ của nhà sư và cũng nghi ngờ trình độ đọc hiểu của người bênh vực nhà sư là cô em.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    2."Ngũ uẩn đều không". Vậy ngũ uẩn là sắc dục? Hay sắc dục chỉ là một phần của ngũ uẩn? Hãy xem thử hai định đề sau đây:
    "Người là động vật bậc cao" ---> đúng
    "Động vật bậc cao là người" ---> sai
    Kết luận "Sắc sắc không không = nhà sư không nên dính đến sắc dục" mà cô còn cố bênh mà cho là đúng thì anh nghĩ chính cô mới là người "thiếu khả năng tổng hợp tư duy.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hai ví dụ lôgíc trên không ăn nhập gì đến vấn đề đang bàn.
    Ngũ uẩn không phải là sắc dục nhưng vì bản chất của NGŨ UẨN là không, cho nên SẮC DỤC cũng mất đi thực tại của chúng. Thế ra từ trước đến nay vẫn không hiểu mối liên hệ giữa ngũ uẩn và sắc dục à ? Mời đón đọc bài viết của tôi trong một thi gian gần tại topic về Phật giáo. ---> OK anh chờ bài viết của cô
    Nói đại khái là thế này: sắc dục là hiện tượng, còn ngũ uẩn là cơ chế gây ra hiện tượng sắc dục. Khi cơ chế thực chất không có thì dĩ nhiên hiện tượng do cơ chế đó gây ra cũng là ảo ! Lời của nhà sư nọ đâm ra không có gì sai, nếu muốn trách thì chỉ có thể trách là chưa thù thắng, chưa triệt để mà thôi. Muốn nói cho tận thì phải nói thế này: người xuất gia nên quán tính không của sắc dục, thay vì nói: nên tránh sắc dục. ------------> why not đáng trách? Ít ra ông sư đó cũng làm 1 chúng sinh là anh thấy ông ta không đáng là một đại diện truyền bá đạo Phật cho người khác.
    Ngoài ra cũng xin nhắc lại cho anh bạn rằng khi trách móc hành động của ai thì phải tính đến HOÀN CẢNH, MÔI TRƯỜNG mà hành động đó được thực hiện. Khi nhà sư giảng cho đối tượng bình dân thì nói như thế cho người ta hiểu là được rồi !!!!! HIểu chưa, hở ông anh Voldo khờ khệch ????????????
    Vậy hử? Anh bình dân còn thấy lời giải thích của ông sư đó chuối rồi thì lấy đâu ra mà ông sư đó đủ khả năng giải thích cho người thông hiểu đạo Phật hơn anh? Mà giải thích như thế là SAI! Không thể nào có chuyện được rồi ở đây nhé cô em
  4. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Cậu Voldo này thật là lắm chuyện và cứng đầu !!!!!!! Tôi hỏi cậu:
    Khi dạy vật lý cho học sinh phổ thông thì cậu sẽ dùng nền cơ học Newton hay cơ học Einstein ??? Nếu dùng Newton thì có phải là bó hẹp và đơn giản hoá những hiện tượng cơ học một cách quá đáng không ???? Thầy giáo có cần báo trước cho học trò là: nền cơ học cổ điển Newton chỉ là một hệ quả của nền cơ học Einstein, khi chuyển động đang xét có vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng, hay không ?????????
    Ở lớp 7 cậu được học định nghĩa của CÔNG là gì ??? Là lực nhân quãng đường, hay là tích phân của véctơ F tích vô hướng với véctơ dr ??? Nếu chỉ được học công là lực nhân quãng đường thì có phải là bó hẹp khái niệm CÔNG hay không ???? Ông anh có được nghe ông thầy vật lý bảo, định nghĩa trên chỉ đúng đối với những lực song song với quãng đường và không đổi, hay không ??
    MỘt lần nữa, những lý thuyết, những khái niệm phức tạp luôn có nhiều cách cho ta tiếp cận, diễn giải, tùy theo trình độ của đối tượng nghe giảng. Nhà sư không đề cập đến việc cách tiếp cận của ông ta là không chính xác lắm, bởi vì việc nói điều đó ra không có lợi ích thiết thực cho người nghe. Lên cấp ba thì sẽ hiểu tích vô hướng với tích phân, lên đại học hiểu thuyết tương đối cũng chưa có muộn !!!!
    Thứ nhất là ông anh bắt đầu lạc đề. Tôi không có nói là vị sư đó đủ khả năng và thẩm quyền giảng pháp cho người ở trình độ cao. Dĩ nhiên là tôi không thể nói điều đó vì tôi có trực tiếp nghe vị sư này giảng, hoặc được biết ông ta là ai, như thế nào .... đâu !!!!!
    THứ nhì là như tôi vừa mới nói xong: LỜI GIẢNG CỦA NHÀ SƯ KHÔNG SAI, đơn giản là nó không chính xác, cũng như cơ học NEwton không còn chính xác cho những vật thể di chuyển ở vận tốc rất cao !!!!
    XIn nhắc thêm là những vật thể như thế rất hiếm, cho nên cơ hội áp dụng cơ học Einstein cũng không nhiều. Một cách tương tự, người có nhu cầu tìm hiểu ở trình độ thật cao thì đếm trên đầu ngón tay, thì làm sao có thể đòi hỏi những bài giảng siêu việt ngày nào cũng có ????????
    À mà ông anh thích màu mè, loè loẹt nhỉ ??? Trả lời bài tôi thì không đâu vào đâu, mà xanh xanh đỏ đỏ làm hoa cả mắt.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 20/05/2005
  5. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    To bác Tran_Thang
    Bác nói tới mê tín, thế những chuyện tiên tri trong kinh thánh, chẳng khác gì những chuyện bói tóan, và những chuyện như về ngày tận thế từ kinh thánh mà người ta rêu rao xảy ra vào năm 2000...đó có phải là mê tín không? Tôi còn chưa cho là mê tín, quan điểm của tôi nó là cái tôi chưa thấy rõ ràng, chứ tôi chẳng giám kết luận là mê tín, dù có thể là lừa bịp thật, mê tín theo tôi hiểu là tin mê muội vào cái huyền bí, cái không rõ ràng mà chẳng biết đó là sai lầm, vì nếu đã đúng thì không cần bàn tới mê tín. Nếu tôi coi những thứ đó là mê tín thì cũng có thể kết luận về tin về thượng đế, về thiên đường là mê tín vậy, vì khoa học chưa từng kiểm chứng được những điều đó, vì cũng không ai thấy rõ ở mức phổ biến chẳng hạn, có người nói người ta tin những điều đó vì không có ai từ cõi chết trở về để nói cho người sống nghe là chẳng có thiên đường địa ngục gì cả, chết là hết. Nhưng không thể xác quyết là mê tín, tức chẳng có thật.
    Bác nói tới Phật quay lại hướng về cộng đồng, nhưng bác cũng không biết rằng con đường Phật đã chọn cũng xuất phát từ cộng đồng, con đường tìm sự giải thóat khỏi đau khổ là con đường thuộc văn hóa Ấn có trước khi Phật ra đời. Và sự hướng về cộng đồng cũng là ước nguyện ban đầu của ngài lúc xuất phát điểm là tìm đường thóat khỏi đau khổ cho con người trong đó có ngài, chả lẽ đó lại mâu thuẫn với con đường cộng đồng?
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Còn tuỳ người hỏi.
    Giả sử em là ông sư mà bác Voldo đến hỏi.
    Nếu hỏi: "xin hãy giảng cho tôi về sắc không", thì em hỏi người đó đã hiểu như thế nào và muốn hiểu làm gì thì em sẽ giảng cho người đó. Phải xem người hỏi hiểu biết như thế nào chứ không thể phỏng đoán người đó đã biết như thế nào, vì nếu là sư thì không nên có tâm phân biệt, đoán mò người này đã biết đến đâu, dù xác suất gặp người có nhu cầu tìm hiểu ở trình độ là nhỏ.
    Không đề cập đến việc cách tiếp cận không có nghĩa là bỏ qua cách tiếp cận
    Còn nếu hỏi: "sắc sắc không không là gì?" thì em sẽ nói sắc sắc không không là gì theo ý hiểu của em và không quan tâm đến người hỏi có hiểu hay không, hehe.
    Mà cũng còn tuỳ, nói chung là em không có mặt ở đó và không phải là ông sư đó nên chỉ nhận xét thế thôi
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Vâng, giải thoát khỏi những khổ đau. Đó là ước vọng tự cổ chí kim của nhân loại. Bao nhiêu nhà hiền triết, giáo chủ đã đề ra những lý thuyết. Tôi xin có cái nhìn tổng quan thế này.
    Cái câu nói "Phật chỉ trăng, nhưng tay Phật không phải là trăng ", bác điễn giải sao ?
    Giả sử Ngài chỉ vào "vũ khí" thì sao ? - Giết ! ? -Giải trừ quân bị !? Có thể có kẻ nào lợi dụng tính "vô can" của câu nói trên lắm chứ ?
    Thiên Chúa có câu "Chúa cho bạn trái chanh, vậy bạn hãy pha lấy 1 ly nuớc chanh". Và dù lời nói của Ngài có xác thực hay không thì Ngài cũng đã chịu nhục hình. Như lời Giáo Hoàng " Chúa đã chịu những vết thương để chúng ta lành lặn".
    Mà bác Ankara hơi đâu lại so sánh cấp bậc của các ngài.
  8. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi cái câu về nước chanh đó thì liên quan gì đến nhục hình mà đức Chúa phải chịu đựng ???? Phải chăng khổ nhục là một cách chứng minh lòng chân thành, hay tính xác thực của một câu nói ???? Có phải chúa cố gắng cho chúng ta lành lặn bằng quả chanh đó hay không ????????? Câu cuối cùng của Giáo Hoàng thì ăn nhập gì đến câu trái chanh ?????????
    Lại là một minh chức khác cho khiếm khuyết trầm trọng về DIỄN ĐẠT của Tran_Thang. Mong bạn rút kinh nghiệm hơn để từ nay về sau tránh làm phiền độc giả. Xin cám ơn trước.
  9. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Gửi Quét zỉ
    Trích từ bài của Voldo viết lúc 23:13 ngày 19/05/2005:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Anh đã thấy và trong trường hợp này không phải như vậy. Chính vì thế anh mới nói cô em đang nguỵ biện.
    Nếu nhà sư nghĩ đó là 1 định lý có nhiều hệ quả thì nhà sư phải nói: "Một trong những điều đó là con người không nên dính đến sắc dục". Đây tự nhiên bó hẹp vào chuyện: "nhà sư không nên dính đến sắc dục". Nó tự làm bó hẹp ý nghĩa của "sắc sắc không không". Điều đó làm cho anh nghi ngờ trình độ của nhà sư và cũng nghi ngờ trình độ đọc hiểu của người bênh vực nhà sư là cô em.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cậu Voldo này thật là lắm chuyện và cứng đầu !!!!!!! Tôi hỏi cậu:
    Khi dạy vật lý cho học sinh phổ thông thì cậu sẽ dùng nền cơ học Newton hay cơ học Einstein ??? Nếu dùng Newton thì có phải là bó hẹp và đơn giản hoá những hiện tượng cơ học một cách quá đáng không ???? Thầy giáo có cần báo trước cho học trò là: nền cơ học cổ điển Newton chỉ là một hệ quả của nền cơ học Einstein, khi chuyển động đang xét có vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng, hay không ?????????
    Ở lớp 7 cậu được học định nghĩa của CÔNG là gì ??? Là lực nhân quãng đường, hay là tích phân của véctơ F tích vô hướng với véctơ dr ??? Nếu chỉ được học công là lực nhân quãng đường thì có phải là bó hẹp khái niệm CÔNG hay không ???? Ông anh có được nghe ông thầy vật lý bảo, định nghĩa trên chỉ đúng đối với những lực song song với quãng đường và không đổi, hay không ??
    MỘt lần nữa, những lý thuyết, những khái niệm phức tạp luôn có nhiều cách cho ta tiếp cận, diễn giải, tùy theo trình độ của đối tượng nghe giảng. Nhà sư không đề cập đến việc cách tiếp cận của ông ta là không chính xác lắm, bởi vì việc nói điều đó ra không có lợi ích thiết thực cho người nghe. Lên cấp ba thì sẽ hiểu tích vô hướng với tích phân, lên đại học hiểu thuyết tương đối cũng chưa có muộn !!!!
    Đây không phải do nhà sư muốn "hạ tầm" lời giảng triết lý sắc sắc không không mà là di "tầm tri thức" của nhà sư hơi bị lùn. Nó giống như một ông thầy giáo cấp 1 trình độ lết bết tưởng rằng thế giới vật lý chỉ bó hẹp trong vật lý cổ điển của Newton. Thậm chí đến ngay cả thế giới vật lý cổ điển của Newton ông ta cũng chẳng thể nắm vững nổi bởi ông ta qúa kém.
    Trích từ bài của Voldo viết lúc 23:13 ngày 19/05/2005:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Vậy hử? Anh bình dân còn thấy lời giải thích của ông sư đó chuối rồi thì lấy đâu ra mà ông sư đó đủ khả năng giải thích cho người thông hiểu đạo Phật hơn anh? Mà giải thích như thế là SAI! Không thể nào có chuyện được rồi ở đây nhé cô em
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thứ nhất là ông anh bắt đầu lạc đề. Tôi không có nói là vị sư đó đủ khả năng và thẩm quyền giảng pháp cho người ở trình độ cao. Dĩ nhiên là tôi không thể nói điều đó vì tôi có trực tiếp nghe vị sư này giảng, hoặc được biết ông ta là ai, như thế nào .... đâu !!!!!
    THứ nhì là như tôi vừa mới nói xong: LỜI GIẢNG CỦA NHÀ SƯ KHÔNG SAI, đơn giản là nó không chính xác, cũng như cơ học NEwton không còn chính xác cho những vật thể di chuyển ở vận tốc rất cao !!!!
    XIn nhắc thêm là những vật thể như thế rất hiếm, cho nên cơ hội áp dụng cơ học Einstein cũng không nhiều. Một cách tương tự, người có nhu cầu tìm hiểu ở trình độ thật cao thì đếm trên đầu ngón tay, thì làm sao có thể đòi hỏi những bài giảng siêu việt ngày nào cũng có ????????
    À mà ông anh thích màu mè, loè loẹt nhỉ ??? Trả lời bài tôi thì không đâu vào đâu, mà xanh xanh đỏ đỏ làm hoa cả mắt.
    -Nếu cô nói nhà sư không sai, vậy cô công nhận:
    +tư tưởng sắc sắc chỉ dành cho những nhà tu hành?
    +sắc sắc không không ở đây sắc là sắc dục?

    Còn tuỳ người hỏi.
    Giả sử em là ông sư mà bác Voldo đến hỏi.
    Nếu hỏi: "xin hãy giảng cho tôi về sắc không", thì em hỏi người đó đã hiểu như thế nào và muốn hiểu làm gì thì em sẽ giảng cho người đó. Phải xem người hỏi hiểu biết như thế nào chứ không thể phỏng đoán người đó đã biết như thế nào, vì nếu là sư thì không nên có tâm phân biệt, đoán mò người này đã biết đến đâu, dù xác suất gặp người có nhu cầu tìm hiểu ở trình độ là nhỏ.
    Không đề cập đến việc cách tiếp cận không có nghĩa là bỏ qua cách tiếp cận
    Còn nếu hỏi: "sắc sắc không không là gì?" thì em sẽ nói sắc sắc không không là gì theo ý hiểu của em và không quan tâm đến người hỏi có hiểu hay không, hehe.
    Mà cũng còn tuỳ, nói chung là em không có mặt ở đó và không phải là ông sư đó nên chỉ nhận xét thế thôi
    Ha ha. Trả lời như cô em anh thấy còn hay hơn nghe sư trả lời. Hay là cô em .......... đi tu đi để có vấn đề gì về Phật giáo anh lăn lội chín suối mười đèo đến hỏi ni cô xinh đẹp vài câu đàm đạo lúc trăng thanh gió mát. Hắc hắc. Chết, sắc dục lại trỗi dậy lổn nhổn roài!
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cô Sque ăn nói tréo ngóe quá, có gì đâu mà phải cảm ơn. Tôi vào đây là để nói nên những ấn tượng của mình về hai tôn giáo thôi.
    Diễn đạt về tôn giáo thì suốt nghìn năm nay người ta vẫn làm đấy thôi. Và tôi cũng chẳng phải là linh mục hay thầy tu. Lời của Giáo Hoàng là 1 sự diễn đạt khá hay đấy.
    Đấy, có bao nhiêu nhà tiên tri, thầy bói, nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm về câu nói của họ cả, nhưng danh tiếng và tiền thì vẫn có. Người Do Thái lấy cái chết để thử thách Chúa, thật là tàn nhẫn, nhưng điều ấy chứng minh được những điều Ngài giảng, chẳng phải vì lợi danh, hay vinh hoa phú quí.
    Cô Sque diễn giải được về Phật Pháp, thế mà điều giản đơn như cơm bữa mà cô cũng chẳng hiểu.

Chia sẻ trang này