1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu LUẬN VĂN thì liên can gì.
  2. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bác Voldo à, theo lời bác thì bác đã lớn tuổi, nhưng tôi lại thấy bác phán xét đời và tôn giáo còn thiếu kiến thức. Có đầy những chuyện tiêu cực trong Phật giáo tôi không phủ nhận. Nhưng bác nói đến chuyện cầu, tài lộc, cúng đường để phán xét về Phật giáo, đem so sánh với các Thiên chúa giáo là khập khễnh, vì người ta xem xét Thiên Chúa giáo trên căn bản giáo lý, kinh sách, đường lối rõ ràng, đó cũng là đặc điểm của văn hóa Tây Phương, nó không phải vô vàn những kinh điển cao siêu triết lý, lờ mờ ý nghĩa và mâu thuẫn về ngôn ngữ, về cách hiểu như kinh điển nhà Phật mà phương Tây thường chê là "tư biện", Thiên Chúa Giáo là tôn giáo có tổ chức vững mạnh, chặt chẽ, thống nhất từ 2000 năm và không bị nhiều biến thể, phe phái khác nhau như Phật giáo. Phật giáo căn bản cũng không phải là một tôn giáo, điều này cũng chính được Giáo Hòang thừa nhận, nó trở thành tôn giáo như thế là do nhu cầu văn hóa từ bên ngòai chứ không phải ý Phật, tôn giáo theo đúng nghĩa từ "tôn" thì chính là sự tôn vinh và nhờ cậy vào các quyền lực siêu nhiên, thần thánh để được phù hộ và cứu rỗi, dù không thấy cầu tài lộc, nhưng mỗi khi có tài lộc người ta cũng coi là nhờ tin Chúa cả, bác không thấy Maradona mỗi khi sút tung lưới thì làm dấu thánh hay sao, đội ơn Chúa đấy bác, có chuyện gì người ta cũng cầu chúa phù hộ đấy, tôi gặp những người theo đạo bị bệnh, họ nói họ nhờ cầu chúa hay mấy vị thánh gì đó nên khỏi bệnh. Sức khỏe có phải là cái còn hơn tài lộc hay không ?
    Bây giờ bàn đến chuyện đời, bác nói nhà Phật không chịu làm ăn sống nhờ tiền công đức, nhưng tôi từng đi chùa thì thấy tiền công đức nhà chùa chẳng được bao nhiêu, không phải ai cũng bỏ vào, họ cũng không ép buộc, nhà tôi không theo đạo Phật nhưng vì có nhờ để bình tro hài cốt người thân ở chùa, nên thỉnh thỏang vẫn đi, nhưng chẳng cần bỏ tiền công đức gì cả, chẳng ai nhắc khéo. Nhưng tôi từng đi nhà thờ thì thấy vào buổi lễ chủ nhật, sau khi làm lễ xong nhà thờ vác thùng rổ đi xuống từng hàng ghế để lấy tiền, tôi quan sát thấy không có người nào không rút ra 10 ngàn, 20 ngàn, ... bỏ vào cả, hồi đó tôi rất ngạc nhiên khi thấy chuyện này. Mà mỗi buối lễ mỗi tuần như vậy đông như thế nào. Bởi vậy người ta vẫn thấy nhà thờ giàu hơn hẳn nhà chùa. Người thân tôi ở Mỹ mới về chơi nhờ tôi chở đi nhà thờ chủ nhật, vì không kịp mang tiền Việt nên khi đến thì cũng muợn tôi 10 ngàn, chắc là nghĩa vụ đấy bác.
    Phật giáo có những tiêu cực do những lý do cục bộ và địa phương phát sinh ra, nhưng người nào đi sâu vào cái tích cực của nó thì thấy là cái tâm tốt. Đem những cái tiêu cực, suy thóai trong Phật giáo ( Phật đã đóan trước giáo pháp của ngài chỉ giữ được 500 năm) để so sánh với cả tính chất thống nhất của Thiên Chúa giáo thì có phải là khập khiễng không?
    Bây giờ nói tới chuyện giải thích thế giới, nhà thờ cứ lấy cớ những gì chưa giải thích được thì đặt Chúa vào chỗ ấy, nhưng cái chưa giải thích được thì không phải là cái không bao giờ giải thích được. Như vụ Big Bang, còn cái thời điểm gần đầu tiên chưa giải thích được, Giáo Hòang tuyên bố đó là chỗ của Chúa. Nhưng không có cái gì xảy ra được mà không có quy tắc của nó cả, nhân lọai tiến hóa được là nhờ đi tìm những điều đó đấy bác.
    Dù rằng chẳng ai cấm tin vào Thượng Đế, tôi cũng từng có niềm tin vậy, nhưng vì chẳng ai biết Thượng Đế cả, nên người ta mới tranh giành với niềm tin khác nhau. Bác đừng vội đánh đồng rằng không tin vào chúa Jesus thì là không tin vào Thượng Đế, người Hồi, người Do Thái coi thường chúa Jesus nhưng họ vẫn tin vào Thượng Đế vậy. Chuyện đánh đồng ông trời của VN vào Chúa là chuyện gán ghép lập lờ để mở rộng ảnh hưởng quyền lực.
  3. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Bác Voldo à, theo lời bác thì bác đã lớn tuổi, nhưng tôi lại thấy bác phán xét đời và tôn giáo còn thiếu kiến thức.
    Ủa, tui nói tui lớn tuổi lúc nào vậy ta? Mà hơn nữa tôi có dám nhận tôi master được kiến thức về tôn giáo đâu?
    Có đầy những chuyện tiêu cực trong Phật giáo tôi không phủ nhận. Nhưng bác nói đến chuyện cầu, tài lộc, cúng đường để phán xét về Phật giáo, đem so sánh với các Thiên chúa giáo là khập khễnh, vì người ta xem xét Thiên Chúa giáo trên căn bản giáo lý, kinh sách, đường lối rõ ràng, đó cũng là đặc điểm của văn hóa Tây Phương, nó không phải vô vàn những kinh điển cao siêu triết lý, lờ mờ ý nghĩa và mâu thuẫn về ngôn ngữ, về cách hiểu như kinh điển nhà Phật mà phương Tây thường chê là "tư biện", Thiên Chúa Giáo là tôn giáo có tổ chức vững mạnh, chặt chẽ, thống nhất từ 2000 năm và không bị nhiều biến thể, phe phái khác nhau như Phật giáo.
    Điều đó tốt hay xấu?
    Phật giáo căn bản cũng không phải là một tôn giáo, điều này cũng chính được Giáo Hòang thừa nhận, nó trở thành tôn giáo như thế là do nhu cầu văn hóa từ bên ngòai chứ không phải ý Phật, tôn giáo theo đúng nghĩa từ "tôn" thì chính là sự tôn vinh và nhờ cậy vào các quyền lực siêu nhiên, thần thánh để được phù hộ và cứu rỗi, dù không thấy cầu tài lộc, nhưng mỗi khi có tài lộc người ta cũng coi là nhờ tin Chúa cả, bác không thấy Maradona mỗi khi sút tung lưới thì làm dấu thánh hay sao, đội ơn Chúa đấy bác, có chuyện gì người ta cũng cầu chúa phù hộ đấy, tôi gặp những người theo đạo bị bệnh, họ nói họ nhờ cầu chúa hay mấy vị thánh gì đó nên khỏi bệnh. Sức khỏe có phải là cái còn hơn tài lộc hay không ?
    Nếu như Phật giáo căn bản không phải là một tôn giáo (bản thân tôi cũng thấy Phật giáo nghiêng nhiều về một triết lý sống) thì phải chăng chúng ta đang so sánh hai thứ không cùng một trục với nhau: Phật giáo và Thiên Chúa giáo, một cái là tôn giáo, một cái không?
    Bây giờ bàn đến chuyện đời, bác nói nhà Phật không chịu làm ăn sống nhờ tiền công đức, nhưng tôi từng đi chùa thì thấy tiền công đức nhà chùa chẳng được bao nhiêu, không phải ai cũng bỏ vào, họ cũng không ép buộc, nhà tôi không theo đạo Phật nhưng vì có nhờ để bình tro hài cốt người thân ở chùa, nên thỉnh thỏang vẫn đi, nhưng chẳng cần bỏ tiền công đức gì cả, chẳng ai nhắc khéo. Nhưng tôi từng đi nhà thờ thì thấy vào buổi lễ chủ nhật, sau khi làm lễ xong nhà thờ vác thùng rổ đi xuống từng hàng ghế để lấy tiền, tôi quan sát thấy không có người nào không rút ra 10 ngàn, 20 ngàn, ... bỏ vào cả, hồi đó tôi rất ngạc nhiên khi thấy chuyện này. Mà mỗi buối lễ mỗi tuần như vậy đông như thế nào. Bởi vậy người ta vẫn thấy nhà thờ giàu hơn hẳn nhà chùa. Người thân tôi ở Mỹ mới về chơi nhờ tôi chở đi nhà thờ chủ nhật, vì không kịp mang tiền Việt nên khi đến thì cũng muợn tôi 10 ngàn, chắc là nghĩa vụ đấy bác.
    Sao lại chắc là? Nhà thờ hay chùa đều sống bằng tiền công đức. Tuy nhiên cách thức mà nhà thờ lấy tiền công đức văn minh hơn trong chùa nhiều. Tôi chưa gặp trường hợp nào những người thu tiền trong nhà thờ mở mồm nói bạn phải cho vào đó số tiền là ... Mọi người đóng góp tuỳ tâm. Tuy nhiên vào trong chùa, hiện tượng một số nhà sư hoặc cũng có thể không phải là sư mà là những bà già đứng nhắc mọi người phải công đức là điều tôi gặp khá phổ biến.
    Phật giáo có những tiêu cực do những lý do cục bộ và địa phương phát sinh ra, nhưng người nào đi sâu vào cái tích cực của nó thì thấy là cái tâm tốt. Đem những cái tiêu cực, suy thóai trong Phật giáo ( Phật đã đóan trước giáo pháp của ngài chỉ giữ được 500 năm) để so sánh với cả tính chất thống nhất của Thiên Chúa giáo thì có phải là khập khiễng không?
    Đúng vậy! Phật giáo cũng có cái hay cái dở. Thiên Chúa giáo cũng vậy! Tại sao nhiều người chỉ nhìn vào mặt xấu của Thiên Chúa giáo mà không nhìn ra những điểm tiêu cực của Phật giáo?
    Bây giờ nói tới chuyện giải thích thế giới, nhà thờ cứ lấy cớ những gì chưa giải thích được thì đặt Chúa vào chỗ ấy, nhưng cái chưa giải thích được thì không phải là cái không bao giờ giải thích được. Như vụ Big Bang, còn cái thời điểm gần đầu tiên chưa giải thích được, Giáo Hòang tuyên bố đó là chỗ của Chúa. Nhưng không có cái gì xảy ra được mà không có quy tắc của nó cả, nhân lọai tiến hóa được là nhờ đi tìm những điều đó đấy bác.
    Đến nhà thiên văn học hàng đầu Việt Nam là Trịnh Xuân Thuận còn tin vào một đấng toàn năng đã tạo thành vũ trụ nữa là. Điều đó có sao đâu?
    Dù rằng chẳng ai cấm tin vào Thượng Đế, tôi cũng từng có niềm tin vậy, nhưng vì chẳng ai biết Thượng Đế cả, nên người ta mới tranh giành với niềm tin khác nhau. Bác đừng vội đánh đồng rằng không tin vào chúa Jesus thì là không tin vào Thượng Đế, người Hồi, người Do Thái coi thường chúa Jesus nhưng họ vẫn tin vào Thượng Đế vậy. Chuyện đánh đồng ông trời của VN vào Chúa là chuyện gán ghép lập lờ để mở rộng ảnh hưởng quyền lực.
    Dù cấm cũng không cấm được! Chúa Jesus ở một góc độ nào đó cũng được tín hữu Thiên Chúa giáo tin là một đấng toàn năng. Điều đó thiết nghĩ cũng là điều bình thường? Chẳng phải nhiều Phật tử cũng nghĩ hình ảnh của Phật cũng same same như một đấng toàn năng hay sao?
  4. Beenladen

    Beenladen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Chậc chậc, bác Voldo vào rùi sao không trả lời giúp em mấy câu hỏi, lại nói ở đâu đâu thế kia. Mặc dù bác trả lời cho bác ankara nhưng em cũng xin mạo muội góp vài lời, nhỉ?
    Điều đó tốt hay xấu?
    Điều gì bác?
    Nếu như Phật giáo căn bản không phải là một tôn giáo (bản thân tôi cũng thấy Phật giáo nghiêng nhiều về một triết lý sống) thì phải chăng chúng ta đang so sánh hai thứ không cùng một trục với nhau: Phật giáo và Thiên Chúa giáo, một cái là tôn giáo, một cái không?
    Ai so sánh vậy bác? Em thì em không thích so sánh, vì em thấy nhiều người hay có kiểu so sánh tôn giáo của mình là nhất, hơn hẳn các tôn giáo khác, tôn giáo khác là tà đạo, ai theo những tôn giáo khác sẽ xuống địa ngục, bất kể việc họ làm bao nhiêu việc thiện, thế thì lấy đâu ra cái gọi là hòa hợp tôn giáo. Bởi thế em kịch liệt phản đối nhiều bác mượn danh tôn giáo đi cải đạo người khác, ngay cả khi người ta đã có tôn giáo cho riêng mình rùi, đã thế lại còn bảo là người ta đang lầm lạc, đang theo Quỷ dữ nữa. Bác Voldo chắc cũng ghét những những người như thế lắm nhỉ? Toàn đi so sánh vớ vẩn.
    Sao lại chắc là? Nhà thờ hay chùa đều sống bằng tiền công đức. Tuy nhiên cách thức mà nhà thờ lấy tiền công đức văn minh hơn trong chùa nhiều. Tôi chưa gặp trường hợp nào những người thu tiền trong nhà thờ mở mồm nói bạn phải cho vào đó số tiền là ... Mọi người đóng góp tuỳ tâm.
    Ớ, thế tithe 10% thu nhập là cái gì hở bác? Hay cái trò tithe 10% chỉ được các bác Tin lành sử dụng, còn các bác Công giáo thì không đóng tithe? Cái đó đâu gọi là đóng góp tùy tâm đâu nhỉ, vì hình như đóng tithe 10% được nhiều nhà thờ coi là bổn phận của tín đồ, còn phần đóng góp tùy tâm là sau khi đã đóng 10% thu nhập, ai thích thì đóng thêm cơ mà. Bác nào không đóng 10% hình như bị xem là chưa hoàn thành bổn phận với Chúa cơ mà? Các bác còn có cả môn Biblical Economics để nghiên cứu về việc kiếm tiền sử dụng các nguyên tắc trong Kinh Thánh, trong đó có cả lợi ích của việc đóng tithe 10% kia đấy. Hình như một số nhà thờ ở mỗi service đều có một phần trong đó vị Chủ Chăn Bầy lên trích một verse trong Bible về tầm quan trọng của việc đóng tithe cơ mà( cái đó có gọi là có một người đứng đó nhắc nhở mọi người đóng tiền công đức không nhỉ?)
    Đúng vậy! Phật giáo cũng có cái hay cái dở. Thiên Chúa giáo cũng vậy! Tại sao nhiều người chỉ nhìn vào mặt xấu của Thiên Chúa giáo mà không nhìn ra những điểm tiêu cực của Phật giáo?
    Nhiều người là bi nhiêu người thế bác? Bác có số liệu thống kê rõ ràng hay chỉ phát biểu theo cảm tính? Người chịu thẳng thắn nhìn nhận những điểm tiêu cực của Phật Giáo em nghĩ cũng có đấy chứ, phải không nè? Nhưng phải nhìn nhận rằng, trong Phật Giáo không có những scandal có quy mô lớn như vụ hàng ngàn Linh mục loạn dâm ở Mỹ năm 2002( đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc niềm tin vào Thiên Chúa Giáo ở các nước Phương Tây bị lung lay rất nhiều.) Nhưng nếu bác thấy có nhiều người thích chỉ ra những điểm tiêu cực của Thiên Chúa Giáo, em có một cách lí giải, bác xem thử thế nào nhé: Thường thì các Phật tử không đi vòng vòng từ nhà này sang nhà nọ rao giảng Phật Pháp rùi bảo người ta cải đạo thành Phật tử, dọa rằng nếu không thì người đó sẽ xuống Địa ngục hoặc bị trừng phạt rất thê thảm. Các bác Thiên Chúa Giáo theo kiểu evangelism thì khác, hay đi khắp nơi hô hào rằng chỉ có Chúa là nhất thế này thế nọ, rằng các tôn giáo khác là sai lầm, vân vân và vân vân. Ngay cả Giáo hoàng Benedict, người được trọng vọng bao nhiêu, còn bảo: "Buddhism is a kind of spiritual auto-eroticism"( bác Voldo không biết nghĩ gì về bác Benedict nhỉ khi bác í nói câu này nhỉ?), cho thấy bác í chả có tí ti tôn trọng gì đối với niềm tin của người khác. Phải chăng chính vì kiểu tuyên truyền Phúc âm đó( hạ thấp người khác để nâng mình lên) mà một số người, ngay cả dân vô thần không có mấy cảm tình với Thiên Chúa Giáo.( cứ thử tưởng tượng bác là một người làm ăn lương thiện, làm từ thiện luôn, ăn ở rất có đức, vậy mà một ngày nào có thằng vào bảo Bác sẽ xuống địa ngục trừ phi bác nghe theo nó, bác thấy thế nào nhỉ? ) Vả lại, trong lịch sử nhân loại đã có không ít cuộc thảm sát do Thiên Chúa Giáo gây ra, chẳng hạn Galilê và nhiều nhà khoa học hoặc bị rút giấy thông công hoặc bị thiêu sống, rùi còn nhiều hình thức tra tấn dã man khác. Chính những việc làm trong quá khứ của Thiên Chúa Giáo( hiện nay có tốt đẹp hơn hay không thì vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi) đã dẫn đến việc không ít người có suy nghĩ không tốt với tôn giáo này. Cái đó có lẽ cũng là luật Nhân quả, theo kiểu You reap what you sow vậy. Không biết ý kiến của bác Voldo về những kiểu truyền đạo như thế ra sao? Bác đồng tình hay phản đối ạ?
    Đến nhà thiên văn học hàng đầu Việt Nam là Trịnh Xuân Thuận còn tin vào một đấng toàn năng đã tạo thành vũ trụ nữa là. Điều đó có sao đâu?
    Bác có link gửi cho em tham khảo cái nhỉ? Tại em nhớ có đọc ở đâu đó một bài review cuốn "Lượng tử và hoa sen" của Trịnh Xuân Thuận và 1 tác giả nước ngoài, trong đó Trịnh Xuân Thuận lại ca ngợi những quan điểm về vũ trụ của Phật Giáo cơ mà? Hay em nhớ nhầm? Bác nào đó có cuốn sách trên, đọc rùi, hiểu rùi, có thể vào đây giải thích thêm về điều này cho em được không? Mà khoan, em hỏi bác Voldo một chút: theo nguồn của bác, Trịnh Xuân Thuận có dùng chữ "Đấng toàn năng" hay không, hay ông chỉ nói về một nguồn năng lượng khổng lồ nào đó tham gia vào quá trình tạo thành vũ trụ? Trịnh Xuân Thuận thật có dùng chữ "toàn năng" à? Em muốn hỏi cho chắc, vì không muốn lập lờ giữa "Đấng sáng tạo" và " Đấng toàn năng". Thuộc tính "toàn năng" không phải muốn dùng thế nào cũng được, cho nên em phải hỏi cho cẩn thận. Nếu được mong bác cho em link là tốt nhất. ( hoặc bác đọc trong sách nào cũng được.)
    Chúa Jesus ở một góc độ nào đó cũng được tín hữu Thiên Chúa giáo tin là một đấng toàn năng.
    Sao lại ở góc độ nào đó? Phải nói rằng Chúa Jesus được các tin hữu Thiên Chúa Giáo, kể cả các bậc Chăn Bầy gọi là "Đấng Toàn năng" ấy chứ.
    Chẳng phải nhiều Phật tử cũng nghĩ hình ảnh của Phật cũng same same như một đấng toàn năng hay sao?
    Chữ same same của bác nghe mập mờ quá. Em nhớ đã đọc ở đâu đó rằng Phật là đấng toàn trí (omniscient), nhưng Ngài không phải Đấng Toàn năng, vì nếu Ngài là Đấng toàn năng thì Ngài đã khiến cho tất cả khổ đau biến mất trên cõi đời này rùi. Không biết chữ "nhiều Phật tử" ở đây là những ai, bác nhỉ? Bác nào ở bên Phật Giáo thấy em nói sai thì vào chỉnh sửa giúp em nhé. Em cám ơn rất nhiều.
    Quên, bác Voldo đi lễ thì nhớ hỏi mấy bác Linh mục mấy câu hỏi của em giúp nhé. Hy vọng em sẽ sớm có câu trả lời hợp tình hợp lí từ cac bác Linh mục.
    Được Beenladen sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 16/06/2005
  5. Beenladen

    Beenladen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc, có lẽ từ hôm nay trở đi Been sẽ không có dịp lên đây thường xuyên, hy vọng các bác sẽ giúp Been trả lời những câu hỏi trên, để lâu lâu Been vào xem luôn một lần cho tiện. Hy vọng các bác sẽ cho Been những câu trả lời logic, rành mạch. :))
    Chào thân ái và quyết thắng.
    Been lúc nào cũng chờ các câu trả lời của các bác.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Đáng lẽ không trả lời, nhưng thấy bác voldo cưỡng lời đoạt lý quá nên cũng phải nói lại cho rõ một chút
    Nói đến tôn giáo người ta nhắc đến PHật giáo và thiên chúa giáo nhiều nhất vì đó gần như là hai thái cực hoàn toàn. Thiên chúa giáo hướng ngoại, Phật giáo hướng nội. Trong khi TCG được xây dựng dựa trên đức tin, Phật giáo được xây dựng dựa trên sự trải nghiệm và hiểu biết... và còn rất nhiều điểm trái ngược nhau gần như hoàn toàn. Chưa xét đến việc tôn giáo nào hơn tôn giáo nào. Xét ở khía cạnh con người, ở khía cạnh tín đồ và khía cạnh thực hiện tôn chỉ riêng của mỗi tôn giáo thì xin thưa chẳng có ai hơn ai, ở thời nào người ác vẫn ác, kẻ cơ hội vẫn cơ hội, tiêu cực vẫn tiêu cực dù họ có đội lốt thầy tu hay linh mục đi chăng nữa. Cho nên không thể lấy hiện tượng để đánh đồng bản chất.
    Bây giờ ta xét đến bài viết của bác vol
    Cái này thì phải hỏi lại, bản thân anh phải nhw thế nào người ta mới nói anh. Nếu anh cây ngay thì làm gì sợ chết đứng... Cũng như cuộc đời của đức chúa Giê su còn nhiều điểm nghi vấn thì người ta mới phải nghiên cứu, còn cuộc đời đức PHật Thích Ca nó rõ nhw ban ngày thì còn gì phải nghiên cứu lôi thôi.
    Đúng rồi! Niềm tin đố ai cấm được. Nhưng cái đoạn sau bác nói thế nào ấy. Same same tức là xêm xêm phải không? twcs là chỉ hơi giống giống thôi. Mà bác cũng biết nhưng có lẽ bác lờ đi, hiển nhiên tín đồ TCG thì phải tuyệt đối tin Giê su là đấng toàn năng, còn bên PHật giáo chỉ có hàng sơ cơ, trình độ "lớp ba trường làng" mới tin vào cái điều xêm xêm đó...
    Cũng nói luôn là tôi không có ý định so sánh đạo nào với đạo nào, mà tôi chỉ không thích cách nói thiên vị, nâng bên này hạ bên kia. Anh cứ nói cho đúng sự thật còn chuyện đúng sai, ai vàng mười ai vàng giả thì đọc rồi thì ai mà chẳng biết... cần gì phải thanh minh với chả thanh nga.
    honghoavi
  7. Macedonia

    Macedonia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    thấy các bác cãi về phật hay qué. Hôm rtưóc tôi có đọc thấy chuỵện nói rằng khi thông báo về tin ông trưởng giả Cấp Cô Độc chết, A Nan rụng rời chân tay, còn Phật thì cũng buồn một lúc.
    Hoặc nghe tin ông vua gì gì ấy chết, Phật cũng buồn, hoặc cũng tranh chấp với mấy đạo sĩ khác về mấy cái vườn mà các vương tử cho mình ở. Tôi thấy nó làm sao ấy.
    Đã phật rồi mà còn buồn, còn chán ư?
    mà vẫn còn tranh cãi với các người tu khác giáo phái về chuyện để cho tăng đòan của mình ở đâu này nọ.
    Tôi nghĩ bản thân Thích Ca cũng chưa phải đã là tòan vẹn theo như những gì chính ông đặt ra. Tư tưởng của ông thì lớn nhưng nó Siêu quá, mà ông vẫn phải sống, thế mới khổ.
    Còn sau này người ta thêu dệt thêm thì vô kể.
  8. 1695

    1695 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể trích dẫn cụ thể không ?
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    thấy các bác cãi về phật hay qué. Hôm rtưóc tôi có đọc thấy chuỵện nói rằng khi thông báo về tin ông trưởng giả Cấp Cô Độc chết, A Nan rụng rời chân tay, còn Phật thì cũng buồn một lúc.
    Hoặc nghe tin ông vua gì gì ấy chết, Phật cũng buồn, hoặc cũng tranh chấp với mấy đạo sĩ khác về mấy cái vườn mà các vương tử cho mình ở. Tôi thấy nó làm sao ấy.
    Đã phật rồi mà còn buồn, còn chán ư?
    mà vẫn còn tranh cãi với các người tu khác giáo phái về chuyện để cho tăng đòan của mình ở đâu này nọ.
    Tôi nghĩ bản thân Thích Ca cũng chưa phải đã là tòan vẹn theo như những gì chính ông đặt ra. Tư tưởng của ông thì lớn nhưng nó Siêu quá, mà ông vẫn phải sống, thế mới khổ.
    Còn sau này người ta thêu dệt thêm thì vô kể.
    --------------------------
    Thế người ta nói gì bác cũng tin à? Bản thân Thích Ca có toàn vẹn, có buồn có chán không làm sao bác biết được?
  10. Beenladen

    Beenladen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    ^_^ Hú hú, lâu rùi mới lên, mấy bác khỏe không ạ? Em lên để nhắc, hôm nay là đúng 4 tuần kể từ ngày em đặt câu hỏi rùi ạ. Mấy bác nào quên thì nhớ lên đây trả lời giùm em cái, em dạo này bận rùi nên cũng không check thường xuyên được, hy vọng tuần sau dz6o sẽ thấy câu trả lời ạ. ^_^

Chia sẻ trang này