1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Tôi không giỏi về khoa học, nên xin không nói về khoa học.
    Khẹc khẹc, bạn hỏi tùm lum quá. Xin trả lời ngắn gọn thế này:
    Ăn xả láng mà, có chăng là hạn chế đừng tham ăn. (mà mở ngoặc đính chính là sư cũng ăn thịt được, có điều không gây sát sinh)
    Chúa toàn năng : kinh thánh nói thế mà??
    Phật là người thầy vĩ đại, kinh phật cũng dạy thế mà, còn vũ trụ cũng dạy luôn : kim, mộc, thuỷ,hoả ,thổ. khẹc khẹc khẹc. Hỏi chính ông sư đó thì được hỏi lại: người ta chưa chụp được nguyên tử phải không?( khẹc khẹc, hú hú, hơi lạc hậu)
  2. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Bên trên bạn trích các câu nói của Marx mà bây giờ lại quên mất câu này: "Không có chân lý, chúng ta chỉ đang tiến gần đến chân lý"
    Tôn giáo nao thì đúng là cung đầy rẫy những mâu thuẫn, rất đơn giản vì nó do con người viết ra, và những người đó đã sống cách đay cả ngàn năm, đương nhiên là kém hiểu biết hơn chúng ta rất nhiều, ít ra là về khoa học. Tôi xin có một câu nói gửi đến những người suốt ngày ra rả truyền đạo, và những người trước đây viết ra kinh thánh hay bất ky kinh kệ của tôn giáo nào khác "Nếu ta không biết vũ trụ này khởi đầu ra sao, thì ta cứ thành thật nói là không biết chứ không cần phải bịa đặt đại ra rằng có một ông Thượng Đế ở trên trời đã sanh ra nó."
    Có thể có "thượng đế" lắm chứ, con người đã và đang dùng khả năng khoa học để lần tìm về nguồn gốc của mình. Các hệ tư tưởng tôn giáo đang có trên TG chỉ là những vien đá cản tro con người trên con đường tìm ra "thượng đế" thật sự, nhưng sớm muộn gì chung cũng sẽ bị đào thải.
  3. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rất đúng.
    (nhưng Marx nói câu đó tôi không hiểu tại sao nó đúng). Thiển nghĩ tìm ra "thượng đế" thật sự( nếu có) (và chân lí nói chung)đâu phải là trái với những mục tiêu của khoa học. Chân lí vẫn ở đó, chỉ có con người có khi sai lầm.
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng cách bạn đưa ra lập luận như trên là không thuyết phục vì những lý do sau đây:
    1/ Cách trả lời của bạn là hơi thiếu nghiêm túc. Sự thiếu nghiêm túc này theo tôi là do cách nhìn nhận không khách quan, vì ngay từ đầu bạn đã có thành kiến với tôn giáo.
    2/ Các tôn giáo mâu thuẫn nhau điều đó không cho thấy có mâu thuẫn trong nội tại của mỗi tôn giáo. Vì ai cũng biết, tôn giáo nào học thuyết nào cũng cho rằng mình đúng mình là số 1. Nói cách khác bạn đã đánh tráo khái niệm mâu thuẫn giữa những tôn giáo và mâu thuẫn trong nội tại của mỗi tôn giáo. Nếu nói như bạn tôi có thể lập luận như sau: Marx cho rằng chỉ có một thế giới vật chất duy nhất. Phật cho rằng có nhiều thế giới tồn tại song song từ đó suy ra cả Marx và Phật giáo đều mâu thuẫn.
    3/ Theo tôi bạn nên tìm hiểu trước khi phê bình, vì chỉ có tìm hiểu với tinh thần cầu tiến khách quan bạn mới có thể nhìn sự vật theo đúng tinh thần của Marx là: một cách toàn diện, trong các mối liên hệ và sự phát triển của sự vật.
    Giải thích:
    -- Nếu bạn nói khoa học là môn học về chân lý để tiếp cận chân lý thì đúng nhưng Khoa học = chân lý có nghĩa là bạn đã tuyệt đối hoá khoa học cho khoa học luôn luôn đúng --> nguỵ biện.
    --- Câu trả lời của vị sư trên là đúng, nhưng vì bạn luôn nhìn câu trả lời với đường hướng tiêu cực. Có lẽ vị sư này cũng thấy được điều đó nên không trả lời thêm cho bạn điểm này.
    Tôi trích dẫn:
    "Phật giáo thị nhập thế nhi phi yếm thế
    Từ bi nãy sát sanh dĩ độ chúng sanh"
    (Phật giáo là nhập thế chứ không yếm thế
    Từ bi đôi khi phải giết người để giúp nhiều người)
    Giả sử nếu phải bắn con hổ để cứu 1 người thì tôi sẵn sàng bắn, nếu phải giết gà để ngăn ngừa cúm H5N1 thì tôi sẵn sàng giết gà. Vì trong cái tổng thể ta phải vì cái lợi ích chung lớn nhất. Cũng vậy không ai giữ cái danh hão là từ bi không ăn cây cỏ để chết, trong khi có thể giữ lại mạng sống làm nhiều việc có ích hơn.
    honghoavi
  5. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    chung chung là có 2 cái.
    1.Thứ nhất là về khoa học, chân lí, khec khẹc, theo tôi chúng ta ai cũng có cùng ý nghĩ nhưng chỉ có điều đang cãi nhau từ ngữ. hú hú. Vậy tôi xin đưa ra 1 cách gọi thống nhất cho chính xác:
    _Khoa học: môn nghiên cứu của con người về chân lí.
    _chân lí: là chân lí khẹc khẹc
    khoa học bây giờ chưa đảm bảo là chân lí, nhưng có lẽ ngày càng gần với chân lí (còn bao giờ là 1 thì hông biết). hú hú hú, tôi nói nhầm từ ngữ, xin lỗi các anh chị em .Chỉ vì vấn đề này mà topic đã làm tốn bandwidth, tiếc thay tiếc thay.
    2.Tôn giáo: Tôi đưa ra mấy ví dụ trên là để minh hoạ cho ý: tôn giáo mâu thuẫn trong cả nội tại và mâu thuẫn với nhau đấy chứ.khec khec khec.
    Còn ý của honghoavi về ăn cây thì tôi đưa ra thì cần xét lại. Hú hú hú, giết hổ giết gà đúng là Phật và các quan chức trên trời sẽ có barem tính điểm sao đó, nhưng mà giết cây để sống và làm việc tốt thì hơi ngộ( sao không giết muông thú và người luôn đi).
    Chẳng lã mạng cây cỏ bèo hơn mạng cái khác. Vậy thì bất công cây cỏ quá. cacaca tràn đầy lòng yêu thương cây cỏ mà thấy bất bình thay.
    Hẹn gặp lại các bạn ở cuộc thi do honghoavi đề xướng, với chủ đề: Phật giáo, những điều hay và các mầm mống độc hại.
    Được cacaca sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 19/03/2005
  6. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Để khỏi làm loãng chủ đề "có nên tổ chức cuộc thi..." của bạn honghoavi, tôi xin post lên đây vài ý kiến, kheckheckhec
    Tôi tham gia rất nghiêm túc, hông hề có đả động đả kích ai hết á, chỉ là bình luận lời họ nói (dĩ nhiên)
    Thêm nữa cung cấp thông tin và câu hỏi cũng kha khá mà.
    Và chẳng lẽ hiểu biết không toàn diện và sâu sắc thì không được gia nhập chủ đề học thuật? hú hú hú. Tôi rất cẩn trọng trong lí luận mà. Chỉ có cái khác là nói những cái hông giống lắm với mọi người hay nói, vì vậy mà bạn honghoavi có ấn tượng xấu sao ?
    Xiềng là người bạn honghoavi nói là cacaca, nên tôi mới mạn phép bày tỏ bức xúc cao độ, khec khec khec.
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Huynh đài đã đọc "Những người khốn khổ" của Victor Hugo chưa? Nếu như một người mù bẩm sinh khi nghe những người sáng mắt khác kể lại về thế giới xung quanh mình thì lại không tin, chỉ vì anh ta không thể thấy được (nghĩa là cảm giác hoặc tri giác được) những điều ấy, thì có đáng buồn cười không? Anh ta bảo: "Các người đều bịa đặt cả", nhưng những người sáng mắt thì biết rõ những điều đó không phải là bịa đặt. Chỉ có điều họ không biết cách diễn tả cho người mù kia thấy. Tốt nhất là người mù ấy nên đi chữa mắt để rồi anh ta tự cảm nhận được những điều đó thì tốt hơn.
    Tôn giáo là một sự trải nghiệm (experience) thế giới theo một con đường khác với khoa học, mà đặc điểm của nó là hướng về mối liên hệ cá nhân, do đó niềm tin tôn giáo khó mà được chuyển từ người này sang người khác như các tri thức khoa học. Một cá nhân là một cá thể riêng biệt và độc đáo, và chỉ có thể qua chính những trải nghiệm của bản thân mới có thể cảm nhận được tinh thần tôn giáo đích thực, chứ không phải qua những lời thuyết giảng suông. Kiến thức khoa học có thể được truyền bá một cách thuần túy tri thức, nhưng những người truyền đạo thì không thể nào truyền bá được niềm tin tôn giáo. Đạo Ki-tô rất có lý khi so sánh những người truyền đạo với những người gieo hạt giống, vì họ có thể gieo hạt giống xuống ruộng, chứ không thể quyết định được rằng hạt giống ấy có nảy mầm hay không. Tri thức khoa học có thể do một vài người phát hiện ra, và sau đó truyền bá cho những người khác, để mọi người đều "biết", nhưng niềm tin tôn giáo thì người này không thể "trải nghiệm" thay cho người khác được. Biết 1+1=2 thì khác nhiều lắm so với trải nghiệm qua điều đó.
    Tôn giáo cũng không phải là một sự bịa đặt mà là một sự tích lũy những tri thức và suy niệm qua nhiều ngàn năm lịch sử. Con người đã quan sát thế giới, đã tri giác và cảm nhận, đã suy tư và lý luận, và quan trọng nhất là đã trải nghiệm, để đúc kết nên những hệ thống tôn giáo. Chúng ta không lấy làm lạ khi thấy ở buổi đầu sơ khai của lịch sử loài người, khoa học và tôn giáo được nhập chung làm một, vì đó đều là sự tìm hiểu về thế giới, trong điều kiện kiến thức loài người còn ít ỏi (cũng như trước đây chỉ có toán, rồi tách ra hình học, đại số, số học, sau đó lại thêm đủ ngành chuyên môn hóa khác để phù hợp với việc đào sâu khối kiến thức ngày càng mở rộng). Và nếu kiến thức khoa học đổi thay theo từng thời đại, thì tri thức tôn giáo cũng thế. Thật vậy, không phải một sớm một chiều mà hình ảnh của một Thượng đế độc thần xuất hiện trong lịch sử, và cũng không phải trong chớp mắt mà vị Thượng đế đó có được khuôn mặt như ngày nay. Hơn nữa, khi xem xét trường hợp những hạt cơ bản, những hạt không thể thấy, quan sát, hoặc đo lường được, mà chỉ xuất hiện trên các phương trình vật lý, nhưng các nhà khoa học khẳng định rằng chúng phải tồn tại "vì lẽ phải thế", thì thử hỏi khoa học có gì khác biệt nhiều với những quan niệm của tôn giáo đâu? Lẽ nào chúng ta cho rằng những neutrino hay gluon đều chỉ là bịa đặt?
    Cả hai mặt tôn giáo và khoa học sẽ giúp chúng ta có được quan niệm về thế giới một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Một góc nhìn phiến diện từ bất kỳ hướng nào đều không thể cung cấp một sự hiểu biết đúng đắn về thế giới, và do đó nên tránh đi thì hơn.
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Bạn honghoavi nói đúng, bạn cacaca đưa ra toàn là những điểm ngược nhau giữa các tôn giáo, chứ ko phải trong bản thân của một tôn giáo (đây là nói tôn giáo chính, chứ ko phải mấy cái giáo phái lăng nhăng đâu nhá). Vậy có cần đưa ra những mâu thuẫn trong khoa học hay không?
    Còn cái này có phải là mâu thuẫn trong nội tại tôn giáo không?
    Bạn cacaca thấy điều này là mâu thuẫn, vì bạn không phải là người theo Thiên chúa giáo nên không rõ: quan niệm Chúa toàn năng theo cách bạn hiểu đã cổ lỗ cả nghìn năm rồi. Ngày nay đạo Tin Lành không hiểu quan niệm toàn năng theo cách đó nữa. còn đạo Công giáo thì còn tệ hơn, có rất nhiều người cho rằng Chúa KHÔNG HỀ TOÀN NĂNG... Tôn giáo cũng phải phát triển chứ, không lẽ mấy bạn định lấy kiến thức của người thế kỳ 21 đi đả kích các tri thứ tôn giáo của thế kỷ thứ 10? Như vậy là quá kém...
    Câu trả lời cho câu hỏi trên, theo ý của tôi là: chúa không thể tạo ra cục đá mà ngài không thể nhấc nổi. Nhưng đây cũng là ý kiến riêng tư, không có thẩm quyền...
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Anh bạn này chắc thuộc "hành thổ".
    Quan điểm của tôi vẫn như trên :KHOA HỌC LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ KIỂM CHỨNG. Kể cả kiểm chứng về Tôn Giáo.
    Còn nếu bạn nói Phật là 1 vị Thầy, tôi cho rằng Ngài là 1 vị Thầy khó tính, bắt đệ tử là Đường Tăng phải đến tận xứ sở của Ngài lấy kinh và lại phải trải qua 81 khổ nạn nữa. Chúa không những là 1 vị Thầy mà còn là 1 vị Luật Sư bênh vực người nghèo và cô thế nữa.
    Nếu chúng ta dùng quan điểm lấy khoa học để kiểm chứng đối với thực tế, tôi thấy rằng học sinh ngày nay hơi "khổ" đấy.
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi thế chân lí là cái gì thế? Nếu khoa học là chân lí thì sao không gọi luôn khoa học là chân lí mà lại đặt ra hai từ khác nhau cho mệt. Các nhà khoa học thì đổi lại là nhà chân lí luôn cho tiện ạ.
    Gửi bác 13am: sao lại không nói hơn thua giữa các đạo, có so sánh thì mới biết cái nào hay cái nào dở chứ, hay cứ là đạo thì đều tốt cả. Nếu thế thì mời bác gia nhập đạo của em nhé, em là *****, bác là đệ tử đầu tiên, còn hệ thống lí luận,.. để từ từ nghĩ đã.
    Gửi bác cacaca: bác nói thượng đế có tạo ra tảng đá ngài không thể nhấc nổi được không? Em nghĩ phải tuỳ người, nếu tin thượng đế là toàn năng thì người chắc làm được, vấn đề là liệu người trần mắt thịt có nhận biết được không thôi. Dạ, cũng như là vật lí học ấy ạ, em đọc sách thấy nói không thời gian có 7, 8 chiều gì đó, lại còn không gian bị cong.. em cũng chẳng hiểu. Giống như trong vật lí lí thuyết toàn đặt ra các tiên đề không chứng minh, nó chấp nhận những điều tưởng như mâu thuẫn nhưng không có nó không thể giải thích được. Vấn đề là chấp nhận cái nào là tiên đề, nếu coi thượng đế toàn năng là tiên đề thì mọi thứ xong hết, chẳng có gì mâu thuẫn cả. Còn bác nói đạo Phật mọi người đều có quyền gì gì.. (chẳng nhớ) với việc nhà sư ăn uống thì có gì mâu thuẫn ạ? Em không hiểu, mong bác nói rõ ra được không?
    À, giọng văn của bác nghe quen quen, lạ nhỉ.
    Gửi bác honghoavi: bác ơi, bác nói là tuỳ lúc, có lúc giết người giết hổ giết gà là tốt, thế thì dã man quá. Bác bảo lợi ích chung được nhiều hơn, vậy lợi ích chung là cái gì vậy? Làm thế nào để đánh giá một việc là lợi hay hại?
    Cá nhân em thì em chẳng thích thờ cúng ông nào cả, ông nào đúng thì theo, nên không có chuyện vừa thờ phật vừa kính chúa ạ. Phật hay chúa mà sai thì cũng như nhau tất, ái cha, ặc ặc ặc con biết lỗi rồi xin các ngài tha tội ạ.

Chia sẻ trang này