1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi cần người dẫn dắt : Chúa hay Phật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 13am, 09/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Xóa vì TT đã đọc xong
    Được cacaca sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 20/03/2005
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi cũng không muốn lập lại những gì tôi đã viết. Xin cho 1 ví dụ như vậy, rất thức tế :
    Liên Đoàn bóng đá VN chẳng hạn. Có 1 quan chức được bầu vào LĐ. Thế thì vị quan chức có nhàn hạ trông coi việc đá bóng. Nếu chẳng xẩy ra tiêu cực như bán độ, thì cứ an nhàn. Nhưng ở đây khán giả không những cần đá hay mà còn phải biết đoạt cúp nữa. Thế có ông nào dám tạo ra "thế giới bóng đá"theo quan điểm của chính ông ta không ? Hay những lợi ích từ bóng đá là do Karma. Hãy như Chúa, tạo ra thế giới riêng, và thế giới ấy phải có nhiều người hâm mộ. Chúa nổi tiếng chính vì sự hâm mộ vậy.
  3. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chết cười mất thôi!!!!
  4. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Kheckheckhec, đây là một bài rác chân chính. Không hề có tinh thần xây dựng và ngắn cũn cỡn.
    Được cacaca sửa chữa / chuyển vào 21:47 ngày 20/03/2005
  5. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Bạn không cần khẹc khẹc, hú hú ... người ta cũng biết được tổ tiên của bạn có họ hàng gần với loài khỉ rồi.
    Cai ví dụ trên, (mặc dù cái ví dụ này có vấn đề, nhưng thôi tôi cũng hiểu ý của Liv) mới nghe có vẻ có lý vì nó dựa trên một việc có thật. Nhưng khi so sánh hai việc với nhau thì nó giống như những cây đũa lệch. Có phải ý Liv muốn ví những người vô thần như tôi hay bạn cacaca trên đều "mù" nên không tin những lời mạc khải của chúa do những người không "mù" giảng lại ?. Vậy thì xin hỏi lại bác Liv và mấy ông linh mục có gì hơn người khác mà tự hào mình không "mù" so với những người còn lại, hay chỉ là những tưởng tượng hảo của mấy bác thôi. Hãy thể hiện khả năng "thần thánh" của mình trước rồi hãy lên giọng nhé, nếu nói những dieu trên không thì thật khó ngửi. Thể hiện khả năng gì hả, vì dụ như ... biết bay :P , hay đơn giản như là sống 400 - 500 tuổi xem (mà ông Giáo Hoàng hình như cũng sắp được chúa kéo về trời phụng sự việc chúa rồi thì phải). Nói chung là lấy mấy cái phép trong truyện cổ tích ra, hay ngay chính trong kinh thánh rồi làm lại ấy, cách này vừa dễ, vừa bảo đảm 100% dân số trái đất theo đạo chúa ngay. Nếu rảnh Liv nên đọc kinh thánh đi nhé, không phải loại do nhà thờ cắt xén đi, mà là loại đầy đủ ấy. Sẽ biết được mặt trời và các vì tinh tú quay xung quanh trái đất, loài người mới có mặt trên trái đất này khoảng 6000 năm, bầu trời là vòm ba`ng đồng thau, trời mua thì do các thiên thần mở cửa trời đổ mưa xuống. Thôi trích đoạn luôn này:
    "Ngày thứ 2: dựng nên vòm trời (GEN.1:6) vòm trời đó cứng nhắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuống trần gian. Nó có hình vòng cầu hoặc như cái chảo úp như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa một lượng nước khổng lồ ở bên trên. Vòm trời đó theo JOB đã được đúc bằng đồng thay (JOB.37:18). Vòm trời đó có những cửa. Khi muốn có hồng thủy, những cửa trời đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (GEN.7:11). Mặt trăng, mặt trời và các vì sao là những đèm đóm đều nương vào nền trời đó y như những ngọn đèn trên trần nhà (GEN.1:17). Những ngọn đèn đó dĩ nhiên là nhỏ xíu, vì lúc tận thế, tinh tú sẽ rụng xuống trần gian như những trái cây vả chín rơi rụng khi cây vả bị dập vùi trong một trận cuồng phong (GEN.6:13). Cung đình Chúa Cha và tòa ngôi ngài đặt trên vòm trời đó (PSALM.11:4) vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm trời đó là Trời (GEN.1:8).
    Chúa Giêsu cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó khi Ngài dậy cầu xin: Lạy Cha chúng con ở trên trời (MAT.6:9). Vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (JOB.27:11) và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (JOB.9:6). Đất được Chúa đặt vững trên mặt nước (PSALM 136:6), muôn đời đứng yên một chỗ." .....
    .... nhiều quá viet ra không hết, bạn tự tìm đi nhé. Chưa hết, từ xưa tới nay, giáo hội Vatican đã tiên đoán bao nhiêu lần về ngày tận thế. Nhiều người đã bán cửa bán nhà, nhiều người đã bỏ cả công ăn việc làm để chờ Chúa đón. Nhưng tới ngày đó chẳng có gì xảy ra cả!. Đọc xong những đoạn trên, bạn cho tôi hỏi, trong vấn đề này ai mới là nhung người that su "mù" vậy bạn. Tôi thật sự ngưỡng mộ những người đã làm cho nhiều người tin vào may điều nhảm nhí này. Nói đến đây thì sẽ vào vấn đề thứ 2 tôi quote cua ban ở trên, nhưng tôi sẽ trở lại sau.
    Mấy bác tự cho mình không mù, nhung chẳng có gì chứng minh làm sao mà tụi tôi tin được. Chỉ dùng cái miệng để truyền đạo thôi mà có đến cả đống điều vô lý (so so Trong cuốn Kinh Thánh Của Những Người Không Tin Chúa (The Bible Handbook For Atheists) của 2 tác giả, tiến sĩ G.W.Foote và W.P.Ball đã tìm ra tới 870 điều sai lầm trong Kinh Thánh.). Khác với những người mù, muốn làm nó tin vào thế giới xung quanh thì đâu khó. Chỉ cần nói phía trước có cái hố, di tiếp sẽ té, băng qua đường có thể bị xe tung, bị tai nạn vài lần như thế thì nó sẽ phải tin thôi. Co`n muốn biết toàn nhà cao cỡ nào thì cứ treo nó lên nóc nhà, cột dây vào người nó rồi thả nó xuống .... Mấy bác truyền đạo cũng nên làm vài điều tương tự như thế cho người "mù" chúng tôi tin chứ, chỉ "giảng" vài điều như trên thì thôi rồi.
    Ve truyện thần thoại lên thiên đường sống bất tử đời đời với chúa thì ai mà chẳng ham, chẳng muốn duoc như thế. Nhưng có điều cái ông chúa đó vô lý qua, tôi muốn tin lắm mà không được. Cai tưởng tượng mơ mộng của con người thì thường luôn phũ phàng trước thực tế. Bạn nên tỉnh lại đi.
    Bàn về ý thứ 2 tôi quote của bạn nhé.
    Nói như trên thì bạn đã coi như công nhận lý thuyết tôn giáo phát triển theo tri thức con người, hay nói ngược lại, con người phát triển mấy cái lý thuyết tôn giáo đó. Chắc bạn chỉ chưa chấp nhận thêm con người "phát minh" ra tôn giáo thôi chứ gì. Tụi tôi chẳng phải lấy kiến thức của thời đại này mà đi so với thời đại trước kia, mà rõ ràng trong kinh thành chúa da nói những lời "khó hiểu" như thế, hay là chúa nói sai . Mấy cái điều tự nhiên như thế thời nào chẳng giống nhau, rõ ràng thời trước do con người kém hiểu biết, nên tác phẩm chúa của họ cũng mang một hình dang người thời đó .. tức là cũng kém hiểu biết. Thêm nữa, một cuốn kinh thành chép lại lời của chúa (chúa nhé không phải người thường đâu ) mà lại cần phát triển theo thời đại à. Sao bạn dễ tin thế nhỉ. Suy nghĩ lại đi nhé.
  6. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Nếu bạn co rằng đạo Phật giống một môn triết học, thì tôi cho là đúng. Cá nhân tôi cũng thích một số triết lý nhà Phật. Nhưng nếu bạn cho rằng Phật cũng là thần thánh giốn trong truyện cổ tích thì nên xem lại. Trong Phật giáo cũng có một số mâu thuẫn và giới hạng riêng, vì dụ như trên. Chúng sinh thì cũng là chúng sinh, không thể đối sử với cái này tốt (vì nó la oai oái khi mình làm thịt nó tôi nghiệp quá) mà bất công với cái khác được (vì nó chỉ biết nằm im chịu trận).
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chết vì cười tập 2!
    honghoavi
  8. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Cái ví dụ của Victor Hugo là nói về con chuột sống trong hang, nhưng tại hạ không thích hình ảnh đó lắm nên đổi đi. Nhưng bây giờ nghĩ lại quả là Victor Hugo dùng ví dụ hay hơn mình nhiều...
    Có lẽ winters huynh đã hiểu nhầm ý của tại hạ. Tại hạ ko nói huynh mù và tại hạ sáng, mà tại hạ cho rằng tất cả chúng ta đều có thể là những người mù, cả huynh lẫn tại hạ (do đó chuyện tại hạ tự cho mình không mù là không có nhé). Chẳng hạn như tại hạ chẳng làm sao cảm nhận được cái hay cái đẹp của nhạc rap, nhưng lại có những giải Grammy trao cho nhạc rap để chứng tỏ giá trị thật sự của thể loại này; như thế rõ ràng trong lĩnh vực nhạc rap thì tại hạ quả là vừa mù vừa điếc... Ví dụ về người mù đó áp dụng cho tất cả chúng ta, khi đứng trước những lĩnh vực xa lạ đối với mình. Ai có thể chắc chắn là mình sáng mắt tuyệt đối chứ? Ngay cả tại hạ cũng không dám chắc là mình thật sự sáng mắt khi bàn về những vấn đề tôn giáo này, nhưng ít ra tại hạ cũng không có cái tự tin quá ngây thơ vào sự sáng của mình như huynh... Người mù và biết mình mù thì tốt hơn nhiều so với người mù mà cứ cho là mình sáng chứ. Do đó, thay vì chúng ta đả kích những gì chúng ta không thể cảm nhận vì sự hạn chế của bản thân mình, thì mình nên tìm hiểu về những gì mình chưa biết đó, nói cách khác là đi chữa mắt, để có thể có cơ hội cảm nhận một môi trường mới hơn là những gì mình đã từng quen thuộc. Theo tại hạ, đó mới là một tinh thần học hỏi chân chính thật sự.
    Bản thân tại hạ không "rao giảng" đạo Ki-tô, đó cũng không phải là nghề của tại hạ. Tại hạ chỉ cho rằng đây là forum để thảo luận về vấn đề học thuật, nên tại hạ đã trình bày những quan điểm của tại hạ và lắng nghe những quan điểm của người khác một cách chân thành và với một tinh thần học hỏi thật sự -- honghoavi huynh đài có thể nhận thấy, tại hạ đã từng góp ý kiến trong các topic về Phật giáo một cách xây dựng, tuy rằng kiến thức có thể còn thiếu sót; tại hạ cũng rất muốn nghe những cao luận bàn về thuyết vô thần, tuy nhiên dường như những cao luận này hơi hiếm... Xét cho cùng, tại hạ chẳng muốn "cải đạo" winters huynh cũng như bất kỳ ai, vì như tại hạ đã nói ở vài trang trước, tôn giáo, đặc biệt là đạo Ki-tô, là một trải nghiệm hết sức cá nhân mà không ai có thể "trải nghiệm" thay cho ai được. Winters huynh có muốn experience thì cứ việc tự mình huynh thôi...
    Tuy nhiên những điều huynh viết về Thiên Chúa giáo thì hoàn toàn sai lầm, chứng tỏ huynh đã không có một cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về Thiên Chúa giáo. Tại hạ có thể đánh giá điều đó, trên cơ sở bản thân tại hạ là người theo đạo Ki-tô, tất nhiên là tại hạ có điều kiện hiểu rõ về đạo Ki-tô hơn huynh, một người đứng ngoài (tại hạ đoán vậy).
    --------------------------------
    Thứ nhất, huynh là một người không hiểu biết gì về Kinh thánh. Huynh đọc một quyển sách viết cách đây từ hai nghìn đến ba nghìn năm và đòi hỏi nó phải đúng đắn khi đối chiếu với khối kiến thức của chúng ta ngày nay, điều đó không những impossible, mà còn là một đòi hỏi ấu trĩ hết sức. Các kiến thức khoa học cách đây hai nghìn đến ba nghìn năm cũng chứa đầy những sai lầm so với kiến thức khoa học ngày nay. Hóa ra tinh thần tôn giáo đã được đóng khung từ cách nay ba nghìn năm và không được phép phát triển gì hơn ư? Như thế quả thật là bất công và phi lý, vì trong khi kiến thức khoa học được phép phạm vô số sai lầm để rồi được bổ sung và thay vế bởi những kiến thức mới hơn và chính xác hơn, thì những người như winters huynh lại cố định tôn giáo trong cái hình thức cổ lỗ của nó để rồi đả kích những công trình của người cổ đại, qua đó đả kích luôn những người hiện đại. Câu chuyện tạo dựng trong bảy ngày được viết bởi những người cổ đại, những thi sĩ sáng tác nên những bài thánh thi (psalm) cũng là người cổ đại, và những nhân vật trong các câu chuyện, như Joshua hay Job chẳng hạn, cũng là những con người cổ đại. Ta không thể dòi hỏi Job nói về vũ trụ mà lại nhắc đến các lỗ đen, vụ nổ lớn, phương trình e=mc2 hay lý thuyết dây được, nhưng khi Stephen Hawking nói về vũ trụ thì chắc hẳn là ông sẽ thường xuyên phải nhắc đến những điều đó, và sẽ tạm quên đi những con rùa xếp chồng lên nhau hay những cổng trời nơi các thiên thần mở ra cho nước mưa chảy xuống, vân vân và vân vân, đúng không? Và chắc chắn là Chúa không nói sai, vì như mọi người đều biết, Kinh thánh không phải là do Chúa viết ra, mà là do người trần gian, mà một số tác giả còn lưu lại tên tuổi đến ngày nay. Mà con người, do những hạn chế của kiến thức chung và của thời đại, thì vẫn có thể nói sai và viết sai chứ. Không lẽ winters huynh đài quả thật coi Kinh thánh là do Chúa đọc chính tả cho con người chép lại (như trường hợp của Kinh Koran) hay sao?
    Nói cho cùng, kiến thức của con người chỉ có thể phát triển dần theo thời gian, và tôn giáo cũng không ngoại lệ. Và cả khoa học nữa, tất nhiên. Có lẽ cũng nên nhắc huynh rằng những "nhà khoa học" vĩ đại thời thượng cổ như Aristotle chẳng hạn, chính là người đặt ra hệ thống vũ trụ trong đó trái đất là trung tâm, mặt trời và các tinh tú quay quanh trái đất, chứ không phải là do đạo Ki-tô cũng như giáo hội La Mã bày đặt ra. Nhưng thực ra mô hình các thiên thể này đã là một bước tiến bộ lớn so với mô hình đất phẳng như cái đĩa, trời như cái vòm, đứng trên nhiều con voi hay con rùa gì gì đó, rất nhiều rồi... Và ngay cả đến những nhà khoa học thế kỷ 18 còn cho rằng trái đất có tuổi khoảng 75 nghìn năm, còn Darwin cũng cho rằng trái đất có tuổi khoảng 300 triệu năm. So với con số mà chúng ta biết được hiện nay thì những con số này sai lệch quá nhiều, nhưng vì sao lại không đáng cười? Vì đó chính là những bước chập chững để tiến đến những hiểu biết cao hơn và chính xác hơn. Vậy thì tuổi của trái đất là 6 nghìn năm dựa trên những sách vở của hơn một nghìn năm trước công nguyên cũng chẳng có gì đáng buồn cười cả, vì đó là những bước đầu tiên để tiến đến một sự hiểu biết cao hơn. Hay thuyết tiến hóa của Lamarck và câu chuyện về con hươu cao cổ mà ngày nay những người tự cho là trí thức vẫn thường lấy làm trò giễu cợt những người học thức kém hơn mình một cách ngạo nghễ, liệu có phải là do tôn giáo nghĩ ra không? Tất cả những kiến thức đó đều là những sai lầm do hạn chế của khối tri thức loài người, nhưng nó đã là nền tảng cho sự phát kiến những thi thức mới hơn và chính xác hơn. Và trong trường hợp của tôn giáo cũng thế... Tại hạ không rõ quan điểm của những tôn giáo như Phật giáo về vấn đề tri thức khoa học và tôn giáo như thế nào, nhưng đối với các tôn giáo lịch sử như Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, thì sự phát triển tri thức loài người theo quá trình lịch sử, trong đó bao gòm cả nhận thức của loài người về vũ trụ và Thượng đế, là một điều tất yếu. Nói cách khác, niềm tin của các tôn giáo là một niềm tin sống động và mang tính lịch sử, nếu nó có vẻ trở nên xơ cứng thì đó là lỗi của cách thể hiện nơi con người chưa đi vào bản chất của niềm tin ấy, chứ không phải của bản thân niềm tin đó. Tại hạ nói thế huynh đã hiểu chưa nào?
    Do vậy, cách đọc Kinh thánh của winters huynh là một cách đọc rất "cổ xưa" rồi, khi mà huynh muốn tìm hiểu niềm tin của người theo đạo Ki-tô hiện đại thì làm sao có thể phù hợp, vì niềm tin của người theo đạo Ki-tô hiện đại có hoàn toàn giống với niềm tin của người theo đạo Ki-tô vài trăm năm trước nữa đâu? Đối với một người theo đạo Ki-tô hiện đại như tại hạ chẳng hạn, thì xét về mặt tôn giáo, ý nghĩa quan trọng của câu chuyện tạo dựng chỉ tóm gọn trong một ý, đó là Thượng đế đã tạo dựng nên vũ trụ này và đặt con người là chủ nhân của nó, thế nôi. Đó mới chính là khía cạnh thần hứng của Kinh thánh, chứ không phải là Kinh thánh phải chính xác từng câu từng chữ. Còn Thượng đế đã dựng nên vũ trụ vào hôm qua, hôm kia, cách đây sáu nghìn năm, 300 triệu năm, 5 tỷ năm hay 20 tỷ năm thì đều không thuộc về phạm vi của Ki-tô giáo, và ý nghĩa tối thượng kia cũng không hề thay đổi. -- Bản thân tại hạ thì cho rằng con số 20 tỷ năm và hơn nữa là hợp lý, tuy nhiên lý thuyết dây (String Theory) nghe cũng có vẻ rất hấp dẫn, và đặc biệt là rất đẹp... Chúng ta cũng có thể tìm thấy một ví dụ tương tự: tuy ngày nay mọi người Việt đều gọi nhau là "đồng bào", nhưng chắc là không có mấy ai thật sự tin vào câu chuyện con rồng cháu tiên và bọc trăm trứng nở ra trăm con chứ? Nhưng câu chuyện đó vẫn rất thiêng liêng đối với người Việt, vì nó truyền tải ý nghĩa mọi người trong nước Việt đều là anh em, có cùng một nguồn gốc cao quý, và chính ý nghĩa này mới là điều thực sự được mọi người chấp nhận, chứ không phải là bản thân câu chuyện hoang đường kia. Tất nhiên, cả trong truyện tạo dựng lẫn trong truyện bọc trăm trứng vẫn phản ánh một phần sự thật lịch sử, điều này là không thể phủ nhận, và người ta, bao gồm cả tại hạ, vẫn đọc Kinh thánh để thưởng thức những nét thi vị xa lạ, quan sát cuộc sống của một nền văn hóa cổ xưa, tìm hiểu những hình tượng lịch sử, theo dõi những cuộc chiến tranh, vân vân và vân vân, chứ không chỉ đơn thuần là đọc Kinh thánh dưới ý nghĩa tôn giáo. Nhưng dù đọc cách nào đi nữa, không vì thế mà ta chấp nhận tất cả câu chuyện mà thiếu đi sự chọn lọc và suy xét của chính bản thân ta.
    Ha, dù sao cũng đồng ý với winters huynh đài một điểm, đó là cũng có nhiều người theo đạo Ki-tô, đặc biệt là những người theo các đạo Tin Lành, vẫn tin tưởng vào Kinh thánh theo lối từng câu từng chữ. Nhưng tại hạ cũng như đa phần những người theo Thiên Chúa Giáo La Mã thì lại có quan điểm cởi mở hơn về ý nghĩa Kinh thánh. Qua đó, huynh đài có thể thấy những điểm kỳ quặc trong Kinh thánh không phải là điểm chung và cốt lõi mà những người theo đạo Ki-tô tin tưởng và gin giữ, và do đó không thể sử dụng điều đó để chỉ trích toàn bộ những người theo đạo Ki-tô được.
  9. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Dài quá, phần post bài nó bắt tại hạ cắt thành hai post.... Phần này tiếp theo phần trên.
    --------------------------------
    Thứ hai, Vatican chưa từng tuyên bố và tiên đoán bất kỳ điều gì về ngày tận thế, ít ra là từ năm 1870 đến nay (năm 1870 là năm mà "Vatican" bắt đầu thay cho "Rome"). Nếu họ có tuyên bố gì đó thì tại hạ, một tín đồ, ắt là phải biết rõ hơn huynh... Và theo tại hạ được biết, tất cả các giáo hội Ki-tô lớn, bao gồm Thiên Chúa GIáo La Mã, đều không hề tiên đoán gì về ngày tận thế cả. Những tôn giáo như Latter-Day Saints hay Jehovah''s Witnesses, tức là những tôn giáo mà những người lãnh đạo đã từng một vài lần báo trước ngày tận thế - và đã đoán sai, dĩ nhiên -- vốn không phải là đạo Ki-tô (Christianity). Ngoài ra thì toàn thị chỉ có các giáo phái (sect) của những vị giáo chủ hiện đại mới có những tuyên bố vung vít và giật gân thế thôi. Tại hạ cũng đồng ý với huynh đài là những người đã tin theo những lời tiên đoán vu vơ ấy mà bán cửa bán nhà, bỏ cả công ăn việc làm... quả thật là những người mù quáng. Trong khoảng năm 2000 hồi gần tết cũng có nhiều người ở Sài Gòn mua mì gói, nến... về trữ vì sợ ngày tận thế sẽ ko có ánh sáng, lương thực, nhưng những người Công giáo mà tại hạ biết thì không có gia đình nào làm những điều hoang đường đó cả. Hơn thế nữa, các vị linh mục trong các xứ đạo đều ra sức xua tan những tin đồn nhảm nhí đó. Như vậy đủ thấy các giáo hội Ki-tô không có tiên đoán gì về ngày tận thế cả. Còn nếu winters huynh thích trích dẫn Kinh thánh, thì trong Kinh thánh cũng đã nói rõ ngày tận thế là không thể tiên đoán được đấy thôi...
    --------------------------------
    Thứ ba, winters huynh đài có nói về phép lạ, huynh quả thật cho rằng nếu biểu diễn vài phép lạ ra hồn cho huynh xem là huynh sẽ tin theo ngay, cũng như 100% dân số trái đất ư? Thế thì huynh dễ tin quá đấy (hèn gì...) thế mà lại còn bảo tại hạ dễ tin nữa... Hơn nữa, niềm tin rỗng tuếch kiểu đó không phải là một niềm tin tôn giáo thật sự. Những người theo đạo Ki-tô chân chính thì không phải vì phép lạ mà tin đâu. Ví dụ như tại hạ đây, nếu có một người làm đủ trò kỳ lạ nào là nhấc bổng quả địa cầu, hay trần truồng chạy rông ngoài đường, nói chung là những phép lạ siêu đẳng gấp vạn lần David Copperfield, thì tại hạ cũng chẳng có tin theo ông ta làm gì. Phép lạ thì có gì liên quan đến đạo Ki-tô chứ?
    Đạo Ki-tô, tương tự như Do Thái giáo và Hồi giáo, đặc biệt là phái sufi, quả thật không hề phủ nhận phép lạ (và dường như cả Phật giáo, Ấn Độ giáo, lẫn khoa học cũng không hề phủ nhận). Trong Kinh thánh cũng có ghi lại nhiều phép lạ, đặc biệt là những phép lạ do Jesus thực hiện. Nhưng lẽ nào winters huynh đài nghĩ rằng người ta tin theo đạo Ki-tô vì những màn biểu diễn đó? Quả thật Jesus đã có những đám đông khổng lồ hàng nghìn người hâm mộ săn đón ở mọi nơi, nhưng trong số đó có bao nhiêu người là do trí tò mò hấp dẫn, và có bao nhiêu người thật sự bị đánh động trước tâm hồn và lời dạy của Jesus nhỉ? Cái mà một người theo đạo Ki-tô thật sự cảm thấy bị Jesus thu hút có thể là cách mà Jesus thực hiện những phép lạ ấy, hoặc mục đích của những phép lạ ấy, chứ không phải là do tự thân sự phi thường của những phép lạ ấy -- cũng nên nhớ rằng chính Jesus đã rất nhiều lần từ chối làm một số phép lạ, mặc dù có thể nếu những phép lạ kiểu ấy được thực hiện thì ngài sẽ thu hút được rất nhiều người theo. Nói cách khác, những người theo đạo Ki-tô chân chính, họ tin theo đạo Ki-tô vì mối liên hệ cá nhân giữa họ vàJesus, cũng như giữa họ và Thượng đế, một trải nghiệm thật sự cá nhân về mặt tâm linh. Như tại hạ đã nói ở vài trang trước của chủ đề này, tuy mang hình thức đoàn thể, nhưng bản chất đạo Ki-tô là một trải nghiệm mang tính cá nhân nhiều hơn, và người ta vẫn có thể là một christian mà không thuộc về bất kỳ giáo hội Ki-tô nào (cũng như có thể là một Phật tử mà không hề đi lễ chùa kính Phật vậy). Do vậy, nếu một phép lạ chân chính xảy ra, thì nó phải xảy ra ở mức độ tâm linh cá nhân, chứ không phải là một màn biểu diễn. Và chữ "tin" cũng mang một phần sắc thái "tin tưởng, tin cậy", chứ không phải chỉ có nghĩa là "thừa nhận là đúng", như chúng ta tin trái đất hình cầu hay 0+0=0 đâu.
    Nói thật ra, về bản chất thì có thể nói mọi phép lạ chẳng qua là những hiện tượng mà khoa học chưa đạt đến một trình độ có thể giải thích được. Khi nào khoa học đạt đến trình độ có thể giải thích được những hiện tượng ấy, thì nó không còn là "phép lạ" nữa. Thật vậy, cho dù là phép lạ thì cũng phải tuân theo các quy luật vật chất và tinh thần tuyệt đối của vũ trụ, chứ không phải là vi phạm các quy luật ấy: chẳng qua con người chưa khám phá ra được các quy luật làm nền tảng cho những phép lạ ấy mà thôi. Do đó, nếu có ai đó làm được một phép lạ, nghĩa là một điều tưởng chừng trái với tự nhiên, ví dụ như đi trên mặt nước, làm người chết sống lại, ăn sắt thép xi măng bê tông, vân vân và vân vân... thì chúng ta cũng chẳng cần phải quá đỗi xúc động. Ví dụ như winters huynh bảo sống lâu vài trăm tuổi là phép lạ ư? Tại hạ cho rằng trong một tương lai nào đó (có lẽ không phải là tương lai gần) thì những phát triển về y học có thể giúp con người sống thọ vài trăm tuổi là chuyện bình thường (và khi đó điều thật sự đáng lo chính là sự lão hóa của tâm hồn con người, chứ không phải là của thể xác nữa nhi?). Theo tại hạ, phải đánh giá các phép lạ dưới một nhãn quan khoa học như thế mới là hợp lý và tiến bộ.
  10. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ở trên tại hạ đã đề cập nhiều đến sự phát triển lịch sử của niềm tin tôn giáo, nhưng xin gom lại luận điểm ấy xuống đây, để nó dễ theo dõi hơn, và phù hợp với đoạn quote của huynh...
    Sao winters huynh đài lại nghĩ là tại hạ sẽ không thừa nhận rằng con người đã phát minh ra tôn giáo nhỉ? Đó mới đúng là quan điểm của tại hạ đấy: thật sự là con người đã tạo ra tôn giáo, và chỉ có loài người mới có tôn giáo, còn loài vật thì không (chắc vậy, tại hạ không phải là loài vật nên không biết, nhưng tại hạ cho rằng các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng tỏ loài vật không có đời sống tâm linh, như vậy thì không thể có tôn giáo được). Thật vậy, tôn giáo là của con người, được đặt ra bởi con người, và hoạt động vì con người. Nhưng nó không phải là được đặt ra từ hư vô, hay một sự dối trá dựng đứng lên. Tôn giáo thật sự là một sự phản ánh vũ trụ vào đầu óc con người trên khía cạnh tâm linh (còn khoa học phản ánh trên khía cạnh vật chất, dĩ nhiên). Do đó, khi con người phát triển, thì tất nhiên tôn giáo cũng như khoa học phải phát triển theo chứ. -- Tất nhiên, tại hạ phát biểu điều này dưới quan điểm của một người theo một tôn giáo mang tính "lịch sử" như Ki-tô giáo, còn các tôn giáo mang tính "khoa học" như Phật giáo hay Kỳ Na giáo thì tại hạ không rõ lắm, nên không dám nói bừa. Về mặt này, mong các bằng hữu uyên thâm về các lĩnh vực này chỉ giáo thêm cho.
    Cái bản chất bất biến là cái trung tâm, cái cốt lõi của niềm tin tôn giáo (đối với các tôn giáo độc thần thì tức là Thượng đế), chứ không phải là bản thân của tôn giáo đó. Tại hạ không nói rằng vũ trụ không biến đổi, nhưng nếu chúng có biến đổi thì cũng tuân theo những quy luật tuyệt đối. Do đó, tuy chỉ có một vũ trụ với một tập hợp các quy luật tuyệt đối, nhưng những ngành khoa học nghiên cứu về vũ trụ đó cùng các quy luật của nó thì biến đổi không ngừng. Tôn giáo cũng thế: tuy rằng tinh thần vũ trụ trên thực tế là bất biến và vĩnh cửu, nhưng hình ảnh của tinh thần vũ trụ ấy phản ánh qua tôn giáo thì phải ngày càng phát triển hơn chứ. Cho nên Kinh thánh, vốn không phải là do Chúa đọc chính tả cho con người viết, mà là do những con người sống cách đây từ hai nghìn đến ba nghìn năm viết ra, cho dù được thần hứng đi nữa, nhưng tránh sao khỏi những hạn chế của tri thức khoa học lẫn tôn giáo đương thời? Do đó, nếu ở các đoạn trên kia tại hạ có lặp đi lặp lại rằng tôn giáo có quyền và thật sự đã đổi thay, tiến hóa và phát triển, thì cũng hợp lý thôi.
    Còn "Mấy cái điều tự nhiên như thế thời nào chẳng giống nhau", tại hạ không rõ là huynh đang nói về điều gì đấy? Cái gì mà thời nào mà chẳng giống nhau nhỉ? Huynh thử cho ví dụ xem nào?

Chia sẻ trang này