1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tôi cần thông tin về Thổ Nhỉ Kỳ

Chủ đề trong 'Ngôn ngữ và văn hoá các nước khác' bởi levukimtinh, 01/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. levukimtinh

    levukimtinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    tôi cần thông tin về Thổ Nhỉ Kỳ

    tôi muốn tìm thông tin về đất nước Thổ Nhỉ Kỳ ,giúp tôi với
  2. abc2001

    abc2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2001
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Bạn cần thông tin về lĩnh vực gì vậy?
    thông tin chung chung thì có 1 chút đây:
    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THỔ NHĨ KỲ VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
    NƯỚC CỘNG HOÀ THỔ NHĨ KỲ

    I- KHÁI QUÁT
    Vị trí địa lý: nằm giữa châu Á và châu Âu, phần lớn lãnh thổ thuộc châu Á. Bắc giáp Hắc Hải, Đông Bắc giáp Armenia, Grudia, Đông giáp Iran, Nam giáp Iraq và Syria, Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy Lạp và Bulgaria.
    Diện tích: 766.640 km2
    Khí hậu: Mùa đông lạnh, có tuyết nhiều tháng. Mùa hè ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 20°C.
    Dân số: 68.893.918 người (số liệu 7/2004), trong đó người Thổ chiếm 80% dân số, người Kurd chiếm 17 %, ngoài ra còn có người Arab, Grudia, Armenia, Hy Lạp...
    Tôn giáo: 99.8% dân số theo đạo Hồi, ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo, Bahai và Do Thái.
    Ngôn ngữ: tiếng Thổ, Kurd, Arabic, Hy Lạp.
    Thủ đô: Ankara
    Tổng thống: Ahmet Necdet Sezer ( tháng 5/2000)
    Thủ tướng: Recep Tayip Erdogan ( từ 14/3/2003 )
    Ngoại trưởng: Abdullah Gul ( từ tháng 14/3/2003)
    Quốc khánh: 29/10/1923
    Đơn vị tiền tệ: Lira ( tỷ giá hối đoái: 1 USD = 1.507.230 lira ?" 2003)
    II- LỊCH SỬ
    Thổ là nước có nền văn minh lâu đời (từ hơn 2000 năm trước CN). Từ 1200 năm trước CN, Thổ bị Hy Lạp, La Mã đô hộ. Từ thế kỷ VII - XIII, Thổ bị đế quốc Arab thôn tính và truyền bá đạo Hồi. Từ thế kỷ XIV, Thổ trở thành một đế quốc phong kiến cường thịnh (đế chế Ottoman), thôn tính phần lớn Trung Đông, Bắc Phi và đô hộ khu vực này cho đến đầu thế kỷ XX. Sau Chiến tranh thế giới I, đế chế Ottoman bị các nước thắng trận Anh, Pháp, Hy Lạp chia cắt và chiếm đóng.
    Năm 1919, Mustafa Kamal lãnh đạo nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đứng lên chống lại chế độ phong kiến và quân chiếm đóng nước ngoài dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ (29/10/1923), chấm dứt sự tồn tại hơn 600 năm của đế chế Ottoman.
    Trong chiến tranh thế giới II, Thổ tham gia vào phe Đồng minh chống phát xít và là một trong những thành viên sáng lập LHQ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Thổ thi hành chính sách thân Mỹ, tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và gia nhập vào khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-NATO (1952).
    III- CHÍNH TRỊ
    Trước đây, các chính quyền Thổ thường thi hành chính sách độc tài, độc đảng. Năm 1982, Thổ ban hành hiến pháp mới hình thành thể chế chính trị dân chủ đại nghị, tôn trọng các quyền con người, có cơ quan tư pháp độc lập, Tổng thống, Thủ tướng, Quốc hội và Hội đồng Toà án tối cao cùng chia sẻ quyền lực điều hành đất nước.
    Quốc hội Thổ có 550 ghế được phân chia cho các Đảng, phái giành tối thiểu 10% số phiếu ủng hộ trong bầu cử. Tổng thống được Quốc hội bầu ra, có nhiệm kỳ 7 năm và không được đảm nhiệm chức vụ này quá 1 nhiệm kỳ.
    Hiện Thổ có đảng phái chính trị chủ yếu : Đảng Công lý và Phát triển (AKP), Đảng Nhân dân Cộng hoà (CHP), Đảng Dân chủ cánh tả (DSP), Đảng Con đường chân chính (DYP), Đảng Dân chủ nhân dân (DEHAP),?
    Ngày 3/11/2002, trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Đảng Công lý và Phát triển (AKP), một Đảng Hồi giáo ôn hoà, giành thắng lợi. Ngày 14/3/2003, Tổng thống A.N. Sezer bổ nhiệm ông Recep Tayip Erdogan, Chủ tịch Đảng AKP làm Thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ mới.
    Chính phủ mới của Thổ tập trung ưu tiên cho chương trình phục hồi kinh tế, đấu tranh chống nạn tham nhũng và hối lộ, giải quyết nạn thất nghiệp trầm trọng và cải thiện các điều kiện sống cho người dân.
    IV- KINH TẾ
    Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như than, crom, đồng, dầu lửa, vàng?, khai khoáng phát triển, mỗi năm Thổ khai thác được khoảng 900.000 tấn crom (đứng đầu thế giới). Trữ lượng dầu lửa 139 triệu tấn, sản lượng khai thác dầu đạt khoảng 3 triệu tấn/năm. Hàng năm, Thổ vẫn phải nhập khẩu dầu thô (chủ yếu từ Saudi Arabia) , chiếm 10,5% tổng giá trị nhập khẩu.
    Thổ có thị trường lớn với 68 triệu dân, có tiềm năng lớn về kinh tế, trong đó phát triển nhất là các ngành dịch vụ (vận tải, ngân hàng, du lịch...) chiếm 58.5% GDP, riêng du lịch hàng năm đem lại 8-10 tỷ USD. Nền công nghiệp Thổ cũng khá phát triển chiếm 29.6% GDP (2003), tập trung vào các ngành công nghiệp dệt, chế tạo máy, chế biến thực phẩm, hoá dầu. Đặc biệt, ngành xây dựng phát triển mạnh, hiện Thổ có hơn 300 công ty xây dựng hoạt động ở nước ngoài với doanh số hơn 30 tỷ USD. Nông nghiệp tương đối phát triển chiếm 11.9 % GDP (2003),
    Tăng trưởng kinh tế trung bình 1991-1997 là 4.8%.
    GDP 2003 đạt 239.2 tỷ USD. GDP/người (2003) là 6700 USD.
    Xuất khẩu chủ yếu là một số mặt hàng công nghiệp (thiết bị giao thông, điện tử...), hàng dệt may, kim loại và nông sản. Nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị vận tải, nguyên nhiên liệu, hóa chất và hàng tiêu dùng.
    Từ cuối 2000, Thổ bị khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng âm 9.4% (2001), lạm phát 68.5%, đến tháng 5/2002 là 46.2%. Chính phủ thả nổi đồng lira và chấp nhận một chương trình cải cách kinh tế ngặt nghèo. Từ đầu 2003, Thổ từng bước vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Thổ vẫn ở mức cao (141.3 tỷ USD, 2003).
    Ưu tiên trong chính sách ngoại thương của Thổ là phát triển quan hệ thương mại với EU, Mỹ và các nước Trung Đông, Trung Á. Các bạn hàng chính của Thổ là Đức, Ý, Mỹ, Nga, Pháp, Thụy Sỹ... Trao đổi thương mại hai chiều giữa Thổ với các nước châu Á và ASEAN còn khiêm tốn. Gần đây, Thổ quan tâm hơn đến châu Á, nhất là Nhật, Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc...
    V- ĐỐI NGOẠI
    Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Thổ thi hành chính sách đối ngoại đa dạng hoá, chủ trương phát triển quan hệ với nhiều nước khác nhau, nhưng vẫn giành ưu tiên quan hệ với phương Tây và Mỹ, chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và thúc đẩy tiến trình gia nhập EU. Thổ có quan hệ tốt với các nước khu vực Balkan, Trung Đông và các nước thuộc Liên Xô cũ. Hiện nay Thổ đang phát triển quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc, Canada và mong muốn mở rộng quan hệ với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
    Thổ là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như LHQ, WTO, NATO, OECD, OSCE, OIC, BSECC (Hội đồng Hợp tác kinh tế Hắc Hải), UNHCR?
    VI- QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
    Trước 1975, Thổ quan hệ với chính quyền Sài Gòn. Ngày 7/6/1978, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 2/1997, Thổ lập Đại sứ quán thường trú tại Hà Nội. Tháng 10/1999, ta mở Văn phòng Đại diện thương mại tại Istanbul, sau đó mở Tổng Lãnh sự quán tại Istanbul (7/2000). Từ tháng 10/2003, ta nâng cấp TLSQ tại Istanbul lên thành Đại sứ quán tại Ankara.
    Hai bên đã thành lập Uỷ ban liên chính phủ và tiến hành được 2 phiên họp : lần 1 từ 28/2-2/3/2000 tại Hà Nội; lần 2 từ 24-25/9/2004 tại Ankara.
    Hai nước trao đổi đoàn : Đoàn Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết (8/1997), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh (24/5-5/6/1998), Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (từ 28/10-1/11/1999), Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Được (9/2003), Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển (22-29/8/2004), Bộ trưởng Ngoại giao Ismail Cem (20-22/2/1998).
    Hai nước đã ký Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật (2/1997), Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại (2/1998), Thoả thuận miễn thị thực cho Hộ chiếu Ngoại giao (6/1998), Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học và giáo dục (tháng 10/1999), Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp, Hiệp định khung về hợp tác khoa học kỹ thuật và môi trường (3/2000), Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch, MOU về xúc tiến thương mại, MOU phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (8/2004)
    Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2000 đạt 43.78 triệu USD, 47 triệu USD (2001), 70 triệu USD (2002) và 80 triệu USD (2003). 6 tháng đầu năm 2004 đạt trên 43 triệu USD và dự báo năm nay có thể đạt trên 100 triệu USD.
    (Tháng 8/2004)
    (nguồn: trang web của Bộ Ngoại Giao)

Chia sẻ trang này