1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi đã sai lầm như thế nào???

Chủ đề trong 'Du học' bởi rockarockla, 06/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gacoi

    gacoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    3.411
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, thì đó đó...
    Trường em thì Gái BK, ma Văn Điển muh đùa thế thôi chứ cũng nhiều em xinh xắn nhưng lúc nào cũng phải hoãn cái sự sung sướng đó lại , đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu.
  2. TONIenGUY

    TONIenGUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là đang bàn đến vấn đề gì rồi? Cãi nhau về nền Giáo dục lạc hậu ở VN hay là trình độ SV VN hay là... trình độ, đạo đức giảng viên... hay là bới móc bêu rếu nhau? Cho tớ cái định hướng để tớ hùa theo cho vui khà khà
    Nhìn tới nhìn lui thì thấy bác PEMFC có cùng góc nhìn với mình Đúng là kiến thức căn bản của bất kỳ chuyên ngành nào đấy thì ở Ta, Tây hay Tàu đều tương tự nhau cả (còn về kiến thức công nghệ thì ko bàn đến vội nhé!) Chẳng hạn như là thằng Tây thằng Nhật và cả VN đều đúc được bê tông, có thể mỗi thằng có 1 công thức để trộn cốt liệu nhưng nhìn tổng quan các công thức đầy đều được xây dựng trên cùng 1 nền tảng như nhau ... giống kiểu anh em trong 1 nhà vậy thôi. Cái khác ở đây là cách giảng dạy, truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Ở Tây thì SV tự học là chính, ko biết, ko hiểu thì tự mà xách đít tìm giảng viên mà hỏi. Ở Ta và Tàu thì giảng viên xách đít tìm SV rồi nhét vào sọ SV 1 đống kiến thức từ A-Z, cho nên có cảnh là giảng viên cầm micro hò hét trên bục giảng, SV nằm dưới ngáy ngon lành Cái này tớ kinh nghiệm bản thân vài lần ngủ say quá bị sái bà nó cả cổ... lúc còn mài đít ở BK HCM.
    Ở đâu cũng có thằng giỏi thằng dở, cứ thử cho hàng top SV VN của mình tiếp xúc với nền giáo dục - nghiên cứu hiện đại đi, dám VN mình cũng có giải nô-ben lắm đấy chứ lúc đấy mấy thằng Do thái , Ấn độ có mà phải lác mắt. Bên cạnh đấy, cũng có lắm SV VN ngu bỏ bu nên ko thể cứ nhặt vài trường hợp ra mà so sánh được. Nhìn theo mặt bằng chung thì SV VN mình cũng chẳng hơn ai đâu, đừng cứ thấy người ta khen là nở mũi mắt híp lại Các bác cứ lấy anh A anh Z đang học trường này trường nọ, ở Mẽo hay ở U-cầy... nhưng nhìn lại sau lưng xem hơn 16tr TN VN tổng mặt bằng chung là như thế nào
    Tuy nhiên, các BÁC lãnh đạo ngành cũng bắt đầu quan tâm đến chuyện đổi mới phong cách giảng dạy theo hệ thống phương Tây rồi. Đại Học Vinh khoa Xây Dựng đang có 1 ch/trình hợp tác với các trường đại học ở Hà lan. Trường bên này sẽ tư vấn hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức và 1 ít kinh phí ... cái này các bố ở VN trông mong lắm đây để giúp trường bên VN áp dụng phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới của Châu Âu. Đó là dạy theo "đơn đặt hàng" của các doanh nghiệp. Vừa dạy vừa thiết kế đổi mới giáo án theo từng năm để thích ứng với điều kiện mới. Bên này người ta tận tình giúp đỡ lắm, nhưng ko biết các bố bên VN có làm cho đáng đồng tiền bát gạo hay ko hay cũng chỉ là làm theo kiểu "thí điểm" nửa vời rồi cho qua
    Mà bác nào bảo là đi học rồi muốn ở lại hay là đi... tiếp mấy nơi nữa thì cũng máu nhỉ Tớ ko muốn dội nước lạnh vào bác nhưng chỉ nhắc bác là đôi khi "Lực bất tòng tâm" bác ạ. Bác học xong ko tìm được việc làm, bác đi đâu được nữa??? Ngoài việc đi... về VN hay lại apply đi học... tiếp! Còn nếu muốn tìm việc làm sau khi học xong, liệu bác có đủ khả năng hay ko? Cái này bác phải tự đánh giá chính mình một cách thực tế. Nếu kiến thức chuyên môn của bác làng nhàng tầm dưới mức khá, ko có kỹ năng gì đặc biệt thì... tự hiểu. Bọn bóc lột tư bản hehehe... chỉ muốn bóc và lột những người có năng lực thật sự thôi.
    Ái chà, lâu lâu lọ mọ vào ttvnol , làm 1 bài dài quá... kiểu gì cũng bị đâm
  3. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Bác nói hay lắm, nhưng mà so sánh như vậy thì khập khiễng quá, so sánh với các nước phát triển hơn mình hàng thế kỷ thì nói làm gì, bác biết nước mình cải cách được bao nhiêu năm không?
    Được gacoi sửa chữa / chuyển vào 15:55 ngày 15/06/2006
    [/quote]
    Đây chính là điều cần nói. Tôi từng học ở Đài, ông GS trước của tôi có nói là nhìn cảnh đồng quê VN mà tôi nhớ lại 30 năm trước, đất nước tôi cũng nghèo như thế, tôi cũng phải ra đồng đi cấy, gặt lúa... Nhưng chính sách của một nhà nước dân chủ như vậy quá tốt, chỉ trong vòng ngần đó năm (chắc cũng bằng VN nhỉ???) những GS được đào tạo từ Mỹ về như thầy giáo trước của tôi đã thay đổi bộ mặt đất nước này hoàn toàn. Giờ đây họ đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu phần cứng, đồ điện tử ... với các thương hiệu nổi tiếng như BenQ, Acer, Asus ...
    Trong khi nhìn lại nước ta xem, lúc nào người ta cũng mị dân bằng cách: chúng ta mới đổi mới có ... 30 năm, chúng ta cần tiến từng bước, chúng ta cần thời gian để thay đổi. Đúng, không tiến lên mới lạ, chẳng nhẽ lại như mấy nước châu Phi, tăng trưởng âm ???. Nhưng tiến kiểu rùa bò thế này thì chắc các bác cứ phải còn mơ mộng nhiều.
    Vấn đề không phải thời gian, vấn đề là cơ chế, cách quản lý và năng lực con người. Chuyện để xảy ra tiêu cực trong giáo dục hàng năm như ném phao ngang nhiên ở các kỳ thi TNTH, cái tiến sách GK ... ,Bệnh thành tích và vô cảm đến mức làm cho học sinh không còn liêm sỉ khi quay cóp ... không thể chống được, mọi người đành bất lực. Thế lại còn có những ý kiến ngu xuẩn như kiểu "ghép thi TN và ĐH làm một để tiết kiệm chi phí", cứ thế này chắc học ĐH có cả những em không biết chữ và như mấy trường ở Hà Tây vừa rồi thì 100% đỗ đại học ???.
  4. overkilldn

    overkilldn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Các bác theo nghề nhà giáo ở ngoài bắc có vẻ bi quan quá nhỉ. Em cũng vừa theo cái nghề tháo giầy (thầy giáo) này nhưng cảm thấy là mình chọn đúng hướng, không thấy sai lầm như bác rockarockla. Ở cái trường BK tại miền trung nắng gió này có vẻ ít sôi động và cả tiêu cực như ngoài kia (chuyện ăn tiền của SV hầu như là rất hiếm).
    Nền giáo dục của VN mình đương nhiên là rất lạc hậu và chậm phát triển, nhưng nó sẽ phải thay đổi và muốn vậy thì cần phải có thời gian. Em tin là các bác đều muốn góp một phần công sức để thay đổi cho nó ngày một tôt đẹp hơn.
    Tôi không thật sự đồng ý với ý kiến của Huyennt
    Trích:
    " Tôi không chấp nhận việc tuyển chọn GV như hiện nay của các trường ĐH. Các GV trẻ chỉ đơn thuần là những SV CÓ ĐIỂM CAO ở lại trường, ít kinh nghiệm, kiến thức chưa chắc, vậy mà cũng một bước lên thầy! Xin lỗi vì bạn cũng nằm trong số đó! Theo quan điểm của tôi, GV không những phải có kiến thức chuyên môn chắc mà còn phải có kinh nghiệm công việc thực tế, trình độ ngoại ngữ tốt và nhất là lòng yêu nghề nữa! Nếu đối chiếu những điều này, bao nhiêu trong số các GV trẻ hiện nay đạt yêu cầu? Hay cứ để mặc cho họ lên giảng và kết quả không gì khác là lại ôm quyển sách giảng một mớ lý thuyết, phương pháp thì chẳng có gì mới? "
    Bác Huyennt cần phải xem lại việc tuyển GV là để làm gì? Đương nhiên là để dạy SV, nhưng do hiện nay số lượng SV học đại học là quá đông (lớp có 50-70 SV), các GS, TS đầu nghành không thể vừa dạy một ngày > 10 tiết vừa làm quản lý, NCKH,... được,
    * Việc tuyển SV là theo chỉ tiêu của nhà nước không can thiệp được => các Khoa mới tuyển GV trẻ (việc này thì các GS có quyền) <=> để cân bằng với số SV (trong việc dạy và quản lý).
    * Còn việc GV là SV vừa mới tốt nghiệp là chuyện thường thấy do các bác học Msc, Phd ở nước ngoài, có kinh nghiệm thực tế thì có chịu mức lương là 2.34x350.000đ - các loại tiền khác = 750.000đ/tháng hay không? Các GV trẻ này sẽ được đào tạo chuyên sâu để có thể hoàn thiện bài giảng trên giảng đường.
    * Nếu có bác nào là Phd xin vào làm trợ giảng thì em sẵn sàng nhường vị trí (nhưng với điều kiện điểm học đại học cao hơn em) .
  5. gacoi

    gacoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    3.411
    Đã được thích:
    0
    Cái đó thì bác kể còn thiếu nhiều nữa, bác nghĩ mọi người ko nói ra là không biết sao? Nói chung là quan điểm khác nhau thì khó thảo luận lắm vì thực ra hình như bác chả hiểu điều tớ muốn nói.
    Còn việc cơ chế, quản lý thì để thay đổi thì còn lâu lắm, chính sách là một chuyện, vấn đề con người cũng là nhân tố quyết định. Thay đổi ý thức người dân đã quen với cơ chế cũ thì còn lâu, bác có thể thay đổi được suy nghĩ, nhận thức anh chị em trong nhà bác nhưng đời ông bà bô bác thì còn lâu, huống chi nói đến người dân khác. ĐCS lãnh đạo thì đó điều không thể thay đổi, bác có thay đổi được không, nếu ko vậy thì hãy chấp nhận điều đó đi.
    Dù sao vẫn chia làm 2 loại, một trong hai loại đó, chúng mày cơ chế, chính sách đãi ngộ éo ra gì, toàn thằng ngu, bảo thủ lạc hậu, thế thì còn lâu anh mới về làm nhé.
    Còn tôi cũng muốn nói, lương thì ít mà cứ đòi hỏi dạy tốt, nghiên cứu khoa học mới, thực tiễn, bài báo quốc tế, ĐH đẳng cấp quốc tế,... thế thì còn mơ nhé.
  6. Tinh_Cach_Rock

    Tinh_Cach_Rock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chậc... Hôm trước ở trường tôi có một bác nói về chuyện ***** nhà mình kêu gọi "Việt Nam tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội BỎ QUA giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Bác Đồng, bác Giáp và các bác khác hùng hục đi hô hào dân ta thực hiện. Sau này mới phát hiện ra là do ***** nói giọng Nghệ An nên thành các bác nhà ta hiểu nhầm. Chứ ý của Cụ đúng như nguyên văn là "BÒ QUA chủ nghĩa tư bản" kia. Những gì chúng ta làm hiện nay mới là thực hiện đúng như những gì ***** đã dặn...
  7. sutucon_a1

    sutucon_a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Đùa chứ tôi thấy bạn nói điều này hơi quá, bạn thậm chí còn nhục mạ cái nền GD của mình hơn là thế giới như bạn tưởng đó. Tôi đi sang Thailand các bạn sv bên đó đánh giá rất cao sv Việt Nam, chăm chỉ, chịu khó và thông minh. Các GS HQ mà tôi biết thì đặc biệt thích sv Việt Nam, đặc biệt là sv HUT,.. còn rất nhiều điều nữa cũng đáng để tự hào lắm chứ, suy nghĩ một cách phiến diến thì cũng thể hiện cách bạn nhìn cuộc sống một cách nông cạn.
    Ngành nào cũng vậy ko chỉ riêng GD, cũng có những cái được và không được, nhìn ra cái xấu là điều tốt nhưng làm thế nào để nó đỡ xấu hơn thì tốt hơn, thế thôi. Ngồi phán như thầy mo thì với những ng như vậy, ko chỉ có GD mà tất cả các ngành khác cũng sẽ không bao giờ khá lên được.
    [/QUOTE]
    Thế cho tôi ho?i bác một câu nhé: bác nói như vậy nhưng bác đaf la?m cho nê?n giáo dục Việt Nam " đơf xấu hơn" được chưa. Không pha?i la? phán "như thấy mo" ma? la? tôi đang phân tích nhưfng cái xấu tô?n tại ca? bao nhiêu năm ma? không khắc phục thậm chí KHÔNG THE?M khắc phục. Bá́c gia?i thích "các nước khác đi trước Việt Nam bao nhiêu năm va? Việt Nam ca?i cách sau nên mới như vậy" .Vậy tôi xin ho?i bác có thấy nước Nhật không, sau khi bị ta?n phá thi? ca? nước họ gâ?n như la? đi ăn ma?y (nếu tôi có nói quá) nhưng chi? trong vo?ng mấy năm giáo dục cu?a họ như thế na?o? Va? cái sự đâ?u tư cho giáo dục cu?a họ đaf được tha?nh qua? như thế na?o?
    Bác nói : các giáo sư va? sinh viên nước ngoa?i rất thích sv Việt Nam, bác có biết tại sao không: bơ?i chính ba?n thân nhưfng ngươ?i sinh viên Việt Nam đó vốn câ?n cu? hơn nhưfng sinh viên nước ngoa?i khác + được giáo dục trong môi trươ?ng tốt ơ? nước ngoa?i nên họ đạt tha?nh qua? cao hơn các sinh viên nước ngoa?i khác.Nếu GD ơ? Việt NAm "chi? hơi tốt" thôi thi? chính ba?n thân họ đaf phát triê?n va? đaf la?m gia?u cho đất nước rô?i chứ không chơ? đợi đến khi ra nước ngoa?i .Co?n nưfa, bác đư?ng nghif ră?ng bác được đi ra nước ngoa?i nhiê?u nên biết nhiê?u, hafy sang Nhật hay NUS thi? sef thấy nhưfng điê?u tôi nói nhé. Co?n vê? việc "ca?i tạo cái xấu" như lơ?i bác nói tôi thấy buô?n cươ?i quá, nghe quen quen giống như mấy câu hô ha?o cu?a mấy ông ... , chính tai tôi đaf nghe nhưfng ngươ?i gạo cội trong nga?nh giáo dục(nhưfng ngươ?i có tâm huyết, nhưfng ngươ?i yêu nước thật sự chứ không pha?i loại hô ha?o giống bác) đaf ca?m thấy quá chán na?n, bất lực, bơ?i chính ba?n thân họ muốn la?m một cái gi? đó cho nứoc nha? ma? có la?m được đâu bơ?i bị sự ngăn chặn cu?a nhưfng ke? phá hoại chuyên "hô ha?o"...
  8. kh_vy

    kh_vy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    -HL1: tớ nghĩ chính vì quan điểm khác nhau thì mới có cái để thảo luận chứ nhỉ? Hơn nữa ý nghĩa của việc thảo luận không nhất thiết phải là các bên cùng đi đến một đoạn kết mà để mọi người bày tỏ suy nghĩ của mình. Có thể qua đó lại nảy sinh thêm 1 hướng mới.
    -HL2: ở đây là thảo luận chứ có phải chơi giải đố đâu? Bạn muốn nói gì thì cứ nói thẳng ra, bắt người khác đoán ý thế khó quá!
    Đoạn này hình như bạn bức xúc nên hơi quá lời thì phải? Trường ĐH ở VN cũng chẳng phải "toàn thằng ngu, bảo thủ lạc hậu", tùy người thôi.
    Câu cuối cùng tớ đồng ý với bạn. Đọc bài trong này thấy các bạn đòi hỏi ở giảng viên nhiều chuyện vô lý quá. Thử hỏi lương chính ngạch của giảng viên được bao nhiêu? GV thì cũng là người, cũng có gánh nặng gia đình, phải lo cơm áo. Nhiều người phải đi luyện thi ĐH kiếm tiền thì thời gian đâu mà nghiên cứu? Hơn nữa có thời gian rồi thì liệu có ai cấp tiền cho họ nghiên cứu không? Các ngành xã hội tớ không biết, nhưng tự nhiên và kỹ thuật thì cần phải có xưởng, có lab mới nghiên cứu được chứ! Thời gian cho chuyên môn không đủ vì còn phải kiếm sống, tiền nghiên cứu cũng không đủ mà cứ đòi "nghiên cứu khoa học mới, thực tiễn, bài báo quốc tế, ĐH đẳng cấp quốc tế" làm sao được! Tớ cảm thấy ở nhà mình mọi người yêu sách nghề giáo và nghề y quá mà không muốn hiểu cho rằng BS , GV cũng là người chứ không phải bò sữa!
    Mà tiên trách kỷ hậu trách nhân. Bản thân các bạn là người học đã thật sự chủ động học chưa? Bản thân các bạn có tự tìm tòi cái mới chưa hay vẫn ngồi đợi thầy chỉ đâu học đấy? Khi có điều kiện các bạn có tự đưa ra ý kiến của mình không? Tớ dám chắc là không phải 100% các thầy VN sẽ gạt đi đâu.
    Một điều nữa để mọi người khỏi hiểu lầm:
    Nước ngoài họ cũng tuyển SV mới ra trường vào làm trợ giảng. Những người này thường hướng dẫn giờ bài tập, thí nghiệm và giảng thay giáo sư khi họ đi công tác. GS thường chỉ giảng ở những giảng đường lớn 200 SV thôi, vì SV đông quá mà GS thì còn bận nhiều việc khác. Những môn ít SV học thì thường GS cùng với trợ lý soạn bài rồi giao hẳn việc dạy, chấm kiểm tra cho trợ lý.
    Hồi tớ học ĐHBK ở nhà thì cũng chưa gặp thầy mới ra trường mà giảng cho cả giảng đường cả, thường các thầy đó dạy ngoại ngữ hoặc hướng dẫn thí nghiệm thôi. Cũng có thể là tớ chỉ học 1 năm nên không biết hết. Thi cử nghiêm chỉnh, chỉ có 1 môn lịch sử triết cả giảng đường góp tiền "học thêm" (hình như 10-20K/ng) để nhận được tủ (22/tổng 50 câu hỏi), chẳng thấy có thầy cô nào đáng ghét như bạn chủ topic kể.
    Có vài lời như thế, hy vọng các bạn nhìn nhận sự việc khách quan hơn.
  9. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0

    Mà tiên trách kỷ hậu trách nhân. Bản thân các bạn là người học đã thật sự chủ động học chưa? Bản thân các bạn có tự tìm tòi cái mới chưa hay vẫn ngồi đợi thầy chỉ đâu học đấy? Khi có điều kiện các bạn có tự đưa ra ý kiến của mình không? Tớ dám chắc là không phải 100% các thầy VN sẽ gạt đi đâu.
    Hồi tớ học ĐHBK ở nhà thì cũng chưa gặp thầy mới ra trường mà giảng cho cả giảng đường cả, thường các thầy đó dạy ngoại ngữ hoặc hướng dẫn thí nghiệm thôi. Cũng có thể là tớ chỉ học 1 năm nên không biết hết. Thi cử nghiêm chỉnh, chỉ có 1 môn lịch sử triết cả giảng đường góp tiền "học thêm" (hình như 10-20K/ng) để nhận được tủ (22/tổng 50 câu hỏi), chẳng thấy có thầy cô nào đáng ghét như bạn chủ topic kể.
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Sao sinh viên nước ngoài họ chủ động mà sinh viên mình không chủ động? xin thưa với bạn rằng từ khi đẻ ra họ đã được đào tạo một cách chủ động. Sinh viên ta hiện nay thụ động là hậu quả của nền giáo dục mà ta đang bàn luận tới. Đừng trách sinh viên mà hãy trách nền giáo dục đào tạo ra một lớp sinh viên như vậy. Ngay từ mẫu giáo bạn đã không được phép phát biểu trái với ý thầy cô mà đòi lên đại học dám bật lại.
    Đúng là không phải 100% các thầy giáo VN gạt đi mà chỉ có 99% thôi. Bó tay. 1% thì chẳng thể làm được cái cóc khô gì nên thôi đừng nói còn hơn.
    Bạn ạ, tớ cũng học ở BKHN. Nói với bạn thế này, ở trường đại học mà chỉ cần thấy có một trường hợp thầy nhận tiền của sinh viên thôi cũng đủ để thấy được bản chất rằng giáo viên trường đó hỏng. Đừng tưởng thấy ít mà hay. Đừng tưởng DHBK hà nội ít thầy cô nhận tiền sinh viên mà tự hào. Như vậy là đáng xấu hổ. Mình bẩn mà thấy người khác bẩn hơn mà tự coi mình là sạch thì tức là chẳng có tí hiểu biết gì cả. Ếch ngồi đáy giếng mới thế.
    Mình thì cũng chẳng có cao kiến gì giúp ích được cho sự phát triển của nền giáo dục. Vì sức lực cũng có hạn. Chỉ biết có một điều thế này: Mình tự cải thiện con người mình, nhưng công việc mình làm, những gì do mình tự quyết được thì mình sẽ làm đến nơi đến chốn. Nói tóm lại là mình làm được đến đâu thì cố gắng làm cho ngon đến đó. Không thể trông đợi vào ai được cả. Mĩnh nghĩ mỗi cá nhân đơn lẻ thay đổi thì hy vọng cả xã hội sẽ thay đổi.
  10. ICEM

    ICEM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi tớ có đọc 1 bài báo nói là các nhà hoạch định chiến lược cóc khô gì đấy của bộ giáo dục và đào tạo tuyên bố cần mấy chục nghìn tỉ đồng (ko nhớ rõ lắm nhưng đại khái là 1 số khổng lồ) để nâng cao chất lượng giảng dạy Ngoại Ngữ của HS-SV Việt Nam mình. Tớ tự hỏi, ko biết các bố đấy có đi học ngoại ngữ như bọn mình ko? Liệu có thể hiểu được là học ngoại ngữ là cần những điều kiện môi trường như thế nào ko??? Trong bài báo đấy tớ thấy ông tai to mặt lớn đấy tuyên bố là sẽ nâng số giờ giảng dạy ngoại ngữ lên gấp đôi so với bây giờ (7năm) và sẽ extend ra thành hệ 10 năm... hix hix.. thế thì khổ cho bọn con cháu chúng mình rồi... Học ngoại ngữ có phải là học kiến thức tự nhiên hay xã hội đâu mà cứ tăng tiết là sẽ "nhồi " thêm được vào đầu bọn nhỏ! Điều cốt lõi của việc học ngoại ngữ là phải cho người học tiếp xúc thường xuyên với ngoại ngữ thì mới khá được. Các bố ngồi cao đek biết gì, cứ mồm thối ngồi bàn với nhau rồi đùng 1 cái tuyên bố sẽ cải cách. Đúng là rõ chán. Chẳng thà bây giờ làm hẳn bà nó 1 kênh truyền hình 100% tiếng Anh đi, cho bọn con nít nó suốt ngày xem thì kiểu gì chẳng vào, hoặc là tổ chức các hoạt động ngoại khoác chỉ sử dụng ngọai ngữ để tạo môi trường cho bọn con nít "cọ sát" với môi trường giao tiếp ngoại ngữ... Chỗ tớ ở, có hẳn vài kênh TV phim hoạt hình , phim truyện dùng tiếng Anh rồi có phụ đề bằng tiếng địa phương, bảo sao bọn con nít bắn tiếng Anh như súng máy, lớn lên học được 1 chút thì tiếng Anh dùng như tiếng mẹ đẻ luôn... Còn ở VN thì đúng là chỉ biết đổ tội cho cơ chế thật... dek gì ngay cả cái bảng quảng cáo cũng bắt Việt hoá, nếu ko thì tiếng Việt vẽ to như con voi, tiếng Anh viết bé như con muỗi... thế thì khi nào mới khá được... Bây giờ cứ thử mix tiếng Việt với tiếng Anh vào xem sao, kiểu gì chẳng khá lên.
    Chắc các bố cố tình vẽ ra để kiếm chút đỉnh đây...

Chia sẻ trang này