1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi đã sai lầm như thế nào???

Chủ đề trong 'Du học' bởi rockarockla, 06/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kanguchin

    kanguchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    sorry , máy chậm nên post liền 2 comment giống nhau , nếu bác Mod nào đọc thấy xoá luôn dùm nhé ....
  2. gacoi

    gacoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    3.411
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang học ở nước ngoài & một tuần gần đây khá là stressful, đọc bài của bạn mình thông được một số vấn đề mà mình đang trăn trở, cám ơn rất nhiều về bài viết rất trải lòng này.
  3. lanphuong_103

    lanphuong_103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết trường của bạn rockarockla là trường nào nhưng nói thật tôi không đồng ý với quan điểm của bạn cho lắm.
    Thứ nhất, chúng ta cần phải hiểu rằng không có gì là hoàn hảo cả, cái gì cũng có 2 mặt, nhất là với 1 XH quá độ như chúng ta. Chính vì vậy, trong mọi trường ĐH, luôn có GV tốt và có GV xấu, là 1 điều đương nhiên, không ai phủ nhận. Nhưng nếu chúng ta không may mắn sao chúng ta lại cứ nghĩ về mặt xấu của nó mà không chủ động cải thiện nó, bằng khả năng của mình.
    Hiện nay tôi vẫn là 1 SV, nên tôi có cơ hội tiếp xúc nhiều với các bạn SV bây giờ ( chủ yếu là 8X), nói thật tôi phải công nhận các bạn rất chủ động (không phải năng động). Thực tế là cũng có bạn than phiền về những bất cập ở trường, về GV và kiến thức ( chuyện này xưa như trái đất) nhưng các bạn ấy không hề thụ động, chỉ phụ thuộc vào nhưng gì ở trường, mà còn chủ động tìm thêm, đi học thêm...những cái mà các bạn ấy thích, thậm chí là trái với nghành học chính.
    Nhưng khi ra trường không ai bảo các bạn ấy kém về năng lực cả, thậm chí các bạn ấy còn tự tin về những kiến thức tự mình học hơn là những kiến thức học ở trường.
    Các tôi muốn nói ở đây là tôi cảm thấy ở bạn 1 sự thụ động, chây ỳ. Bạn chỉ biết ngồi đó chấp nhận những gì người ta đem lại mà không hề chủ động cho bản thân. Bạn nghe những điều tốt đẹp về nền GD ở nước ngoài, nhưng bạn có chắc chắn 100% những điều đó là đúng không? Không đâu bạn ạ.
    1 bằng chứng nhé. Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây của tôi: Bạn đã có dự định bạn sẽ đi nước nào chưa? Bạn có chọn 1 trường nào đó làm target cho mình không?Bạn hiểu gì về trường đó ( khóa học, kí túc, chính sách cho SV, học phí, hội SV VN, độ popular, trang web...)? Về đất nước đó (tiền sinh hoạt, ...)? Và nếu bạn đi học bổng: Bạn biết những loại học bổng nào? Quyền lợi? Kinh nghiệm thi?... Nếu bạn trả lời có thì tốt, còn nếu không thì bạn còn phải cố gắng nữa.
    Một trong những điều mà tôi học được từ phương pháp học của nước ngoài là SV phải rất chủ động. Không phải chỉ đâu đánh đấy như ở bên mình đâu. Nên ngay từ bây giờ bạn phải học tính chủ động trong tất cả mọi việc đi.
  4. xttran23

    xttran23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất đồng ý với bạn Lanphuong về kía cạnh chủ động trong việc học.
    Tất nhiên, không thể phủ nhận sự thật hiển nhiên là hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam mình quá là lạc hậu, các vẫn nạn như chạy trường, chạy điểm hay quay copy tương đối phổ biết.
    Tuy nhiên, nếu các bác có ý thức với bản thân, với kiến thức mình thu được và nếu các bác dám thốt ra được một câu sai lầm, thì em nghĩ là việc học ở đâu mà chẳng đựơc.
    Tôi cũng chẳng ưa gì cái hệ thống giáo dục này cả.
    Nhưng quyền chủ động vẫn ở các bác mà. Sách không hay ta tìm sách khác ebook nhiều nhanh nhả. Thầy không giỏi và không hỏi được thầy ta đi học người khác, rất rất nhiều người sắn lòng giúp các bác.
    Tụi khác nó quay cóp, có ra hàng photocopy mua mấy cái tiểu luận khóa luận về thay tên đổi họ thì kệ tụi nó. Đấy là trong trường hợp bạn muốn học thực chất. Còn nếu các bác thích cuốn theo chiều gió thì đừng bao giờ nói là hối tiếc với sai lầm.
    Còn nếu các bác ko chủ động học, có đi du học cũng vậy thôi. Giáo sư thì busy, nếu bạn ko lên action plan và lộ trình học tập trước thì gặp giáo viên cũng chỉ tổ mất thời gian. Tài liệu thì một núi, bạn có thể đọc hết hoặc không đọc tùy bạn. Việc quay cóp thì ở bên này dễ lắm, không có giám thị với giáo viên chạy như đèn cù để xem bạn quay cop hay không đâu. Nhưng bạn nên nhớ cái aftermaths của nó là thế nào nhé. Nêu chẳng ma nào nó dám quay cop. Làm test. các bác có thể lượn ra căng tin hay thư viện, khuân viên trường thận chí trong nhà vệ sinh làm thoải mái xong hết giờ gửi lại cho giáo sư hoặc scan hoặc fax tùy/
    Để kết thúc tôi xin lại trích tiếp một vài lời trong cuốn Master Success của cậu bạn nó tặng:
    "...Your preparation for success is not necessarily about a wall of degrees earned from years of formal education. It could be. But much more important is whether you were a serious student or just taking up space in a succession of meaningless classes. Whether your education is formal or informal doesn?Tt matter as much as your determination to become self-educated. You are responsible for you. Your mother and father can?Tt make you educated. Your teachers can?Tt make you educated. You must make you educated. Again, you can read and learn anything you want. Go to the library. Log onto the Internet. If you live in a place where there are no libraries or bookstores and few computers, you can still find people with books. Borrow them, read them, thank the giver and borrow more. Start learning and never stop. It is said that in the land of the blind that the one?"eyed man is king. This means that you must not curse your circumstances but deal with them. Let others complain and let you be the one to act. You have chosen to be a person of action."
  5. dawn_of_life

    dawn_of_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Việc học thì có lẽ những người ở đây không ai tệ cả, đã làm giảng viên thì lại càng không có vấn đề về học vấn, cái mình muốn nói là tinh thần làm việc, khát vọng của bản thân muốn cống hiến cái gì cho gia đình và xã hội.
    Người giỏi không thiếu nhưng người có lòng cống hiến cho xh thì không nhiều, mình luôn tự hỏi tại tại sao có những đất nước pt còn nhiều nước lại nghèo.
    Nếu 1 người có tâm mà đi ra nước ngoài học những cái tốt thì đó là phúc cho họ trước, sau là cho đất nước, thật buồn khi nhiều người ra đi thì quên đường về vì quá nhiều thiệt thòi khi về nước, nhưng Hàn và Nhật là 2 dân tộc mà ta nên học hỏi về lòng yêu nước, yêu dân của họ.
    Chúng ta luôn tự hào 4000 năm văn hiến nhưng tinh thần vì cộng đồng chưa đúng với cái danh hiệu cao cả đó.
  6. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    em thì có lẽ trong trường hợp đặc biệt ?!!
    Học ở US mà quay cóp tuốt luốt, ko quay thì chỉ làm được cùng lắm là 50% rồi (rớt pà lun). Cả lớp em, hâu như ai cũng quay tía lia. Bài tập về nhà thì hùa nhau copy y chang nhau. Cả năm chưa nói được được cuộc thảo luận tiếng Anh hòan chỉnh, suốt ngày xì xồ tiếng Việt. Qua Mĩ, mà tiếng Việt của em ngày càng chuẩn, còn tiếng Anh thì cho nó đi sọt rác.
    Cuộc đời vẫn trôi đẹp sao
    sai lầm khi đi US, biết thế cố tí nữa để đi Sin lun cho rồi
  7. justjack

    justjack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Ha ha đọc bài của bạn này bùn cười quá. Tất nhiên học ở đâu cũng do mình là chính, nhưng đa phần mọi người ủng hộ chị rocka chắc đều có ý rằng nếu GD Việt Nam chịu cải tiến vài bước thì người học trong nước sẽ có điều kiện phát triển hơn những cái mình có. Còn kiến thức ở ĐH thì nơi nào cũng vậy, không thể đủ để ra đi làm được mà còn phải học hỏi nhiều.
    Hôm nọ mình đọc được 1 câu nói của Platon "The purpose of education is to train an empty mind into an open one", nôm na là Mục đích của giáo dục là rèn luyện một trí tuệ rỗng thành một trí tuệ mở. Triết học nói chung và giáo dục nói riêng của Phương Tây từ hàng ngàn năm trước đã ý thức được điều này, nhưng ở châu Á chứ không riêng gì Việt Nam, giáo dục dường như là để làm "đầy" trí tuệ chứ không phải làm "mở" trí tuệ. Điều này không sai nhưng nó tạo ra một phương pháp luận, một lối tư duy khác biệt giữa châu Phương Đông và Phương Tây. Nó cũng lý giải tại sao phần lớn các phát minh lớn của nhân loại đều ra đời từ châu Âu, cuộc cách mạng công nghiệp và sự ra đời của máy hơi nước, máy vi tính và mạng Internet...
    Cá nhân tôi đã học qua một trường ĐH danh tiếng nhất khối Kinh tế tại Việt Nam và phải thú nhận rằng: Danh tiếng của trường không phải do giáo viên dạy giỏi mà SV đầu vào giỏi + môi trường cạnh tranh. Học xong thấy những gì thu nhận được là một mớ kiến thức chắp vá và không có hệ thống, môn may được GV hay thì còn nhớ được chút chứ nhiều GV lên lớp chỉ đọc hoặc chiếu slide cho chép thì học làu làu vẫn quên như thường.
    Sau này hy vọng thế hệ tới sẽ được hưởng lợi từ những cải cách hiêẹ nay hay lại vẫn mơ tới nền giáo dục của nước ngoài?
  8. kanguchin

    kanguchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì nghĩ là ở xã hội nào thì phải theo xã hội đó , các cụ có câu gì nhỉ "đi với bụt mặc áo cà sa , đi với ma mặc áo giấy" , vì vậy nếu xã hội VN vẫn ưa bằng cấp ..thì vẫn phải học MS hay hăng hơn thì PhD để làm đẹp lòng các chỗ sẽ tuyển dụng . Tôi thấy học nó cũng thêm được tí , nếu tôi tự học chắc lượng kiến thức nhiều hơn , nhưng tôi học chỉ để thi , nên thi xong thì luợng kiến thức còn sót lại 1 tẹo
  9. kanguchin

    kanguchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    cũng đồng ý quan điểm với banh rockarockla là tớc cũng chẳng khoái đọc Nhật Ký Đặng Thùy Trâm , hay Mãi Mãi Tuổi 20 ..lắm , mặc dù nó khá nổi , quan trọng là là 2 bác Trâm và Thạc sống ở thời kháng chiến chống US , lý tưởng của các bác là lý tưởng XHCN , lấy cảm hứng 1 phần từ mấy chuyện Russia như "thép đã tôi thế đấy ".....tớ thấy bây giờ VN đang tập chung phát triển KT để dồn theo mấy nước trong khu vực ,-chả biết có dồn được ko , nên đọc mấy quyển của mấy bác viết về KT , KHKT như gates ....có khi thực tế hơn cho bản thân
  10. kanguchin

    kanguchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng cùng tớ thấy chủ đề hữu ích ra phết , ít ra là trước khi đọc Topic này , tớ có tư tưởng kêu ca với xã hội , môi trường học mình đang sống , hơi tí là kêu chán đời , nhưng chưa đến mức như bạn , tớ lọ mọ lên diễn đàn thấy tự nhiên có bạn rockarockla kêu to hơn , sau đó bị các bác khác nhảy vào "dạy cho 1 bài học" , nên mình cũng rút ra được bài học là từ nay ko nên kêu ca , nên chấp nhận , và cố gắng trong điều kiện , và ko nên cắn vào tay người đã đưa cơm nuôi sống mình cho mình , VN dù còn nghèo và nhiều bất công nhưng tớ được sinh ra và lớn lên là nhờ VN , tớ được ăn học cũng trong môi trường các trường học còn nhiều nhược điểm ở VN ...dù sao tớ vẫn yêu VN , và thật lòng cảm ơn tổ quốc VN cho tớ cuộc sống như hôm nay

Chia sẻ trang này