1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi học tiếng Nga như thế nào? (kỷ niệm và kinh nghiệm)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi johanSt, 06/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Không biết nên gưỉ vào đâu, nên đành về lại phố xưa...
    Nhân tiện nói luông là cô giáo được phỏng vấn trong bài đã không dạy tôi....
    Báo Hà Nội Mới 17/06/2004
    Người dạy em biết yêu tiếng Nga
    (Phương Anh)

    Được tin đội tuyển dự thi Olympic Tiếng Nga quốc tế năm nay có 6/7 em là học sinh trường HN - Amsterdam, tôi tìm gặp cô giáo Dương Thu Hương, người đã đào tạo được hàng trăm học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tiếng Nga hằng năm do Bộ GD&ĐT tổ chức và dày công ôn luyện cho các học sinh trong đội tuyển quốc tế.
    - Trong khi tiếng Nga ít người muốn học, học tiếng Nga chưa nhìn thấy chút ?oánh sáng? nào trong việc lấy nó để lập nghiệp, nhiều học sinh thi chuyên Nga chỉ để lấy môi trường học, có em vào lớp tiếng Nga chưa biết chữ nào, làm thế nào mà chị có thể làm nên thành công: góp 6 học sinh cho đội tuyển toàn quốc ?
    - Thành tích của mỗi học sinh nói riêng và của đội tuyển nói chung là kết quả của nhiều phía, nhưng chủ yếu vẫn là do học sinh. Có được vinh dự này trước tiên tôi cảm ơn các em học sinh, cảm ơn cha mẹ các em đã chăm lo tới việc học hành của con em mình, cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường đã quan tâm, tạo điều kiện cho cô trò chúng tôi có được kết quả như hôm nay.
    Như chị đã biết, học sinh thi vào lớp chuyên Nga chỉ thi Văn và Toán, không thi tiếng Nga. Những buổi lên lớp đầu tiên, các cháu bỡ ngỡ với tiếng Nga, e ngại vì tiếng Nga khó và mục đích vào học ngành ngôn ngữ chưa rõ ràng. Tâm sự với trò, biết nhiều em học chuyên ngữ nhưng đều có nguyện vọng thi khối A, nhưng tôi không nản vì thấy em nào cũng ngoan, chịu học và đều sáng sủa đáng yêu. Hơn nữa, phải làm tròn trách nhiệm mà ban giám hiệu giao phó.
    Bước đầu, tôi đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh, hiểu được cá tính từng em. Trong những giờ lên lớp, tôi vừa phân tích, vừa động viên các em, chỉ cho chúng biết không có ngoại ngữ nào khó hơn ngoại ngữ nào, chẳng có tiếng nào dễ, nhưng nếu chịu khó học thì sẽ tìm thấy cái hay cái đẹp trong từng thứ tiếng ấy, lúc đó học sẽ dễ dàng hơn.
    Những buổi học đầu tiên khi làm quen với tiếng Nga, tôi cố gắng làm đơn giản hóa phần ngữ pháp, cho các em tập nói, tập đọc, gây hứng thú. Với tư chất thông minh sẵn có, cộng thêm tính ham hiểu biết, học sinh của tôi nắm bắt rất nhanh và rất nhạy cảm với cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Nga. Dần dần chúng thấy tiếng Nga quen, rồi thích học, đến cuối năm lớp 10 thì thành lập được đội tuyển.
    - Được biết kỳ thi Olympic tiếng Nga có cả thí sinh đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ, họ nói tiếng Nga rất tốt. Vậy chị đã làm thế nào để chỉ 3 năm học với 2 tiết mỗi tuần mà từ chỗ hầu hết học sinh chưa biết tiếng Nga đến chỗ đủ trình độ ?omang chuông đi đấm nước người? ?
    - Cơ bản do trò. Từ chỗ bỡ ngỡ chưa biết gì đến khi tiếp xúc với tiếng Nga, hiểu được phong tục tập quán của đất nước này, càng học các em càng thích đất nước và con người Nga đôn hậu, dễ mến, các em hiểu được sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Nga dành cho nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mỗi gia đình các cháu đều có những vật dùng của Nga). Chủ yếu cô trò chúng tôi lấy sách giáo khoa (bộ mới) làm gốc, học sinh các lớp thường học hết quyển 5, còn các cháu luyện để dự thi thì học hết cả 7 quyển và mở rộng ra nhiều.
    Các đề tài làm theo hướng dẫn của bộ và làm theo hình đồng tâm, nghĩa là lớp 10 làm đơn giản (mỗi đề khoảng 100 từ), rồi đến lớp 12 mỗi đề khoảng 500 từ hoặc nhiều hơn, để rồi mỗi trò đều có đề tài riêng và học cách diễn đạt theo cảm hứng của mình cho mỗi đề tài đó.
    Quả thật, mỗi bài giảng tôi mất rất nhiều thời gian và công sức, cảm tưởng như nếu không có tình yêu trẻ và hăng say với nghề nghiệp thì không làm nổi.
    Lúc đầu, trình độ không đồng đều, có em đã học 4, 5 năm, có em chưa được làm quen với tiếng Nga, nhưng do nỗ lực và sức tiếp thu của mình, các em hòa nhập được, giúp nhau cùng tiến bộ. Kinh nghiệm cho thấy các em đã từng được học ở Nga thì giao tiếp tốt, các em khác thì ngữ pháp tốt, do chịu khó làm bài tập ngữ pháp.
    Nhìn chung cả lớp là một gia đình lớn, bảo nhau học hành, cùng tiến. Trong 3 năm học, bằng ấy tiết chưa đủ (vì các cháu phải tham gia đầy đủ các môn học trong đó có cả môn Tiếng Anh), cô trò chúng tôi tổ chức các buổi học thêm, đáng kể nhất là hè năm ngoái, chúng tôi tự học đuổi chương trình, một buổi học 2 tiếng rưỡi, thông thường từ 8h đến 10h30?T, mỗi lớp chỉ có 3 cháu để luyện nói tốt hơn, vì thế bước vào lớp 12 đã xong quyển 5.
    Riêng đội tuyển phải học nốt 2 quyển còn lại, với thời lượng hạn hẹp, các em rất vất vả, nhưng với quyết tâm cao, chúng tôi đã hoàn thành. Sau khi có kết quả kỳ thi quốc gia, 10 học sinh của lớp tôi đều được giải (7 giải nhì, 2 giải ba, và một giải khuyến khích, toàn quốc không có giải nhất), điểm cao nhất là của Khuất Anh Việt 17,5 điểm, chúng tôi lại hối hả chuẩn bị vào đợt thi tuyển chọn vào đội tuyển, chuyển từ luyện viết sang luyện nói, chia nhóm nhỏ để luyện và phải đọc rất nhiều tài liệu khác để đạt hiệu quả.
    Chị còn kể cho tôi nghe có những em được miễn thi lấy điểm tổng kết các môn, nhưng vẫn đi thi và đều đạt điểm giỏi. Học chuyên nhưng vẫn đạt giỏi toàn diện là đặc điểm cho ?odân chuyên ngữ?. Thành công đó có sự dạy dỗ, dìu dắt của cô Dương Thu Hương. Xin chúc chị đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người. (Phương Anh-HNM)

  2. anhanhuk

    anhanhuk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Davayte po-russki,tolko zhal chto u menya net russkogo shrifta
    Absolutno soglasna s moscowgirl,u moscow_climbing_king net ni grammatiki,ni pravila napisanye.Tem bolee chto eto topic dlya togo chtob pomoch grug drugu po luchshe znat i razgovarivat po-russki,a ne pokazyvat kakie my "krutye"(eto dlya climing_king).
    Kak kot Leopold govoril: REBYATA,DAVAYTE ZHIT'' DRUZHNO!!!!
  3. anhanhuk

    anhanhuk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Davayte po-russki,tolko zhal chto u menya net russkogo shrifta
    Absolutno soglasna s moscowgirl,u moscow_climbing_king net ni grammatiki,ni pravila napisanye.Tem bolee chto eto topic dlya togo chtob pomoch grug drugu po luchshe znat i razgovarivat po-russki,a ne pokazyvat kakie my "krutye"(eto dlya climing_king).
    Kak kot Leopold govoril: REBYATA,DAVAYTE ZHIT'' DRUZHNO!!!!
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Chàng trai có tài biện luận bằng tiếng Nga
    Đó là nhận xét của cô giáo chủ nhiệm lớp cũng như của nhiều người khi tiếp xúc với Cồ Mạnh Quân, học sinh lớp 11 trường PTTH Amsterdam (Hà Nội), một trong năm học sinh của toàn quốc vừa đoạt giải nhất cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế lần thứ 11 dành cho học sinh vừa tổ chức tại Moscow từ 20 đến 27-6 vừa qua.
    Sinh ngày 5-3-1987, trong một gia đình bố mẹ là công nhân, năm 1993, Quân theo bố mẹ sang nước Nga sinh sống.Bố mẹ em là công nhân xuất khẩu lao động. Đến tuổi đi học, Quân vào lớp một của Trường trung học số 21 thành phố Tre-ve-pro-vét tỉnh Vô-cô-gđa của Liên bang Nga. Năm năm học ở đây, Quân là học sinh xuất sắc.
    Trong học bạ của Quân, giáo viên chủ nhiệm lớp Van-khô-nen đã nhận xét về cậu học sinh này với một sự đánh giá rất đặc biệt: "Trong thời gian học, Quân luôn tỏ rõ là một học sinh có nhiều cố gắng và đặc biệt có năng khiếu về ngoại ngữ. Cần lưu ý rằng, khi vào lớp một, Quân không biết tiếng Nga, dù vậy em đã vượt qua rào cản ngôn ngữ và hoàn thành chương trình xuất sắc, có quan hệ tốt với bạn bè trong lớp... Quân là cậu bé chân thật và yêu lao động . Em có trí nhớ tuyệt vời, tỏ rõ năng khiếu đặc biệt về các môn toán và sinh vật. Quân làm mọi việc đều cẩn thận và cố gắng đi sâu tìm hiểu thực chất các môn học, kiên nhẫn để đạt được mục đích... Quân là người có phẩm chất và chí hướng"... Những năm học ở Nga, ngoài việc học chung ở trường, Cồ Mạnh Quân còn học trường mỹ thuật và vẽ khá. Nhà trường đã có cuộc trưng bày tranh sáng tác của Quân.
    Năm 1999, cùng với gia đình, Cồ Mạnh Quân trở về Việt Nam và theo học tại trường trung học cơ sở Trương Định, sau đó thi vào trường chuyên Amsterdam với kết quả xuất sắc. Dù chuyển học ở nước ngoài về, một số chương trình học cũng như sự giao tiếp bè bạn và môi trường sinh hoạt có nhiều khác biệt, song vượt qua những khó khăn đó, Cồ Mạnh Quân đã cố gắng hoà nhập, phù hợp một cách nhanh chóng với chương trình học. Sự tiếp thu kiến thức của em luôn được các giáo viên đánh giá xuất sắc.
    Ở trường Amsterdam, Quân học lớp chuyên tiếng Nga song kết quả học tập của em đạt giỏi đồng đều các môn. Năm học 2003-2004, đang là học sinh lớp 11 song Quân đã tham dự cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Nga dành cho lớp 12 và đã giật giải nhì, được Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo tặng Bằng khen.
    Sau kỳ thi này, Cồ Mạnh Quân được chọn vào đội tuyển gồm bảy học sinh của Việt Nam lên đường sang Moscow tham dự cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế lần thứ 11 dành cho học sinh. Tại cuộc thi này Quân đạt 96/100 điểm, được nhận bằng cấp độ 1.
    Quân cho biết, đây là cuộc thi diễn ra dưới hình thức đối thoại trực tiếp bằng tiếng Nga nên khả năng và độ chuẩn khi phát âm cũng như tốc độ nói của thí sinh là điều được Ban giám khảo đặc biệt chú trọng. Điều này lại chính là thế mạnh của Quân nên em bước vào phòng thi khá tự tin.
    Quân kể: Dù từng sinh sống và học tập ở nước Nga trong một thời gian khá dài, có kiến thức và vốn sống thực tế nhất định nhưng ở lứa tuổi học sinh như các em thì sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực còn hạn chế. Bởi vậy, khi vào phòng thi bốc được câu hỏi về mối quân hệ văn hóa giữa Nga và Việt Nam, Quân cũng cảm thấy khá hóc búa.
    "Vậy bí quyết nào khiến em thuyết phục Ban Giám khảo với số điểm cao như vậy?". Tôi hỏi. Quân trả lời chân thật: "Trong những cuộc thi như thế này nhiều thí sinh vẫn quen thực hiện phần thi của mình theo lối kể chuyện. Buổi thoại chỉ diễn ra một chiều, chủ yếu Ban Giám khảo ngồi nghe thí sinh trình bày những hiểu biết của mình. Song ở trường hợp câu hỏi của Quân, biết mình có ít thông tin để trả lời xuất sắc, Quân liền nhanh trí chuyển phần trả lời bài thi sang hình thức đối thoại hai chiều với Ban Giám khảo. Quân nói về đề tài "sở thích". Khả năng phát âm và tốc độ nói của Quân được phát huy sở trường. Đặc biệt, trong đối thoại, khả năng biện luận của em rất tốt nên cuộc trò chuyện diễn ra sôi nổi, trôi chảy, gây ấn tượng mạnh đối với các thành viên giám khảo.
    "Em không có cảm giác đó là một cuộc thi mà là cuộc trò chuyện hết sức thoải mái và thú vị". Quân nói. Cũng trong dịp dự thi này Quân và các bạn Việt Nam đã có cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều bè bạn cùng lứa tuổi đến từ hơn hai mươi nước trên thế giới.
    Tôi gặp Cồ Mạnh Quân tại nhà riêng ở phố Đào Tấn vào một tối hè Hà Nội nóng bức. Mẹ em, chị Vũ Thị Tuyết và bố em, anh Cồ Thanh Đoan không dấu nổi niềm vui trước thành tích học tập của con mình.Tôi hỏi đùa Quân: "Bố mẹ đã có phần thưởng gì cho Quân chưa?". Mẹ Quân cười vui: "Thấy con trai học vất vả mà trời thì nóng quá, bố mẹ đã dành dụm và quyết định lắp cho phòng học của hai anh em Quân (Quân có một em trai cũng học rất khá) chiếc máy điều hòa nhiệt độ". Quân cười theo mẹ: "Nhưng trời nóng quá nên phòng có điều hòa trở thành phòng chung cho cả nhà". "Thế cũng vui, càng có cơ hội cho cả nhà gần nhau nhiều hơn...". Bố Quân phụ họa và cả nhà cười vang.
    Trước khi về tôi không quên xin tấm ảnh, Quân cứ tần ngần rồi nói rất khiêm tốn: " Chị đừng viết về em, các bạn em giỏi hơn em nhiều và em lười học hơn các bạn ấy.Với lại đây mới chỉ là thành tích nhỏ bước đầu, chúng em còn phải cố gắng nhiều ở những cuộc thi lớn hơn". Chúc cho Quân sẽ còn vươn xa hơn.
    PHAN NGUYỄN
    (Nhân Dân 16-7-2004)
    ====================
    Việt Nam đoạt thành tích xuất sắc tại Cuộc thi Olympic quốc tế về tiếng Nga
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ðoàn học sinh Việt Nam đã đoạt thành tích xuất sắc tại cuộc thi Olympic quốc tế về tiếng Nga lần thứ XI tổ chức từ 21 đến 26-6 tại Học viện tiếng Nga quốc gia mang tên đại thi hào Puskin ở thủ đô Moscow.
    Cả bảy học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, trong đó sáu em giành Huy chương vàng (đạt từ 95 đến 100 điểm) gồm năm học sinh Trường Hà Nội - Amsterdam là Trần Thị Thanh Nga (98 điểm), Nguyễn Việt Dũng (97 điểm), Khuất Anh Việt (97 điểm), Cồ Mạnh Quân (96 điểm) và Nguyễn Thu Thủy (95 điểm). Huy chương vàng còn lại thuộc về Nguyễn Phúc Diệu Hiền học sinh Trường Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh). Một học sinh khác của Trường Hà Nội - Amsterdam là Bùi Thị Vân Anh cũng giành 94 điểm, đoạt huy chương bạc. Ðáng chú ý, học sinh Khuất Anh Việt được chọn đứng đầu danh sách một số ít thí sinh có bài luận hay về Puskin và nước Nga.
    (Nhân Dân 27-06-2004)

  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Chàng trai có tài biện luận bằng tiếng Nga
    Đó là nhận xét của cô giáo chủ nhiệm lớp cũng như của nhiều người khi tiếp xúc với Cồ Mạnh Quân, học sinh lớp 11 trường PTTH Amsterdam (Hà Nội), một trong năm học sinh của toàn quốc vừa đoạt giải nhất cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế lần thứ 11 dành cho học sinh vừa tổ chức tại Moscow từ 20 đến 27-6 vừa qua.
    Sinh ngày 5-3-1987, trong một gia đình bố mẹ là công nhân, năm 1993, Quân theo bố mẹ sang nước Nga sinh sống.Bố mẹ em là công nhân xuất khẩu lao động. Đến tuổi đi học, Quân vào lớp một của Trường trung học số 21 thành phố Tre-ve-pro-vét tỉnh Vô-cô-gđa của Liên bang Nga. Năm năm học ở đây, Quân là học sinh xuất sắc.
    Trong học bạ của Quân, giáo viên chủ nhiệm lớp Van-khô-nen đã nhận xét về cậu học sinh này với một sự đánh giá rất đặc biệt: "Trong thời gian học, Quân luôn tỏ rõ là một học sinh có nhiều cố gắng và đặc biệt có năng khiếu về ngoại ngữ. Cần lưu ý rằng, khi vào lớp một, Quân không biết tiếng Nga, dù vậy em đã vượt qua rào cản ngôn ngữ và hoàn thành chương trình xuất sắc, có quan hệ tốt với bạn bè trong lớp... Quân là cậu bé chân thật và yêu lao động . Em có trí nhớ tuyệt vời, tỏ rõ năng khiếu đặc biệt về các môn toán và sinh vật. Quân làm mọi việc đều cẩn thận và cố gắng đi sâu tìm hiểu thực chất các môn học, kiên nhẫn để đạt được mục đích... Quân là người có phẩm chất và chí hướng"... Những năm học ở Nga, ngoài việc học chung ở trường, Cồ Mạnh Quân còn học trường mỹ thuật và vẽ khá. Nhà trường đã có cuộc trưng bày tranh sáng tác của Quân.
    Năm 1999, cùng với gia đình, Cồ Mạnh Quân trở về Việt Nam và theo học tại trường trung học cơ sở Trương Định, sau đó thi vào trường chuyên Amsterdam với kết quả xuất sắc. Dù chuyển học ở nước ngoài về, một số chương trình học cũng như sự giao tiếp bè bạn và môi trường sinh hoạt có nhiều khác biệt, song vượt qua những khó khăn đó, Cồ Mạnh Quân đã cố gắng hoà nhập, phù hợp một cách nhanh chóng với chương trình học. Sự tiếp thu kiến thức của em luôn được các giáo viên đánh giá xuất sắc.
    Ở trường Amsterdam, Quân học lớp chuyên tiếng Nga song kết quả học tập của em đạt giỏi đồng đều các môn. Năm học 2003-2004, đang là học sinh lớp 11 song Quân đã tham dự cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Nga dành cho lớp 12 và đã giật giải nhì, được Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo tặng Bằng khen.
    Sau kỳ thi này, Cồ Mạnh Quân được chọn vào đội tuyển gồm bảy học sinh của Việt Nam lên đường sang Moscow tham dự cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế lần thứ 11 dành cho học sinh. Tại cuộc thi này Quân đạt 96/100 điểm, được nhận bằng cấp độ 1.
    Quân cho biết, đây là cuộc thi diễn ra dưới hình thức đối thoại trực tiếp bằng tiếng Nga nên khả năng và độ chuẩn khi phát âm cũng như tốc độ nói của thí sinh là điều được Ban giám khảo đặc biệt chú trọng. Điều này lại chính là thế mạnh của Quân nên em bước vào phòng thi khá tự tin.
    Quân kể: Dù từng sinh sống và học tập ở nước Nga trong một thời gian khá dài, có kiến thức và vốn sống thực tế nhất định nhưng ở lứa tuổi học sinh như các em thì sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực còn hạn chế. Bởi vậy, khi vào phòng thi bốc được câu hỏi về mối quân hệ văn hóa giữa Nga và Việt Nam, Quân cũng cảm thấy khá hóc búa.
    "Vậy bí quyết nào khiến em thuyết phục Ban Giám khảo với số điểm cao như vậy?". Tôi hỏi. Quân trả lời chân thật: "Trong những cuộc thi như thế này nhiều thí sinh vẫn quen thực hiện phần thi của mình theo lối kể chuyện. Buổi thoại chỉ diễn ra một chiều, chủ yếu Ban Giám khảo ngồi nghe thí sinh trình bày những hiểu biết của mình. Song ở trường hợp câu hỏi của Quân, biết mình có ít thông tin để trả lời xuất sắc, Quân liền nhanh trí chuyển phần trả lời bài thi sang hình thức đối thoại hai chiều với Ban Giám khảo. Quân nói về đề tài "sở thích". Khả năng phát âm và tốc độ nói của Quân được phát huy sở trường. Đặc biệt, trong đối thoại, khả năng biện luận của em rất tốt nên cuộc trò chuyện diễn ra sôi nổi, trôi chảy, gây ấn tượng mạnh đối với các thành viên giám khảo.
    "Em không có cảm giác đó là một cuộc thi mà là cuộc trò chuyện hết sức thoải mái và thú vị". Quân nói. Cũng trong dịp dự thi này Quân và các bạn Việt Nam đã có cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều bè bạn cùng lứa tuổi đến từ hơn hai mươi nước trên thế giới.
    Tôi gặp Cồ Mạnh Quân tại nhà riêng ở phố Đào Tấn vào một tối hè Hà Nội nóng bức. Mẹ em, chị Vũ Thị Tuyết và bố em, anh Cồ Thanh Đoan không dấu nổi niềm vui trước thành tích học tập của con mình.Tôi hỏi đùa Quân: "Bố mẹ đã có phần thưởng gì cho Quân chưa?". Mẹ Quân cười vui: "Thấy con trai học vất vả mà trời thì nóng quá, bố mẹ đã dành dụm và quyết định lắp cho phòng học của hai anh em Quân (Quân có một em trai cũng học rất khá) chiếc máy điều hòa nhiệt độ". Quân cười theo mẹ: "Nhưng trời nóng quá nên phòng có điều hòa trở thành phòng chung cho cả nhà". "Thế cũng vui, càng có cơ hội cho cả nhà gần nhau nhiều hơn...". Bố Quân phụ họa và cả nhà cười vang.
    Trước khi về tôi không quên xin tấm ảnh, Quân cứ tần ngần rồi nói rất khiêm tốn: " Chị đừng viết về em, các bạn em giỏi hơn em nhiều và em lười học hơn các bạn ấy.Với lại đây mới chỉ là thành tích nhỏ bước đầu, chúng em còn phải cố gắng nhiều ở những cuộc thi lớn hơn". Chúc cho Quân sẽ còn vươn xa hơn.
    PHAN NGUYỄN
    (Nhân Dân 16-7-2004)
    ====================
    Việt Nam đoạt thành tích xuất sắc tại Cuộc thi Olympic quốc tế về tiếng Nga
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ðoàn học sinh Việt Nam đã đoạt thành tích xuất sắc tại cuộc thi Olympic quốc tế về tiếng Nga lần thứ XI tổ chức từ 21 đến 26-6 tại Học viện tiếng Nga quốc gia mang tên đại thi hào Puskin ở thủ đô Moscow.
    Cả bảy học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, trong đó sáu em giành Huy chương vàng (đạt từ 95 đến 100 điểm) gồm năm học sinh Trường Hà Nội - Amsterdam là Trần Thị Thanh Nga (98 điểm), Nguyễn Việt Dũng (97 điểm), Khuất Anh Việt (97 điểm), Cồ Mạnh Quân (96 điểm) và Nguyễn Thu Thủy (95 điểm). Huy chương vàng còn lại thuộc về Nguyễn Phúc Diệu Hiền học sinh Trường Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh). Một học sinh khác của Trường Hà Nội - Amsterdam là Bùi Thị Vân Anh cũng giành 94 điểm, đoạt huy chương bạc. Ðáng chú ý, học sinh Khuất Anh Việt được chọn đứng đầu danh sách một số ít thí sinh có bài luận hay về Puskin và nước Nga.
    (Nhân Dân 27-06-2004)

  6. Nguyetminhha

    Nguyetminhha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Tôi có lẽ cũng cùng thời với bác Hastavista, bắt đầu học ngoại ngữ là lớp 5, có chút khiếu ngoại ngữ nên học môn này tốt nhất, thi học sinh giỏi rồi được vào thẳng DHSP ngoại ngữ (may thế, thi thật có lẽ trượt thẳng cánh, học dốt toán mà)
    Học tiếng Nga 11 năm để bây giờ đi làm không sử dụng một chút xíu tiếng Nga nào, nhưng tôi vẫn không hề tiếc. Tiếng Nga là một công cụ giúp tôi trong việc hình thành tính cách.
    Các kinh nghiệm học ngoại ngữ mọi người đã chia sẻ nhiều rồi. Tôi chỉ xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ của tôi. Khi đọc sách bằng nguyên bản tôi rất ít khi dùng từ điển, tôi luôn luôn cố gắng đoán nghĩa trong context, hoặc đơn giản là bỏ qua. Chỉ từ nào lặp đi lặp lại nhiều lần quá mà đoán mãi không ra thì mới tra. Tôi thấy nếu tra từ điển sẽ lâu nên chóng nản. Và nên đọc từ truyện ngắn đến tiểu thuyết tránh đừng bỏ dở.
    Chẹp, nhưng bây giờ chỉ đọc tiếng Anh, thế mới chán.
    quote-hastalavista viết lúc 23:04 ngày 14/03/2004:
    "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" quả thật là những yếu tố quan trọng trong thành công của bất cứ việc gì.
    Tiếng Nga đến với tôi khi nó còn là lựa chọn đa số trong xã hội Việt Nam. Song vượt qua tính đại trà, tôi thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ này qua trọng âm, ngữ pháp chặt chẽ và cả một nền văn hoá khổng lồ nó chuyển tải.
    Khỏi phải kể đến sự tán thành của gia đình, cái thú vị được giúp đỡ bạn bè và cho cả bản thân mình khi bước chân vào thế giới của tuyết, của rừng thông, bánh mỳ muối, con người đôn hậu hay những trang văn học nhân loại vẫn truyền tụng...
    Xác định mục đích học tiếng Nga là để có thêm hành trang vào một đất nước rộng lớn, bạn sẽ nhìn vào ngôn ngữ từ khía cạnh xã hội và như vậy dễ tiếp cận hơn là lối đi một cách khoa học dành cho các nhà ngôn ngữ học.
    Khả năng tự có được đã giúp tôi không mất thời gian với cách viết, cách phát âm hay cách biến đổi theo cách của danh/đại từ trong tiếng Nga, nhưng đọc thêm luôn là một mảng quan trọng khi bạn học trong nước và chưa có điều kiện thực hành. (đọc+dịch+viết)
    Lúc đã ở trong môi trường tiếng, để bắt đầu có thể đi xem phim nước ngoài ***g tiếng Nga, sau quen rồi thì xem phim tiếng Nga trực tiếp. (nghe)
    Chịu khó tán chuyện với, và nên có bạn là, người bản xứ để nói về những vấn đề mình đã thông hiểu trong tiếng mẹ đẻ nhưng còn xa lạ về vốn từ trong tiếng Nga. (nói)
    Đó là nhìn vào cách học ngoại ngữ qua bốn kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết. Bạn có thể đã nghe ngoại ngữ còn được phân chia thành các mảng: Âm học, Cấu tạo từ và Ngữ pháp. Song với những ai không nghiên cứu tiếng Nga như một ?fсис,, có lẽ phần này không cần đi sâu.
    Các bạn box Nga hãy kể cho nhau nghe những kinh nghiệm của các bạn về tiếng Nga đi!
    Yое.али!


    Hasta La Vista
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 14/03/2004
    [/QUOTE]
  7. Nguyetminhha

    Nguyetminhha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Tôi có lẽ cũng cùng thời với bác Hastavista, bắt đầu học ngoại ngữ là lớp 5, có chút khiếu ngoại ngữ nên học môn này tốt nhất, thi học sinh giỏi rồi được vào thẳng DHSP ngoại ngữ (may thế, thi thật có lẽ trượt thẳng cánh, học dốt toán mà)
    Học tiếng Nga 11 năm để bây giờ đi làm không sử dụng một chút xíu tiếng Nga nào, nhưng tôi vẫn không hề tiếc. Tiếng Nga là một công cụ giúp tôi trong việc hình thành tính cách.
    Các kinh nghiệm học ngoại ngữ mọi người đã chia sẻ nhiều rồi. Tôi chỉ xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ của tôi. Khi đọc sách bằng nguyên bản tôi rất ít khi dùng từ điển, tôi luôn luôn cố gắng đoán nghĩa trong context, hoặc đơn giản là bỏ qua. Chỉ từ nào lặp đi lặp lại nhiều lần quá mà đoán mãi không ra thì mới tra. Tôi thấy nếu tra từ điển sẽ lâu nên chóng nản. Và nên đọc từ truyện ngắn đến tiểu thuyết tránh đừng bỏ dở.
    Chẹp, nhưng bây giờ chỉ đọc tiếng Anh, thế mới chán.
    quote-hastalavista viết lúc 23:04 ngày 14/03/2004:
    "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" quả thật là những yếu tố quan trọng trong thành công của bất cứ việc gì.
    Tiếng Nga đến với tôi khi nó còn là lựa chọn đa số trong xã hội Việt Nam. Song vượt qua tính đại trà, tôi thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ này qua trọng âm, ngữ pháp chặt chẽ và cả một nền văn hoá khổng lồ nó chuyển tải.
    Khỏi phải kể đến sự tán thành của gia đình, cái thú vị được giúp đỡ bạn bè và cho cả bản thân mình khi bước chân vào thế giới của tuyết, của rừng thông, bánh mỳ muối, con người đôn hậu hay những trang văn học nhân loại vẫn truyền tụng...
    Xác định mục đích học tiếng Nga là để có thêm hành trang vào một đất nước rộng lớn, bạn sẽ nhìn vào ngôn ngữ từ khía cạnh xã hội và như vậy dễ tiếp cận hơn là lối đi một cách khoa học dành cho các nhà ngôn ngữ học.
    Khả năng tự có được đã giúp tôi không mất thời gian với cách viết, cách phát âm hay cách biến đổi theo cách của danh/đại từ trong tiếng Nga, nhưng đọc thêm luôn là một mảng quan trọng khi bạn học trong nước và chưa có điều kiện thực hành. (đọc+dịch+viết)
    Lúc đã ở trong môi trường tiếng, để bắt đầu có thể đi xem phim nước ngoài ***g tiếng Nga, sau quen rồi thì xem phim tiếng Nga trực tiếp. (nghe)
    Chịu khó tán chuyện với, và nên có bạn là, người bản xứ để nói về những vấn đề mình đã thông hiểu trong tiếng mẹ đẻ nhưng còn xa lạ về vốn từ trong tiếng Nga. (nói)
    Đó là nhìn vào cách học ngoại ngữ qua bốn kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết. Bạn có thể đã nghe ngoại ngữ còn được phân chia thành các mảng: Âm học, Cấu tạo từ và Ngữ pháp. Song với những ai không nghiên cứu tiếng Nga như một ?fсис,, có lẽ phần này không cần đi sâu.
    Các bạn box Nga hãy kể cho nhau nghe những kinh nghiệm của các bạn về tiếng Nga đi!
    Yое.али!


    Hasta La Vista
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 14/03/2004
    [/QUOTE]
  8. vuanh71

    vuanh71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    147
    Cô bé có học nghe băng không? Cách đây 3 hay 4 năm gì đó vợ anh có đọc cho trường sư phạm NN một bộ 3 băng cassete.
    Anh học tiếng Nga theo kiểu Amater. Giao tiếp với các bạn Nga rất nhiều. Rất chăm đọc báo và xem phim. Hầu như không bao giờ tra từ điển nên khi bị bắt phải dịch thì há mồm ra vì không biết nghĩa chính xác tiếng Việt là gì. Học lôm côm nên ngữ pháp cũng lôm côm nốt. 7 năm ở VN chỉ nói tiếng Nga giao tiếp với vợ làm trình độ nói cũng như nghe giảm đáng kể.
  9. vuanh71

    vuanh71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    147
    Cô bé có học nghe băng không? Cách đây 3 hay 4 năm gì đó vợ anh có đọc cho trường sư phạm NN một bộ 3 băng cassete.
    Anh học tiếng Nga theo kiểu Amater. Giao tiếp với các bạn Nga rất nhiều. Rất chăm đọc báo và xem phim. Hầu như không bao giờ tra từ điển nên khi bị bắt phải dịch thì há mồm ra vì không biết nghĩa chính xác tiếng Việt là gì. Học lôm côm nên ngữ pháp cũng lôm côm nốt. 7 năm ở VN chỉ nói tiếng Nga giao tiếp với vợ làm trình độ nói cũng như nghe giảm đáng kể.
  10. song_ngu

    song_ngu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Ở trường PT thì bọn em chẳng bao giờ được nghe băng cả, chỉ có học ngữ pháp. Khi đi thi đụng đến fần nghe là cả lũ tèo. Lên ĐH, fải học 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe vẫn là vẫn đề chính. Nhưng cũng chẳng được học bao nhiêu, tuần chỉ có 2 tiết nghe. Quá ít. Tự nghe băng ở nhà thì cũng chẳng có băng. Bây giờ băng tiếng Nga đâu có nhiều như những thứ ngôn ngữ khác. Một bộ băng học theo giáo trình cũng chỉ có 4 băng, chưa hết được toàn bộ giáo trình. Nghe cũng bập bõm. Hix. Nghe bản tin thời sự bằng tiếng Nga trên đài thì cũng chỉ nghe được bập bõm.
    Tìm người Nga nói chuyện thì lười đi. Hix. Đến tận bây giờ đôi khi vẫn còn ý nghĩ rằng mình chỉ học tiếng Nga để cho vui, còn tiến theo con đường học cái khác.

Chia sẻ trang này