1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi hỏi 1 vấn đề???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nx100yt, 13/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Quan sát hố đen
    Lý thuyết cho thấy rằng chúng ta không thể quan sát hố đen một cách trực tiếp bằng ánh sáng phát xạ hoặc phản xạ vật chất bên trong hố đen. Tuy nhiên, các vật thể này có thể được quan sát một cách gián tiếp các hiện tượng xung quanh chúng như là thấu kính hấp dẫn và các ngôi sao chuyển động xung quanh một vật dường như vô hình.
    Hiệu ứng đáng nghi ngờ nhất là vật chất rơi vào hố đen (giống như nước đổ vào đường thoát nước) sẽ tập hợp lại với nhau tạo nên một đĩa gia tốc quay rất nhanh và rất nóng xung quanh hố đen trước khi bị nó nuốt. Ma sát xuất hiện tại những vùng lân cận đĩa làm cho đĩa trở nên vô vùng nóng và được thoát ra dưới dạng tia X. Quá trình nung nóng này cũng vô cùng hiệu quả và có thể biến 50% khối lượng của vật thể thành năng lượng bức xạ, trái ngược với phản ứng nhiệt hạch, trong đó, chỉ khoảng vài phần trăm khối lượng được biến thành năng lượng. Các tính toán khác tiên đoán các hiệu ứng trong đó các luồng hạt chuyển động rất nhanh với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng được phóng ra ở hai trục của đĩa.
    Tuy nhiên, các đĩa gia tốc, các luồng hạt chuyển động nhanh, các vật thể chuyển động xung quanh một vật vô hình không chỉ có thể do hố đen gây ra mà còn có thể do các vật thể khác như các sao neutron chẳng hạn, và động lực học của các vật thể gần các "hố không đen" này rất giống như động lực học của các vật thể xung quanh hố đen và việc nghiên cứu về chúng là lĩnh vực nghiên cứu rất phức tạp và năng động hiện nay. Nó bao gồm ngành vật lý plasma và từ trường. Do đó, trong phần lớn các quan sát về đĩa gia tốc và chuyển động quỹ đạo chỉ cho biết về khối lượng của vật thể cô đặc mà thôi, chứ không cho biết về bản chất của vật thể đó. Việc xác định vật thể đó là hố đen yêu cầu các giả thuyết bổ sung là không có vật thể nào khác (hoặc các hệ liên kết với vật thể) có thể nặng và cô đặc đến thế. Phần lớn các nhà vật lý thiên văn chấp nhận rằng, trong trường hợp này, theo lý thuyết tương đối rộng, bất kỳ vật nào có mật độ vật chất đủ cao đều phải co lại thành một hố đen.
    Một khác biệt quan sát quan trọng giữa các hố đen và các ngôi sao đặc, nặng khác là bất kỳ vật chất rơi vào các vật thể nặng thì cuối cùng cũng phải va chạm với vật thể đó với một vận tốc rất lớn, dẫn đến việc lóe sáng dị thường của các tia X với cường độ rất mạnh cùng với các bức xạ khác. Cho nên, nếu không có các lóe sáng bức xạ như thế xung quanh vật thể cô đặc thì có thể được coi là bằng chứng để cho rằng nó là một hố đen, nơi mà không có bề mặt để vật chất có thể va đập vào đột ngột.
    Chúng ta đã tìm thấy hố đen chưa?
    Ngày nay, có khá nhiều những bằng chứng thiên văn gián tiếp về hai loại hố đen:
    - Các hố đen khối lượng ngôi sao có khối lượng cỡ bằng các ngôi sao bình thường (4 - 15 lần khối lượng Mặt Trời, và
    - Các hố đen siêu nặng có khối lượng bằng một thiên hà.
    Thêm vào đó, có một vài bằng chứng về các hố đen khối lượng trung bình có khối lượng vài ngàn lần khối lượng Mặt Trời. Đây có thể là các hố đen đang hình thành nên các hố đen siêu nặng.
    Bằng chứng về các hố đen khối lượng ngôi sao chủ yếu được xác định bằng các đĩa gia tốc với kích thước và vận tốc vừa phải mà không có quá trình lóe sáng dị thường xuất hiện xung quanh các vật thể cô đặc. Các hố đen khối lượng ngôi sao có thể tạo ra các đợt bùng nổ tia gamma mặc dù các đợt bùng nổ này thường liên quan đến vụ nổ của các sao siêu mới hoặc các vật thể khác không phải hố đen [5] [6].
    Bằng chứng về các hố đen có khối lượng lớn hơn lần đầu tiên được cho bởi các thiên hà bức xạ và các quasar do các nhà thiên văn vô tuyến phát hiện ra những năm 1960. Sự chuyển đổi rất hiệu quả từ khối lượng thành năng lượng nhờ ma sát trong đĩa gia tốc của một hố đen dường như là cách giải thích duy nhất cho nguồn năng lượng gần như vô tận của các vật thể này. Thực ra, việc đưa ra lý thuyết trên vào những năm 1970 đã hầu như loại bỏ các chống đối cho rằng các quasar là các thiên hà xa xôi, tức là, không có cơ chế nào có thể tạo một lượng năng lượng nhiều đến thế.
    Từ các quan sát vào những năm 1980 về chuyển động của các ngôi sao xung quanh tâm của thiên hà, người ta tin răng có những hố đen siêu nặng có mặt ở tâm của phần lớn các thiên hà, ngay cả Ngân Hà của chúng ta. Tinh vân Sagittarius A được coi là bằng chứng quan tin cậy nhất về sự tồn tại của một hố đen siêu nặng tại tâm của dải Ngân Hà.
    Bức tranh hiện nay là tất cả các thiên hà đều có thể có một hố đen siêu nặng ở tại tâm, và hố đen này nuốt khí và bụi ở vùng giữa thiên hà tạo nên lượng bức xạ khổng lồ. Quá trình này tiếp tục cho đến khi không còn vật chất nào ở xung quanh nữa. Bức tranh này giải thích hợp lý về sự vắng mặt của nhiều các quasar gần đó. Mặc dù chưa hiểu về chi tiết, nhưng dường như là sự phát triển của hố đen liên quan mật thiết với các thiên hà có hình dáng tương tự hình cầu chứa nó như thiên hà hình e-líp, đám sao của thiên hà hình xoáy ốc. Điều thú vị là không có bằng chứng nào về sự có mặt của các hố đen nặng ở tâm các đám sao hình cầu, cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa các đám sao hình cầu với các thiên hà.
  2. nx100yt

    nx100yt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết nhiệt độ bên trong hố đen là bao nhiêu không vậy? Theo tôi được biết thì với áp lực lớn, và thể tích bị thu nhỏ lại sẽ dẫn đến nhiệt độ tăng.??? Có đúng không vậy?
  3. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Không biết có định nghĩa nhiệt độ không nữa.
  4. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    có lẽ bạn không nên hỏi về vấn đề nhiệt độ ở đó,
    còn nữa hình như các định luật vật lí dùng ở phạm vi trái đất thì có thể không xác định nó được ở một không gian khác thì phải.
    tôi nghĩ rằng bên ngoài không gian chắc không cần dùng khái niệm khối lượng, dùng bằng mật độ vật chất thì tốt hơn, vì thực chất nó không có ý nghĩa khi dùng để nói về một vật thể ngoài không gian vũ trụ.
  5. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Nói về nhiệt độ của hố đen, tớ xin post cái này để mọi người cùng tham khảo
    Các hố đen bay hơi
    Việc tại sao các hố đen bay hơi xin xem ở đây
    (http://aevg.phpnet.org/phpBB2/viewtopic.php?t=506&start=15) đó là hệ quả của cơ học lượng tử. Tuy vậy, hố đen chỉ bay hơi khi nhiệt độ của nó cao hơn nhiệt độ của vụ trụ xung quanh nó ma thôi. Nhiệt độ của hố đen cỡ Mặt trời là 1e-7°, của hố đen thiên hà là 1e-16°, của hố đen siêu thiên hà là 1e-19°. Như vậy phải dợi đến năm 1e20 thì vũ trụ mới lạnh hơn hố đen cỡ MT, và lúc này nó mới bay hơi thành ánh sáng. Các hố đen thiên hà bay hơi vào năm 1e34, còn các hố đen siêu thiên hà sẽ bay hơi vào năm 1e39. Việc bay hơi nay kéo dài trong rất nhiều tỉ năm vào đến năm 1e65 thì các hố đen cỡ MT mới bay hơi hết còn các hố đen thiên hà và siêu thiên hà thì phải đợi đến năm thứ 1e92 và 1e100. Lúc này vũ trụ sẽ chỉ có các tiểu hành tinh, các hành tinh, các sao nơ tơ rôn, sao lùn đen cùng với vũ trụ lạnh giá 1e-60° vào năm 1e100.
    [​IMG]
    http://traitimviet.somee.com
  6. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0

  7. nx100yt

    nx100yt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Mình không vào được link này, vì vậy không đọc dược cái gì ở trong đó. Còn nữa, mình cũng không hiểu các đơn vị đo nhiệt độ mà bạn đã đưa ra. Xin có thể nói rõ hơn được không? mà tại sao không nên nói đến vấn đề nhiệt độ của hố đen nhỉ?
  8. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Đường link ấy chắc "chết" rùi.
    Còn nữa, nhiệt độ ở đây tớ chẳng ghi đơn vị nào khác, đó chỉ là những con số bình thường. Chẳng hạn 1e100 có nghĩa là 1*10^100. Thân!!!
    [​IMG]
    http://traitimviet.somee.com
    Được sieuhoa_87 sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 02/01/2007
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Có bác nào cao nhân nêu hộ em cái định nghĩa nhiệt độ ở đây được không ạ?
  10. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    http://en.wikipedia.org/wiki/Temperature
    cò?n nhiẶt 'Ặ cù?a lĂf 'en thì? khĂng thĂ? theo 'ình nghìfa nà?y 'ược , cho nĂn nòi linh tinh vĂ? nhiẶt 'Ặ cù?a lĂf 'en mà? khĂng hiĂ?u là? nò 'ược 'o như thẮ nà?o thì? khĂng hay

Chia sẻ trang này