1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi phải chiếm tình yêu của anh - Asadi Seregar

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi kookai, 29/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kookai

    kookai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tôi phải chiếm tình yêu của anh - Asadi Seregar

    Tôi phải chiếm tình yêu của anh-phần1 (Thái Hà dịch)

    Lời giới thiệu

    Asadi Seregar, tác giả cuốn tiểu thuyết Tôi phải chiếm tình yêu của anh, là một trong những cây bút văn xuôi nổi tiếng nhất của Indonesia hiện nay. Chủ đề chính trong hầu hết các truyện của ông là cuộc sống của tầng lớp thanh niên, sinh viên Indonesia đương thời.

    Đánh giá vai trò của nhà văn này, tờ ?oXinar Hanapan? (?oTia hi vọng?) đã gọi ông là người khởi xướng cho nền tiểu thuyết mới của Indonesia, cùng với một nhà văn tên tuổi khác là T. Marga. Cả hai ông đều có nhiều môn đệ. Tờ báo còn nhận định thêm rằng, Asadi Seregar thậm chí còn già dặn hơn cả T. Marga và nhiều người khác.

    Câu chuyện mà tác giả kể trong cuốn sách này thực sự là một tấn bi kịch, là bức tranh nhiều màu sắc minh họa cho đời sống của đất nước Indonesia ngày nay với tất cả những mâu thuẫn, xung đột, những vấn đề xã hội gay gắt của nó, với nỗi bế tắc tuyệt vọng của những người dân Indonesia bình thường, trung thực, với những tội ác của các thế lực giàu có và uy quyền, với sinh hoạt của tầng lớp thanh niên, sinh viên đa dạng, phức tạp như cả xã hội Indonesia vậy.

    Trong tác phẩm của mình, tác giả đặt ra một cách nghiêm túc vấn đề đạo đức - thẩm mĩ, vấn đề lập trường đạo đức của con người khi va chạm với ảnh hưởng của lối sống hiện đại phương Tây với tất cả những biểu hiện xấu xa nhất của nó. ở đây tác giả tỏ ra không khoan nhượng khi phê phán những kẻ thả mình buông theo lối sống đó, để rồi cuối cùng trở thành nạn nhân của nó, đồng thời gây tác hại cho cả những người xung quanh. Ông lên án gay gắt lối sống của lớp thanh niên ?ovàng? thành phố, những kẻ hủy hoại tuổi thanh xuân, lao theo lối sống trác táng, nghiện ngập, sa đọa. Ông phê phán những ?olãnh tụ? sinh viên lợi dụng quyền thế để bắt nạt, ức hiếp các sinh viên mới, vạch trần những tên tư bản giàu có không từ một thủ đoạn đê hèn nào, cốt sao đạt được mục đích cá nhân, như bố của Iravati, tổng giám đốc một hãng buôn lớn, như Giôhan, một nhân vật trong truyện. Đối lập với những con người đại diện cho cái ?oác? ấy là những con người trung thực, tốt bụng, như Tôđi (nhân vật chính) và Viđuri, cô bạn gái cùng trường với anh, là những người luôn khao khát vươn tới sự trong sạch trong đạo đức, sự bình đẳng trong xã hội. Rộng hơn nữa, tác giả muốn đối lập ảnh hưởng của lối sống phương Tây với nếp sống truyền thống lành mạnh của dân tộc. Và, sự bất công cùng với những tệ nạn xã hội không chỉ bó hẹp ở thành phố mà còn lan đến tận các vùng nông thôn ở Indonesia hiện nay.

    Về nghệ thuật, cách viết của tác giả ngắn gọn, xúc tích. Hành động rất nhiều và luôn luôn diễn biến. Các đối thoại thì cô đọng, nhưng vẫn thể hiện rõ tính cách các nhân vật. Ngoài ra, tác giả không bị sa đà vào các chi tiết tự nhiên chủ nghĩa là cái vốn đầy rẫy trong các tác phẩm dịch văn học phương Tây đang tràn ngập thị trường Indonesia hiện nay.

    Giới thiệu cuốn tiểu thuyết này, không những chúng tôi muốn các nhà văn chúng ta và đông đảo bạn đọc trong cả nước làm quen với nền văn học Indonesia hiện đại, mà còn giúp mọi người hiểu biết thêm về xã hội Indonesia nói chung, về sinh hoạt của tầng lớp thanh niên và sinh viên Indonesia.

    N.D.

    Chương một

    Khi hoa phượng nở

    Cuộc đời con người cũng giống như cành hoa, ngọn cỏ. Quy[/b] luật tạo hóa xưa nay vốn là, cứ hễ mùa mưa đến thì bao cây cỏ úa vàng lại xanh tươi trở lại. Gió kia dù mạnh đến đâu cũng không sao làm rụng hết lá kim trên những cành thông. Những cây phượng tuy cũng có một mùa trút lá, nhưng sau đó lại khoác trên mình những bộ áo xanh mơn mởn. Bởi vậy, nếu số phận có lúc nào không được may mắn, thì cũng chớ vội buồn phiền. Kết luận như vậy liệu có lạc quan quá không? Có lẽ phần nào cũng có.

    Cuộc đời chàng Pharaitôđi trẻ tuổi cũng giống như cọng cỏ khô. Nhưng anh không buồn phiền. Trong lòng anh phượng đã nở hoa.

    Pharaitôđi, hay như người ta thường gọi là Tôđi, nhìn các cô gái mà tưởng trên mái tóc họ có giắt những bông hoa phượng rực rỡ. Nhưng thực ra đó là những dải ruybăng đủ màu: xanh, đỏ, tím, vàng. Chúng được cài lên tóc các cô gái nhân ngày hội: hôm nay là ngày hội nhập trường của các cô. Tên của ngày hội này thay đổi luôn. Bây giờ nó được gọi là mapram. Nhưng đó là việc của Bộ giáo dục và Văn hóa. Còn đối với Tôđi, anh chỉ thấy quan trọng một điều: lễ nhập trường bao giờ cũng là ngày hội hết sức thú vị. Chỉ tiếc là cuộc đời sinh viên quá ngắn ngủi, chẳng khác nào đời của lá cây, ngọn cỏ.

    Tôđi đưa mắt quan sát các cô sinh viên tương lai đang ngồi xổm trên sàn nhà. Nhìn khuôn mặt các cô, anh có cảm giác ánh mắt họ cũng giống hệt ánh mắt những người mới bước vào trường đại học tổng hợp ?oHadja Manđa? những năm xưa. Khuôn mặt nào cũng có vẻ cam phận và sẵn sàng chấp hành bất cứ mệnh lệnh gì. Mọi năm cứ vào những ngày mapram này, Tôđi lại cảm thấy rất vui vẻ vì thấy mình là người chỉ huy đầy uy quyền, các cô cậu sinh viên mới, cô cậu nào cũng ngoan ngoãn tuân thủ mọi mệnh lệnh của anh.

    Nhưng lần này Tôđi không còn thấy vui thích vì việc anh có quyền lực như vậy nữa. Kinh nghiệm mấy năm qua dạy cho anh biết là chớ nên ảo tưởng trước cái vẻ nhu mì dễ bảo của các cô sinh viên tương lai. Khi chưa được chính thức nhận vào trường, cô nào cô nấy trông nhút nhát sợ sệt như những chú thỏ non vậy, nhưng chỉ cần vừa được công nhận là sinh viên chính thức, là lập tức các cô có thể biến thành những bà chúa kiêu căng, và nụ cười của các cô có thể trở nên trâng tráo khinh khỉnh ngay.

    Của đáng tội, cũng có dăm ba cậu sinh viên các năm trên thuần phục được vài cô loại đó. Nhưng riêng Tôđi là không hiểu sao cứ luôn luôn đen đủi. Nhiều lần anh cũng tìm cách làm thân với các cô gái, nhưng các cô này có ra vẻ sẵn sàng làm quen với anh chẳng qua cũng chỉ vì lịch sự mà thôi. Chẳng hạn, năm ngoái có một cô đã trả lời anh:

    - Xin lỗi anh Tôđi nhé, tối nay tan buổi tập, em có bạn đến đón rồi!

    Còn năm trước nữa thì một cô khác bảo:

    - Xin giới thiệu với anh Tôđi, đây là... của em.

    Và nhiều cô khác và nhiều câu trả lời khác tương tự như thế. Anh thật đúng là cọng cỏ khô.

    Bây giờ Tôđi chả buồn nghĩ đến chuyện cầu thân với các cô gái nữa. Anh chỉ say sưa lao vào công việc của ban chỉ huy mapram mà anh đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong kampus. Nhiệm vụ của anh là trông coi các hoạt động thể thao và văn nghệ: anh bận rộn đến nỗi không còn lúc nào nghĩ đến chuyện tìm bạn gái. Bản tính anh lại là người ít nói, hay trầm ngâm tư lự. Nhiều lúc anh tự hỏi: ?oKhông hiểu sao mình hẩm hiu thế nhỉ?? Rồi anh tự so sánh mình với người khác: Như thằng Đanien chẳng hạn. Mình thua kém gì nó? Vậy mà nó cũng có một cô bạn gái vừa quen được trong thời gian mapram. Cả thằng Phauzi nữa. Nó có con bồ coi dễ thương quá! Chỉ có mình là vẫn lẻ loi, cô độc. Mà nào trông mình có gì đáng sợ đâu nhỉ? Tôđi nhìn vào gương: anh có đôi mắt dịu dàng, nét mặt cũng thanh nhã, cái cằm của anh cũng không quá sắc nhọn như nhiều thanh niên đồng hương với anh ở quần đảo Tiểu Zonđi. Thậm chí có khi còn hơi quá mềm mại là đằng khác. Anh nhớ lại hồi bé anh thường bị chúng bạn trêu là cậu bé hiền như bụt...

    Bây giờ tuy bạn bè ai cũng sẵn sàng kết bạn với anh, nhưng anh vẫn cô đơn trơ trọi như ngọn cỏ khô. Thực ra anh cố giấu điều đó, và mọi người chỉ biết đến anh như một sinh viên năm trên nhiệt tình hăng hái, một nhân tố tích cực của phong trào sinh viên.

    Tôđi rất thận trọng, nhất là khi nói chuyện với các cô gái đẹp. Anh sợ lại rơi vào tình trạng lố bịch như một lần trong đợt huấn luyện anh đã bị. Lần đó anh bị một cô gái lợi dụng lòng tin của anh. Không, không thể để xảy ra chuyện đó lần thứ hai được. Ngay đến con lừa cũng còn biết xấu hổ khi bị vấp liên tục.

    ?oChả lẽ mình lại trở thành anh chàng ngố lần nữa? Mẹ kiếp! Không đời nào!? - Tôđi nghĩ bụng.

    Qua cánh cửa để mở, Tôđi nhìn thấy người ta đang dìu một cô sinh viên mới vào trong phòng Ban tiếp nhận.

    - Cô ta bị ngất. - Xáctônô, một sinh viên năm trên báo cáo.

    Tôđi vẫn ngồi im. Thậm chí không một thớ thịt nào trên khuôn mặt anh rung động.

    Người ta đặt cô gái lên đivăng.

    - Y tá đâu rồi? - Xáctônô hỏi.

    - Hình như trong nhà vệ sinh ấy! - Tôđi hờ hững đáp.

    Xáctônô chạy bổ ngay đến nhà vệ sinh. Tôđi nhìn theo anh ta, tủm tỉm cười. Anh nhớ lại mấy năm trước anh cũng sốt sắng hăm hở muốn ra tay cứu giúp các cô gái bị nạn như thế. Tục ngữ có câu: ?oChưa giâm cành đã chực hái quả?.

    Một lúc sau Xáctônô đã quay lại.

    - Không thấy anh ta ở đấy. - Anh ta hổn hển nói.

    - Thế thì chắc lại đến nhà ăn rồi, - Tôđi vẫn thản nhiên, - mấy ông tướng khoa y lúc nào cũng chỉ quan tâm đến quá trình tiêu hóa trước tiên.

    - Không biết cô ta có làm sao không nhỉ?

    - Cô nào?

    - Cô sinh viên mới này này.

    - Không việc gì đâu. Cô ta bị say nắng đấy. Nằm nghỉ một tí là tỉnh thôi!







    Rồi người cũng lại ra đi như đã đếnDòng sông xưa vẫn chảy sa mùTa đứng lại bên đời thương dĩ vãngNghe trong hồn cây cỏ mọc hoang vu
  2. kookai

    kookai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tôđi liếc mắt về phía cô gái đang nằm, bên cạnh có một cô sinh viên cũ đang ngồi quạt cho cô ta.
    Vì để cái bờm tóc ngắn trước trán, nên trông cô gái có vẻ rất trẻ con. Khuôn mặt nhỏ nhắn xương xương, hai gò má hơi nhô cao càng làm tăng thêm cảm giác đó. Đôi môi cô gái rất mỏng, nhưng xinh xắn. Cái mũi dọc dừa thanh tú. Hai hàng lông mi dài khép chặt.
    Viđuri đang ngồi cạnh quạt cho cô ta. Cô là sinh viên năm thứ hai hay thứ ba gì đó khoa kinh tế. Sở dĩ Tôđi biết như vậy chẳng qua vì anh học cùng khoa với cô. Thậm chí anh còn nhớ rõ hôm mới vào trường, trông Viđuri như thế nào.
    Nét mặt Viđuri có vẻ bồn chồn. Chắc cô lo lắng cho sức khỏe cô gái đang nằm bất tỉnh. Cô cứ nhìn chằm chằm vào Tôđi, nhưng anh làm ra vẻ không để ý đến cái nhìn của cô.
    - Quạt mạnh vào, cô ấy sắp tỉnh bây giờ đấy! - Tôđi nói với Viđuri, rồi lại chúi đầu vào sách.
    - Hay cho người gọi cấp cứu? - Viđuri hỏi.
    Tôđi ngẩng đầu, và hai ánh mắt họ gặp nhau.
    - Không sợ đâu. Tôi đã gặp hàng chục trường hợp bị ngất rồi!
    - Nhưng trông cô ta yếu lắm.
    Tôđi chỉ khoát tay một cái, Viđuri hiểu rằng câu chuyện đến đấy là chấm dứt. Cô thở dài đánh sượt một cái, quay sang nhìn Xáctônô, như muốn bảo: anh còn đứng đấy làm gì nữa?
    Xáctônô ngơ ngác không hiểu.
    - Anh đi tìm cứu thương đi! - Viđuri ra lệnh.
    - Nhưng tìm ở đâu bây giờ?
    Viđuri cau mặt, nói gần như quát:
    - Muốn tìm ở đâu thì tìm!
    Xáctônô bước ra, miệng càu nhàu:
    - Cứu thương đếch gì mà như thế! Muốn trực thì trực, muốn bỏ thì bỏ. Vô trách nhiệm hết sức! Phải đưa vấn đề này ra mới được. Đã gọi là cấp cứu mà lại...
    - Anh lải nhải cái gì thế? - Viđuri quát theo anh ta.
    - à vâng, xin lỗi vì đã làm điếc tai bà... - Xáctônô cũng quát lại.
    Chừng như tiếng người nói to làm cô gái tỉnh lại. Cô mở mắt.
    - Cô ấy tỉnh rồi này! - Viđuri reo lên.
    - Lấy nước cho cô ấy uống. - Tôđi ra lệnh, mắt vẫn không nhìn lên.
    Cô sinh viên mới vịn vào tay Viđuri ngồi dậy. Cô vừa uống nước vừa đưa mắt nhìn quanh. ánh mắt cô có vẻ sợ sệt.
    - Cô đã thấy đỡ chưa? - Viđuri hỏi.
    Cô gái gật đầu.
    - Thôi cứ nằm nghỉ đi.
    - Cô ấy nghỉ thế là đủ rồi. Bây giờ phải quay về đội. - Tôđi nói, mắt vẫn không rời quyển sách.
    - Nhưng cô ấy có thể bị lại...
    - Ngủ được một giấc như thế là khỏe rồi.
    - Cô ấy bị ngất đấy chứ!
    - Có thể ở ngoài bãi cô ấy hơi khó chịu, nhưng ở đây cô ta đã được nghỉ.
    - Em biết rõ là cô ấy bị ngất mà!
    - Ngất gì mà vừa nghe nói to đã tỉnh ngay thế?
    Viđuri không nói gì.
    - Tôi còn lạ gì cái trò giả vờ ốm của các cô sinh viên muốn trốn tập. Mà việc luyện tập này là bắt buộc. Bất cứ sinh viên nào muốn vào trường đều phải qua luyện tập hết, kể cả các tiểu thư được nuông chiều! - Tôđi lí sự.
    - Cô đã dậy được chưa? - Viđuri hỏi cô gái.
    Cô gái gật đầu ra ý bảo được, sau đó gượng đứng dậy, nhưng rồi lại ngồi phịch ngay xuống đivăng.
    - Đấy, anh thấy chưa, cô ta còn yếu lắm. - Viđuri nói.
    Tôđi ngẩng đầu.
    - Cô ấy chưa thể tham gia tập được đâu. - Viđuri nói nhỏ.
    - Sao cô cứ bênh cô ấy chằm chặp thế?
    - Em không bênh. Em chỉ nói lên một sự thật!
    - Cô yếu đuối lắm! Anh em người ta kêu cô hay dễ dãi với các sinh viên mới. Chính vì cô mà họ đâm coi nhờn điều lệnh.
    - Nhiều người trong ban phụ trách các anh độc đoán lắm! Biết rõ người ta ốm mà vẫn cứ bắt tập!
    - Nhưng chính những người phụ trách cũng đã từng phải tập.
    - Thế thì họ càng phải thông cảm, chứ không nên cưỡng bức...
    - Trước kia hình thức luyện tập còn nặng hơn nhiều. - Tôđi nói như tự nói với mình. - Chứ đâu như bây giờ. Vậy mà bây giờ vẫn có người tìm cách trốn tập.
    Cô gái hết nhìn Viđuri lại quay sang nhìn Tôđi.
    - à, thế ra vì trước kia tập khó nhọc hơn, nên bây giờ người ốm cũng phải chạy dưới trời nắng chang chang chứ gì? Anh thử ra mà chạy lúc này xem nào! - Viđuri vẫn không chịu thua.
    - Thế nào gọi là rèn luyện?
    - Rèn luyện không phải như thế!
    - Cô nên nhớ trước kia còn nặng hơn nhiều. Người ta bắt vừa ngồi xổm vừa đi, bịt mắt mà bò. Thậm chí còn phải uống nước thầu dầu, bị đổ nước tiểu vào người nữa. Vì thế, so với trước kia...
    - Sao anh cứ nhai đi nhai lại ?otrước kia? với ?otrước kia? thế? - Viđuri bắt đầu cáu. - Cô ấy bị ốm và không thể tập được, có thế thôi!
    Tôđi trố mắt nhìn Viđuri. Chưa bao giờ anh thấy cô như thế, mắt cô đỏ hoe như sắp khóc. ?oChắc cô ta mệt quá nên đâm ra cáu gắt?. - Tôđi nghĩ bụng.
    - Không bao giờ nên bao che cho những người vô kỉ luật. - Anh nói. - Tôi tin là vừa rồi cô gái này chỉ ngủ thôi. So với những người khác, cô ta thế là may rồi: dù sao cũng đã nghỉ được một lúc. Những người khác mới thực sự đang bị thiêu dưới ánh mặt trời như miếng chả nướng kia kìa!
    Tôđi bước lại gần cô sinh viên mới.
    - Thôi, xin mời mađơmoazen về đội cho!
    Cô gái gượng đứng lên. Nhưng mắt cô bỗng tối sầm, chân không đứng nổi, và cô lại khuỵu xuống ngay, may có Viđuri đỡ kịp.
    - Chả lẽ anh vẫn chưa tin là cô ấy ốm thật sao? - Viđuri quát lên.
    Hai thái dương cô gái giật mạnh, hơi thở như bị tắc. Đôi môi mỏng của cô run run. Cô thở khó nhọc vì uất ức nhiều hơn là vì thiếu dưỡng khí: chưa có ai dám to tiếng, quát tháo với cô bao giờ! Cô bỗng nhớ đến ngôi nhà của cô: ở đó mát mẻ biết chừng nào! Cô nhớ đến bóng cây rợp mát trong vườn, đến cái giường đệm êm ái, nhớ lại người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chiều tất cả mọi ý muốn của cô con gái cưng, đến anh lái xe lúc nào cũng sẵn sàng chở cô đi bất cứ nơi nào cô muốn.
    Còn ở đây, giữa không khí oi bức ngột ngạt này, người ta bắt cô phải tập những trò ngu xuẩn, ngay giữa cái sân nắng chang chang. Nếu biết trước thế này, không đời nào cô bằng lòng đi học đại học. Nhưng tất cả những cái trò ngu xuẩn này để làm gì nhỉ? Rồi lại còn chưa biết tốt nghiệp xong, cuộc đời cô sẽ ra sao nữa?
    Thế là hai tay ôm mặt, cô òa lên khóc. Đôi mắt Viđuri ánh lên căm giận. Cả thân người cô run lên, cô cũng thấy phẫn uất thay cô gái. Nước mắt cô cũng bắt đầu ứa ra.
    Tôđi sững người.
    - Có thế mà đã khóc rồi!
    - Đồ dã man! - Viđuri căm tức nguyền rủa.
    Tiếng nức nở của cô sinh viên mới càng mạnh thêm.
    - Dã man à? Thường thôi! - Tôđi nhắc thầm với mình. - Thôi được, để cho cô ấy ở đây.
    Viđuri lau nước mắt, còn cô gái vẫn tiếp tục sụt sịt. Viđuri cũng chưa thể yên tâm được:
    - Cô cứ nghỉ ở đây, - cô nói với cô gái, - lúc nào khát, cô lấy nước mà uống.
    - Cám ơn chị. - Cô sinh viên mới nói lí nhí.
    Viđuri đi ra cửa, Tôđi bảo:
    - Cô cũng nên nghỉ đi, Viđuri ạ.
    Viđuri dừng lại ở ngưỡng cửa, quay khuôn mặt bầu bĩnh, không đen lắm, hơi khác với khuôn mặc các cô gái Indonesia khác, về phía Tôđi. Đôi môi đẹp của cô bĩu lại:
    - Không cần!
    - Tùy cô.
    Viđuri bước ra. Tôđi lại đăm chiêu suy nghĩ. Lạ thật, hồi mới vào trường, Viđuri hiền lành là thế, thậm chí nhút nhát nữa là đằng khác. Tôđi biết bố mẹ Viđuri sống ở nông thôn. Việc cô được vào học đại học chứng tỏ bố cô phải có địa vị khá trong làng. Nhưng nếu vậy tại sao trong thời gian mapram cô Viđuri xinh đẹp kia lại cứ như con dê rừng ngơ ngác, lúc nào cũng nem nép, sợ sệt? Mà cũng có thể chính vì thế mà cô ta chấp hành mọi mệnh lệnh của các sinh viên phụ trách.
    Nhưng bây giờ thì khác hẳn. Bản thân Viđuri cũng là một ủy viên trong Ban chỉ huy mapram. Cô lại có khả năng tổ chức các buổi tập. Nhưng nói chung cô vẫn là một cô gái tốt bụng, và giàu lòng trắc ẩn.
    Rồi người cũng lại ra đi như đã đếnDòng sông xưa vẫn chảy sa mùTa đứng lại bên đời thương dĩ vãngNghe trong hồn cây cỏ mọc hoang vu
  3. kookai

    kookai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tôi phải chiếm tình yêu của anh-phần 2

    Viđuri đi rồi, còn cô gái vẫn ngồi khóc thút thít.
    - Cô có thôi ngay đi không? - Tôđi không nhịn được nữa.
    Cô gái sợ hãi, cố nén tiếng nức nở. Cô thở một cách khó nhọc.
    - Ngồi vào cái ghế nhựa này cho dễ chịu! - Tôđi bảo cô, giọng anh đã dịu hơn.
    Cô gái cúi đầu ra ý vâng lời. Khuôn mặt cô vẫn còn ướt đẫm. Mắt cô đỏ hoe. Cô đứng lên đi ra ghế ngồi.
    - Tên cô là gì? - Tôđi hỏi.
    - Trentin. - Cô gái lí nhí đáp.
    - Bí danh thì tôi biết rồi, vì nó ghi trên mũ của cô kia kìa. Tôi muốn hỏi tên thật của cô kia!
    - Iravati.
    - Cô học khoa nào?
    - Khoa ngữ văn.
    - Ban gì?
    - Ban tiếng Anh.
    - Cô thử nói một câu tiếng Anh xem nào!
    - Em không nói được.
    - Nhưng ở trung học chắc có phải học qua Anh ngữ rồi chứ? Vì cô xin vào ban Anh mà!
    Cô gái lặng im không đáp.
    - Sao cô không trả lời? - Tôđi lại bắt đầu cáu.
    Cô gái vẫn im lặng, nhìn xuống đất.
    Chờ mãi cô ta không trả lời, Tôđi lại quay sang đọc sách. Anh không muốn đi ra ngoài. Mặt trời như thét ra lửa, bao giờ vào mùa khô cũng vậy. Thỉnh thoảng một cơn gió lại làm tung lên những đám bụi và đưa lại tiếng các sinh viên phụ trách quát mắng sinh viên mới.
    Tôđi lắng tai nghe và suy nghĩ. Các hình thức rèn luyện bây giờ nhẹ hơn nhiều so với trước đây, vậy mà nhiều người vẫn còn ca thán. Phải chăng cái lớp thanh niên bây giờ chưa được tôi luyện trường đời, hay vì họ quá được nuông chiều? Như cái cô bé này chẳng hạn. Tôđi nhìn cô ta, còn cô ta thì từ nãy vẫn không rời mắt khỏi anh. Không chịu được cái nhìn xoi mói của Tôđi, cô gái quay mặt đi chỗ khác. Trông cô ta giống như con mèo vừa ăn vụng miếng cá kho.
    - Cô vẫn thấy đau đầu à? - Tôđi hỏi.
    Cô gái khẽ gật đầu.
    - Uống nước đi. Cốc nước trên bàn ấy!
    Cô gái uống nước ừng ực, vừa uống vừa nhìn Tôđi.
    - Cô có hay bị ốm không?
    Cô gái bẽn lẽn nhìn xuống.
    - Có lẽ tại cô không chịu giữ gìn sức khỏe đấy.
    Hai đồng tử của Iravati mở tròn. Tôđi nhìn thấy đôi mắt xinh đẹp của cô ta sáng long lanh dưới hai hàng lông mi dày.
    - Tôi chắc cô rất thích các buổi vũ hội. - Tôđi vẫn tiếp tục. - Trông cô tôi cũng có thể đoán là cô được nuông chiều và cô thích cái gì. Cô thích vui vẻ, cô không thích gò bó, kỉ luật. Cô thuộc loại người mà chỉ vừa gặp va vấp đầu tiên trong cuộc sống là có thể nghĩ đến chuyện tự tử ngay!
    Iravati sửng sốt. Từ trước đến nay có bao giờ cô nghĩ xem cô thuộc loại người gì đâu. Cô chỉ biết sống, thế thôi, sống một cách vô tư lự, không lo lắng, bên cạnh bố mẹ giàu có và luôn luôn nuông chiều cô. Thế mà anh chàng không quen biết này bỗng dưng trách mắng cô về tội được nuông chiều, và không biết thích nghi với cuộc sống. Mà không biết cái va vấp mà anh ta nói là va vấp gì vậy nhỉ?
    Iravati muốn liếc nhìn cái anh chàng này, nhưng cô sợ bắt gặp ánh mắt lạnh lùng của anh ta.
    Tôđi chăm chú ngắm năm dải đăng ten cài trên mái tóc đen nhánh của cô gái. Iravati ngồi tì hai tay lên thái dương, ngó ra cây thông ngoài cửa sổ đang đung đưa trong gió. Trên nền trời trong vắt, từng đám mây trắng muốt lặng lẽ trôi. Những cây thông ở Caliuranga lúc này chắc cũng đang đung đưa trong gió, và bầu trời ở đó chắc cũng xanh thẳm như thế này. Có điều ở trên núi cao chắc lúc này mát lắm. Cái biệt thự của gia đình cô ở trên đó mới thú vị làm sao! Trong vườn có các thứ hoa đủ màu sặc sỡ. Chứ không như ở đây, trong căn buồng oi bức ngột ngạt này, bên ngoài thì mặt trời cứ như thiêu đốt. Hay có thể cô thấy khó chịu là vì cái nhìn xoi mói lạnh lùng của anh chàng kia?
    Không hiểu sao anh ta thờ ơ với con gái thế nhỉ? Thật khác hẳn với máy anh chàng phụ trách khác. Mấy anh chàng kia thì cứ như ganh đua nhau, anh nào cũng ra cái điều hách dịch, quát tháo ầm ĩ, nhưng thực ra trong bụng chỉ mong nhận được một nụ cười đáp lại. Anh chàng này tuy không quát tháo. Nhưng cái ánh mắt lạnh lùng của anh ta làm Iravati thấy gai cả người. Anh ta là ai nhỉ? Ai? ủy viên Ban theo dõi kỉ luật ư? Xáctônô có vẻ kính nể anh ta lắm. Cả cái chị trong ban phụ nữ kia cũng thế.
    Chiếc ghế bỗng kêu cót két và Tôđi đứng lên. Anh vặn lưng cho đỡ mỏi vì ngồi quá lâu, rồi vẫn không nhìn cô gái, nói:
    - Cô cứ ngồi đây mà nghỉ. Có ai hỏi cứ bảo tôi cho phép.
    Iravati đưa mắt nhìn theo anh ta ra đến cửa.
    Tôđi bước nhanh qua cái sân trống. Hơi nóng từ mặt đá bốc lên lọt qua cả lớp da đôi ủng của anh. Anh rảo bước đi thật nhanh vào chỗ bóng râm.
    ?oNếu có ai hỏi cứ bảo tôi cho phép!? - Iravati nhớ lại câu anh ta nói. Thế thì anh ta là ai, cái ?otôi? này này? Hình như anh ta cho rằng ở đây mọi người ai cũng phải biết anh ta. Hay anh ta là người nổi tiếng trong kampus thật? Và có lẽ chỉ có mình là đến giờ vẫn chưa biết anh ta mà thôi? Có một điều rõ ràng là anh ta chắc phải giữ cương vị gì quan trọng lắm trong ban chỉ huy mapram?.
    *
    * *
    ?oQuan trọng hay không quan trọng bây giờ cũng chưa cần biết! Chỉ biết một điều là sự việc xem ra không phải đơn giản. Lại còn cái gã sinh viên cũ Giôhan kia nữa. Rõ ràng hắn ta luôn luôn tìm cớ làm thân với mình.? - Iravati nghĩ.
    Là sinh viên năm thứ 5, Giôhan thích làm quen với các cô sinh viên mới. Anh ta tin rằng không một cô gái nào là không đổ trước nụ cười giống nụ cười diễn viên nổi tiếng Omar Sarip của anh ta. Iravati có biết đôi chút về Giôhan: cô người yêu của anh ta thuê một căn buồng trong ngôi nhà đối diện với nhà cô, và nghe đâu cuộc đính hôn của họ không thành, nhưng lí do tại sao thì cô không biết. Cô rất ghét cái kiểu cách của thằng cha này. Hắn trắng trợn lợi dụng quyền hành để chinh phục các đối tượng mà hắn thèm khát. Hắn rất tự cao và xem ra có vẻ rất muốn cầu thân với Iravati.
    Iravati đang suy nghĩ thì Giôhan xuất hiện ở cửa và mỉm cười với cô:
    - Cô bị ốm à? - Giôhan hỏi.
    Iravati gật đầu. Giôhan đảo mắt nhìn khắp phòng, cái nhìn của anh ta dừng lại chỗ bàn làm việc của Tôđi.
    - Thế Tôđi đâu? - Anh ta hỏi.
    ?oà, ra cái anh chàng không tim kia tên là Tôđi đấy!? - Một ý nghĩ thoáng qua đầu Iravati.
    - Tôi muốn hỏi cô, anh Trưởng ban phụ trách đâu?
    Đáp lại, Iravati chỉ nhún vai một cái.
    ?oEm hãy làm lại cái cử chỉ mê hồn ấy đi!? - Giôhan van thầm trong bụng. - ?oTrời ơi, đôi vai mảnh dẻ của cô ta trông thật dễ thương! Đôi mắt nâu sẫm trông lộng lẫy như một bà hoàng. Và đôi môi mới quyến rũ làm sao! Trông chỉ muốn ghì chặt mà hôn!?
    Trí tưởng tượng của Giôhan đang bay bổng thì bị giọng nói Iravati cắt đứt. Cô thấy cũng phải đối đáp lại Giôhan theo cái cách của gã ta:
    - Anh cần hỏi Tôđi việc gì?
    - Cô quen anh ta à?
    Iravati gật đầu và mỉm cười bối rối. Nụ cười của cô quyến rũ đến nỗi Giôhan bỗng thấy ngứa cằm:
    - Quen thân không? - Anh ta vừa gãi cằm vừa hỏi lại.
    Iravati vẫn cười, mắt nhìn xuống đất.
    - Chà! - Giôhan lại chuyển sang gãi đầu, miệng huýt sáo một bài hát Malaysia. Anh ta cứ đi đi lại lại trong phòng, mở cái cờ hiệu ra đọc, rồi lại cuộn lại.
    - Nếu cô ốm, cô có thể về được, Ira ạ!
    Iravati vẫn lặng thinh không nói.
    - Cô có muốn tôi đưa cô về không?
    Vẫn không có phản ứng gì.
    Giôhan ngó ra cửa sổ.
    - Ê, này! - Anh ta bỗng quát to.
    Một cậu sinh viên mới đang đi ngang qua đó đứng lại, run sợ.
    - Phù hiệu của anh đâu?
    Cậu thanh niên không biết trả lời ra sao. Trong bụng anh ta thầm rủa mình tại sao tự dưng lại dẫn xác đến chỗ phòng ban chỉ huy.
    - Anh không biết là phù hiệu lúc nào cũng phải đi theo người sao? Chúng còn quan trọng hơn cả linh hồn của anh nữa đấy, hiểu chưa?
    Cậu sinh viên khép nép gật đầu.
    - Không, anh hãy nói cho tôi biết, anh quẳng những cái phù hiệu ấy đâu rồi? - Giôhan vẫn không buông tha.
    - Thưa..., - cậu sinh viên mới lắp bắp, - em bị ngã xuống rãnh nên được phép đi tắm.
    - à, ra thế. - Giôhan nhìn cậu bé như con chuột đồng đang run rẩy trước con mèo. - Thôi, bước. Nhanh lên, nhanh! Tôi đếm đến năm!
    Cậu sinh viên cắm cổ chạy. Giôhan bực bội lấy tay xoa xoa cổ. Anh ta hét to quá, bây giờ thấy rát họng. Trời lại oi bức không chịu được. Tuy vậy anh ta vẫn cười có vẻ thỏa mãn, nhìn theo cậu sinh viên mới đang co cẳng chạy. Anh ta cảm thấy mình là siêu nhân, kiểu như Richard Burton. Bỗng cặp mắt anh ta lướt qua bàn Tôđi, rồi dừng lại ở Iravati lúc này đang chăm chú quan sát anh ta. ánh mắt cô lạnh lùng. Không, một cô gái không thể nhìn Richard Burton hay Omar Sarif với cặp mắt như thế được! Cặp mắt cô ta phải biểu lộ vẻ thán phục. Thế mà cái con ranh quần áo nhầu nát, ngực đeo phù hiệu này lại nhìn anh ta với vẻ hết sức thờ ơ. Căm thật!
    - Cô quen Tôđi lâu chưa? - Giôhan lại hỏi.
    - Khá lâu.
    - Từ bao giờ vậy?
    - Không nhớ chính xác. Nhưng ít ra cũng từ trước khi bắt đầu huấn luyện.
    - Thế anh ấy là bồ của cô hả?
    Iravati chỉ hơi nhếch mép cười. Giôhan lấy tay gõ vào bàn đánh nhịp. Từ bên ngoài vẳng lại tiếng hát của các sinh viên mới.
    Giôhan cắt đứt không khí im lặng:
    - Cô có muốn về nhà không, tôi đưa về, Ira?
    Để đáp lại, Iravati chỉ đưa mắt nhìn về phía bàn Tôđi.
    Giôhan càng gõ nhịp mạnh hơn.
    - Chắc anh ta thường tiễn cô phải không?
    Iravati lại khẽ nhếch mép cười.
    - Thôi được, tùy cô... - Giôhan lại gãi gãi gáy.
    - Xin lỗi anh... - Iravati nói lí nhí.
    - Sao cô không nói ngay từ đâu?
    Iravati cầm cuốn sách quạt quạt. Trên nóc nhà những con chim sẻ kêu ríu rít. Chúng xù hết cả cánh ra: đến ngay chúng cũng không chịu nổi cái oi ả của buổi trưa hè.
    - Tôi không chịu nổi cái nóng này nữa. - Giôhan nói một cách dứt khoát, rồi đứng dậy, bước ra cửa. Nụ cười của Iravati tắt ngay, cố lắm cô mới kìm được để không phá lên cười khi nhìn theo anh ta.
    *
    * *
    Giôhan bước thẳng qua những bụi cây cao đến bụng chân. Anh ta cố bước thật nhanh đến chỗ bóng cây tùng. ?oAnh chàng Tôđi không ngờ ghê thật.? - Anh ta nghĩ thầm. - ?oTâm ngẩm tầm ngầm thế mà vớ được con bé hay quá. Không biết anh ta quen được con nhỏ vào lúc nào nhỉ? Suốt ngày anh ta bận công việc của ban cơ mà?... Nhưng nói chung anh ta không phải địch thủ đáng gờm. Mặt lúc nào cũng khó đăm đăm. Có mấy đứa bảo Tôđi chỉ là đồ vứt đi. Đứa nào nói thế nhỉ? Thằng Eđi, Haxan, Zuia hay Phauzi? Quả thật, để đóng vại vệ sĩ thì Tôđi hơi yếu, nhưng làm thủ lĩnh sinh viên thì anh ta quả là tay cừ. Nhưng nếu phải đọ tài với ai vì một cô gái nào đó thì anh ta chắc chắn bị ao ngay. Đã mấy lần anh ta bị chưng hửng rồi. Hồi còn là một sinh viên mới, anh ta cũng có đưa đón một con bé. Nhà anh ta ở gần nhà con bé này. Có lẽ vì thế họ quen nhau. Nhưng cuối cùng con bé bị một cậu sinh viên cũ phỗng tay trên mất, còn Tôđi thì cứ trơ mắt ếch ra mà nhìn.?
    ?oĐến khi đã là sinh viên cũ, anh chàng cũng mê một cô sinh viên mới. Nhưng đến khi hết đợt huấn luyện thì những cuộc hẹn hò giữa hai cô cậu cũng chấm dứt luôn. Chẳng biết vì anh chàng không biết tán hay vì con bé kia có bồ mới? Có khi nó chịu để Tôđi tán tỉnh cũng là vì ý thức tự vệ hoặc vì không muốn làm phật ý anh chàng mà thôi.?
    ?oBây giờ lại đến lượt con bé Iravati này... Nó hình như chưa có người yêu nào cả. Mình không tin là nó lại có quan hệ với Tôđi. Một đứa con gái như thế làm sao đi yêu Tôđi được! Không, nó không hợp với Tôđi chút nào! Vì anh chàng này lầm lì, ít nói. - Giôhan suy nghĩ. - Còn Iravati thì... Ai mà không biết cô ta, cô gái nhảy số một Iravati? Cô ta chưa bao giờ biết buồn là gì. Mà làm sao có thể buồn được, khi bố mẹ cô ta giàu có và nuông chiều cô ta như thế? Cô ta chưa bao giờ phải nghe đến chữ ?okhông!? Hồi còn học trường trung học dành riêng cho con nhà giàu ?oXtella Duyn?, cô ta đã được mệnh danh là linh hồn của tất cả các buổi vũ hội. Lẽ nào một đứa con gái như thế lại đi mê anh chàng Tôđi chứ! Trái tim con nhỏ đó chỉ có thể bị khuất phục bởi một tay nào biết sống thật sôi nổi: một thanh niên đẹp trai, thông minh, thích ?opạcty? và con nhà khá giả. Còn Tôđi thì sao? ừ, thì cứ cho anh ta là một chàng sinh viên lí tưởng, thông minh đi, nhưng anh ta lại là kẻ thù của các buổi vũ hội. Của đáng tội, thỉnh thoảng anh ta cũng có đi nhảy, nhưng toàn nhảy những điệu đứng đắn, nghiêm chỉnh, y như mục sư. Không biết anh ta học đâu ra những kiểu nhảy như thế nhỉ? Anh chàng thậm chí không kiếm được bạn nhảy. Muốn nhảy với anh ta, cứ gọi là phải học qua trường vũ đạo.?
    ?oBề ngoài trông Tôđi cũng được. Nhìn nghiêng trông anh chàng cũng có nét giống Renđru(*), có điều Tôđi hơi đen hơn. Phải, nhìn nghiêng thậm chí trông anh ta cũng đẹp trai.?
    ?oNhưng dù sao cũng không thể tin là Iravati, một con chim tự do phóng đãng thích chuyền hết cành này sang cành khác, lại có thể mê Tôđi được. Nếu quả Tôđi làm cho cô ta mê thì phải công nhận anh ta giỏi. Nhưng mà khó tin lắm. ờ, mà chính miệng Iravati thú nhận chuyện đó kia mà! Thế mới rắc rối chứ! Hay chẳng qua đó chỉ là cái thói đỏng đảnh của cô gái được nuông chiều??
    Giôhan vẫn đang đi giữa các bụi cây đang nở hoa, vừa đi vừa huýt sáo một bái hát, vừa vỗ tay đánh nhịp: không hiểu sao hôm nay anh ta thích cái bài hát Malaysia ấy thế? Bỗng Giôhan nhìn thấy Tôđi đang đi từ chỗ bãi tập về. Giôhan dừng lại dưới một cái cây có bóng mát chờ Tôđi tới gần.
    Tôđi bước đến, rút khăn lau mồ hôi trán.
    - Thế nào, mọi việc ôkê cả chứ? - Giôhan hỏi.
    - ừ. - Tôđi đáp.
    Hai người đứng đối diện với nhau, quan sát một nhóm sinh viên đang tập trên bãi.
    - Nghe nói cậu vừa cuỗm được một con nhỏ. - Giôhan không kìm được.
    Tôđi nhíu lông mày.
    - Cậu khá lắm! - Giôhan nói, mắt vẫn không rời đám sinh viên. - Cậu quen cô ta đã lâu chưa?
    Tôđi lại càng cau mày hơn. Anh nhìn Giôhan dò xét, còn Giôhan vẫn tiếp tục theo dõi cuộc thi thể thao.
    - Tớ vừa nói chuyện với cô ấy trong buồng ban chỉ huy. - Giôhan vẫn tiếp. - Thế mà sao cậu kín tiếng thế? Nhiều người dòm ngó cô ta lắm đấy, cậu phải cẩn thận!
    Tôđi vẫn im lặng. Mãi sau anh mới hiểu Giôhan định nói về ai. Nhưng anh không trả lời, anh vẫn đang mải suy nghĩ xem Giôhan moi đâu ra những tin như thế? Họ nhìn nhau một lúc. Kẹo caosu trong mồm Tôđi đã tan hết, anh nhổ nó ra và hỏi Giôhan:
    - Chương trình phối hợp giữa các trường đại học đến đâu rồi?
    - Đã kí hợp tác với kampus của năm trường đại học tổng hợp lớn nhất. - Giôhan đáp.
    Tôđi cười khẩy và đưa mắt nhìn về phía các sinh viên mới đang tiếp tục tập dưới trời nắng như đổ lửa.
    - Nghe nói cậu đã học xong khóa huấn luyện theo chương trình BIMAS(*) rồi phải không? - Giôhan hỏi.
    - ừ!
    - Thế bao giờ đi?
    - Chưa biết chính xác. Còn chờ kế hoạch của trường.
    - Cậu sướng thật! Mình cũng muốn được về nông thôn quá!
    - Cậu ở khoa văn, và cậu học tiếng Anh kia mà! Cậu định về nông thôn dạy nông dân tiếng Anh hay sao? BIMAS tiếng Anh! Nghe ngộ thật đấy! Có lẽ giúp cho việc phát triển du lịch...
    - Thôi cậu đứng giễu!
    Tôđi giơ tay bứt mấy cái lá trên cây, rồi buông ra nhìn chúng rơi xuống đất.
    - Họ còn phải tập lâu nữa không? - Anh hất đầu về phía các sinh viên mới, hỏi Giôhan.
    - Không, sắp kết thúc rồi và sẽ giải tán về các khoa. Thôi, chào cậu, mình về đây. Đói lắm rồi. Mình không chịu nổi cái nhà ăn của Hội đồng mapram của các cậu.
    - Đồ tư sản! - Tôđi nhìn theo Giôhan, buông một câu.
    Nhảy qua con mương, Giôhan bước ra con đường nhựa nóng bỏng. Anh ta chui tắt qua cái lỗ thủng ở hàng rào để đến chỗ để xe đạp và xe máy cho nhanh, lấy cái xe máy rồi phóng về nhà.


    <P align=center><FONT face=Tahoma color=burlywood><FONT color=gainsboro><FONT color=lightslategray>Rồi người cũng lại ra đi như đã đến
    Dòng sông xưa vẫn chảy sa mù
    Ta đứng lại bên đời thương dĩ vãng
    Nghe trong hồn cây cỏ mọc hoang vu</FONT>
    </FONT></P></FONT>
    Được kookai sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 29/11/2003
  4. e_beggar

    e_beggar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Ô thế là hết à???

Chia sẻ trang này