1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi sai chăng khi nghe nhạc Trẻ ?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tietkiemlaquocsach, 17/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. comchiendon_2121dn

    comchiendon_2121dn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    0
    Bạn ko sai khi nghe nhạc trẻ. Mà việc gì phải hỏi như thế nhỉ? đúng hay sai tự mình còn ko biết thì lấy ai biết để mà trả lời cho bạn? thật ra tôi ko định post bài vì quả thật cũng ko muốn kéo cái topic này lên nhưng vào tranh luận cho nó ra ngô ra khoai e cũng tốt. Theo như một số bạn trên đã nói nhạc trẻ là thể loại nhạc mà hiện nay đa phần giới trẻ nghe. và hiện nay nhạc trẻ ko phải lên ngôi mà là vì nó đang thịnh hành, kiếm được nhiều tiền, nên có nhiều ca sĩ chạy theo, ra album. Mà đa phần giới trẻ ngày nay sẵn sàng bỏ tiền ra để mua một đống đĩa về nghe. Nói thật tôi thấy những bài hát mà ca sĩ UHP, DM hay một số ca sĩ khác hát nó ko những chợ búa bởi ca từ sáo rỗng, dài lê thê, hát y như nói, chẳng có cái gì gọi là cảm xúc cả. Mà nếu bạn nói những ca từ dài lê thê đó nói lên cảm xúc của người viết thì tại sao các nhạc sĩ như Trịnh, Phú, Phạm Duy hay nhiều người nữa họ cũng bộc bạch lòng cũng trải nỗi đau, cũng nói về tình yêu, c ũng thổ lộ tâm sự mà vì sao lời nhạc của họ lại có chiều sâu như thế? Và để một tác phẩm lưu truyền và sống mãi với thời gian như thế thì tác phẩm đó đâu thể là một tác phẩm thị trường, hay chợ búa được? bạn có đồng ý thế ko? nói nhạc trẻ là nhạc thị trường vì nó dễ hát, dễ nhớ, rồi cũng dễ quên. chẳng có gì để lại, chẳng có gì lưu luyến. ko một chút dư âm. Tôi cũng nghe một số bài nhạc trẻ và quả thật chẳng ấn tượng. Nói chung tôi ko cho bất cứ tác phẩm nào là rác rưởi cả. Bởi với Trịnh thì những nhạc phẩm viết ra để lưu truyền, để đời cho mọi người cảm nhận. Thì những bài nhạc trẻ viết ra là để đáp ứng thị hiếu, để kiếm tiền, rồi để người đời quên lãng. Nên tác phẩm nào cũng đều có công sức, mồ hôi của người viết. chỉ có điều mục đích nó khác nhau mà thôi.
  2. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, bài viết hỏng, ai xoá dùm cái nhỉ????
    Được Favercode sửa chữa / chuyển vào 03:29 ngày 27/07/2006
  3. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    những ca từ dài lê thê đó nói lên cảm xúc của người viết thì tại sao các nhạc sĩ như Trịnh, Phú, Phạm Duy hay nhiều người nữa họ cũng bộc bạch lòng cũng trải nỗi đau, cũng nói về tình yêu, c ũng thổ lộ tâm sự mà vì sao lời nhạc của họ lại có chiều sâu như thế?
    Xin lỗi bạn comchiendon, thế nào thì được gọi là có chiều sâu và thế nào thì được gọi là nông cạn.
    Bạn sẽ nói về tôi thế nào, khi tôi cảm
    "Hãy nghiêng mình xuống nhìn suốt một mối tình, chỉ lặng nhìn không nói năng. Để buốt trái tim"((1)

    "Giá như ngày xưa ta đừng quen
    Biết đâu sẽ tốt hơn"(
    (2)
    theo những cảm xúc giống nhau? Và khi nó chạm tới tâm hồn tôi, chẳng có lý gì tôi không nghe và nhẩm hát theo nó...
    Dễ nhớ và dễ quên ư. Những cái mà các bạn lên án ấy, nó cũng đã đi được hơn chục năm rồi còn gì (Đan Trường sẽ tổ chức show kỷ niệm 10 năm vào mấy ngày tới, và năm 96 cũng là năm mà Lam Trường tung ra ca khúc "thị trường" đầu tiên của mình: Tình thôi xót xa). Và 10 năm qua, cũng đã có những ca khúc rất có sức sống, cũng đã có thể dùng đến từ "đi vào lòng người". (Rất nhiều người khác - chưa cần các bạn phải nhớ nó mới sống đâu)
    Đó là Mưa Phi Trường, đó là Nếu phôi pha ngày mai, đó là Tình lỡ cách xa, và đó cũng rất có thể sẽ là Dạ Khúc hay Trái Tim Thật Thà ... Không nhiều lắm, nhưng cũng đủ để chứng tỏ rằng nó - nhạc T-rẻ có những giá trị riêng.
    Nhạc sĩ xưa có lẽ biết cả tiếng Hán - Việt, viết xong một bài hát thông thường là nhạc có phổ thơ ! Bài hát quá vần, quá điệu !
    Thật á Trong_Khuongbk?? Tôi cũng đã chứng kiến Nguyễn Ánh 9 nói vào mặt người tình là "Không! Không! Tôi không còn tôi không còn yêu em nữa" (3)đấy. Và chắc bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng người Nhật đã "tái bản" bài này và Nguyễn Ánh 9 đã mất rất nhiều công mới đòi lại đc tác quyền - hẳn nó không dở chứ?
    Tôi cũng đã nghe Quốc Dũng với "Quên sầu đi, thôi còn trông chờ chi. Tình mình chỉ thêm xót xa mà thôi. Mộng đã tàn rồi!" (4)đấy? Hẳn nếu không nghe đến cái tên Quốc Dũng, vốn đã quá nổi tiếng với Điệp Khúc Mùa Xuân thì chắc các bạn đã sẵn sàng dè bỉu nó "Ôi chao là cái đồ hàng chợ"!!!
    Nói một chút nữa về ca từ. Thử đoán xem đây là bài hát nào nhé:
    "Anh nói gì thế?
    Em biết là anh đang nói gì
    Nhưng tai em đã ù lại rồi
    Và em chẳng nghe thấy những lời ngọt ngào của anh"
    Có tí "chiều sâu" nào không bạn comchiendon?
    Nhưng đó là lời của Those Sweet Words, Norah Jones - siêu thần tượng của tôi. Và căn cứ vào số giải Grammy cũng như số đĩa cô bán ra thì tôi tin là Jones còn là thần tượng của vô cùng nhiều những người khác nữa. Sao họ "chợ búa" -"thô tục" như vậy lại không bị lên án nhỉ??
    Tôi cũng rất thích 1 số bài của Đức Trí, Trần Minh Phi... nhưng không phải là tất cả, đa số họ viết theo thị trường chứ không viết theo cảm xúc, đó không phải là nghệ thuật. Nói nó là nhạc giải trí thì được, chứ nếu nói cái phản nghệ thuật đó là đại diện cho âm nhạc Việt Nam là sỉ nhục vô cùng.
    Còn tôi thì không muốn mãi mãi người Việt mình chỉ tự an ủi về tinh thần với nhau về một cái đĩa của Trịnh Công Sơn đoạt Đĩa Vàng ở Nhật những năm xa xôi nào đó, và coi đó là đại diện cho Nhạc Việt. (Thế này còn nhục hơn!)
    Tôi muốn nhìn thấy Đăng Khôi đứng trên sân khấu ở Hong Kong hay Seoul, hay muốn nhìn thấy Đoan Trang hát nhóm với West Life như BoA thuở nào. Có thể các bạn lại mất công trề môi xuống thấp hơn một chút nữa và nói Hàn Quốc hay West Life thì cũng chợ búa hết, nhưng đó là những gì tôi mơ ước!!
    Có thể chưa phải là ngay bây giờ. Nhưng tôi vẫn tin là cái gì cũng có giai đoạn quá độ của nó, rồi Nhạc Việt sẽ định hình từ nền móng còn chưa vững ngày hôm nay.
    Hãy để cho Trịnh Công Sơn "bỏ lại hôm nay bốn phía thinh không ngỡ ngàng"(5)
    Để cho Phú Quang "Trở lại phố cũ"
    Để cho Phạm Duy có "Ngày về"
    Đừng lôi họ ra so sánh với âm nhạc của ngày hôm nay. Họ có giá trị của mình, nhưng không phải là cái mà những người nghe nhạc T-rẻ như tôi hướng tới.
    Buồn quá... Chả muốn viết tiếp nữa...
    (1): Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn
    (2): Làm sao để tốt cho cả hai - Nhất Trung
    (3): Không - Nguyễn Ánh 9
    (4): Thoát Ly - Quốc Dũng
    (5): Tình xót xa vừa - Trịnh Công Sơn
  4. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn hay, mặc dù nó không cùng suy nghĩ với tôi
    Nhưng mong bạn hãy dẫn chứng cho tôi biết Phạm Duy có viết bài nào tên là Ngày Về không nhỉ, mình chưa được nghe bao giờ
    Phú Quang hình như cũng không có bài nào tên là Trở Lại Phố Cũ
    Mình cứ tưởng bạn sành về nhạc nên mới có bài viết hay vậy.
    Thôi bạn cứ tiếp tục mơ về những bước vinh quang trên đài quốc tế của những tên tuổi lừng danh Đăng Khôi, Đoan Trang hay Mỹ Tâm đi nhé.
    Theo mình biết thì sau những màn tống tiễn hoành tráng cho Vọng Nguyệt Quốc Trung đi xuất ngoại thì họ đã có 1 màn trở về không kèn không trống trong lặng thinh.
    Ôi chao nhạc Việt bao giờ mới xuất ngoại được? trong khi chờ đợi thì mình đành phải nghe lại những bài cổ lổ sĩ thoai.
  5. thahuong13281

    thahuong13281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn nghía qua cái này tí tẹo để thêm hứng thú mà tranh luận
    Lê Hựu Hà - Một góc riêng nho nhỏ Trường Kỳ, Source: Tạp chí Đẹp
    Nếu như cuộc gặp mặt giữa hai sinh viên tên John và Paul vào năm 1955 tại Liverpool đã trở thành mấu chốt cho một câu chuyện dài với nhạc trẻ Anh Quốc, thì ở Sài Gòn, vào năm 1958, những cuộc trò chuyện về âm nhạc say mê đến hàng giờ của ba gã học sinh Trường Kỳ, Nam Lộc và Lê Hựu Hà cũng có thể được coi là trang mở đầu cho cuốn lịch sử nhạc trẻ Việt Nam về sau này.
    Tại sao có một loại nhạc mà tiết điệu của nó lại trẻ trung đến như thế? Tại sao có những lối trình bày ca khúc lại phóng khoáng và tự do đến thế? Tại sao âm nhạc Việt Nam cứ mãi bám với lối hát, với ca khúc chậm rãi và đều đều như vậy? Tại sao...? Những cau hỏi cứ vây quanh cậu học sinh Lê Hựu Hà nhưng dường như không ai có thể trả lời vào lúc ấy. Hơn bao giờ hết, những câu chuyện về Paul Anka với album Diana hay Brenda Lee với Sweet nothing, I?Tm in mood for love... bán được 1 triệu đĩa ở tuổi 15 đã theo vào giấc mộng của Lê Hựu Hà hàng đêm.
    Âm thầm từ đó, những ca khúc nhạc trẻ đầu tay của Lê Hựu Hà đã ra đời vào năm 17 tuổi. Nhưng dĩ nhiên, anh chỉ dám hát cho riêng mình. Khi lập ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu, thì một vài ca khúc ấy mới được thể nghiệm với dàn nhạc điện tử. Đây cũng là một ban nhạc có khuynh hướng Việt hoá nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn. Một giọng ca nữ trong ban (lúc đó còn đang học lớp 11), sau này cũng đã trở thành một trong những ca sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam là Thanh Lan.
    Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua Đại nhạc hội Học sinh, sinh viên ở trường Tabert. Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatics của Công Thành, Spotlights của Tuấn Ngọc, Les Vampires của Đức Huy... nhưng Lê Hựu Hà đã làm giới thanh niên bất ngờ về một khái niệm còn rất mới lúc bấy giờ: Người Việt vẫn có thể tạo ra một lối chơ nhạc trẻ của riêng mình. Năm 1970, Hựu Hà lập ban Phượng Hoàng cùng với phong cách đó, nay bắt đầu đã được mọi người đón nhận rất hào hứng. Phong cách này như được chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và Elvis Phương.
    Thập niên 60
    Kể từ ngày 12/4/1954, khi cả nước Mỹ sôi động vì bài Rock around the clock của Bill Haley thì ở Sài Gòn, người nghe nhạc vẫn còn đu đưa theo các giai điệu của Dalida, Tino Rossi, E***h Piaf, Yves Montand... Những ảnh hưởng nhạc mới từ thời các nhạc sĩ Đặng Thế Phong, Lê Thương, Hoàng Quý khiến người dân vẫn chuộng loại nhạc trữ tình và tự sự hơn. Có rất ít những biến đổi trong hình thức và thể loại sáng tác của các nhạc sĩ bấy giờ cho đến khi người Mỹ thực sự đổ bộ nền văn hoá của họ xuống miền Nam Việt Nam. Qua các kênh truyền hình, truyền thanh, tạp chí, băng, đĩa... lớp trẻ Sài Gòn mới bắt đầu được biết có một cái gì đó rất lạ mà họ chưa từng nghe. Những ai chơi nhạc trẻ trước đây (giờ cũng đã ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần) chắc còn nhớ thuyết trình viên Hải Nam của Đài Phát thanh Sài Gòn cũ với những buổi giới thiệu về Twist, về Rock?Tn Roll... tuyệt cú mèo mà đối với thanh niên Sài Gòn là điều rất mới.
    Ngay lập tức, sự trẻ trung và hào hứng của các loại nhạc trẻ này làm cho giới sáng tác lao vào cuộc. Một giai đoạn ngắn chuyển hoá nhạc Việt đương thời ra đời với cái tên ?onhạc cải cách? hay còn gọi là ?otân nhạc?. Tuy nhiên, nếu nhìn lại thì những nhà sáng tác đó chỉ nắm bắt được các tiết điệu mới lạ, các phong cách hoà âm hiện đại hơn chứ chưa nắm được cái hồn của pop-rock. Duke Ellington và Don?Tt get around much anymore twist hay Cliff Friend & Abel Boer với Mama loves, Papa twists nhảy ào vào Việt Nam thì cũng có cố nhạc sĩ Y Vân với Em ơi, 60 năm hay Kim... Hội nhập và bắt chước rất nhanh nhưng âm nhạc pop-rock Việt hoá vẫn còn dò dẫm, chưa có thực lực lâu dài. Để có một lớp trẻ thực sự am hiểu và cũng để cho người dân Sài Gòn tiếp nhận trọn vẹn hơn, quá trình ấy mất đến 10 năm.
    Phượng Hoàng
    Năm 1971, nhạc sĩ Lê Hựu Hà thành lập ban Phượng Hoàng với một phong cách Việt hoá pop-rock đầu tiên (hoàn toàn chơi nhạc do nhóm sáng tác, hát bằng tiếng Việt, cả tên nhóm cũng bằng tiếng Việt). Thoạt đầu còn chưa có tiếng vang do yếu tố ca sĩ (nhiều ca sĩ lúc đó vẫn chưa có được một phong cách mới phù hợp với thể loại nhạc pop-rock này) nhưng đến khi Elvis Phương xuất hiện thì mọi chuyện như ý. Các tác phẩm ra mắt lần dầu như Phiên khúc mùa đông, Tôi muốn, Cười lên đi em ơi... được khán giả trẻ tiếp nhận ngay.
    Lúc đó có rất nhiều ban rock (được gọi là nhạc trẻ) như ABC, Crazy Dog... nhưng họ chỉ thuần tuý chơi lại những bản nhạc đang thịnh hành của Mỹ, hoặc có chăng là chơi lại một vài bài nổi tiếng của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn theo phong cách du ca, trữ tình... Các tay viết nhạc pop-rock Việt hoá như Đức Huy (Thoáng mây bay, Bay đi cánh chim biển), Nguyễn Trung Cang (Hãy để trôi qua đi tháng năm)... cũng bắt đầu xuất hiện với nhiều tác phẩm. Thời kỳ cực thịnh của pop-rock là vào khoảng năm 72-73. Những cuộc liên hoan nhạc trẻ, đại nhạc hội liên tiếp được tổ chức ở trường Tabert, Sở thú, thậm chí ở sân vận động Hoa Lư, những buổi đông nhất lên đến 20.000 người tham dự (điều mà ngày nay chúng ta muốn tái lập cũng không phải là dễ).
    Sau này nhóm Phượng Hoàng chia tay, một vài thành viên trong đó lập nhóm mới có tên Mây Trắng vào năm 1974 cùng với xu hướng Việt hoá pop-rock. Hoạt động không được bao lâu thì chấm dứt do biến cố vào năm 1975.
    Nhìn chung những nhóm, những tay sáng tác trẻ theo khuynh hướng pop-rock vào thập niên 60-70 có nhiều cố gắng trong việc đem sự ngẫu hứng vào bài hát tiếng Việt (trước đó, người ta chỉ hát đúng bài một cách kinh điển), đem hoà âm pop-rock vào trong nhạc cách tân, chuyển lời Việt cho phù hợp với tiết tấu, sự nhảy quãng hoàn toàn theo kiểu Mỹ, kể cả cách fill-in được ?oViệt Nam hoá?.. Giai đoạn đó đang thịnh hành triết lý sống của Jean Paul Sartre pha lẫn chút yếm thế quân tử theo quan niệm Khổng Tử nên mọi tác phẩm pop-rock đều bàng bạc các tư tưởng trên. Đây là một trong những điểm rất đặc trưng của pop-rock Việt hoá trong thời gian này.
    Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà lại tiếp tục niềm say mê của mình, tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của anh vẫn thầm lặng ra đời. Dù thời gian đã đi qua suốt chặng đường nhiều đổi thay của nhạc trẻ với đủ muôn ngàn thể loại, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn trung thành với phong cách mà anh đã chọn. Vì vậy, trong thế giới âm nhạc riêng của người Việt, có đâu đó một góc nhỏ rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, một chỗ tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho anh có thể giang tay giữa đời mà hát những khúc tình yêu tự do của mình.
    Nguồn: http://www.vietnhac.org/baivo/tk-lehuuha.html
  6. nangmuadong_20dn

    nangmuadong_20dn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    tui cũng không rành về nhạc lý cho lém nhưng thấy bà con vào bàn đề tài này xôm tụ quá nên cũng lết vào en theo.
    theo tui nghĩ là mỗi người có một sở thích về âm nhạc khác nhau ,tại sao cứ rãnh rỗi để bàn cãi về nó nhỉ.
    nếu như hằng ngày tui vẫn thường nghe nhạc Trịnh , nhạc Phạm Duy hay Văn Cao thì lúc vui tui lại thích nghe nhạc rock do Triệu Hoàng hay Bức Tường thể hiện.
    tuỳ tâm trạng và sở thích mà ta có sự cảm thụ âm nhạc khác nhau tại sao phải bàn cãi cho mệt nhỉ.
    thôi trời sáng rồi đi ngủ đã
  7. comchiendon_2121dn

    comchiendon_2121dn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    0
    chiều sâu hay nông cạn nó còn phụ thuộc vào trình độ mỗi người, và theo từng cách hiểu riêng. bạn muốn biết thì cứ nộp học phí tui dạy cho một khoá. nói ở đây dài dòng vô văn tự.
    đối với tôi nhạc thị trường là những bài hát mà lời của nó ko nói lên được điều gì, bởi cái sự lê thê mà ko ý. chẳng hạn tui từng nghe một bài hát mà ngồi đếm sao ngoài trời mưa (quên mất đề), trời mưa mà có sao để đếm? bạn chắc ko đến nỗi kém thông minh để ko nhận ra cái điều nghịch lý này chứ? nói thật là nhiều lắm mà tui ko nhớ hết. vì tui nói rồi đó, những bài hát đó là những bài dễ quên.
    bạn có thể cảm cái gì bạn thích (sở thích mỗi người), tui cũng ko cho rằng những bản nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh, Phạm hay Phú... là sang là nghe được, là có chất là chiều sâu mà của các nhạc sĩ khác thì ko thế. phải nói rằng ko phải ai cũng có đủ tài để tạo ra những tác phẩm tinh hoa cả nên khó trách một số nhạc sĩ hiện nay thích sáng tác mấy bản nhạc thị trường để đáp ứng thị hiếu. tuyệt nhiên với các nhạc sĩ tôi đã nói ở trên thì ngoại lệ, he he he .
    tranh luận với bạn như vậy nhưng tui vẫn đang nghe nhiều bài nhạc trẻ. tui ko ghét nó vì tuỳ bài thôi, nhưng có một điều tui muốn nói là nghe xong, hát theo, nhưng chẳng đọng lại gì trong tôi cả. tiếc là vậy. nói để bạn hiểu rằng ko phải vì tui ko thích nhạc trẻ thì lớn tiếng phê phán nó. tui chỉ ko thích những bài mang đậm tính chất thị trường mà chỉ ở nhạc trẻ hiện nay mới có.
  8. Trong_Khuongbk

    Trong_Khuongbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bạn Favercode có vẻ nóng giận quá mức rồi đấy ! Lời lẽ tôi viết rất chừng mực Tôi nghĩ nếu có thời gian bạn nên đọc kỹ lại từng lời từng chữ của mọi người viết cộng với tinh thần chia sẽ và học hỏi là chính ! Tôi cho rằng những bài viết mang tính xây dựng như thế hoàn toàn không có ý đả phá hay chê bai gì đâu ! Bạn đừng vội ***g cái lối suy nghĩ "so sánh và đánh giá hơn thua" ở đây, nếu như thế thì bạn hãy giúp tôi so sánh xem rằng Bác Hồ và vua Quang Trung ai hơn ai ? Dĩ nhiên là không trả lời được rồi chứ gì !!!
    Thân ái chào bạn !
  9. hanah82

    hanah82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Mãi mới thấy một người có cùng suy nghĩ với mình, bạn viết hay lắm, vote 5*
  10. GILMOUR

    GILMOUR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    3
    Này cái thằng Triệu Hoàng hát nhạc Rock mà bạn gì gì ấy bảo là cái thằng XXX nào ấy nhỉ, mình nghĩ mãi mà vẫn XXX hiểu, chẳng nhẽ lại là ông Nguyễn Hoàng

Chia sẻ trang này