1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi sẽ viết về điều đó...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi quang_ca_qua, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Ông La chính là xã trưởng của hòn đảo này. Tôi biết điều đó qua các cô gái phục vụ ở Cối Xay Gió. Hòn đảo này không đủ lớn để trở thành một huyện, thậm chí nó được gọi là một xã cũng đã tốt lắm rồi. Phía Đông Bắc hòn đảo có một ngọn đèn hải đăng xây dựng từ thời Pháp thuộc, đêm đến nó lờ đờ lia những tia sáng nhợt nhạt ra phía biển khơi, nom rất uể oải. Nó như một thanh kiếm cùn hoen gỉ. Ở quầy bar có một tấm ảnh chụp ngọn hải đăng, tấm ảnh đen trắng cố làm ra vẻ cũ kỹ nhằm thu hút du khách. Ngọn hải đăng được xây bằng đá, trông giống như một cái ********* khổng lồ đang cương cứng. Còn những khối đá lớn kỳ dị bên dưới thì giống như những hòn bìu lổn nhổn.
    Bên cạnh dán những tờ giấy in chữ to với nội dung như sau:
    "Theo lịch sử hàng hải, Đảo Cát Trắng được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển Đông. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn Hải đăng Đảo Cát Trắng. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có rất nhiều người chết do tai nạn. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này.
    Bên trong hải đăng có 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Tất cả đều được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện. Với quy mô này, Hải đăng Cát Trắng hiện là một trong những ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung."
    Tờ thứ hai ghi:
    "Thông tin thêm: Xây dựng: tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898. Bắt đầu hoạt động: năm 1900. Chất liệu: đá. Chiều cao: 35m chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m. Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m. Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Bóng đèn: 2.000W. Đèn mới này của Mỹ sản xuất, thay thế cho chiếc đèn cũ kỹ của Pháp, hiện thắp sáng bằng dòng điện từ pin năng lượng mặt trời. Hải đăng phát tín hiệu đèn 3+1, ba tia sáng liên tục và một tia gián đoạn, chu kỳ một vòng quay là 20 giây. Đây là tín hiệu phân biệt hải đăng Đảo Cát Trắng với các hải đăng còn lại.
    Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải trét sửa chữa."
    Tờ thứ ba ghi:
    "Từ đó đến nay ngọn hải đăng đêm nào cũng đỏ đèn, ánh sáng từ ngọn hải đăng này nhấp nháy liên tục để báo hiệu cho tàu thuyền một vị trí chuyển hướng quan trọng. Đến đây ở vị trí nào cũng có thể hứng cả gió tây nam lẫn gió đông bắc nên mùa nào, hướng nào khi gió tràn qua đây cũng ***g lên đến cấp 7. Gió rít qua các khe cửa hú lên những tràng dài, gợi lên những cảm giác thật quái lạ, ít nơi nào có.
    Suốt đêm, ngọn hải đăng lặng lẽ quét những luồng ánh sáng dài trên mặt biển. Khi đứng ở chân ngọn hải đăng ta mới thấy được những luồng sáng này, còn khi ở xa, trong vòng bán kính 40km, các tàu đi biển sẽ thấy ngọn đèn nhấp nháy như một vì sao theo chu kỳ 20 giây một lần. Ngọn đèn quét vào không gian mênh mông những vệt sáng mạnh mẽ. Trên mặt biển tối như bưng, ngọn đèn nhấp nháy liên tục, làm tiêu lộ cho những chuyến tàu đi biển. Hải đăng là một trong ba ngọn hải đăng nằm trên đường hàng hải quốc tế."
    Tôi rất tò mò về ngọn hải đăng. Tên tôi là Tiểu Đăng, nghĩa là một ngọn đèn dầu, và đời tôi cũng leo lét như thế. Tôi thán phục sự bền bỉ của những ngọn hải đăng, có những ngọn hải đăng tồn tại từ cái thuở mà nó còn được thắp bằng dầu. Bao nhiêu năm trôi qua, nó đứng đó, cô độc và thầm lặng, dẫn đường chỉ lối cho những con tàu.
    Đêm đầu tiên đến đảo, lúc ở bãi biển, ngọn hải đăng là thứ duy nhất để ngắm. Lúc đó vợ tôi cứ nhìn mãi ánh đèn quét ngang mặt biển. Ngọn hải đăng ở rất xa, mãi mũi đảo phía Đông Bắc.
    - Mai mốt mình sẽ ra chụp ảnh ở ngọn hải đăng - lúc đó tôi đã nói vậy.
    - Cái đèn biển ấy thì có gì lạ chứ - cô ta trả lời.
    - Một công trình lịch sử đấy
    - Em ghét lịch sử
    Tôi không nói gì nữa. Sau đó tôi đè cô ta ra bãi cát. Tôi vụng về để cát dính vào cả cái của nợ ấy, lúc đó nó đang hứng và ướt nhèm, thế là hai đứa phải xuống biển tắm. Nước biển mát lạnh, cô ta vòng tay qua gáy tôi, quặp hai chân qua hông tôi.
    Tôi sẽ không nhớ đến cô ta nữa.
    Tôi ăn mỳ tôm, có vẻ một trong ba cô gái phục vụ có tình cảm gì với tôi thì phải. Bát mỳ của tôi hôm nay có bốn con tôm to bằng ngón cái, lại thêm một ít rau xanh, một quả ớt. Và ngạc nhiên nhất, là một miếng chanh tươi.
    Gia đình kia ăn cháo ngao, món này tôi ăn thử rồi, rất nhanh đói. Với một người hay tập thể hình thì bát cháo đó chẳng khác gì một thìa súp. Ngoài gia đình kia, hôm nay Cối Xay Gió đón thêm một nhóm bốn thanh niên nữa, hai đôi trai gái. Bọn họ có lẽ chưa cưới, nhưng rất tình cảm, ôm ấp thân mật. Họ sôi nổi và hoạt bát, mang đến một không khí tươi trẻ. Họ có đến chào tôi làm quen, rồi lấy một phòng lớn. Vậy là Cối Xay Gió còn trống một phòng.
    Tôi phát hiện thêm ra một điều, cái chong chóng xoay xoay trên mái của Cối Xay Gió, thực chất chính là một cái máy phát điện. Nó cung cấp gần như đủ nhu cầu điện cho cái quán trọ này. Máy phát điện chạy dầu chỉ dùng để hỗ trợ trong những lúc thiếu hụt điện. Nhóm thanh niên mang theo một chiếc đài du lịch hiệu Phillips, họ mở nhạc ồn ào.
  2. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tôi đứng dậy đi ra ngoài, và không biết nên làm gì. Tôi đi ra phía biển. Tôi đứng trước biển, nhìn về phía ngọn hải đăng xa xa, mờ mờ. Vậy mà bọn trẻ con nói tôi đã bơi đến tận chỗ đó. Theo tôi nhớ láng máng cái bản đồ ở văn phòng công ty du lịch thì Đảo Cát Trắng nằm ở Cực Đông của quần đảo, và ngọn hải đăng chính là mũi nhô ra xa nhất về phía Đông. Ở đó sẽ là nơi đầu tiên đón ánh mặt trời mọc. Dường như ngọn hải đăng này được xây trên một quả núi nhỏ, một hòn đảo nhỏ. Vì đứng ở vị trí của tôi thì không thấy nó liền với đảo. Hoặc vì nó xa quá, bờ biển chạy một hình cong cong như lưỡi liềm, và ngọn hải đăng ở mũi nhọn của liềm. Các đảo nhỏ ở đây đôi khi cách nhau chỉ vài chục mét, có chỗ dày đặc tạo thành một mê cung. Riêng đảo cát trắng đủ rộng để có một hệ động thực vật phong phú, cùng những cồn cát trắng mênh mông. Một điều khiến tôi hết sức ngạc nhiên, đó là những cái giếng nước. Những cái giếng này ngay cạnh bãi biển, khi thuỷ triều lên nó chỉ cách những con sóng chừng chục mét. Vậy mà nước ngọt trong lành lúc nào cũng sẵn. Sau khi tắm biển, chỉ vài bước chân là đã có thể tắm nước ngọt thoải mái.
    Tôi quay trở vào xóm chài. Tôi đi theo những dấu chân của mình lúc ban nãy, cố gắng dẫm vào đúng những vết ấy không để trượt ra ngoài. Từ khi nào chẳng rõ, tôi nhiễm thói quen đi chân đất. Ở đảo này sạch quá, trước khi đi ngủ chỉ cần xoa hai bàn chân vào nhau cho hết cát là xong. Mà cát ở đảo này thật kỳ lạ, trắng hơn cát ở bất cứ đâu, nhỏ li ti, mịn màng, tinh khiết. Đâu đâu cũng thấy cát trắng, loá mắt, run rẩy. May mà tôi có một đôi kính mát rẻ tiền. Những rừng thông trồng đều đặn dọc bờ biển có lẽ là rừng phòng hộ, lá thông khô rơi xuống tạo thành một lớp thảm êm và khô ráo. Tôi đi xuyên qua vạt thông nhỏ ấy, phát hiện ra rất nhiều kiến trú ngụ ở đó, những con kiến to kỳ lạ. Thi thoảng, hiếm lắm mới thấy một con chim lạ vụt bay khỏi tán cây. Nếu không có tiếng sóng vỗ, hẳn nơi đây phải im ắng tĩnh mịch tới vô cùng.
    Bắt đầu nhìn thấy đất đai, mặc dù đất pha lẫn cát. Sắp đến xóm dân cư duy nhất trên đảo, không tính những người trông coi hải đăng và những nhân viên Cối Xay Gió.
    Xóm chài có một thứ gần giống như con đường chạy qua, nó là một khoảng trống chạy dài thì đúng hơn. Hai bên khoảng trống ấy thi thoảng hiện ra một khoảng trống khác, là những ngôi nhà. Những ngôi nhà nhỏ dựng bằng gỗ và bện lá dừa, trông gần giống hệt như nhau, thấp lè tè.
    Em Ly đang lúi húi làm gì đó ở hiên nhà, thấy tôi đến em lí nhí chào. Một vẻ e thẹn của em thoáng qua, hoặc có thể do ánh nắng hắt từ cát trắng lên khiến khuôn mặt em ửng hồng và sáng bừng. Mái tóc em thi thoảng có những giọt nắng rơi vào, nó rực lên như bén lửa. Một người đàn ông Pháp nào đó làm đốc công xây dựng ngọn hải đăng từ những năm 1900 đã ngủ với bà cụ kỵ ngoại của em Ly. Chả hiểu sao, theo như lời một số người nói lại, bà ngoại và mẹ em Ly nom không giống tây lắm, vậy mà đến lượt em thì cái gien Pháp kia lại trội lên vậy. Mẹ Ly chết từ mấy năm nay do bệnh tật. Ông La cứ ở vậy, dù trong xóm khối bà goá phụ. Cánh đàn ông trong xóm chết gần nửa từ hai năm trước, khi họ đánh cá ngoài khơi và gặp bão.
    Ông La đang ngồi im lìm ở cái bàn nhỏ, khuôn mặt nhăn nheo bắt ánh sáng hắt từ trảng cát trắng trước sân khiến cho nó trông càng khắc khổ. Đôi mắt ti hí của ông thi thoảng ánh lên vẻ độc ác và xa cách. Tôi chào ông, dù biết trước ông sẽ chẳng trả lời. Tôi ngồi xuống cái ghế mộc đối diện, ông La rót cho tôi một chén nước lá. Tôi uống thấy vị ngọt dịu, mát mẻ, thơm thơm.
    - Chưa về à? - ông La bỗng khào khào hỏi.
    - Chưa, cháu chưa về.
    - Bữa trước mấy thằng gác đèn nó hỏi thăm mày.
    - Bác vẫn hay qua đó ạ?
    - Thì đánh cá ở đấy chứ đâu.
    Tôi đợi ông La nói tiếp, nhưng ông ấy không nói thêm gì. Thỉnh thoảng ông rót thêm nước lá. Có lẽ ông ấy đang nghĩ đến mẹ em Ly. Kể cũng lạ, không hiểu cái đảo này lấy giống từ đâu và duy trì nòi giống theo cái kiểu gì nữa. Cũng không biết có bao nhiêu người liên quan huyết thống trên cái đảo lèo tèo vài mống này. Em Ly chuẩn bị bữa trưa, khuôn mặt em lấm tấm những giọt mồ hôi.
    Tôi hỏi ông La, ông ấy lấy một quyển sổ ra đưa cho tôi. Theo danh sách trong sổ, đảo có tất cả ba mươi tám nhân khẩu. Trong đó gác hải đăng bốn người, Cối Xay Gió ba người. Vậy là dân chài có ba mươi mốt người. Ba mươi mốt con người này hoàn toàn không dùng đến tiền, hoàn toàn đổi chác hải sản để lấy những thứ nhu yếu phẩm mà những chuyến ca nô ghé qua. Họ đánh bắt tôm cá, cua cáy, đào sá sùng...cũng có một số nhà trồng được một số loại rau xanh. Nhưng rau chủ yếu vẫn được đưa từ đất liền ra.
    Ông La không biết đọc, không biết viết. Thậm chí con số ông cũng không phân biệt được. Ông làm xã trưởng vì cái xã này ai cũng mù chữ như ông cả, mà người ta cần một người để giữ cuốn sổ này. Để làm gì cũng chả hiểu nốt. Cứ vài tháng lại có một cán bộ đến hỏi han tình hình. Có ai chết thì gạch tên, có trẻ con thì thêm tên vào. Tôi nhận thấy một số cái tên cụt lủn mà không có họ. Ví dụ thằng Đen, trong sổ nó là Đen, con em nó thì ghi là Đen Gái, mẹ nó là Mẹ Đen.
    - Sao người ta không cho người đến dạy học? - tôi thắc mắc.
    - Dạy học làm gì?
    - Để xoá mù chữ.
    - Xoá mù chữ làm gì?
    - Để biết đọc biết viết - tôi mỉm cười trả lời, sợ ông La cáu lên.
    Nhưng ông ấy lại im lặng và chìm vào trạng thái đờ đẫn. Tôi lật quyển sổ, tên người cán bộ ghi chép là Trần Hùng. Lần gần đây nhất anh ta ghi chép là cách đây hai tuần, sau khi những người gác hải đăng thông báo có một chiếc tàu lạ đỗ gần đảo, hôm sau có một người khách du lịch suýt chết đuối trôi dạt vào gần ngọn hải đăng và được một ngư dân cứu sống. Nhận được thông báo trên sóng radio, hôm sau nữa anh chàng cán bộ tên Trần Hùng kia mới được cử xuống đảo, cùng với một tay công an. Người khách suýt chết đó chính là tôi. Vậy là trong lúc tôi ốm miên man, họ đã đứng đâu đó rất gần, để xác minh nhân thân. Họ đã đến Cối Xay Gió, hỏi han những cô gái phục vụ. Chắc họ sẽ buông lời trêu ghẹo các cô gái. Họ ghi chép vào biên bản. Rồi họ lên ca nô trở về một trong những hòn đảo của quần đảo, đâu đó ở phía Tây. Những người dân ở đây gọi nơi đó là Đảo Lớn. Họ nói ở đó có bến cảng và một khu chợ tấp nập. Thi thoảng họ đến đó đổi chác những món hàng. Cũng có những người đến Đảo Lớn rồi không trở về nữa, xảy ra lâu rồi.
    Tôi chợt nghĩ, có lẽ tôi sẽ không quay về đất liền, tôi sẽ ở lại đây. Mãi mãi.
  3. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Có những tuần trăng mật kéo dài vĩnh viễn. Có những kỳ nghỉ kéo dài mãi mãi. Đôi khi có những cuộc đời mà từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, đối với họ chỉ là một kỳ nghỉ kéo dài. Họ ngồi trên những chiếc ghế bố vải cotton, dưới một chiếc ô sặc sỡ, đeo kính mát màu hồng nhạt, cát dưới chân họ trắng loá mắt, họ với tay hờ hững cầm ly ****tail đặt trên chiếc bàn nhỏ bên cạnh. Tít trên cao, mặt trời rạng rỡ như triệu năm nay vẫn rạng rỡ như vậy. Họ nằm đó, mắt nhìn về phía đường chân trời ngoài khơi xa. Và họ tự hỏi: "Bao giờ kỳ nghỉ này chấm dứt đây?"
    May quá, đó chỉ là một hình dung, về một cảnh quay quảng cáo. Kịch bản là những cô gái trẻ nằm uống ****tail mắt nhìn xa xăm qua đôi kính nhạt màu. Các chàng trai đến trên một chiếc mui trần. Các cô gái quay lại, nhất loạt cầm thỏi son quẹt qua môi, rồi nhoẻn miệng cười. Sau đó họ đuổi nhau, té nước, làm những trò ngu ngốc và cười rạng rỡ một cách vô lý.
    Nói chính xác thì đó là một cảm xúc không có thực. Những chàng trai cô gái đẹp đẽ đang cười hết cỡ khoe hàm răng trắng bóng kia dưới ống kính máy quay, thực ra cuộc đời thật của họ rất khốn nạn. Chiếc xe mui trần kia được thuê với giá cắt cổ, Lip&Lip trả tiền. Trang phục áo tắm cũng thuê, mấy cái ly ****tail là đồ dỏm. Tất cả đều là dỏm. Hình ảnh cuộc sống tươi đẹp rạng rỡ kia sẽ không bao giờ là có thật.
    Chỉ có biển xanh cát trắng nắng vàng là thật.
    Chỉ có hiện tại là thật. Tôi đang nghe những bản nhạc Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, bản nhạc chuyển soạn cho các nhạc cụ khác nhau. Mỗi nhạc cụ có một cái hay riêng và khó có thể nói cái nào hay hơn cái nào. Cũng giai điệu đó khi nghe piano chơi nó trong trẻo lạ kỳ. Khi saxophone chơi nó lại da diết. Còn khi những chiếc violon chơi trong dàn giao hưởng thì nó mang một dáng vẻ bi hùng tráng lệ.
    Hiện tại là những khoảnh khắc trôi qua, những ước muốn mơ hồ, những động lực thúc đẩy chúng ta tiến lên cái mà chúng ta cho là phía trước. Chúng ta cứ tiến lên mãi. Cứ tiến về phía được gọi là tương lai, và không thấy gì ngoài hiện tại đang trôi tuột đi.
    Tôi thôi không suy diễn về những đoạn phim quảng cáo nữa. Thôi không đắm chìm vào tiếng nhạc nữa. Con đường về nhà bố mẹ vợ tôi có những khúc quanh khá nguy hiểm, khuất tầm mắt và không có gương cầu lồi. Trước mắt tôi hiện lên mờ mờ hai quả núi nhỏ phía xa, trông như hai bầu vú thiếu nữ vừa đến độ xuân thì. Nhà bố mẹ vợ tôi ở đó, khuất sau hai quả núi. Chỉ còn chừng dăm cây số nữa là tới nơi. Hình như khá lâu tôi chưa về ngôi nhà nhỏ bình yên ấy, căn nhà bình dị, như chính bố mẹ vợ tôi, như vợ con tôi vậy. Vợ tôi đến với tôi như thế nào đó, tôi cũng không rõ nữa. Ngày đầu tiên cô ấy vào làm ở công ty, khi tôi đang là phó phòng. Cô ấy ngồi cách tôi một vách kính, lặng lẽ làm công việc của mình, cần mẫn ngày này qua ngày khác. Thi thoảng cô ấy viết báo cáo, lặng lẽ đặt lên bàn làm việc của tôi cuối mỗi giờ chiều. Sự chăm chỉ và nhẫn nại cuả cô ấy khiến tôi để ý. Khuôn mặt cô xinh xắn dễ coi, sáng sủa. Dáng người cô nhẹ nhõm và đi đứng duyên dáng. Tất cả đồng nghiệp xúm vào vun vén, thế là tôi cưới cô ấy, vào một ngày đẹp trời nào đó.
    Đó là một ngày mùa thu, gió mùa tràn về lành lạnh heo may. Cái ngõ nhỏ kia hôm đó những hàng cây ngả nghiêng trong gió, trong nắng nhạt. Tôi cầm bó hoa bước vào cái cổng um tùm dây leo kia. Cô ấy mặc bộ đồ cưới, trang điểm lộng lẫy, xinh đẹp.
    Hôm nay, trời cũng lộng gió. Trời lộng gió thổi tràn qua những quả đồi như những lời than thở bất tận.
    Giờ đây tôi đã quay về đây, tôi đang đứng ngay đó, dưới bóng râm mát những dây leo đang nở hoa vàng. Và tôi lưỡng lự không biết sẽ nói gì với vợ, với bố mẹ vợ, và hai đứa con gái của mình. Tôi sẽ nói gì đây?
    Tôi luồn tay vào mở chốt cổng, cố tình gây ra tiếng động. Vợ tôi nhìn thấy tôi qua ô cửa sổ trước tiên, cô ấy đi ra và đứng ngay cửa ra vào. Còn tôi đứng ở trong sân, dưới giàn nho xanh tươi.
    - Anh đến đây làm gì?- cô ấy hỏi, không có vẻ gì tha thứ cho tôi.
    - Anh đến đón mẹ con em về - tôi nói - Anh đến để xin lỗi.
    - Bây giờ mới xin lỗi thì quá muộn rồi.
    - Anh nghĩ chẳng bao giờ là quá muộn cả. Anh sẽ thay đổi.
    - Anh đi đi, đừng làm khổ mẹ con tôi nữa.
    Hai đứa con gái tôi bỗng đâu xuất hiện, chúng thập thò đầu nhìn tôi phía sau váy mẹ chúng. Tôi trố mắt ra nhìn chúng, tôi nhận ra chúng, nhưng chúng thay đổi nhanh quá. Mới có hai tháng mà nom chúng khác hẳn.
    - Lại đây với bố nào! - tôi ngồi xuống giơ hai tay ra đón.
    - Mẹ ơi, ai đấy mẹ? - một trong hai đứa nói, tôi không nhận ra đứa nào là chị, đứa nào là em. Chúng sợ sệt trốn vào sau lưng mẹ chúng.
    - Sao nó nói sõi vậy? - tôi giật mình đứng lên - Mới có hai tháng nay mà sao chúng nó nói sõi vậy?
    - Anh nói cái gì? - Vợ tôi ngạc nhiên - Anh bị làm sao thì có. Chúng nó biết nói cách đây hai năm rồi.
    - Hai năm? - tôi kinh ngạc hết nhìn vợ tôi lại nhìn bọn trẻ, khi tôi ly thân với vợ, lũ trẻ mới lẫm chẫm biết đi và mới nói được bập bẹ " ba, ba" và "mẹ, mẹ".
    Có cái gì đó nhầm lẫn ở đây. Có cái gì đó sai ở đây. Không thể như thế được. Lũ trẻ bỏ chạy vào trong nhà. Chúng còn biết chạy nữa kia. Vợ tôi nhìn tôi chằm chằm.
    - Anh dùng ma tuý à? - cô ấy hỏi - có chuyện gì xảy ra với anh vậy?
    - Anh không biết - tôi nói - Anh thực sự không biết. Anh nhớ là mới hôm qua em bỏ đi, mới hai tháng trước. Thậm chí còn chưa ly dị mà. Mới hôm qua chúng nó - tôi chỉ về phía hai đứa trẻ - mới hôm qua chúng nó còn chưa thể gọi được "ba ơi ba", còn chưa tự đi được quá ba bước. Mới hôm qua mình còn làm chuyện đó, mình còn "do it". Sao hôm nay mọi chuyện lại như thế này? Anh không hiểu. Anh chỉ muốn đến đón mẹ con em về, anh muốn xin lỗi. Anh muốn nói là anh rất tiếc, anh rất hối hận về những chuyện đó.
    - Để em nói cho rõ nhé - cô ấy nói chậm rãi, dằn từng chữ - chúng ta ly dị từ hai năm nay rồi, hai năm, anh rõ chưa. Hàng tháng anh được phép đóng góp tiền nuôi bọn trẻ, cho đến năm chúng nó mười tám tuổi. Chúng nó bây giờ đã hơn ba tuổi, anh còn trách nhiệm trong vòng mười lăm năm nữa. Dù có thể là bây giờ anh không có khả năng đóng góp đi nữa, hoặc không còn khả năng, không bao giờ. Cũng chẳng sao vì ông bà ngoại chúng nó vẫn có thể. Sở dĩ toà không cho anh nuôi đứa nào là vì anh còn không biết chính mình là ai thì làm sao mà chăm sóc trẻ con cho được. Còn về chuyện anh xin lỗi, có ích gì đâu. Không, anh không hề hối tiếc gì cả, nhìn vào mắt anh khi anh ra đi là thấy rõ điều đó. Anh về đi, tôi không muốn nhìn thấy anh nữa.
    Một đứa trẻ thấy mẹ to tiếng thì khóc ré lên, đứa kia liền khóc theo. Tôi định vào dỗ chúng nhưng cô ấy đứng chặn ở cửa và tôi không thể vào trong nhà được. Cô ấy đóng sập cánh cửa lại, tôi kịp nhìn thoáng thấy hai đứa con tôi, nước mắt lưng tròng. Bố mẹ vợ tôi từ dưới bếp chạy lên hỏi có chuyện gì đấy. Cô ấy bảo không có gì đâu, chỉ là trời nổi giông làm cánh cửa sập lại khiến bọn trẻ sợ thôi mà.
    Ngày cưới, ngay chỗ này, trời cũng nổi những cơn gió lạnh heo may. Tôi mặc bộ vét sẫm màu, ngực cài một chùm hoa nhỏ. Cô ấy nghiêng đầu vào vai tôi, nụ cười hạnh phúc.
    Trước khi quay lưng bước đi tôi kịp nhìn thoáng thấy tấm ảnh cưới đó vẫn treo trong nhà.
  4. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Ai mà biết được ngày mai trời sẽ mưa hay nắng. Ai dám chắc một ngày trái tim em không đập rộn khi em nghĩ về tôi, như tôi nhớ về em? Ai dám tin vào hạnh phúc giản dị của tôi khi tôi biết rằng ở đâu đó có người con gái để tôi nhớ đến. Tôi hạnh phúc khi nghĩ mình là một ly nước mát cho đôi môi nàng chạm vào. Tôi là một gã ngốc ngếch như những kẻ si tình vẫn ngốc như vậy. Và rồi nàng sẽ khiến tôi tan chảy, như viên đá trong ly nước. Đấy là lúc nàng đùa nghịch (như trẻ con vẫn ngậm viên đá), với cái lưỡi bé nhỏ ấm áp của nàng, và cuộc đời tôi thế là tiêu.
    Tôi không ân hận gì, tôi hạnh phúc. Ngay từ khi nhìn thấy nàng, tôi đã biết điều này. Tôi biết tôi sẽ tan chảy vì nàng. Tôi biết tôi đã yêu nàng. Tôi biết. Và nàng cũng biết.
    Tôi không thể đến bên nàng. Vì nếu tôi làm thế, nàng sẽ chạy trốn. Tôi không thể chạy trốn thực tế, rằng tôi còn trách nhiệm với gia đình, công việc, xã hội. Tôi không thể huỷ hoại cuộc sống bình lặng của nàng, của tôi, của mọi người thân...Tôi phải làm gì để không đau khổ ? Tôi phải làm gì nếu nàng cũng yêu tôi (giả sử thế )?
    Tôi có thể làm gì ?
    ***
    Tôi có thể pha ****tail - Tình yêu của tôi.
    Mùa hè, ta hãy liên tưởng đến một vùng biển vắng chỉ có hai người yêu nhau. Đó chính là ly Blue Largoon ( Eo Biển Xanh ) hay ly PinaColada. Cả hai ly này đều mát lạnh và giải nhiệt một cách thú vị. Ly Blue Largoon trên nền Vodka và soda chanh, hương vị chính là rượu Blue Curacao dịu mát màu xanh lam nước biển xuất xứ từ Hà Lan. Trang trí vỏ chanh cắt xoắn và bông hoa lan tinh khiết.
    Ly PinaColada cũng là một trong số những ly ****tail ngon và nổi tiếng nhất thế giới. Xuất xứ từ vùng biển Caribe , trên nền rượu Rum thơm mùi mật mía, ****tail này sử dụng nước dứa ép, cốt dừa, một chút xíu rượu Malibu ( hương vị dừa ). Một sự kết hợp hoàn hảo mùi vị thơm sắc của dứa với cái ngậy của dừa, với hương vị ngọt ngào say đắm của rượu Rum. Cái tên PinaColada có thể hiểu là Pinaple + Coconut + Lady + Holyday
    Sau giờ làm việc , khi hoàng hôn buông xuống trên thành phố, hai ly ****tai trang trí hai chiếc ô sặc sỡ tí xíu trang trí ngiêng ngiêng , lát dứa xù xì còn nguyên lá gai?và thế là thành một kỳ nghỉ rồi còn gì. Hãy tưởng tượng dưới đường phố kia một biển người hối hả bỗng trở thành biển xanh, vỉa hè là cát trắng?
    Hoàng hôn trên biển đó em.

  5. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tôi ngắm mãi những bức ảnh của V. Dường như nàng đang mỉm cười với tôi, nụ cười sống động và đẹp mê hồn. Từ khi mùi nước hoa nàng ưa thích lan toả vào trong tôi, dường như chính nàng đã len lỏi vào trong từng tế bào cơ thể tôi, từng suy nghĩ của tôi. Cách đây vài ngày, tôi lại được nghe nàng kể một dị bản khác về câu chuyện nước hoa này, câu chuyện được dựng thành phim, đang là đề tài "hot" xôn xao dư luận. Dị bản về truyền thuyết được viết lại thành một câu chuyện có nội dung kể về một tên giết người hàng loạt. Hắn giết các cô gái đồng trinh để bào chế nước hoa, và loại nước hoa này có khả năng chinh phục cả thế giới. Tôi chưa được đọc cuốn sách này. Nhưng đã có một blogger viết những dòng nhận xét như sau về nó:
    "Nhân vật chính của cuốn truyện, một tên sát nhân bẩm sinh có bản năng sống cực mãnh liệt. Nó sinh ra một cái là đặt nó và người sinh ra nó vào sự lựa chọn khắc nghiệt. Hoặc là nó chết hoặc mẹ nó chết. Mẹ nó không ngần ngại, định bóp chết nó luôn, thế mà nó lại sống còn mẹ nó chết. Từ đấy đến cuối truyện người đọc luôn thấy nó thoát hiểm trong gang tấc. Mặc dù biết tỏng là các chi tiết đó hoàn toàn được dàn xếp theo kiểu sách hình sự rẻ tiền, nhưng trí tưởng tượng phong phú và quái dị của tác giả, cùng tiết tấu kể chuỵên hiện đại, đã làm người đọc chấp nhận mọi biến cố của cuốn truyện một cách hết sức tự nhiên. Thế mới quái, hehe.
    Cái quái dị nhất của cuốn sách này là tác giả đặt bản năng sống, bản năng sát sinh, bản năng thu phục nhân lọai, (nhưng không có bản năng yêu và ghét) vào một cái gọi là sense of smell. Kẻ sát nhân được tác giả phú cho một năng lực siêu việt là khả năng nhận biết, phân tích và tổng hợp được một tỷ các thứ mùi trong tự nhiên. Năng lực này mạnh mẽ và siêu việt đến mức hắn ta nhìn nhận thế giới thực tại và con người xung quanh hoàn toàn bằng mùi. Giống như con dơi nhìn thế giới xung quanh bằng sóng âm vậy.
    Năng lực siêu việt này tạo cho kẻ sát nhân một khát khao vô cùng lớn lao là chế biến ra mùi, lưu trữ mùi, tổng hợp mùi. Hắn có thể tạo ra bất cứ mùi gì mình thích từ các hóa chất. Hắn cũng có thể phân tích và tách các mùi hắn thích từ các chất tự nhiên. Duy chỉ có mùi con gái mới lớn và đẹp là hắn không thể tạo ra được. Hắn phải giết các cô gái này để lấy đi mùi hương.
    Từ vụ giết người đầu tiên có tính chất bản năng đến vụ giết người cuối cùng có tính toán là một sự phát triển đầy kinh ngạc của tên sát nhân trong thế giới mùi vị. Trí tưởng tượng của tác giả vừa xa tít cùng tắp vừa quái đản. Nó đưa người đọc đi liền tù tì 1 mạch mà lại không gây ra sự ngạc nhiên toát mồ hôi nào. Thế mới quái.
    Đầu tiên là một thằng bé ở đáy xã hội có năng khiếu về mùi, rồi được đào luyện thành kẻ làm nước hoa cực giỏi. Đó là một phase của sự phát triển. Ở phase 2 là việc nó bỏ loài người lên núi ở một mình. Sống trong ảo giác mùi hoàn toàn do não nó mơ tưởng ra. Trong đó nó là vua của thế giới mùi.
    Cho đến lúc tự nó nhận ra nó quái có mùi gì cả.
    Trong thế giới mùi, mùi của mỗi người là identity của người đấy. Tự mình ít khi ngửi thấy mùi của mình. Bạn có thể vào phòng tắm, ngửi mùi cái khăn tắm của bạn gái và phát hiện ra cô ấy hôm nay nặng mùi hơn mọi ngày. Nhưng cô ấy sẽ phản đối bạn nếu bạn bảo thế. Thậm chí thuốc khử mùi cũng làm người ta nhận ra ai là ai, giống nhân vật chính của Quiet American nhận ra hai cô gái là người Mỹ chỉ vì các cô dùng thuốc khử mùi.
    Ai không có mùi thì chỉ có thể là ác quỷ. Tất cả những người nuôi thằng bé sát nhân kia đều nhận ra thế. Trừ chính nó. Bởi nó có ngửi được mùi của chính nó đâu.
    Cho đến lúc nó nhận ra điều đó thì vương quốc mùi trong hoang tưởng của nó đổ sập. Nó quay lại thế giới loài người và trở kẻ sát nhân hàng lọat. Để chiếm đọat những mùi tinh khiết và cao quý nhất. Để nó chế cho nó các nước hoa riêng mà mỗi khi sức lên người nó có thể trở thành vô hình (không ai nhận ra) họăc thành vị thánh (tất cả cùng dập đầu xuống chân nó).
    Quá trình biến cái không bản sắc của thằng sát nhân trở thành đa bản sắc (bằng cách vay mượn và chế ra mùi nhân tạo) là một biểu tượng của thế giới hiện đại đầy dối trá và tội ác. Từ một kẻ vô hình đến khi mượn mùi để trở thành thánh, tên sát nhân không chỉ dùng thiên tài bẩm sinh của mình mà còn phải vay mượn rất nhiều số phận gái đồng trinh tuyệt đẹp. Còn thế giới loài người khi dập đầu điên lọan đầy thú tính trước vị thánh cao cả mượn mùi kia họ quên mất rằng đó chính là kẻ sát nhân mà bao lâu nay họ khiếp sợ và ghê tởm. Đấy cũng là cái quái của một cao trào thắt nút của cuốn Mùi Hương.
    Còn cuối cùng tên sát nhân chết thế nào, mời các bạn mua sách về mà đọc. Hoặc trên net cũng đã có bản soft. Hỏi bác Google là ra hết.
    Chú thích thêm: Một trong những fan của cuốn sách này là Kurt Cobain. Không hiểu anh viết Smell like teen spirit có dựa vào cảm hứng của cuốn này không. "

  6. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết bằng cách nào, những điều V nói với tôi qua những tin nhắn và email lại trùng hợp với những thông tin mà tôi lượm lặt trên mạng, thông qua các blogger bạn bè trong friendlist. Sau khi mê đắm trong mùi nước hoa quyến rũ của nàng, cộng hưởng với những ý nghĩa khủng khiếp mà một blogger kia chỉ ra, tôi hầu như choáng ngợp trong một thế giới khác, thế giới của Cái Đẹp và Sự Huỷ Diệt. Khái niệm về thời gian của tôi đã có một sự thay đổi nào đó. Không gian mà tôi sống dường như giãn ra. Lực trọng trường và các quy luật vật lý cũng vậy, trở nên lỏng lẻo không xác định, khiến đôi khi có cảm tưởng như tôi có thể đi lại trên những bức tường một cách dễ dàng như những con thạch sùng, vừa bò thoăn thoắt vừa kêu tặc tặc. Tôi cũng có thể chuyển động nhanh như nhân vật chính trong Matrix, khi mà mọi người quanh tôi lại dường như đang ở tốc độ một đoạn phim quay chậm. Và, thật kinh khủng, khi trong một khoảnh khắc nào đó tôi đã có thể đến thì tương lai, trong khi cả thế giới đang ở sau lưng.
    Đó là lúc tôi viết kịch bản phân cảnh trường đoạn nhân vật của tôi nhắm mắt lại. Những âm thanh, những tiếng động hỗn loạn ngoài hình rít lên trong khi màn hình tối đen. Tất cả những hiệu ứng có thể tạo ra cảm giác một sự nhảy vọt qua không gian và thời gian. Và sau đó tất cả chói loà ra thênh thang, vỡ oà, trắng xoá. Nhân vật chính của tôi mở mắt ra, trong đáy mắt anh ta sáng rực lên và chuyển thành màu xanh ngắt, bầu trời, mặt biển, và bãi cát trắng xoá trải dài đẹp một cách hoang đường. Tiếng sóng vỗ dạt dào, tiếng gió thổi vi vu qua những tán thông. Tất cả hoang vắng không một bóng người. Nhân vật của tôi ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mặt trời. Chói loà. Trắng xoá. Tĩnh lặng.
    Tất cả chỉ diễn ra trong vòng khoảng hai mươi giây. Tôi nhắm mắt lại, và mọi chuyện diễn ra hết sức rõ ràng. Sau đó một năm, mọi chuyện xảy ra đúng như thế. Bãi biển đó, nhân vật đó, mặt trời đó. Liệu còn có thể là mặt trời nào khác?
    Vấn đề là cách nhìn nhận. Là cái nhìn. Từ khi tôi phát hiện ra cuốn lịch để bàn đã tác động đến những hành xử của tôi, những lập trình cho cuộc đời tôi. Khi tôi phát hiện ra những nickname của các cô gái trong một thế giới ảo, chỉ một cái click chuột cũng khiến tôi trở nên khác đi. Khi tôi ngửi mùi hương nước hoa Trinh nữ và quay trở về quá khứ, tôi chạm vào quá khứ, bằng khứu giác, bằng những thông điệp bí ẩn của các thần linh hay pháp thuật của các phù thuỷ nào đó. Một sức mạnh vô hình cuốn phăng tôi đi khỏi những ràng buộc của thời gian.
    Sự thật vốn dĩ rất đơn giản, nhưng cũng thật kinh hoàng. Nếu như một người bình thường bỗng dưng một ngày biết rằng cuộc đời mình có thể rất khác đi chỉ bởi vì những lý do rất vớ vẩn và lãng xẹt. Anh ta ngủ dậy, đi toa-lét, đánh răng rửa mặt, rồi đến văn phòng làm việc như mọi ngày. Thế rồi đâu đó trên đường đi từ nhà đến văn phòng, anh ta bị tai nạn, và sau đó chết trên đường đến bệnh viện. Anh ta đâu biết, nếu anh ta đi toa-lét thêm vài giây nữa thì sẽ không có cái kết cục ấy. Và nếu có biết đi nữa, làm sao dám chắc tránh được tai hoạ này lại không trở thành lý do cho một tai họa tiếp theo?
    Tôi quay trở về điểm xuất phát ban đầu, đó là thời điểm khi tôi bắt đầu cuộc phiêu lưu này. Tôi sẽ sửa chữa một số thứ cho nó về đúng chỗ của nó. Bắt đầu là từ công việc. Hôm qua tôi nhận được một email của một người nặc danh nào đó, bức email viết: "toi thay ong dang bi hoang tuong, hay tro ve voi thuc tai di" - Dòng chữ không có dấu, tuy nhiên ý nghĩa của nó rất rõ ràng. Tôi trả lời : "Cám ơn, tôi sẽ trở về khi hoàn tất công việc này". Sau đó, như một người hùng đi cứu thế giới, tôi mặc lên người bộ đồ du hành vũ trụ và chui vào con tàu vũ trụ tối tân. Có điều gì đó sai lầm ngay từ khi bắt đầu, và tôi phải làm lại lần lượt từng thứ một. Tôi sẽ quay về thời điểm mà công việc của tôi bắt đầu khởi động. Đó là cái buổi sáng Mr.Lip gọi tôi sang họp khẩn cấp.
    Tôi hít một hơi dài trước khi đẩy cánh cửa bước vào phòng họp của Lip&Lip.
    Tôi cởi bộ đồ du hành vũ trụ đưa cho cô thư ký của Michael trong con mắt sững sờ của cô ta cũng như toàn bộ ban giám đốc Lip&Lip.
    - Cậu làm cái trò khỉ gì vậy?- ngài Lip ngạc nhiên.
    - Em vừa đi xa về - tôi nói - em về để sửa chữa một số sai lầm.
    - Sai lầm nào? - ngài Lip ngạc nhiên.
    - Sai lầm xảy ra trong tương lai cơ - tôi nói tiếp - tất cả mọi người hãy chỉ nghe thôi, chỉ nghe thôi và không phản bác, không gì cả. Tôi không có nhiều thời gian cho các bạn, tôi sẽ phải đi ngay. Tôi vừa ở thì tương lai trở về, trong đó chúng ta đã sai lầm, đúng hơn là sẽ sai lầm. Tôi nhìn thấy công ty Lip&Lip này vung tiền vào những kế hoạch điên rồ để quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng, thiếu tính cạnh tranh. Trong đó lỗi lầm chính thuộc về tôi, với những mục đích hết sức cá nhân mà tôi không tiện trình bày ở đây. Tôi nhìn thấy toà nhà này trong cái tương lai mà tôi ở đó, nhưng Lip&Lip lại không có ở đó, phá sản hoàn toàn. Tôi không muốn tin vào mắt mình, nhưng đáng buồn nó lại là sự thật. Vậy tôi nói ngắn gọn thế này, các bạn hãy bình tĩnh theo đuổi những mục đích đã đặt ra, tối ưu hoá bộ máy quản lý và đầu tư vào những chiến lược bài bản để sáng tạo ra những sản phẩm thực sự có chất lượng. Hãy tin vào Michael, anh ta có lý và rất tỉnh táo. Có thể tôi đã ác cảm với anh ta, nhưng anh ta là một người thẳng thắn. Và quan trọng hơn cả, là anh ta đã đúng đắn. Còn tôi, tôi đã sai lầm. Nếu một ngày nào đó gặp lại các bạn, tôi mong là tôi sẽ ở trong một vị thế khác, một vai trò khác, thậm chí là một con người khác hẳn. Tôi đi đây.
    Tôi cầm lại bộ quần áo du hành vũ trụ từ tay cô thư ký của Michael, tôi nháy mắt với cô ta và Michael : "Tôi sẽ rất nhớ các bạn đấy". Tất cả bọn họ nhìn tôi sững sờ như thể tôi vừa đến từ một bệnh viện tâm thần, chứ không phải như một sứ giả đến từ tương lai.
    Kệ họ thôi, tôi đã làm những gì cần phải làm. Việc còn lại là của họ. Tôi bước lên con tàu vũ trụ để trở về với hiện tại.
  7. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại là gì? Là như thế này đây.
    Tôi hít một hơi dài trước khi đẩy cánh cửa bước vào sảnh toà nhà văn phòng. Cô nhân viên lễ tân hỏi tôi lịch sự : Dạ thưa anh cần gặp ai?
    Tôi nói anh cần gặp anh Lip.
    Cô lễ tân mỉm cười : Dạ anh gì cơ ạ?
    Anh Lip, tôi mỉm cười, anh Lip chủ của công ty em ấy.
    Cô gái mỉm cười : Anh ơi chắc anh muốn nói đến công ty Lip và Lip phải không, công ty ấy phá sản năm ngoái rồi. Công ty của em chuyển đến đây sau khi họ ra đi...
    Tôi không còn cười được nữa, tôi cũng không nghe thấy cô lễ tân nói cái gì nữa, đôi môi xinh đẹp của cô mấp máy. Camera di chuyển xoay quanh tôi, thể hiện rằng mọi thứ đang quay cuồng, và đôi mắt tôi trống rỗng, kinh hoàng. Hình ảnh cô lễ tân mờ đi, nhoè nhoẹt. Tôi trôi ngược về phía thang máy. Tôi lại ở trong thang máy. Tôi không biết thang máy đang đi lên hay đi xuống. Có lẽ nó đi xuống. Nó đang đi xuống địa ngục.
    Đạo diễn sẽ gặp vấn đề ở đây, không có ngôn ngữ điện ảnh cho cái gọi là "Địa Ngục".
    Tôi ước sao cửa thang máy mở ra, rồi ngài Lip hiện ra trước mắt, và sững sờ vì ngạc nhiên.
    Ngài Lip thân yêu của tôi giật nảy mình: "Mày làm cái gì thế, rõ ràng tao thấy mày đi vào thang từ nãy mà?" - Tôi sẽ ừ hữ gì đó và rồi sẽ cùng ông ta xuống tầng trệt.
    Nhưng không. Không có chuyện đó. Tôi xuống đến tầng trệt một mình, an toàn, bình thường. Tôi ghé qua quầy café gọi một tách và châm thuốc. Tôi bỏ thuốc mấy năm rồi, vậy mà bỗng dưng tôi thấy thèm. Ngài Lip thân thương của tôi đâu rồi? Cuộc đời chìm nổi của ngài rồi sẽ đi về đâu? Năm xưa, ngài khởi nghiệp với một cơ sở sản xuất xích líp xe đạp, và được dân buôn bán trìu mến gọi là ngài Xi-líp. Sau đó, với sự cần cù và chịu khó xoay sở, ngài biến cái tên buồn cười ấy thành một công ty sản xuất xi đánh giày khi xích líp gia công hết thời. Rồi sau này, sự hài hước của định mệnh là có thật, khi cuối cùng ngài chuyển sang sản xuất son môi và mỹ phẩm, với cái tên Lip&Lip.
    Ngoài kia, đường phố đông vui không thể tả. Vỉa hè được bày bàn ghế và cắm ô. Chuỗi cửa hàng cà phê danh tiếng này chiếm những vị trí đẹp nhất trong thành phố. Mới hôm qua, nó mới có chừng vài ba điểm bán hàng. Vậy mà ngày hôm nay, đi đâu cũng thấy logo của nó. Khu cao ốc mua bán sầm uất này người ta có thể ghé vào đây, ngồi nhâm nhi một tách cà phê, ngắm người qua lại, trong khi chờ đợi một ai đó. Nếu đẹp trời, ta có thể ngồi ngoài kia, dưới những chiếc ô, hít thở không khí đường phố, lắng nghe âm thanh hỗn độn của cuộc sống. Ta có thể sẽ yêu cuộc sống, yêu những con người vô danh đang lướt qua mắt ta kia. Hoặc có thể ta sẽ nhớ đến một ai đó và cảm thấy nhớ họ vô cùng, ta yêu họ vô cùng. Tôi nhớ đến ngài Lip. Tôi không nhớ tên thật của ngài Lip.
    Tôi nhớ đến V. Tôi không biết tên thật của nàng. Tôi biết rất ít về nàng. Nhưng tôi biết một điều, nàng rất đẹp.
  8. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    5xu :Em hãy gửi cho anh 1 tấm hình (mà em cho là xấu nhất) đi!
    Virgin: Đấy, cái avarta của em đấy anh.
    5xu :U cheating!
    5xu :Đâu có thấy j đâu ?
    Virgin: Cái avarta của em ấy, em đâu có ăn gian.
    5xu :Nhưng anh muốn em chọn cái xấu nhất kia, cái đó đẹp quá!
    Virgin: Nhưng em không share đâu anh à.
    5xu :Vâng! Ý nàng là ý Chúa!
    Virgin: Ôi, đừng cho em lên tận mây xanh nữa.
    5xu :Nàng xứng đáng được như vậy.
    5xu :Nếu mọi chuyện đi quá xa. Hãy thành thật nhé. Chắc em cũng nghĩ như anh, nếu điều đó xảy ra, ta sẽ làm ai đó đau khổ, dù ta không muốn tin, không muốn nghe điều đó.
    5xu :Anh có thể dội một gáo nước lạnh vào đầu anh.
    5xu :Nhiều lần.
    5xu :Cái đầu vẫn tỉnh táo, vẫn nóng ran.
    5xu :Và khi những ý nghĩ về em, giống như cơn sóng, dạt dào choán lấy những chỗ trống, làm anh thấy thật dịu dàng, thật thanh thản.
    5xu :Anh không hối tiếc và tự dằn vặt mình là vì như vậy đấy.
    5xu :Em là hiện thân cho sự dịu dàng, vẻ đẹp, là mọi thứ mà em muốn, và em có thể làm được, như thể điều đó thật dễ dàng đối với em vậy. Em khiến anh tin là anh có thể vượt qua được những điều mà không ai tin nổi.
    Virgin :Có phải vì từ khi em xuất hiện, em là lý do cho trí tưởng tượng của anh?
    Virgin :Em tự hỏi có phải em đã tin anh rồi không. Em có cả tin quá không.
    5xu :Vậy là đủ. Anh chỉ cần một người trên đời này tin anh, đó là người mà trái tim anh thuộc về người đó.
    Virgin :Anh sẽ viết cuốn sách của anh chứ?
    Virgin :Mà anh đã kể cho em nghe đoạn đầu.
    Virgin :Câu chuyện về một nhà văn, nhà báo gì đó.
    Virgin :Anh ta ra đảo với người vợ mới cưới.
    Virgin :Rồi cô vợ rời bỏ anh ta, vì anh ta nhạt nhẽo.
    Virgin :Có thể nhiều lý do khác nữa (cô ấy theo một gã thuỷ thủ chẳng hạn).
    5xu :Anh ta còn lại trên đảo, với ngôi làng nghèo, với những em bé không được học hành. Anh ta thấy quyến luyến ngôi làng, và thực ra anh ta cũng chẳng biết làm gì hơn, nên ở lại đảo...
    Virgin :...dạy học cho trẻ con ở đây...và trong số đó có một "trẻ em" xinh đẹp, thông minh, bản năng...
    Virgin :...cái gì đến thì phải đến...nhưng câu hỏi đặt ra là gì ?
    5xu :Câu hỏi là gì ? Đố em biết đấy ?
    5xu :Câu hỏi mà cô bé đưa ra cho thày giáo là : Sao phải học cái chữ ?
    5xu :Viết để làm gì ?Viết cho ai đọc?Đọc để làm gì?
    5xu :Mấy năm qua anh định viết câu chuyện này, nhưng anh chưa gặp cô học trò đó.
    Virgin :Cho đến khi em xuất hiện à? Đoán ra ngay nhá.
    Virgin :Và thôi thúc anh viết, em chính là cô học trò đó chứ gì?
    5xu :Anh đã nghĩ mãi, có nên cho 2 nhân vật đó yêu nhau không.
    Virgin :Họ yêu nhau như thế nào?
    5xu :Để câu chuyện phàm tục vậy ư? Tại sao? Để hấp dẫn thôi ư?
    Virgin :Hay là họ chỉ hôn nhau thôi nhỉ?
    5xu :Rồi cô gái học hết chữ.
    Virgin :Rồi cô lớn thêm chút, đủ tuổi để yêu anh à?Khôn thế?
    5xu :The end.
    5xu :Đó là cuốn sách tiếp theo của anh đó à?
    5xu :Em là độc giả đầu tiên đấy.
    Đó là những đoạn đối thoại của tôi với V trên mạng mà tôi còn lưu giữ. Mùi nước hoa của nàng vẫn đâu đây, trong ***g ngực, trong trái tim tôi. Nàng lẫn đâu đó trong số những con người đang tồn tại quanh đây, những con người đang trôi qua trước mắt tôi kia, lúc giống như một dòng sông hiền hoà, lúc như một dòng thác lũ. Tôi ngồi đó, bất động. Dòng người chuyển động được quay chậm, rồi có lúc được tua nhanh ào ạt. Bóng nắng di chuyển trên vỉa hè. Những vệt nước trên mặt bàn bay hơi, tan vào không khí, tan vào hư vô. Một ngày tàn sắp qua đi trong chuỗi thời gian bất định. Những ngôi sao sớm nhợt nhạt trên nền trời mờ ảo.
    Tôi quay về. Không có ai chờ đợi tôi ở phía đó.
    Tôi online, không thấy một cái nick nào sáng lên cái màu vàng quen thuộc.
  9. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Vậy là tôi sẽ ở lại hòn đảo này. Tôi vừa ngồi uống nước ngọt vừa viết lá thư gửi về nhà. Cũng cái bàn này, hôm nào đó tôi mới đến, ngồi đây, nhìn ra bãi cát trắng mênh mang. Không bao giờ tôi nghĩ đến một ngày tôi sẽ ở lại đây.
    Tôi đã quay về Cối Xay Gió, suy nghĩ mãi về tương lai, điều mà ít khi tôi nghĩ đến. Bây giờ nó thật rõ ràng. Tôi sẽ xoá mù chữ cho bọn trẻ con ở trong xóm chài, vậy thôi. Như hồi sinh viên có lần chúng tôi đã có lần tình nguyện làm vào kỳ nghỉ hè. Tôi đã nói chuyện rất lâu với ông La và những người dân xóm chài. Tôi dạy chữ cho tất cả những ai muốn học, đặc biệt là bọn trẻ. Đổi lại, họ cho tôi bữa ăn và một chỗ ngủ qua đêm. Đó là tất cả những gì tôi cần. Tôi đã đi từng nhà thuyết phục, rốt cuộc có tất cả mười hai đứa học sinh, tuổi của chúng từ khoảng sáu cho đến mười lăm mười sáu.
    Tôi phải chép danh sách bọn trẻ ra một tờ giấy cho khỏi quên:
    1. Thằng Đen con bà Mẹ Đen.
    2. Đen Gái con bà Mẹ Đen.
    3. Em Ly con ông La.
    4. Cu Bi con bà Bống.
    5. Cu Tí con bà Bống.
    6. Cu Sẹo con bà Sá.
    7. Cu Bảy con ông bà Bảy.
    8. Cu Tám con ông bà Tám .
    9. Con Hiền con ông bà Hiền.
    10. Con Châu, mồ côi, sống với ông bà Hiền.
    11. Thằng cu Còi, mồ côi, sống với ông bà Hiền.
    12. Con Vàng, mồ côi, sống với ông bà Hiền.
    Tôi nghỉ ở nhà ông La, ngay trên tấm phản ông kê ở gian giữa, căn phòng nhỏ mà tôi đã nằm suốt thời gian bị ốm là chỗ của em Ly. Còn ông La ở gian chái còn lại. Một cảm giác bình yên lại trở về với tôi.
    Thằng Đen và em Ly chính là hai đứa có vẻ lớn nhất. Đứa nhỏ nhất là một thằng bé chừng sáu tuổi, tên là Bi. Lớp học này trông thật nhộn nhạo, đứa lớn đứa bé. Chúng nó nghĩ học giống như một trò chơi, giống như bắt còng gió vậy, háo hức lắm. Căng bốn góc miếng bạt bằng những sợi thép buộc vào thân cây phi lao, tôi biến cái sân và hiên nhà ông La thành lớp học. Nắng lên, bóng cây in xuống tấm bạt thành những hình thù kỳ lạ nhảy nhót. Bọn trẻ ngơ ngẩn nhìn, với chúng cái gì cũng lạ lẫm. Chúng tò mò nhìn những quyển vở tập viết thơm mùi giấy mới, những chiếc bút chì thơm mùi gỗ. Tôi đã phải dùng nốt số tiền còn lại để nhờ những người chạy ca-nô mua ở Đảo Lớn những thứ cần thiết cho bọn trẻ học, những thứ rẻ tiền nhất.
    Lớp học của tôi bắt đầu mỗi buổi sáng, từ khi tôi đi một vòng trong xóm nhặt đủ mười hai đứa trẻ. Mà thường không bao giờ đủ, luôn thiếu mất một vài đứa. Chúng theo người lớn đi ra biển, hoặc vào trong vịnh đánh bắt tôm cá, từ sáng sớm. Gom được bao nhiêu đứa tôi dẫn chúng về sân nhà ông La, dạy dỗ chúng cho đến trưa. Tôi không có đồng hồ, vả lại trên hòn đảo trừ chỗ Cối Xay Gió và chỗ ngọn hải đăng, không nhà nào có đồng hồ cả. Cứ gần đứng bóng là tôi cho bọn trẻ nghỉ.
    Thật là một cảm giác lạ lùng. Bảng chữ cái tưởng chừng như đơn giản lại là một thử thách vô cùng tận đối với bọn trẻ. Chữ số cũng vậy. Tôi không có chút kinh nghiệm và kiến thức sư phạm nào ngoài duy nhất một mùa hè tình nguyện thời sinh viên, chủ yếu là đi theo phong trào. Hồi đó chúng tôi đến một xã nào đó ở miền núi, làm vài việc lặt vặt, mặc áo xanh đội mũ tai bèo, tán tỉnh nhau, hát hò. Tối đến hình như chúng tôi đốt đống lửa. Có đàn ghi ta. Có ngô sắn nướng. Tôi đã từng rất vui vẻ.
    Bây giờ tôi mới biết dạy trẻ con học chữ cần phải thật kiên trì. Kiên trì hơn cả những buổi tập tạ mỗi ngày trước kia của tôi. Có sự khác nhau rất nhiều. Tôi đã nhẫn nại, có lẽ vậy, đều đặn nâng những quả tạ lên và đếm. Phù. Hít một. Phù. Thở hai. Phù. Hít ba. Phù. Thở bốn...
    Việc này hoàn toàn khác. Có thể hôm nay thằng cu Bảy con ông bà Bảy nhớ được rằng tên nó có nghĩa giống như một con số, tương ứng với bảy cái vỏ sò mà tôi đếm vào lòng bàn tay nó. Nhưng ngày mai, nó lại quên sạch. Lại vừa đếm từng cái vào hai lòng bàn tay nó khum khum vừa xướng to lên cho cả lũ học thuộc, sau đó lại cầm cái que chỉ vào tấm bảng gỗ có những con số, đếm và xướng to lên. Bọn trẻ có những sự nhầm lẫn rất buồn cười. Thằng cu Bảy luôn nhầm số 9 với số 4. Tôi rất ngạc nhiên tại sao nó không nhầm số 9 với số 6, hay tại sao nó không nhầm số 4 với số 7. Hỏi nó, nó chỉ cười. Thằng này tôi hay gọi nó là thằng Bảy sứt, vì nó cười hở cái răng sứt.
  10. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Mỗi ngày, trưa và chiều tối, tôi đến nhà một đứa nào đó kèm riêng. Rồi sau đấy ở lại ăn cơm ở nhà đó. Đương nhiên nhà ông bà Hiền là nơi tôi hay ăn chực nhất, vì ông bà ấy nhận nuôi mấy đứa trẻ mồ côi sau trận bão năm đó. Cũng bởi vì thuyền đánh cá của ông bà ấy to nhất đảo, là chiếc thuyền duy nhất có đèn câu mực.
    Tôi vốn ăn khoẻ. Nhiều khi, họ gần như nhịn để tôi ăn vậy. Ông La có làm một hũ mắm tôm tép chua cay theo kiểu Huế. Thực ra trong đó ngoài tôm tép ra còn có những loài giáp xác nào đó nữa không rõ. Tôi chưa từng được ăn thứ gì ngon như thế. Cơm nóng rưới loại mắm màu đỏ hồng này lên, tôi có thể ăn liền tù tì bốn năm bát cơm. Em Ly nhìn tôi ăn và cười tủm tỉm. Em dậy thì phổng phao và hay cười tủm tỉm. Tôi cố gắng không nghĩ đến vẻ quyến rũ của em. Tôi đi ra bờ biển và bơi thật xa. Tôi sẽ không sao cả.
    Bọn trẻ chờ tôi ở bờ cát. Có vài đứa nhảy xuống bơi về phía tôi, em Ly dẫn đầu. Thằng Đen thừa sức bơi vượt lên, nhưng không hiểu sao nó nhường em Ly. Tôi không chắc mình có bơi giỏi hơn thằng Đen không. Có lần tôi nhìn nó và em Ly bơi, như thể chúng là một đôi cá heo đang đùa nghịch dưới nước vậy.
    Tôi bơi thật xa, xem bọn trẻ có nản chí không. Ngoài xa sóng biển dịu hơn gần bờ, nước biển dường như trong hơn, mơn trớn làn da tôi. Ngoái lại, tôi thấy chỉ còn thằng Đen và em Ly vẫn sải tay bơi về phía tôi, những đứa còn lại quay vào bờ cả rồi, chúng chỉ còn là những cái chấm bé tí xíu trên bờ cát trắng. Tôi kêu hai đứa quay vào, nhưng chúng phớt lờ đi. Chừng nào em Ly không quay vào, có lẽ thằng Đen cũng không.
    Tôi đành quay đầu bơi về phía hai đứa. Chúng đang bơi đứng, nhìn tôi cười cười. Tôi làm vẻ mặt nghiêm nghị bảo chúng quay về rồi bơi thẳng vào giữa hai đứa. Lúc bơi ngang qua, bất ngờ em Ly chồm lên lưng tôi, ôm chặt lấy cổ tôi và dìm xuống nước. Có lẽ cả thằng Đen cũng đè lên theo nữa, vì tôi không làm sao thoát ra được. Sau phản ứng giãy dụa vô ích, tôi mặc kệ. Tôi cảm nhận rõ cơ thể dậy thì của em Ly, bộ ngực mới nhú của em áp trên lưng. Và trò chơi nguy hiểm của em nữa. Tôi tin là em biết em đang chơi trò gì.
    Khi chân tôi chạm đáy cát, tôi từ từ gỡ tay em Ly ra và quay lại nhìn em. Không rõ chúng tôi ở độ sâu là bao nhiêu, nhưng ánh nắng xiên xuống đây thật kỳ lạ và đẹp vô cùng, nắng rọi xuống đáy cát trắng, phản xạ trở lại. Tôi nhìn thấy em Ly cười, mái tóc em là một ngọn lửa cháy dưới nước. Tôi nhìn thấy bóng thằng Đen ngay trên đầu, chân nó quẫy như một con nhái. Tôi cười với em Ly, rồi tóm tay em kéo lên. Thằng Đen theo sát ngay bên cạnh. Tôi không lo về thằng Đen. Tôi chỉ lo với cái tính ương bướng của mình, em Ly sẵn sàng thi gan với tôi dưới đáy biển.
    Chỉ một chút nữa thôi là tôi đứt hơi. Có lúc tưởng sắp sặc nước. Lên đến mặt biển tôi mới tin là chịu nổi. Tôi quát hai đứa bơi vào bờ rồi sải những sải dài nhằm hướng bãi cát trắng. Nhưng được chục mét, tôi ngoái lại hoảng hốt không thấy hai đứa kia đâu. Một nỗi kinh hoàng làm tôi gần như tê liệt trong giây lát. Tôi không tin vào chuyện có một đứa trẻ xóm chài lại có thể chết đuối, nhưng quả thật chúng tôi đã bơi quá xa và lặn quá sâu.
    Tôi lại hộc tốc sải trở lại chỗ cũ và lặn xuống. Không thấy gì hết. Tôi nhìn xung quanh cho đến khi mắt cay xè và xót không chịu nổi. Tôi bị ù đặc, và đành phải nổi lên mặt biển trong cơn lo sợ tuyệt vọng. Khi nổi lên, tôi nghe thấy tiếng cười chế nhạo của hai đứa. Chúng đang ở phía bờ, cách tôi chừng hai chục mét. Một cảm giác lẫn lộn vừa vui mừng vì chúng không bị làm sao, vừa tức điên lên vì bị chúng lừa. Có lẽ chúng đã bảo nhau bơi ngay sau lưng tôi và lặn ngay xuống trước khi tôi ngoái đầu lại. Có lẽ từ bên dưới chúng đã cười thích thú khi thấy tôi hối hả bơi trở lại tìm chúng, với đôi chân vẫy vẫy như chân nhái. Chúng mày biết tay tao, tôi quát rồi lao về phía chúng. Hai đứa cười ré lên la hét om sòm rồi bơi rẽ sóng, mỗi đứa một ngả. Thằng Đen bây giờ mới bơi hết khả năng của nó. Chắc chắn tôi không thể đuổi kịp nó, tôi đuổi theo em Ly. Như một con hươu chạy trốn, em Ly chốc chốc ngoái lại nhìn và hét lên, mỗi lần như thế lại bơi đổi hướng nhằm tránh xa tôi. Nhưng những sải bơi ngắn và nhanh, cộng thêm việc la hét, khiến cho cô bé nhanh chóng đuối sức. Tôi là thợ săn., là một con hổ, tôi tóm được con mồi, trước khi dọa cho nó sợ chết khiếp. Em Ly cười ré lên và cố gắng vùng vẫy. Tôi bỗng chốc quên mất rằng tôi là một thằng đàn ông còn em Ly là một cô bé dậy thì. Tôi bỗng chốc trở thành thằng trẻ con, giống như thằng Đen, cười đùa và té nước, với nước da đen bóng, với mái tóc cứng quèo bết muối biển.
    Vào đến bờ cát trắng, tôi và em Ly nằm vật ra cười hổn hển. Bọn trẻ con xúm lại hò reo. Thằng Đen đi từ phía xa lại nhìn tôi lom lom vẻ cảnh giác. Nó chưa hết sợ tôi. Rồi khi yên chí tôi không còn giận nó, nó toét miệng ra cười, hai hàm răng trắng loá. Tôi chợt ghen tị với hàm răng của nó. Răng nó trắng như cát ở đây vậy.
    Được quang_ca_qua sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 29/07/2007

Chia sẻ trang này