1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi sẽ viết về điều đó...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi quang_ca_qua, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    õ?oõ?Ư Trong thỏằi gian xÂy dỏằng hỏÊi 'fng, có rỏƠt nhiỏằu ngặỏằi chỏt do tai nỏĂn. Hiỏằ?n nay, ỏằY 'Ây vỏôn còn nghâa 'ỏằi biỏt thêm nhiỏằu thông tin vỏằ lỏằn, rỏằ"i tỏằô 'ó san 'ôi sỏằ' tạ nhÂn: 100 tạ nhÂn ỏằY ĐỏÊo Lỏằ>n xÂy dỏằng mỏằTt công trơnh gơ 'ó, 100 tạ nhÂn còn lỏĂi 'ặỏằÊc 'ặa ra ĐỏÊo CĂt Trỏng, tiỏn hành nhỏằng công viỏằ?c 'ỏĐu tiên 'ỏằf xÂy dỏằng hỏÊi 'fng. Nhỏằng viên 'Ă xÂy dỏằng hỏÊi 'fng 'ặỏằÊc tưnh toĂn và 'ỏẵo gỏằt ỏằY 'ỏƠt liỏằn, rỏằ"i cho vào nhỏằng thạng gỏằ- lót rặĂm, chuyỏằfn thỏng ra 'Ây. Trỏằô nhỏằng viên 'Ă hơnh hỏằTp chỏằ nhỏưt có kưch thặỏằ>c tiêu chuỏân ra, nhỏằng viên còn lỏĂi gỏằ"m 1497 chi tiỏt khĂc nhau 'ặỏằÊc tưnh toĂn kỏằạ, 'Ănh sỏằ' cỏân thỏưn, 'ỏằf khi mang 'ỏn 'Ây chỏằ? viỏằ?c lỏp rĂp tuỏĐn tỏằ, thỏưm chư không cỏĐn vỏằa, nó câng 'Ê trỏằY thành mỏằTt ngỏằn hỏÊi 'fng hoàn chỏằ?nh và 'ỏằĐ chỏc chỏn chỏằ'ng chỏằi vỏằ>i phong ba bÊo tỏằ'.
    Và hỏĐu nhặ không thỏằf thiỏu mỏằTt chi tiỏt nhỏằ nào trong sỏằ' suẵt soĂt 1500 chi tiỏt phỏằâc tỏĂp ỏƠy, chặa kỏằf cĂc thiỏt bỏằi sỏằ khỏt khe 'ó, nhỏằng viên 'Ă 'ỏẵo thỏằĐ công bỏng 'ỏằƠc tỏằô nfm 1895 mà cỏằâ nhặ 'ặỏằÊc xỏằ bỏng mĂy móc hiỏằ?n 'ỏĂi vỏưy, nhỏằng vỏt 'ỏằƠc 'ỏằu tfm tỏp, bâ xưu, thỏƠm 'ỏôm mỏằ" hôi nhỏằng ngặỏằi thỏằÊ. Tôi chỏĂm vào, nghe mĂt lỏĂnh gan bàn tay, dặỏằng nhặ cỏÊm nhỏưn 'ặỏằÊc tỏằông nhĂt 'ỏằƠc chỏĂm cỏằĐa nhỏằng ngặỏằi thỏằÊ vỏôn còn 'ó. Ngày qua ngày, nhỏằng ngặỏằi thỏằÊ làm viỏằ?c tỏằô sĂng 'ỏn trặa, nghỏằ? ngặĂi, chiỏằu 'ỏn tiỏp tỏằƠc nhỏân nha làm tiỏp, dặỏằ>i sỏằ giĂm sĂt nghiêm ngỏãt. Ngặỏằi ta bỏằi chỏằ? là nhỏằng viên 'Ă dỏằ. 'ỏằƠc 'ỏẵo nhỏƠt, chỏằâ nhỏằng chi tiỏt phỏằâc tỏĂp thơ 'ỏằf làm xong nó mỏƠt cỏÊ vài chỏằƠc công, chỏÊ khĂc gơ mỏằTt tĂc phỏâm 'iêu khỏc nghỏằ? thuỏưt. Theo cĂc bỏÊn vỏẵ còn lặu lỏĂi, nhỏằng viên khoĂ, viên chỏằ't, ngàm, cĂc liên kỏt móc nỏằ'i phỏằâc tỏĂp nỏm ỏân bên trong bỏằâc tặỏằng 'Ă hỏÊi 'fng mỏằ>i thỏằc sỏằ là bư mỏưt cho sỏằ vỏằng chỏc cỏằĐa nó. Giỏằ'ng nhặ mỏằTt khỏằ'i Rubic phỏằâc tỏĂp vỏưy.
  2. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Jean Baptise
    1860 - 1896​
    Tấm bia đá nhỏ chỉ có thế. Vậy là ông ta đã chết ngay trước khi chính thức khởi công xây dựng hải đăng vào năm 1897. Khi chết, ông ta mới ba mươi sáu tuổi. Có nghĩa là ông ta chỉ làm đốc công ngọn hải đăng trong một thời gian ngắn, trong quá trình chuẩn bị vật tư xây dựng hải đăng, và có lẽ một số công việc khác nữa liên quan đến gia công nền móng công trình. Theo tài liệu ở hải đăng, Jean Baptise là một người cực kỳ nghiêm khắc, đến mức tàn nhẫn. Chính điều đó đã giết chết ông ta, khi những người tù không chịu nổi sự khổ cực và đã bất ngờ nổi loạn, họ dành quyền kiểm soát toàn bộ Đảo Cát Trắng, 15 lính tập bị giết chết tại chỗ, trung uý chỉ huy Andre cùng bác sĩ Francois đã cố thủ trong gian nhà chính, họ đã chống cự đến viên đạn cuối cùng, trước khi bị bắn chết bởi những người tù. Chỉ có hai người lính trốn thoát bỏ chạy sâu vào trong đảo. Giám thị Jacques và kỹ sư kiêm đốc công Jean Baptise bị đâm nhiều nhát, những người tù bỏ mặc ông ta thoi thóp ở sát bờ đá, ngay gần chỗ ngọn hải đăng bây giờ. Cho đến ngày hôm sau tiếp viện từ Đảo Lớn đến, họ thấy Jean Baptise vẫn còn thở, và dù rất cố gắng họ cũng không cứu được ông ta. Tuy nhiên, những lời kể của ông giúp cho người ta hình dung ra toàn bộ sự kiện đẫm máu này. Cho đến khi diễn ra cuộc nổi loạn, trên đảo chỉ còn 82 tù nhân, vì 18 người do kiệt sức đã chết trước đó trong những ngày lao động khổ sai. Họ đếm được 26 xác tù, bắt sống được 17 tù nhân trốn trong các vạt rừng thưa và hốc đá, hầu hết trong tình trạng bị thương nặng. Có 22 tù nhân lên chiếc thuyền nhỏ trốn thoát. Số tù còn lại ( 17 người ) khi thấy tàu tiếp viện đến đã nhảy xuống biển bơi ra khơi một cách tuyệt vọng, và có lẽ tất cả đều đã chết đuối. Người ta đưa Jean Baptise về Đảo Lớn chạy chữa, nhưng biết không qua khỏi, ông đề nghị khi chết được chôn cất ở đây.
    Bà cụ kỵ của em Ly, được nhắc đến trong tài liệu là ?oMột hầu gái người bản xứ? ?" Đã ở bên cạnh Jean Baptise trong suốt những ngày cuối cùng của ông ta. Lúc đó bà đã có với ông ta một đứa con gái được hơn tuổi. Vào lúc xảy ra cuộc nổi loạn, bà đang sống ở Đảo Lớn cùng đứa con gái. Jean Baptise thực ra là một kỹ sư tài năng, có một căn biệt thự tại Đảo Lớn, hầu hết các công trình quan trọng ở Đảo Lớn đều do ông chỉ đạo xây dựng trong thời gian đó.
    Không thấy bất cứ tài liệu nào ghi chép về ?ongười hầu gái bản xứ? thời gian sau khi Jean Baptise chết, nhưng hẳn là cuộc sống của bà không hề dễ dàng. Cũng không biết vì lý do gì mà mẹ con em Ly lại ở đây mà không phải ở Đảo Lớn. Và hiện giờ ngoài em Ly, liệu còn một ai đó mang trong mình dòng máu của Jean Baptise?
    Chỉ có điều, thi thoảng ngôi mộ của Jean Baptise vẫn được hương khói. Ngoài em Ly và ông La, những người trông hải đăng vẫn hay đến đây thắp hương. Hầu như toàn bộ nghĩa địa là các ngôi mộ vô danh của các tù nhân thiệt mạng trong cuộc nổi loạn và trong suốt quá trình xây dựng ngọn hải đăng. Thậm chí những người tù khổ sai chết vì bệnh tật, kiệt sức, và tai nạn trong thời gian sau còn nhiều hơn nữa. Các ngôi mộ chỉ được xây đắp qua loa bằng những hòn đá cuội, một số ngôi mộ thực chất chỉ là một đống đá tảng các loại.
    Tôi ngồi hàng giờ trên cái còn sót lại của một bức tường đổ nát, có lẽ là bậu cửa sổ. Tôi ngắm nhìn cảnh hoang tàn của nghĩa địa, như bị thôi miên. Trước kia nó vốn là nhà kho chứa thuốc nổ phá đá, những người tù đã đốt căn nhà và kết quả là toàn bộ gian nhà kho biến mất, để lại một cái hố cát sâu hoắm. Người ta vứt những cái xác tù xuống đây, lấp cát lên. Sau khi Jean Baptise được chôn cất bên cạnh, và sau nhiều biến cố, nó chính thức trở thành nghĩa trang, người ta chuyển tất cả các ngôi mộ tập trung về đây. Những buổi chiều mát trời, tôi hay ngồi trên cái thềm nhà còn sót lại hóng gió biển. Gió lùa qua những bức tường đổ nát, tạo nên tiếng hú ma quái. Có khi gió đổi hướng, nó biến thành tiếng than vãn bất tận.
  3. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhìn thấy em Ly và thằng Đen từ rất xa, chúng đang đi về phía tôi. Em Ly đi như người ta tập đi bộ buổi sáng, hai tay vung vẩy, sát mép nước. Em đi hình chữ chi tránh những đợt sóng biển đều đặn xô bờ. Thằng Đen đi phía sau, như bị hút hồn vào những bước chân của em Ly. Thi thoảng em Ly quay lại đi giật lùi, vẫn khéo léo tránh những cơn sóng, vừa tránh vừa hét lên những tiếng lanh lảnh. Mỗi khi như thế thằng Đen lại nhe răng ra cười. Mặc dù rất xa, nhưng như thể tôi nhìn rõ hàm răng trắng loá của nó. Mà lạ thật, ở đây dân đảo không hề dùng kem đánh răng.
    Tôi nấp vào sau bức tường đổ, theo dõi bọn chúng qua một cái hốc thủng nhỏ. Em Ly đến gần nghĩa trang thì dang hai tay ra lượn lờ một hồi, sau đó leo lên những bậc đá lối vào nghĩa trang. Bấy giờ tôi mới nhìn thấy trên tay em có mấy cành hoa dại.
    Hai đứa lúi húi dọn dẹp ngôi mộ của cụ Jean Baptise, tiện thể chúng dọn dẹp cây dại ở một số ngôi mộ khác. Em Ly cắm mấy bông hoa dại vào cái lọ, thằng Đen lấy nước mưa ở hốc chum vỡ bên góc tường đổ vào. Một lát, xem chừng mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chúng bỏ dở ý định vun vén mấy ngôi mộ khác. Chúng chạy xuống bãi biển tắm. Chúng bơi từ tốn, như thể tận hưởng cái mát mẻ của làn nước. Em Ly chuyển sang bơi ngửa, thằng Đen bắt chước theo, hai đứa ngừng bơi khi ra xa và thả nổi như thế rất lâu. Thế rồi bỗng dưng em Ly quay sang nhìn, có lẽ thấy thằng Đen đang lơ tơ mơ nhắm mắt, em liền nhẹ nhàng bơi vào bờ, chắc là để nỡm thằng Đen.
    Nhưng thằng Đen nhanh chóng phát hiện ra, nó lập tức bơi đuổi theo. Em Ly hét lên một tiếng lanh lảnh và trò chơi cút bắt ưa thích của chúng lại bắt đầu. Trong nháy mắt, em Ly bơi vào bờ cát và bỏ chạy, thằng Đen ngay sau lưng. Chỉ chừng mươi bước chân nó tóm được áo em Ly. Từ xa tôi cũng nghe thấy tiếng vải rách, em Ly ngoái lại nhìn và vấp ngã, thằng Đen ngã đè lên. Hai đứa vật lộn trong tiếng cười đùa lanh lảnh của em Ly. Thế rồi sao đó, hai đứa bỗng dưng ngồi bệt trên cát nhìn nhau. Khoảng chừng chục giây như thế, rồi tôi thấy thằng Đen tóm lấy chân em Ly, nó vật em Ly ra bãi cát. Tôi nghe thấy tiếng em Ly la hét, nhưng lần này không có vẻ như là một trò đùa của hai đứa trẻ nữa, tiếng kêu gào của em Ly lộ rõ vẻ sợ hãi. Tôi lao xuống bãi cát và liên tục hét lên: ?oĐen! Bỏ ngay ra! Bỏ ngay ra!?
    Thằng Đen quay lại nhìn tôi, nó hoảng hốt bỏ chạy thục mạng về phía xa, thi thoảng ngoái lại nhìn. Nó chạy cho đến khi mất hút phía xóm chài. Em Ly khóc thút thít trong ngực tôi từ lúc nào không rõ. Hầu như em không còn mảnh vải che thân. Tôi cởi chiếc áo phông cũ sờn mặc lại cho em. Chưa bao giờ tôi cảm thấy em gần tôi đến thế. Mái tóc em như một đám lửa cứ cháy bỏng đôi mắt tôi. Nhưng tôi không sao cả. Tôi lau nước mắt cho em và dắt tay em đi về nhà. Chúng tôi đi vòng qua vạt thông, đi xuyên qua rặng phi lao, vòng vèo tránh những mái nhà và khoảng trống. Chỉ lặng lẽ đi mà không nói năng gì, không gặp một ai. Ông La vẫn chưa về, em Ly đi vào trong nhà thay quần áo. Tôi ngồi ở hiên nhà nhìn ra biển khơi và bãi cát trắng mênh mông. Từ sau lưng, em Ly nhẹ nhàng tiến đến gần, em rụt rè chạm tay vào tôi.
  4. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Thằng Đen bỏ học mấy hôm liền. Tôi không làm sao tìm được nó. Con Đen em nó nói nhiều quá, mỗi khi tôi đến nhà nó cứ lẽo đẽo đi theo và nói liên tục. Tôi mở cửa bếp, ngó xuống gầm giường đáy phản chẳng thấy nó đâu. Tôi sục sạo khắp xó xỉnh mà đành thua nó. Mẹ nó theo ca nô sang Đảo Lớn từ sáng sớm. Dạo này dân xóm chài rất hay sang Đảo Lớn, họ bắt đầu đem hải sản sang đó bán, và dùng tiền để mua những thứ vớ vẩn về. Họ mua ảnh mấy diễn viên đóng phim truyền hình. Họ mua kính râm rẻ tiền, những tờ lịch áo tắm? Tôi nghĩ từ khi có cái ti vi ở Cối Xay Gió, dân xóm chài bắt đầu thay đổi. Bọn trẻ con lơ là học hành, chỉ nhăm nhe loanh quanh Cối Xay Gió. Chúng bắt đầu nhiễm những thói xấu, như việc lẽo đẽo đi theo du khách, xin họ kẹo cao su, bánh trái, thậm chí tranh nhau cả những vỏ chai Lavie du khách vứt đi?nói chung là bất cứ cái gì. Bọn trẻ và dân chài xem mọi thứ được chiếu trên ti vi. Rất nhiều lần tôi mất thời gian thuyết phục với các cô gái phục vụ ở Cối Xay Gió để các cô không chuyển sang những kênh khác khi dân xóm chài đang theo dõi một bộ phim truyền hình dài tập. Hoặc có đêm sau khi đi dạo về tôi lại thấy những cảnh ân ái nóng bỏng trên màn hình, trong khi từ già đến trẻ đang há hốc mồm xem. Tôi nghĩ có thể thằng Đen một phần bị ảnh hưởng của truyền hình. Sau chuyện hôm xảy ra ở gần nghĩa địa, nó thường xuyên bỏ học. Đôi khi, tôi nhìn thấy trong ánh mắt nó có những tia hằn học, ghen tức. Tôi tìm cách khuyên bảo nó, cố gắng giải thích cho nó hiểu rằng chuyện đó không phải là xấu, mà là lẽ tự nhiên khi người ta lớn lên, rằng nó và em Ly cần thêm thời gian để sẵn sàng cho chuyện đó, để sinh ra những em bé, mà em bé thì cần phải ăn uống. Muốn đến lúc được như thế thì những đứa trẻ như nó cần phải học hành để hiểu biết, để có thể kiếm ăn cho bản thân và nuôi những em bé.
    Nó chả hiểu gì cả.
    Tôi bỏ ra rất nhiều thời gian kể cho bọn trẻ con nghe những câu chuyện mà tôi còn nhớ. Tôi giải thích cho chúng rằng dưới biển kia có những rạn san hô, có những loài tảo, có những loài thân mềm, các loài giáp xác và cá nhỏ sống dựa vào đó, ăn rêu tảo. Những loài nhỏ bé này lại trở thành thức ăn cho những con cá to hơn, những con cá này lại trở thành thức ăn cho những con cá to hơn nữa. Thực ra những loài tôm cá chúng rành hơn tôi nhiều, như gãi đúng chỗ ngứa -chúng tranh nhau kể tên ra một lô những loài cá nào đó, và cãi nhau ỏm tỏi về chuyện con nào ăn con nào. Thôi được rồi, được rồi - tôi nói to để chấm dứt bầu không khí hỗn loạn ?" các em chỉ cần nhớ là tất cả mọi thứ, mọi con vật đều rất quan trọng, con vật nào cũng cần ăn. Nước biển, cát đá sỏi, san hô, không khí, mưa nắng, mây gió vân vân và vân vân, tất cả đều quan trọng. Cỏ lá và cây cối trên những vạt rừng làm thức ăn cho chuột bọ, chuột bọ và sâu **** côn trùng làm thức ăn cho chim chóc, chim chóc to như đại bàng và ó biển săn bắt chuột và chim bé hơn, và chim ăn quả lại mang hạt giống đi khắp nơi cho cây cối mọc thêm, cây mọc thêm nhờ nắng mưa đất đai không khí và làm thức ăn cho các loài thú, các loài thú dữ lại ăn thịt các loài thú nhỏ ăn cỏ.
    - Con gì là chúa sơn lâm?- tôi hỏi to sau bài thuyết giảng dài dòng ấy.
    - Con hổ - bọn trẻ thưa.
    - Cái gì con hổ?
    - Dạ thưa thày con hổ ạ - bọn chúng đáp.
    - Con gì là chúa tể muôn loài?
    - Dạ thưa thày con người ạ - bọn chúng chỉ chờ có thế.
    - Tốt lắm! ?" tôi nói thật to khẳng định lại ?" Con người là chúa tể muôn loài, nên con người phải hiểu biết và yêu quý muôn loài, phải giữ cho muôn loài không bị mất đi. Không được lấy trộm trứng rùa và vích, không lấy trộm trứng chim hay bắt chim non. Không đánh bắt cá con, không đốt phá rừng, không phá các tổ kiến hay tổ mối. Một loài mất đi sẽ làm cho một loài khác không có cái ăn, rồi hậu quả tiếp theo thể nào cũng có một loài khác nữa phải chết vì đói, và rồi cuối cùng con người sẽ không biết lấy gì để ăn. Không có cái ăn thì sẽ không thể sinh ra được các em bé và nuôi các em bé lớn lên.
    Tôi vẽ một vòng tròn mô tả chuỗi vòng thức ăn, với tên các cây cỏ và các con vật cụ thể. Tôi luôn luôn phải vẽ mọi thứ để giải thích cho bọn trẻ. Kể cũng lạ, có những thứ tôi chưa từng nhìn thấy thực sự trong đời, nhưng tôi lại có thể vẽ chúng ra rất sinh động, như con lạc đà kia chẳng hạn, hay những con bạch tuộc nữa. Bọn trẻ bảo đấy là con mực. Ờ thì mực, tôi nói, một con mực to bự.
    Hầu hết bọn trẻ đều đã đọc và viết khá trôi chảy. Thậm chí một số đứa còn biết cách viết những câu cú khá ấn tượng. Ví dụ như khi tôi ra bài tập về nhà bắt tả con gà, một đứa đã viết thế này: ?oCon gà trống nhà em rất đẹp, tuy nhiên nó rất chi là kêu to buổi sáng?. Tôi hỏi tại sao lại viết ?otuy nhiên?? Đứa trẻ trả lời: ?oEm phải dậy sớm?.
    Tôi cười, xoa đầu nó và bảo em phải viết như thế này: Con gà trống nhà em rất đẹp, mỗi sáng sớm nó gáy to đánh thức em dậy. Một câu không nên dùng hai chữ rất, nếu có dùng thì phải sau chữ ?okêu?. Phải nói và viết ?okêu rất chi là to? chứ không phải ?orất chi là kêu to?. Bọn trẻ tỏ ra không hiểu lắm, nhưng chúng nghe theo tất cả những gì tôi nói.
    Khi tôi nói không nên giết hại kiến và chuột, chúng về nhà mang thức ăn thừa ra cho kiến và chuột ăn. Trên những luống rau ít ỏi mà gia đình trồng được, chúng không còn bắt sâu giúp bố mẹ nữa, để chờ những con chim sâu đến làm việc đó. Trong những chuyến đi đánh cá cùng người lớn, chúng lén thả những con tôm con cá nhỏ về đại dương, mặc cho việc này có thể khiến bữa ăn sẽ ít đi đôi chút.
    Một hôm ông La nói với tôi sau bữa ăn, khi chúng tôi ngồi uống nước lá: "Bà con kêu chú làm gì mà bọn trẻ bây giờ khó bảo, hay cãi lại. Có đứa lại còn đòi đi học ở Đảo Lớn. Học thì có kiếm được cá đâu cơ chứ".
    Tôi im lặng chờ ông La nói tiếp, nhưng ông ấy chỉ nói thế. Em Ly treo chiếc đèn bão lên cái móc giữa nhà rồi bước ra hiên, sau đó em ngồi xuống chiếc ghế nhỏ ngoài đó.
  5. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Học không kiếm được cá - tôi nói - nhưng ngoài đánh bắt cá và đào sá sùng còn có nhiều cách khác để sinh sống, thậm chí sống tốt hơn. Muốn thế bọn trẻ cần phải học hành để hiểu biết. Ở Đảo Lớn và ở đất liền có nhiều việc dành cho mọi người, nhưng không có những việc giống như đánh bắt cá. Người ta cần những người biết đọc biết viết, người ta sẽ trả tiền cho những công việc đó. Cũng có những công việc không cần biết chữ, như đi làm thợ xây, đi buôn bán, hoặc đi nấu cơm hay bán hàng thuê, đại loại vậy. Nhưng biết chữ thì vẫn tốt hơn, nếu biết nhiều có khi được trả nhiều tiền hơn. Khi nhiều tiền có thể mua được tất cả mọi thứ.
    - Tất cả mọi thứ ? ?" ông La khàn khàn hỏi.
    - Vâng, mọi thứ ?" tôi trả lời, mặc dù trong thâm tâm hơi chột dạ, sợ ông ấy sẽ phản đối.
    Nhưng ông La không nghĩ sâu đến thế, trong những suy nghĩ đơn giản của ông, với một nắm tiền lẻ mà ông mang sá sùng sang Đảo Lớn bán, đã là cả một điều kỳ diệu, và ông nghĩ như thế đủ để mua tất cả. Ông có thể mua một cái ti vi, vài bình ắc quy, thậm chí cả một cái chong chóng phát điện, và ông không phải đến Cối Xay Gió xem nhờ nữa. Ông có thể ngồi trong túp lều này, mặc kệ mưa gió, vừa uống nước lá vừa xem ti vi. Ông sẽ không cần đi đâu nữa, cả thế giới sẽ đến với ông. Ông ngồi đó và chìm đắm vào giấc mơ của mình. Em Ly lặng lẽ đi vào.
    - Em muốn đi học ở trường học, như trên ti vi ấy, thày giúp em nhá ?" em khẽ nói.
    - Để xem sao đã ?" tôi đáp sau một lát im lặng - cứ học cho tốt ở đây trước đi.
    Giúp em bằng cách nào? Tôi nghĩ bụng. Mọi chuyện bắt đầu phức tạp rồi đây. Liệu tôi có nên nói rằng thậm chí chính tôi còn chưa tự nuôi sống được bản thân, rằng tôi đã phải chạy trốn cái miền đất hứa mà tôi vừa mới vẽ ra trước mắt họ. Tôi cảm thấy có lỗi vì tôi đã nói những điều mà tôi không chắc lắm. Có lẽ tốt hơn là những đứa trẻ nên tiếp tục sống như trước kia, như bố mẹ chúng, bình yên và tự nhiên như cây cỏ.
    Trước kia, ở đây không bao giờ mất trộm. Nhưng gần đây, thi thoảng đã xảy ra những vụ trộm vặt. Sau khi đi xem ti vi về, một số món đồ biến mất. Rồi đôi khi ban ngày cũng mất vặt, khi thì con gà, khi thì cây rau, lúc thì cái xong cái nồi. Những lúc đó ông La phải đứng ra dàn xếp những vụ cãi cọ. Thậm chí bữa trước, tay cán bộ uỷ ban và cán bộ an ninh xuống gặp tôi bảo: ?oNếu tình hình tiếp tục phức tạp, có lẽ chúng tôi phải đề nghị anh ngừng dạy học, thậm chí phải mời anh đi khỏi đây?. Tôi nói: ?oNhưng tôi có làm gì sai đâu, tôi đang làm một việc tốt cho dân đảo cơ mà??. Họ cười nhạt: ?oChúng tôi lại nghe ngược lại, từ khi anh đến đây mọi việc lộn tùng phèo cả lên. Họ than phiền anh ăn hết cả cơm của họ, rồi anh dạy bọn trẻ con không vâng lời. Rồi tệ nạn bắt đầu xảy ra. Thế nghĩa là sao??
    Tôi đành nói rằng tôi sẽ cố gắng không để những chuyện rắc rối xảy ra, tôi nói thế cho êm chuyện. Rồi đợi những người cán bộ quay trở về Đảo Lớn, tôi liền đi về phía Cối Xay Gió. Tôi nghĩ nguyên do chủ yếu chính là từ cái ti vi chết tiệt đó. Trước kia tôi đã phải xin xỏ, thậm chí nịnh nọt mấy cô gái phục vụ để họ cho những người dân đảo xem ti vi, giờ có lẽ tôi lại phải làm cái việc ngược lại.
    Bề ngoài Cối Xay Gió hầu như không thay đổi gì kể từ khi tôi đến đây, trừ những nhân viên phục vụ. Cứ một vài tháng họ lại đổi nhân viên mới. Những cô gái ở đây quá lâu sẽ buồn chán đến dở người mất. Cũng may mấy anh chàng trông hải đăng vẫn hay xuống gạ gẫm các cô gái đi dạo mát đêm bên bờ biển. Trong những cuộc nhậu, họ kể cho tôi nghe về những chuyến đi dạo ấy.
    - Anh có bị làm sao không đấy? ?" một trong số các cô gái nói ?" xem ti vi đâu có gì xấu, nghe nói trước anh xin cho người ta xem cơ mà.
    - Đúng là không có gì xấu, nhưng bọn trẻ lười học, người lớn thì bỏ bê việc nhà. Bọn em cứ bảo là ở trên quy định ti vi chỉ để phục vụ khách du lịch là xong thôi mà.
    - Sợ hơi khó đấy. Nói thì dễ, chứ bỗng dưng thế này... nhưng thôi, được rồi, để bọn em thử xem sao. Nhưng có đi có lại chứ nhỉ? ?" cô ta cười cười.
    - Ừ, bọn em muốn gì anh cũng chiều ?" tôi cũng cười lại, chỉ mong sao mọi chuyện xong xuôi - cứ giúp anh việc này, rồi anh sẽ giúp lại.
    - Chả cần anh giúp gì, chỉ cần giúp bọn em kiếm vài anh là được rồi - một cô gái nói đế vào rồi tất cả bọn họ cười ré lên.
    Tôi cũng cười, và cố tỏ ra ngượng ngịu, vì tôi cảm thấy họ thích tôi như vậy, ngốc ngốc và dại gái. Tôi biết cái cô gái nói đế thêm vào ấy rất thích tôi, cô ta tên là Châu, mới đến thay cho cô Ngọc, cô Ngọc thay cho cô Hà nào trước đó thì phải. Các cô gái ở đây mặc bộ quần áo đồng phục, nên rất khó phân biệt. Trong bộ đồng phục, tóc búi cao, hình như các cô trông xinh hơn. Nhưng bây giờ tôi không còn ngượng ngùng trước những cô gái nữa, có lẽ kể từ khi tôi đến hòn đảo này. Mỗi khi qua Cối Xay Gió, cô gái tên Châu nhìn tôi với ánh mắt là lạ. Tôi phớt lờ. Câu chuyện về tôi có lẽ mọi người đã lãng quên, hoặc có lẽ họ vẫn nhớ. Tôi không chắc lắm. Mấy cô gái cũ hồi tôi mới đến đều đã về đất liền, nhưng có thể họ kịp kể lại cho những cô gái đến sau. Hoặc cũng có thể trong những cuộc đi dạo đêm, trong lúc chuẩn bị đè các cô gái xuống bãi cát, mấy anh chàng trông hải đăng lấy câu chuyện về tôi ra làm quà. Có thể lắm chứ, ở đây làm quái có chuyện gì để mà kể.
    Mỗi khi nhận được tiền gia đình gửi cho, tôi dẫn em Ly đến Cối Xay Gió uống cái gì đó, tôi và em im lặng ngồi uống như cái lần đầu tôi cầm tay dẫn em vào đây ấy, vẫn là Coca Cola mát lạnh. Tôi và em tủm tỉm nhìn nhau uống, lần lượt từng ngụm, như một nghi lễ. Ở góc quầy bar, mấy cô gái phục vụ quen với việc tôi và em Ly hay đến uống nước ngọt nên chẳng mấy chú ý. Nhưng cũng có đôi lần, tôi thấy cô gái tên Châu kín đáo theo dõi chúng tôi.
  6. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Có rất nhiều du khách tình cờ bắt gặp và ngỡ ngàng trước vẻ xinh đẹp của em Ly. Họ không thể cưỡng lại việc thốt ra lời khen. Họ chụp ảnh em, rồi một vài người bằng cách nào đó gửi những tấm ảnh đến Cối Xay Gió. Việc em Ly là cháu chắt chút chít của Jean Baptise và những câu chuyện liên quan đến ngọn hải đăng khiến du khách rất thích thú. Ảnh của em Ly được dán bên cạnh ảnh ngọn hải đăng với dòng chú thích: Cháu năm đời của Jean Baptise - kỹ sư xây dựng hải đăng năm 1897 . Hiện nay cô bé mang hai dòng máu Pháp - Việt này vẫn đang sống cùng bố ở Đảo Cát Trắng.
    Tôi rất bực mình khi thi thoảng đang dạy dỗ bọn trẻ con thì lại có một toán du khách tò mò đến chụp ảnh lia lịa, chủ yếu để xem mặt em Ly. Những lúc ấy thường tôi tránh mặt để khỏi phải trả lời những câu hỏi khó chịu của bọn họ. Tôi rất ghét cái thái độ kẻ cả của những du khách. Không biết những khi tôi không có ở đó họ đã nói với em những chuyện gì, nhưng khi trở về tôi thường thấy khuôn mặt em đỏ bừng vì xúc động. Có lẽ em được họ khen rằng em xinh đẹp, rằng em xứng đáng được trở thành một diễn viên, người mẫu, được mặc những bộ quần áo đẹp chứ không phải mớ giẻ rách mà em đang mặc. Tôi không biết nữa, có đôi khi không nhịn được vì tò mò, tôi gặng hỏi em. Những lúc đó em Ly chỉ cười, như thể trêu tức tôi: ?oĐấy là chuyện riêng của em, thày hỏi làm gì??
    Tôi nhớ lại, có lần nào đó, khi em Ly cứ hỏi về chuyện cũ của tôi, tôi đã gắt: ?oĐấy là chuyện riêng tư, hỏi làm gì??
  7. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tôi đến Cối Xay Gió buổi tối để theo dõi phản ứng của những người dân đảo. Họ rất phẫn nộ. Ngay cả các du khách nghỉ ở Cối Xay Gió cũng vậy, họ yêu cầu các cô gái phục vụ phải mang ti vi ra kê ngoài hiên, họ bảo họ muốn được phục vụ như vậy. Nếu không làm như thế họ sẽ phản ánh với công ty du lịch khi quay về đất liền. Tất nhiên các cô gái phục vụ nghe đến đó thì sợ chết khiếp, lập tức khệ nệ bê ti vi ra hiên. Tất cả mọi người lấy làm hả hê lắm. Họ bắt đầu xem bộ phim truyền hình Trung Quốc ưa thích của họ. Tôi chán nản lắc đầu rồi bỏ đi, tôi đi vơ vẩn về phía nghĩa địa. Lúc rời đám đông tôi thấy em Ly nhìn theo.
    Tôi đi khá xa khỏi Cối Xay Gió, suy nghĩ xem làm cách nào để tránh tình trạng lộn xộn đang diễn ra trên đảo. Tôi nghe tiếng bước chân sau lưng, tôi thoáng nghĩ đến em Ly. Nhưng tiếng bước chân này không phải của em. Tôi quay lại hỏi: ?oAi đấy??
    Một lát im lặng. Trời tối nên tôi không nhìn rõ cái bóng đen ấy. Tôi định bước lại gần thì có tiếng lí nhí: ?oEm là Châu đây?. Tôi bảo: ?oĐịnh doạ anh à? Anh đang định bỏ chạy đấy?.
    Cô ấy rụt rè tiến lại gần. Tôi ngửi thấy mùi dầu gội đầu, có lẽ cô ấy vừa tắm. Một cảm giác xao xuyến, nó gợi lại cho tôi về những kỷ niệm xa lắc xa lơ, những cảm xúc mơ hồ mà thân quen.
    - Em xin lỗi nhé ?" cô nói.
    - Sao phải xin lỗi?
    - Vì làm anh sợ - cô cười - với lại bọn em không thể cấm người ta xem ti vi được, anh cũng thấy rồi đấy.
    - Ừ đành vậy thôi ?" tôi nói - kệ cho họ xem, không thì họ buồn chết đi được.
    - Bọn em cũng thế.
    - Nhưng bọn em chỉ ở đây đôi ba tháng rồi lại đi thôi mà ?" tôi quay sang nói, trời tối quá, tôi chỉ thấy gò má nhợt nhạt của cô ấy.
    Cô ấy bước chầm chậm không nói gì. Tôi tự nhiên bước theo, sóng đôi bên cạnh. Tôi không biết nên làm gì, thậm chí chẳng biết nói gì. Thôi thì cô ấy đi đâu tôi đi theo đó, cô ấy nói gì tôi sẽ nói chuyện đó. Chúng tôi cứ im lặng thơ thẩn đi dọc bãi biển. May mà cát trắng và sóng vỗ miên man, nếu không thì bầu không khí thật nặng nề.
    Bỗng dưng cô ấy dừng lại. Tôi cũng dừng lại chờ đợi. Mùi dầu gội đầu của cô ấy rất dễ chịu. Cô ấy ngần ngừ một hồi.
    - Anh có còn nhớ anh hứa gì ban chiều không? ?" cô ấy nói.
    - Hứa gì cơ?
    - Mà thôi, bọn em không làm giúp được anh việc đó.
    - Em cứ nói đi, nếu giúp được anh sẽ làm.
    - Thật không?
    - Thật mà.
    Cô ấy im lặng một lát, rồi cầm lấy tay tôi, đặt vào một vật gì đó. Tôi nghĩ nó là gói dầu gội đầu, vì tôi đang bị ấn tượng về mùi thơm của nó. Nhưng không phải, tôi nắn nắn và nhận ra nó là một cái bao cao su.
  8. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    - Em thấy thế nào?
    - Hình như dính cát.
    - Ở đây cái gì cũng dính cát.
    - Ừ, đâu cũng thấy cát.
    - Lát nữa anh đền cho nhá?
    - Thôi về đi ngủ thôi.
    - Em sao thế? Em có bị đau không?
    - Em thích, em không đau.
    - Em thích thật chứ?
    - Thật mà, em rất thích.
    - Thế sao em lại khóc?
    - Em không biết.
    - Em cứ nói đi.
    - Anh đừng giận nhé.
    - Anh không giận, sao lại giận chứ?
    - Anh nghĩ đến người khác phải không?
    - Anh không nghĩ gì cả.
    - Em biết anh nghĩ đến người khác.
    - Ai cơ?
    - Con bé lai ấy.
    - Em đùa à? Nó còn bé tí.
    - Bé gì nữa, nó còn cao hơn em.
    - Nhưng nó còn ít tuổi lắm.
    - Chính vì thế mà anh thích, đúng không?
    - Không, anh không nghĩ đến chuyện ấy.
    - Em thấy rõ mà.
    - Em thấy gì?
    - Anh với nó nhìn nhau như thế nào, em thấy hết.
    - Nhìn như thế nào?
    - Thế nào anh phải biết chứ, say đắm.
    - Làm gì có chuyện ấy.
    - Thôi đi, con bé nhìn anh như thể?
    - Anh không muốn nói đến chuyện này nữa.
    - Em xin lỗi.
    - Em đừng nói với ai chuyện này, họ lại nghĩ linh tinh.
    - Anh nói chuyện này là chuyện nào?
    - Chuyện anh và em, cả chuyện kia nữa.
    - Đấy, tự anh nói ra là có chuyện kia còn gì.
    - Không phải là có chuyện, mà là em nghĩ có chuyện thôi.
    - Sao anh không nhận là có chuyện? Đâu có gì xấu hổ?
    - Sao lại không xấu hổ? Nó chỉ là một đứa trẻ con.
    - Thì anh đợi nó lớn cũng được chứ sao?
    - Lúc đó hẵng hay.
    - Anh sẽ chờ chứ?
    - Anh không biết. Anh chưa nghĩ đến chuyện ấy.
    - Anh nên chờ. Thỉnh thoảng qua thăm em là được rồi.
    - Anh xin lỗi.
    - Xin lỗi cái gì, vừa lúc nãy em xin lỗi anh, bây giờ anh lại xin lỗi em, hay nhỉ.
    - Nhưng anh thấy có lỗi.
    - Đừng nói thế em càng buồn, em muốn anh vui vẻ. Anh có vui không, lúc nãy ấy?
    - Anh rất thích.
    - Em cũng thích lắm.
    - Em kiếm đâu ra cái đấy vậy?
    - Cái gì cơ?
    - Cái gói dầu gội đầu ấy?
    - Hi hi, đố anh biết đấy?
    - Chịu, chắc hồi xưa em làm gái gội đầu.
    - Anh thật quá thể, anh còn biết đùa ác khẩu nữa cơ đấy, thế mà lúc đầu cứ nghĩ anh ngốc lắm. Thật đấy.
    - Anh ngốc thật mà. Thế thật ra cái gói dầu gội đầu ấy ở đâu ra vậy?
    - Của mấy anh hải đăng đấy.
    - Hả? Cái gì? Thật à?
    - Thật, mấy chị kia bảo thế.
    - Mấy chị kia? Mấy đứa kia biết em ra đây à?
    - Ê xem kìa, làm gì mà sợ hãi thế?
    - Chúng nó có biết không?
    - Không, yên tâm đi. Hôm trước thấy một đống bao cao su trong tủ quần áo, em mới hỏi thì các chị ấy bảo thế. Với lại một số do khách du lịch để quên, cả hộp nguyên. Hôm nay em thó một cái, không ai biết đâu. Em bảo em đi bơi một lát. Chả ai thắc mắc gì.
    - Thế thì đi bơi thôi. Anh thích bơi lắm.
  9. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tôi nằm đó, có lẽ chết rồi. Đây là bệnh viện. Tôi không rõ lắm. Không ai nói cho tôi biết trông tôi như thế nào. Nhưng tôi có thể cử động được đôi mắt. Tôi nhìn thấy tôi nằm đó kín mít. Những người thân vây quanh. Đây là kết thúc của tôi.
    Có hối hận thì cũng đã muộn rồi. Tôi chưa kịp quay lại sửa chữa những sai lầm, nếu như đó đúng là sai lầm. Tôi không còn có cơ hội để hỏi một ai đó xem tôi đã sai ở đâu. Không có ai nói cho tôi biết tôi phải chọn cái này thay vì cái kia. Hoặc có nói nhưng tôi đã bỏ ngoài tai. Vậy sao không có ai quyết liệt ngăn tôi lại. Để cái kết cục này đến với tôi. Nếu như buổi sáng hôm đó tôi nấn ná một chút nữa trong toa-lét có thể mọi chuyện đã khác đi. Nếu không có đĩa nhạc ấy cũng sẽ không xảy ra tai nạn. Nếu không có chiếc xe đạp băng ngang đường. Nếu như V không xuất hiện trong đời tôi.
    Nếu còn có ngày mai.
    Nếu còn có ngày mai, tôi sẽ sống khác đi.
    Nếu cho tôi được chọn lựa lại, tôi sẽ chọn điều gì?
    Tôi có thực sự hối tiếc vì đã hành động như thế không?
    Tôi có hối tiếc vì đã mơ tưởng đến một bóng mỹ nhân xa vời kia?
    Không, tôi không hối tiếc gì cả. Đó chính là tôi.
    Tôi có thể có vô số định mệnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, trong những thời đại khác nhau. Tôi có thể là một quân vương mất cả giang san vì nụ cười một mỹ nhân. Tôi cũng có thể là một Lã Bố mờ mắt vì Điêu Thuyền. Nếu khác đi, còn gì để nói nữa. Có rất nhiều lý do để đổ lỗi cho một việc đã xảy ra. Nhưng khi nó xảy ra rồi, người ta hay nói giá như.
    Không có giá như nào hết. Tôi chỉ mong tôi sống sót và những cơn đau đừng giết chết tôi. Nhưng tôi lại cũng mong tôi chết quách đi cho rồi. Như thế là xong. Tôi mong được giải thoát thật nhanh. Đừng để nỗi đau đớn hành hạ và khiến tôi ước giá như thế này, giá như thế nọ. Đừng khiến tôi yếu đuối và thừa nhận rằng tôi hối tiếc. Tôi không tiếc gì hết. Tôi đã làm những gì tôi cho là nên làm. Ráng mà chịu. Tôi yêu vợ con tôi. Tôi yêu một cô gái đến từ hư vô. Tôi yêu tự do. Tôi đã có một chút yếu lòng. Không sao cả. Tôi đang lấy lại sức mạnh trong cái thân xác bất động kia. Tôi muốn những người thân đừng rơi lệ như thế kia. Như thế sẽ làm tôi đánh mất nốt cái cuối cùng còn lại của tôi. Hãy tự hào về tôi, dẫu có thế nào đi nữa. Tôi đã chết, trên đường tìm về với vợ con tôi. Đó là điều bất cứ người đàn ông bình thường nào cũng làm khi thấy gia đình bị tổn thương. Rất bình thường, không có gì phải làm nó cảm động bằng nước mắt. Hãy thấy rằng tai hoạ này là một điều được chọn lựa từ hàng triệu năm trước, khi những phù thuỷ thực hiện sứ mệnh của họ, tạo ra một mùi hương khiến mọi thứ phải khuất phục. Định mệnh của tôi đã được quyết định ngay từ khi đó. Và tôi cũng đã làm tốt sứ mệnh của mình. Tôi nghĩ đến V, nàng cũng đã làm tốt sứ mệnh của mình. Cảm ơn nàng đã hiện diện trong cuộc đời ngắn ngủi của tôi.
    Ta vẫn là Ta, chú Ruồi Trâu sung sướng.
    Sống xứng đáng chết chẳng vấn vương.

    Tôi nhớ đến câu thơ ngắn trên trong truyện ?oRuồi trâu? ?" Câu chuyện kể về một nhà hoạt động cách mạng nào đó, lẽ ra anh ta có thể tránh được tử hình, nếu anh ta chịu thừa nhận anh ta đã sai lầm, hay một lý do đại loại vậy. Nhưng anh ta đã từ chối và bị xử bắn. Trước khi bị bắn anh ta ngân nga câu thơ kia.
    Tôi từng nghe nói đến những nỗi đau đớn thể xác. Như tra tấn chẳng hạn. Lao tù và những tấm gương trung kiên, những anh hùng trong sách vở. Có lẽ khi chưa rơi vào tình thế, người ta sợ hãi nó. Nhưng khi đã ở trong tình trạng đau đớn tận cùng rồi, người ta không còn sợ hãi nó nữa, nỗi đau đớn. Người ta chỉ còn sợ đánh mất linh hồn mình.
    Khi người ta đã ở dưới Địa Ngục rồi, không gì làm người ta khiếp sợ nữa. Và tôi lại nhớ đến một câu nói trong vở kịch nào đó: ?oĐịa Ngục là Kẻ Khác?. Hãy cứ phán xét đi, những Kẻ Khác, không gì có thể chạm đến Tôi.
    Những suy nghĩ đó không có nghĩa là tôi không cảm thấy đau khổ khi nhìn thấy nỗi đau mà tôi gây ra cho những người thân, cho gia đình. Nhưng đừng đòi hỏi ở tôi sự sám hối. Những lời nói của tôi bật ra, trong một lúc nào đó, muốn xoa dịu những vết thương lòng của ai đó, không có nghĩa gì cả. Tôi không nhớ tôi đã nói gì nữa. Người ta có thể nói dối, nhưng người ta không thể dối lòng mình được.
    Những lời rì rầm đâu đó vẫn vọng lại trong hành lang trong bệnh viện.
    Có một ô cửa sổ nhìn ra khoảng vườn xanh tươi, có những chiếc ghế đá dưới bóng cây, và những con chim sẻ bay đi bay lại. Có một bể cảnh giữa sân, nom như một cái đài phun nước. Lá cây mục ruỗng ở trong bể nước. Nước trong leo lẻo. Hình như có một cơn mưa vừa đi qua. Không khí rất trong lành. Rất trong lành. Những con chim sẻ tha rác bay qua bay lại. Tôi biến thành con chim sẻ. Tôi sà xuống bể non bộ kia, uống nước, rỉa lông rỉa cánh, ngó nghiêng. Tôi vừa nhảy vừa kêu loách choách , như chú bé loắt choắt trên con đường làng. Có những con cá bảy màu bé tí teo trong bể vội vã bơi vào gầm khe đá khi thấy bóng tôi. Giữa bệnh viện, vườn cây xanh tươi vẫy gọi những tình yêu cuộc sống. Có bao nhiêu bệnh nhân đã bị thôi miên bởi màu xanh kia qua ô cửa sổ? Có bao nhiêu người đã ngộ ra một sự thật đơn giản vào lúc sắp lìa trần? Rằng mọi thứ tồn tại trên đời là xứng đáng với chính nó, và chỉ với chính nó mà thôi. Cao quý, nguyên vẹn, duy nhất. Một lần và mãi mãi.
  10. quang_ca_qua

    quang_ca_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Trong khi một gã nào đó thoi thóp nằm chờ chết trong bệnh viện, thì tôi lại đang nhởn nhơ ngoài đường phố. Chỉ nghĩ đến điều đó thôi tôi cũng đã thấy mình may mắn đến chừng nào. Tôi lành lặn, khoẻ mạnh, với một túi tiền rủng rỉnh. Và tôi tự do.
    Trong khi một gã thất bại nào đó chạy trốn thời cuộc, đang tự lừa dối mình bằng những ảo tưởng tốt đẹp, đang chui rúc ở một cái xó xỉnh nào đó và ăn bám vào người khác, thì tôi đang đem lại công việc và tiền bạc cho những người bị ăn bám kia. Chỉ nghĩ đến điều đó tôi đã thấy sự đúng đắn của mình. Tôi là động cơ, là lý do, là chính sự phát triển của xã hội mà người ta thích dùng chữ điên rồ để nói về nó. Kệ họ, tôi không có chỗ cho những lời lẽ khôn ngoan đến thế. Như đã nói, tôi chỉ thấy mình may mắn đến chừng nào. Rất có thể tai nạn kia đã xảy đến với tôi. Nhưng tôi đã thoát hiểm trong gang tấc. Tôi tỉnh dậy thấy mọi thứ thật kỳ diệu: Ngoài kia đang bắt đầu một ngày mới với những cuộc làm ăn, những thoả thuận bên tiệm cà phê, những cô gái xinh đẹp lướt ngang qua mỉm cười khi thấy ánh mắt tôi ngưỡng mộ, và tôi ao ước họ. Tôi cảm ơn ông Trời khi đánh răng trong toa-lét, vì đã cho tôi thức dậy sau một đêm mộng mị, sau một đêm đi vắng khỏi thế gian, và nay tôi đã trở lại, yêu đời, yêu công việc, yêu chim muông cây cối, xe buýt, cột điện, phố phường, bụi bặm và cống rãnh?
    Và tim tôi loạn nhịp khi tôi nghĩ đến V.
    Tôi cảm ơn ông Trời lần nữa, khi thắt cái ca-vát trên cổ áo sơ mi. Tôi mong ông ấy cũng cảm thấy yêu mến cuộc sống và biết rằng ngoài những kẻ bất hạnh đổ lỗi và nguyền rủa ông, tìm mọi cách chứng minh sự mù loà của ông, sự bất lực của ông, thậm chí phủ nhận sự tồn tại của ông. Sau tất cả những sự phỉ báng ấy thì trên đời vẫn còn có những kẻ như tôi ?" yêu mến, kính trọng, và tin vào sự kỳ diệu mà ông hào phóng ban cho thế gian này. Tình yêu tha thiết, lòng nhân từ bao dung vô bờ bến mà Đấng Tối Cao đã tưới đẫm thế gian này.
    Tôi phải làm gì để xứng đáng với tình yêu bao la ấy?
    Tôi phải làm cái việc đơn giản là đón nhận nó thôi. Tôi chui vào chiếc Camry và như bay bổng lướt trên đường phố. Tôi chọn những trục đường lớn để không bị tắc đường. Tôi bật bản Lương Sơn Bá ?" Chúc Anh Đài ưa thích của mình lên, chỉnh âm lượng vừa phải. Tôi sẽ ăn sáng ở quầy cà phê trong vòng năm phút nữa, với một suất bánh mỳ trứng ốp la, sau đó uống một tách cà phê Expresso nóng ngon lành, và với chất kích thích từ ly cà phê ấy, tôi có thể hưng phấn đến bay lên nữa kia. Tôi lấy lá thư ?oĐây là em? của V từ trong cặp ra, áp vào nơi trái tim, mùi nước hoa thoang thoảng lan toả vào từng mạch máu của tôi. Có lẽ tôi sẽ đề nghị nàng gửi cho tôi một chiếc khăn tay thấm nước hoa, thấm hương vị cơ thể trong trắng của nàng. Có lẽ khi đó nàng sẽ giống như hồ ly tinh truyện Liêu Trai, còn tôi sẽ không từ chối điều gì cả. Tôi chỉ mong được như thế thôi, vượt qua giới hạn của những quy luật vật lý hay toán học, và trên hết là vượt qua những suy nghĩ tầm thường của chính mình. Sao nữa, điều đó đâu phải bao giờ cũng xảy ra với bất cứ ai. Trong một khoảnh khắc tuyệt diệu của cuộc sống ngắn ngủi này, sự giác ngộ đến như một tia chớp, với một linh hồn, vào lúc linh hồn đó chập chờn sắp rời bỏ thế giới này. Cũng có thể nó đến sớm hơn một chút, và tôi may mắn nhận ra rằng không còn nhiều thời gian nữa. Hãy nhanh hơn, hãy tận hưởng mọi thứ, hãy là mọi thứ có thể, hãy sống nhiều cuộc đời mà ta có thể là. Để xứng đáng với sự sinh tồn mà ta được ban tặng, một cách hào phóng chưa từng có. Hay vẫn có ai nghi ngờ sự hào phóng đó?
    Tương lai đúng như tôi đã hình dung, tôi ăn sáng, uống cà phê, thưởng cho mình một điếu Camel, rồi tôi bay vút lên phòng làm việc. Vậy mà vẫn còn sớm chán. Tôi kiểm tra email, trả lời các thư từ. Rà soát lại tất cả các công việc. Sắp đặt mọi thứ đâu ra đấy, sẵn sàng cho một ngày mới chủ động hoàn toàn. Tôi sẽ tận hưởng một ngày bằng ba lần những ngày khác. Ngay khi bàn giao và dặn dò xong công việc cho các nhân viên, tôi sẽ đi ra phố, chui vào một quán cà phê quen thuộc. Tôi sẽ ngồi đúng góc có chiếc bàn đó, nhìn ra vỉa hè đông vui ồn ào qua khung cửa kính trong vắt. Những bản nhạc êm ái trữ tình của Norah Jones văng vẳng. Tôi sẽ uống nước cam, bật laptop lên đăng nhập nick Yahoo, nhìn thấy tôi online mọi người biết là tôi đang sống, đã sẵn sàng, và rồi tôi sẽ tiếp tục viết câu chuyện dang dở. Em sẽ online và cùng sống với tôi qua những khoảnh khắc tuyệt diệu đó. Một số người vào chat với tôi. Cà phê không? Tớ đãi - Tôi sẽ chat như vậy. Họ sẽ ghé qua, tôi sẽ nói vài câu chuyện hài hước. Cà phê ngon lắm, họ cảm ơn và lát sau có việc phải đi. Một người bạn khác đến. Tôi lắng nghe câu chuyện của họ, và tôi đưa nó vào trang viết, tôi tả về màu mắt của họ, thói quen dùng từ của họ, cách mà họ yêu ghét giận hờn, con mèo của họ nữa, nó cũng quan trọng chẳng kém những nhân tình của họ, chiếc xe đắt tiền của họ. Tôi lấy một chút cuộc sống của họ, một chút thôi, vì tôi còn phải sống những phần đời khác nữa, nhiều lắm.
    Và tôi thấy cái nick của V sáng lên màu vàng, trái tim tôi đập rộn. Đây rồi, cái bức ảnh mới nhất của nàng. Khuôn mặt nàng rạng ngời hạnh phúc, như thể nàng biết tôi đang hạnh phúc như thế.
    Tôi gửi cho nàng những trang viết mới nhất, những ngôn từ như thể đến với nàng bằng sức mạnh của một cơn lốc, nó cuốn tôi đến bên nàng, ào ạt, ngay lập tức, và gây choáng váng. Như thể cả tôi và nàng bị nó cuốn lên đỉnh một ngọn tháp cao. Trong chớp mắt, tôi và nàng đã ở đó.
    Ngón tay tôi lướt nhanh trên bàn phím một cách kỳ lạ. Ở đầu bên kia của hành trình, nơi màn hình mà nàng đang say đắm, những con chữ hiện lên, với những mã hoá 0 và 1, hàng triệu phép thuật toán đang dồn về nơi ấy, như thể tôi chính là một phù thuỷ đang huy động tất cả phép thuật tinh vi của thế giới ngôn từ và khoa học, của internet, của các trạm kỹ thuật số trung chuyển, các sợi cáp quang, vô vàn vi mạch, hàng tỉ tỉ những xung điện vô cùng nhỏ, trong những con chíp tối tân, thậm chí những lời yêu đương của tôi có lẽ đôi khi đã phải đi qua những thiết bị kỳ dị nhất có thể nghĩ đến: Những vệ tinh đang bay lơ lửng trên đầu kia chẳng hạn. Có thể lắm chứ.
    Vậy điều đó đáng được gọi là một phép màu. Một phép màu hào phóng, gần như cho không.
    Hãy tận hưởng.

Chia sẻ trang này