1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi tự nghĩ mình đã không biết làm báo

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi botbienxinh, 07/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. botbienxinh

    botbienxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tôi tự nghĩ mình đã không biết làm báo

    Trần Thị Trường

    Hoa Kỳ 100 năm về trước
    Khi đứng trước cây cầu Brooklyn ở New York tôi bỗng nhớ đến Mario Puzo và The Godfather. Ðưa mắt nhìn quanh, hy vọng sẽ trông thấy một hậu duệ nào đó của Corleone, nhân vật sống với triết lý ?othượng bất chính, hạ... tự khu xử?. Rất muốn bắt gặp một bàn vé cá cược nào đó để tò mò cách thức cá độ nhưng chẳng tìm được bàn nào. New York ngày nay sạch lắm. Một người Mỹ đảm bảo với tôi như vậy.

    Có thể cái cách xử sự ?ođâu ra đấy? của giới găngxtơ thì vẫn thế, cuộc sống dạy cho họ cách ứng xử với bất công của thế giới quyền lực. Nhưng những găngxtơ có kinh nghiệm thường có những gương mặt tao nhã nên khó nhận diện. Tôi cũng cho rằng thế giới ngầm tồn tại là một điều không quá khó hiểu khi pháp luật chưa đảm bảo sự công bằng.


    New York hôm nay
    Những con phố của New York tràn ngập tuyết. 12 độ âm. Ði thăm tượng Nữ thần Tự do, ai nấy đều lạnh cóng vì gió. Có người không đội mũ đã tưởng tai rụng mất rồi. Dạo quanh Manhattan trong những chiếc măng-tô phủ kín từ vai tới gót chúng tôi bắt gặp những cành thông bày bán cho ngày Noel tựa như ta bày bán đào ở phố Hàng Lược ngày giáp Tết.

    Nghe nói sẽ có một cuộc đình công của giới xe bus nên cuộc gặp gỡ với tờ Phố Wall bị hoãn. Chúng tôi rủ nhau đi dọc phố Rockefeller. Thăm chỗ toà tháp đôi bị sập. Lạ quá, những ngôi nhà chọc trời xung quanh chẳng hề hấn gì. Thật là buồn cười. Cười. Cười. Cười. Các kỹ sư xây dựng ở đây chẳng biết làm ăn gì cả, phỉ thui, chứ như ở đâu đó thì bị nạn như toà tháp đôi sẽ kéo theo một vùng đổ sập. Ở đây, nguyên vẹn thế lấy đâu ra 10% để cá cược bóng đá hay mua nhà lầu xe hơi?

    Chúng tôi ở khách sạn Beacon nằm trên đại lộ Broadway trung tâm New York, với giá 500 USD cho một đêm/căn hộ có 2 phòng và 1 bếp nấu. Cái giá đêm ngủ bằng một năm lao động của người miệt vườn hay trung du Việt Nam hoặc nông thôn Trung Quốc làm người ta kinh ngạc, thảo nảo động lòng nghệ sĩ đến mức có hẳn bộ phim Người Trung Quốc ở New York, có vẻ như muốn khuyên người ta nếu không có vốn liếng (tiền bạc hoặc nghề nghiệp) thì đừng bén mảng. Nhưng hai anh bạn, một là luật sư có mức lương 2000 USD/ngày (540.000/năm) và một là nhà báo có mức lương bằng 1/5 người kia thì coi việc trọ vài ngày ở khu Manhatan với giá như thế là chuyện bình thường.


    Nghề báo và đẳng cấp của nghề

    Nhắc đến The Godfather để nhớ rằng, từ trước những năm 30 ấy ở Mỹ đã có hẳn một nghệ thuật làm báo, cuộc sống đã bị chi phối dữ dội từ giá trị của thông tin. Gần 100 năm đã qua, giờ đây trong những tờ báo nổi tiếng nhất hành tinh là những tờ xuất bản từ Washington DC và New York. Báo chí phương Tây và nhất là Hoa Kỳ có gì hay? (Cũng không phải đến tận nơi mới biết, chúng ta đã có computer và internet từ nhiều năm nay rồi). Nhưng trăm đọc không bằng một lần hỏi, trăm hỏi không bằng một lần...

    ?oThưa giáo sư? Ðại học Columbia đã từng đào tạo ra những nhà báo hàng đầu của Hoa Kỳ? Làm thế nào để được theo học ở đây và theo giáo sư điều căn bản mà một nhà báo cần phải có là gì??T?T

    ?oÐúng rồi, nhiều tác giả hàng đầu đã xuất phát từ đây, nhiều người đã nhận Pulitzer nữa đấy... Tại đây mỗi năm có tới ngàn người muốn theo học. Sẽ phải đưa ra những bài đã viết, thi trắc nghiệm và trong đó quan trọng là am hiểu địa lý. Columbia sẽ đưa ra một bản đồ trống, sinh viên sẽ điền tên các quốc gia, những vấn đề nóng của các quốc gia đó v.v... A, tất nhiên rồi, tôi luôn nói rằng hãy giỏi các lĩnh vực khác đi đã, hãy học các đại học khác đã rồi hãy học đại học báo chí. Nếu không am hiểu những vấn đề khác thì không viết báo hay được. Chương trình sẽ chia ra làm 2 phần. Phần 1, sẽ cùng nhau bàn về các thách đố nghề nghiệp trên giảng đường, kỹ năng hành nghề. Phần 2, đi khắp nơi và khi quay về mang theo một bài tường thuật. Nhìn vào đó sẽ thấy những sinh viên đã khám phá những vấn đề như thế nào: tội phạm, di dân, nghèo đói, y tế, phản ứng của người dân trước những quyết định của chính phủ... Vâng, nền tảng của báo chí là ở đó. Phản biện với chính phủ là cốt lõi, trung thực là 100%, cách trình bày đề tài chứng tỏ sự chuyên nghiệp của một người làm báo. Nhà báo không chỉ là người đứng về phía một tổ chức nào đó mà đứng về phía xã hội, nhân dân. Nói sự thật mà trở thành kẻ thù của ai đó thì cũng phải chấp nhận. Làm báo đòi hỏi phẩm chất này. Báo chí là một nghề nghiệp vất vả. Nhà báo không bao giờ được nhẹ dạ. Nếu không có khả năng tìm ra những bí mật của chính phủ để bàn cãi về nó thì không nên làm nghề đó nữa. Chọn nghề làm báo trước hết phải hiểu mình là tai là mắt của nhân dân và chính phủ rất có thể mắc sai lầm, lỗi thuộc về những người không phản biện. Tôi là người từng tích cực phản đối sai lầm của chính phủ về cuộc chiến tranh Việt Nam, từng viết về những thay đổi trong hồ sơ vụ Vịnh Bắc Bộ...?T?T

    ?oThưa giáo sư. Báo chí Mỹ thực sự làm được bao nhiêu phần trăm những điều như giáo sư vừa nói??T?T

    ?oNếu không 100% thì bạn đọc sẽ bỏ rơi, đó là điều chắc chắn... Tuy nhiên, thời vàng son nhất của báo chí Hoa Kỳ vẫn là thời điểm sau Mậu Thân, từ 1968-1975. Do báo chí mà một vị Tổng thống phải hầu toà, dẫn đến từ nhiệm và chiến tranh sớm chấm dứt. Chúng tôi gọi đó là thời của những người hùng làm báo... Bây giờ, áp lực thương mại đã làm mất đi một số điều. Áp lực đó lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua. Các cổ đông của các công ty truyền thông muốn có lợi nhuận cao hơn trong khi đó người đọc trẻ có thể tìm kiếm tin tức miễn phí trên online... Áp lực thương mại cũng làm cho tin tức ngắn lại, người không có óc phân tích sẽ không hiểu lắm những bài ngắn ấy. Ngoài ra còn những khó khăn khác: điều tra những bí mật của chính trị đòi hỏi một chuyên môn cao lại dễ làm mất lòng một vài cỡ bự. Tâm lý muốn an toàn đôi khi đã thắng tâm lý có nhân cách... Tuy nhiên, phân tích kỹ tại sao đê lại vỡ khi xảy ra bão Katrina, báo chí Hoa Kỳ đã không ngần ngại làm nhà cầm quyền địa phương mất mặt...?T?T

    ?oGiáo sư khuyên sinh viên của mình vượt khó như thế nào??T?T

    ?oLàm báo thì đừng lệ thuộc vào ai. Sự thật trên hết. Sự sống còn của nghề nghiệp và danh dự thuộc về những người biết viết ra sự thật.?T?T

    Trong lúc chụp ảnh lưu niệm với giáo sư, tôi nhớ đến cuộc nói chuyện trong phòng thông cáo báo chí của Lầu Năm góc, Col Brian Maka, trợ lý của Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng về vấn đề quan hệ cộng đồng, cũng đề cập đến những vùng cấm, những thông tin mật, khả năng của báo chí và nhân cách nhà báo. Nhớ đến tất cả những cuộc gặp gỡ với các toà soạn, với văn phòng bảo vệ những nhà báo bị tấn công, những luật sư sẵn sàng bảo vệ miễn phí những tấn công vào những nhà báo trung thực, những tờ báo của người châu Á làm chủ và hết sức quan tâm đến những vấn đề phát triển của các nước bên ngoài Hoa Kỳ. Mỗi nơi 1 giờ, câu chuyện nào cũng ngắn gọn súc tích và nơi nào cũng nhấn mạnh đến tư cách độc lập của người làm báo, tính chuyên nghiệp và đẳng cấp... Trung tá B. Maka còn dùng một châm ngôn: sự thật bao giờ cũng có đường để đi tới cuộc sống. Ông bảo, văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng luôn đảm bảo dòng chảy tự do về tin tức của giới truyền thông, chỉ giới hạn khi nào nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Rồi tôi nhớ đến nụ cười của ông Giám đốc trung tâm truyền thông Bộ Ngoại giao ở Washington DC. Ông cười cười bảo với chúng tôi: ?o... chẳng có cái gì là bí mật cả, chỉ có cái gọi là nguyên tắc thôi. Chẳng hạn, trong phòng họp báo này, khi ông Rumsfeld bước vào trả lời phỏng vấn, tôi nói rằng đây không phải là ông Rumsfeld mà là ông M., thì các phóng viên hãy coi đó là ông M. Ông M. sẽ trả lời các câu hỏi. Một trả lời tích cực. Các phóng viên toàn quyền đưa tin. Trong số đó có người phá bỏ nguyên tắc sẽ viết là ông Rumsfeld đã trả lời như thế. Không sao cả, không bị rầy rà gì hết nhưng lần sau thì tôi sẽ khó bố trí một cuộc phỏng vấn giữa phóng viên đó với ông Rumsfeld. Chỉ thế thôi?. Ông bảo, ông từng là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông thấy báo chí là một nghề quá nặng nhọc. ?o...Làm báo vừa phải biết đưa tin, giải nghĩa những vấn đề của chính phủ vừa biết phản biện để phát hiện ra sự tồi tệ nào đó, giúp chính phủ hoạt động hay hơn... Tu chính hiến pháp lần thứ nhất của Hoa Kỳ từng cấm chính phủ hạn chế quyền tự do báo chí. Chính phủ không có quyền cho phép ai là nhà báo ai thì không. Là một nhà báo tôi luôn thấy kiếm tìm một sự thật đã khó nhưng nhấn chìm một sự thật còn khó hơn... Báo chí Hoa Kỳ còn là một cuộc cạnh tranh dữ dội, trong vòng 24 giờ mà không có gì mới thì mất mặt, cái mới đưa ra không đủ tin cậy, bình luận không hay coi như mất đẳng cấp, mất lợi nhuận từ bạn đọc. Không có một tờ báo nào ở Hoa Kỳ nhận tiền của chính phủ để làm báo cả. Trung tâm báo chí này nằm trong Bộ Ngoại giao, không một phóng viên nào không có quyền đến. Phóng viên tự do hành nghề nhưng cũng thường xuyên liên hệ với chúng tôi để có thêm tin tức... Nhà báo phải tự kiểm soát mình, viết sai không chỉ bị kiện ra toà mà còn đánh mất đẳng cấp của mình?. Tôi phân vân đoán, không biết ông có quên hẳn vai trò ngoại giao trong khi hành nghề báo chí hay không?

    Ở Bộ Ngoại giao hay ở Lầu Năm góc đều có những văn phòng của CNN, BBC, AP, US Today... Một chuyên viên quân sự của Lầu Năm góc còn cười cười bảo: Tại sao Việt Nam không đặt một văn phòng báo chí ở đây, chúng tôi miễn phí mà?...

    Sau những ngày ở Washington DC, New York chúng tôi về San Francisco. Thăm toà soạn S. F. Chronicle, tờ báo có lượng phát hành 500.000 bản/ngày. 600.000 bản chủ nhật và mạng online của nó có 1.500.000 người truy cập/ tháng với lợi nhuận góp phần tăng lương cho 1800 cán bộ nhân viên thuộc toà soạn. Nghe nói, S. F. Chronicle là tờ báo đưa tin sớm nhất về vụ ám sát tổng thống Abraham Lincoln vì đó là toà soạn đầu tiên ở Hoa Kỳ có máy nhận tin (nóng). Tờ báo này giữ chữ tín đến mức thành phố San Francisco bị động đất gần như san phẳng toà soạn cũng không ngừng làm việc và phát hành đúng thời điểm. Trong phòng tiếp khách có một bức tranh, hình như bên phải vẽ chân dung một ông chủ báo, bên trái, ông J. G. Gutenberg, người phát minh ra máy in và ở chính giữa - chân dung Nữ hoàng Anh, khi bà đón cây bút cũng là lúc thanh kiếm rớt xuống.

    Tác giả bức tranh muốn nói đến sức mạnh của ngòi bút. Vậy mà đã bao nhiêu người biết sử dụng cho đúng sức mạnh này?


    Người Việt trên đất Mỹ

    Có nhiều người châu Á thành đạt trên đất Mỹ. Nhưng nói đến Nguyễn Quý Ðức, là muốn nhắc đến nhiều người Việt làm báo, viết văn ở Mỹ và ở các nước phương Tây đang hành nghề trong các tờ báo nổi tiếng thế giới. Môi trường đã tạo ra tài năng và ngược lại?... Nguyễn Quý Ðức là biên tập viên của đài KQED, một đài có số tiền tài trợ hoạt động hàng năm lên tới 30 triệu USD và lượng thính giả cũng tới hàng triệu/ tuần. Anh Quý Ðức cho biết ở Hoa Kỳ không bao giờ biên tập viên, phóng viên tiếp xúc trực tiếp với những nhà tài trợ. Những nhà tài trợ cũng không bao giờ biết mặt những biên tập viên, phóng viên. Hai bên đều độc lập hành xử công việc của mình. Cái giữ liên kết giữa họ đó là giá trị thẩm mỹ, đạo đức, xã hội của những tin tức báo chí. Những người Việt ở Cali hay ở Wasinghton DC, New York mà tôi gặp, biết và nghe nói đến hầu hết đều là những người có lòng tự trọng, có nghề nghiệp, có người còn là dân biểu... Người quen của tôi sống lâu ở Cali chỉ cho tôi một bãi đậu xe rộng lớn và bảo: nhiều người Việt giàu lắm nhưng nhà của người Việt thường không rộng như nhà người Mỹ nhưng ôtô của người Việt bao giờ cũng đẹp hơn, đời mới hơn và đắt tiền hơn...!

    Ôi, sao mà tôi không tự biết cái khó của nghề từ xưa đến nay cơ chứ? Thu nhập của tôi một ngày là 4 USD, bằng 1/100 của những người cũng có nghề như tôi ở thành phố mà tôi vừa đến...

    5/1/2006


    Nguồn: Văn nghệ Trẻ, số 8 (482), ra ngày 19.2.2006
  2. botbienxinh

    botbienxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thi
    Xin hỏi tác giả Trần Thị Trường rằng lý thuyết báo chí Mỹ và Việt Nam ?" như chị đã dẫn trong bài ?" thì có gì khác nhau đâu mà phải viết dài thế? Sao chị không dám nói thẳng ra là trong ngành báo chí tại Việt Nam hiện nay, từ chủ bút đến biên tập viên và tác giả đều không (cần) biết thế nào là đạo đức làm báo? Đều không thực sự làm báo mà chỉ làm những cái loa tuyên truyền? Đều chỉ coi báo chí là chỗ kiếm cơm khá ngon lành và kiếm danh khá hấp dẫn?
    Nguon: Talawas
  3. botbienxinh

    botbienxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Trần Thị Trường
    Trả lời Nguyễn Thi

    Cảm ơn
    Trước khi trả lời cho tôi được cảm ơn người đã phản hồi, như vậy là bạn đã bỏ chút thời giờ đọc tôi. Và cũng xin cảm ơn talawas, một diễn đàn mà bấy lâu nay tôi rất trọng.
    Nhận lỗi
    Vâng, tôi nhận thấy lời góp ý của ông/bà Nguyễn Thi có nhiều cơ sở phải suy ngẫm. Quả là tôi đã dài dòng viết về một đề tài mà từ hồi có những bậc tiền bối biết ?olấy cán bút làm đòn xoay chế độ? cho đến hôm nay vẫn lặp đi lặp lại, thậm chí là đề thi cử nhân trong các trường đại học, trong các viện báo chí truyền thông? Song, cái giá trị nội dung của nó thì có thể bỏ vào một góc khuất nên tôi muốn nhắc lại cùng với một nỗi tự xỉ vả. Ngay sau khi viết tôi cũng đã nhận ra điều đó và ngượng ngùng tự xếp mình vào ?onhững người Việt Nam điển hình đương thời? (chữ của ông Phạm Toàn trên talawas).
    Đôi điều nói thêm
    Tôi đã có ý viết ra để bạn đọc thấy lý thuyết báo chí Việt Nam có nhiều điểm giống như báo chí Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng sự tác động vào phát triển xã hội thì chưa mấy đáng kể. Trong các trường đại học ở ta, đôi khi những chức năng phản biện, kiểm soát của báo chí được nhắc đến, nhưng chỉ là qua quýt. Còn khi thực hành thì những chức năng đó thậm chí bị quên hẳn. Sinh viên báo chí hay người làm báo nước ta thuộc lòng câu ?odân biết, dân bàn, dân kiểm tra? mà chính phủ vẫn đưa ra, nhưng lại rất mơ hồ về việc làm thế nào để biết, để bàn, để kiểm tra nếu không có một cách thức, một điều kiện cho nó. Một môi trường bàn bạc thực sự, cho biết, cho kiểm tra thực sự thì đó là môi trường gọi đúng tên là dân chủ. Và chỉ có thế làm báo mới thực chuyên nghiệp. Còn không, thì khó tránh được điều mà ông/bà Nguyễn Thi đã nói. Vâng, sẽ chỉ là cái loa tuyên truyền và cung cấp thông tin một chiều. (Giáo sư Tiến sĩ Richard Shafer, Khoa báo chí Đại học North Dakota tới Việt Nam cuối tháng Hai vừa qua, đã đọc rất cẩn thận, rất nghiêm túc mấy tờ báo của chúng ta. Ông nhận xét, hầu hết đó là những bài mà 80 % là chữ không có nghĩa, ông gọi là tin rỗng. Ông nói thêm: hình như các bạn cho rằng cứ có tên có hình mấy ông lãnh đạo cao cấp trong và ngoài nước là thu hút bạn đọc? Ông bảo, những nhân vật quan trọng có thể thu hút độc giả, nếu cùng với nó là những thông tin quan trọng, cụ thể, về những điều các nhân vật ấy đã làm và đang làm...).
    Có thể cái tiêu chí tuyên truyền đã biến người cầm bút và người quản lý đã đưa báo chí nước ta theo mãi cái hướng đã lỗi thời. (Cái thời cả nước có chiến tranh, buộc dốc toàn lực xã hội ùa về phía trước và chỉ một mà thôi đã qua rồi). Làm báo chuyên nghiệp, có đẳng cấp thì tiêu chuẩn khách quan của việc đưa tin phải được coi là quan trọng nhất. Có thế mới tránh được những sai lầm trong mọi lĩnh vực, từ đạo đức xã hội (tham ô tham nhũng), kinh tế, văn hoá đến chiến tranh và hoà bình.
    Khi nhận ra những điều trên, tôi thấy mình đã lầm lẫn trong suốt một thời gian dài, cho rằng nếu báo chí phản biện lại những gì chính phủ đưa ra (gọi là chính sách) thì có thể làm rối lòng dân, gây ra mất ổn định xã hội. Tuy nhiên qua thực tiễn, tôi thấy có những quyết định của chính phủ là sai lầm nhưng chỉ đến phút cuối, chỉ đến khi hậu quả xảy ra người dân mới biết, nhà báo mới bàn, và có bàn cũng chỉ mon men đến những chuyện vặt xảy ra ở cấp thấp. Trong những chuyến đi tới các nước phương Tây vừa qua tôi nhận ra rằng báo chí phản biện mới thực là dân bàn, dân cùng chính phủ kiểm định những vấn đề xã hội, như thế mới thực sự ổn định xã hội. Song như đã nói, ở Việt Nam cấp trên thì chú trọng đến việc tuyên truyền, những bài viết về người tốt, việc tốt, mọi sự tốt, dễ được trao giải thưởng nên chức năng quan trọng nhất của báo chí là phản biện, kiểm soát các hoạt động của chính phủ đã bị bỏ rơi.
    Bài viết của tôi chứa cái tâm sự rằng mình (những người như mình/như ta) không biết/dám phản biện ấy. Không dám vì sợ bị người cầm quyền cũng như một bộ phận nào đó của dân chúng coi là chống đối, coi là ghen ăn tức ở với những người quyền chức và giầu có nhanh chóng. Nếu dám cũng không đủ cứ liệu, bằng chứng để đi tới tận cùng của vấn đề (vì nghèo đói, lương ít, vì trình độ thiếu chuyên nghiệp, vì không ai cho tiếp cận hồ sơ) và không có diễn đàn.
    Còn một nguyên nhân cơ bản nữa thúc đẩy tôi viết ra bài báo ấy là: Tôi tự thấy đã đến lúc phải thay đổi. Tôi đã thấy rõ cái nguy hiểm của ngòi bút, không chỉ cho mình mà cho cả an nguy quốc gia. Bạn có thể đọc thấy điều đó ở nhiều trang lịch sử thế giới, gần đây nhất trong một phần bài viết trên talawas của ông Nguyễn Quốc Khải (nhất là đoạn nói về sự kiện Vịnh Bắc bộ).
    Người Mỹ cũng như bất cứ dân tộc quốc gia nào đều có lòng tự tôn, tự trọng. Cái gì xúc phạm đến điều đó đều khiến cho lòng tổn thương tập hợp lại. Nhà cầm quyền, các tập đoàn kinh tế lớn đôi khi vì mục đích của mình đã biết lợi dụng điều đó. Họ hiểu rằng trong những người làm báo có không ít những người thiếu khả năng chuyên nghiệp, lại không tiến hành/ không có điều kiện điều tra, không coi sự thật là trên hết, không biết phản biện, là những người sẽ dễ dàng đưa tin cho họ. Từ đó tạo ra được một ảnh hưởng (mặc dù đó là tin vịt) dẫn đến sự đồng thuận của công chúng. Vì thế người Mỹ đã đồng tình với chính phủ để tiến hành hai cuộc chiến không đáng có, một là với Tây Ban Nha thế kỷ trước nữa và một với Việt Nam thế kỷ vừa qua này. Cho đến khi nhận ra sự thật thì đã muộn mất rồi. Báo chí Mỹ hôm nay luôn cảnh tỉnh mình để tránh những bài học đau xót đó.
    Tôi viết bài, hay sự thanh minh hôm nay với bạn đọc và ông/bà Nguyễn Thi cũng không để nói người Mỹ đã ngốc hơn chúng ta. Có rất nhiều dẫn chứng để nói xã hội Mỹ có nhiều điều tốt ít điều xấu. Vậy mà không ít người Mỹ còn bị lầm lẫn. Người Việt Nam nếu ai thực lòng xem xét chính mình sẽ thấy ta chỉ thông minh chung chung. Hoặc nói hài hước như một người bạn thân của tôi rằng, trí thông minh của người Việt ta rất phát triển trong thời chiến, còn thời bình ta đã đánh mất nó rồi. Ngày nay, ở Việt Nam có rất nhiều nhà lầu xe hơi, nhưng không ít nhà lầu có thể ẩn chứa một nguy cơ rỗng ruột thép, không ít xe hơi có thể ẩn chứa một tai nạn giao thông hoặc một tội phạm tham nhũng, ma tuý. Tôi muốn tự cảnh tỉnh mình/ta. Và thật cảm động khi được Văn Nghệ Trẻ và talawas đăng tải. Khi đến lấy báo, tôi có hỏi ông Trương Vĩnh Tuấn, ông bảo bây giờ chứ có phải ngày xưa nữa đâu mà không dám đăng những lời nói thật.
    Tôi tin rồi sẽ có nhiều tổng biên tập như thế. Song quả cũng không tránh khỏi có sự nghi ngờ với cả người viết và người cho đăng, cho rằng cũng chỉ là ?ongười Việt Nam điển hình đương đại?, nói cứ việc nói còn làm là chuyện khác.
    Vậy thì
    Tôi phải gửi luôn những bài viết này vào cuộc vận động tham gia góp ý cho dự thảo Báo cáo của BCHTƯ Đảng. Đó cũng là việc làm cụ thể của người cầm bút. Nhưng quả là tôi vừa gửi vừa sợ, mặc dầu, tôi là một người không quá nghèo (mạnh vì gạo bạo vì tiền), không quá dốt (nếu dốt cũng được thể tất khi không giữ một chức vụ lãnh đạo nào, vì giữ chức vụ thì ảnh hưởng đến cộng đồng. Có chức vụ cao thì mới không được phép dốt) mà còn sợ, rất hay sợ khi nói ra một sự thật nào đó. Có lẽ đó là những ảnh hưởng từ bài học còn rất tươi của những người bị trù úm, bị ?oxử lý?. Và tôi nghĩ, nếu thực sự Đảng muốn nghe góp ý thì luật pháp nhà nước cũng phải đưa ra những điều kiện cụ thể để bảo vệ những người đóng góp những ý kiến có thể là trái chiều. Xin đừng quá tin vào những những bản thống kê về con số đồng tình với mình, những thống kê đó là không trung thực. Chỉ cần một ngày cải trang làm dân thường xuống đường, xuống phố không có tiền hô hậu ủng, vào quán nước, ở sân ga, ra chợ, đến công sở, các vị lãnh đạo cấp cao sẽ thấy điều tôi nói là hoàn toàn có thật.
    Nếu không muốn nghe sự thật thì dù thế lực nào, mạnh đến mấy cũng bị nhân dân bỏ ra ngoài lề. Cái câu ?ocứ có bài cúng cụ là xong? mà người làm báo vẫn dùng hôm nay đã chứng tỏ các cụ thì bị coi thường, còn người làm báo thì phải trí trá đến đâu.
    Và...
    Người làm báo muốn hoàn toàn độc lập để viết ra sự thật, phản biện, phản hồi và kiểm soát các hành động của chính phủ thì không nên ăn lương nhà nước, không nên chịu ràng buộc, phụ thuộc vào bất cứ một thế lực nào. Và hơn nhất là cần phải có trình độ. Tôi nghĩ, nhà nước cũng không nên bao cấp nhà báo để rồi quản lý tư tưởng và sản phẩm báo chí của họ. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy nhờ phản biện, phản hồi, đối thoại bình đẳng mà kinh tế, văn hoá của quốc gia được cải thiện. Nhà báo ở những quốc gia như thế, làm báo với tinh thần, điều kiện như thế không cần bao cấp vẫn sống đàng hoàng như mọi ngành nghề.
    Xin cảm ơn quý vị.
    © 2006 talawas
  4. code1114

    code1114 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    1.540
    Đã được thích:
    0
    Đồng cảm .................
  5. lomo1

    lomo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Đọc những dòng này:
    Bây giờ, áp lực thương mại đã làm mất đi một số điều. Áp lực đó lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua. Các cổ đông của các công ty truyền thông muốn có lợi nhuận cao hơn trong khi đó người đọc trẻ có thể tìm kiếm tin tức miễn phí trên online... Áp lực thương mại cũng làm cho tin tức ngắn lại, người không có óc phân tích sẽ không hiểu lắm những bài ngắn ấy. Ngoài ra còn những khó khăn khác: điều tra những bí mật của chính trị đòi hỏi một chuyên môn cao lại dễ làm mất lòng một vài cỡ bự. Tâm lý muốn an toàn đôi khi đã thắng tâm lý có nhân cách
    Tôi thấy báo chí Mỹ và Việt nam cũng có những vấn đề ..giống nhau đấy chứ.

Chia sẻ trang này