1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi và cao nguyên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi daysleeper, 01/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Tôi và cao nguyên

    Thế là tôi lại được về với Núi , với nơi tôi đặt gót chân đầu đời. Xe đò bắt đầu leo qua những con dốc dài ná thở. Màu đất bazan hiện ra rỏ rệt . Đất nơi đây cũng tràn trề nhựa sống như con người vậy. Mùa mưa , ủng bao giờ cũng mang theo hàng kí đất sình nhão nhoét , mùa nắng thì chiếc áo trắng bổng chốc biến thành màu đỏ gạch của bụi đất mổi khi gió thổi qua. Đất quyện dính vào người trên mổi bước chân , trong từng hơi thở. Sống ở đây cũng toàn cây cứng cỏi . Rể bám sâu và ôm lấy đất đến nghẹt thở. Đất , cây và người tự bao giờ đã trở thành một mối quan hệkhăn khít ngọt ngào . Mối quan hệ của sự máu mủ , của sinh tồn .

    Sáng nay tôi lại được thức dậy sớm trên căn gác gổ. Mặt trời xuyên qua những khe nức trên ván . khói của người đốt rẩy cũng đến. Khói và nắng luôn là hai thứ tôi yêu thích cũng vì thế . Khói luôn mang theo mùi của rừng, của lá cây bạch đàn , cây dầu . Nó thoang thoảng làm gợi về cái thời trẻ con nghich lửa cùng bon trẻ chăn trâu trên đồi bạch đàn. Nằm trong phòng tối thỉ chỉ có nắng mới nhìn được khhói . Giây phút nằm ườn trong chăn ấm chờ bọn sương tan đi này là khoảnh khắt làm tôi nhớ mãi mổi khi thức đạy sớm ở thành phố . Ở đấy thì chỉ có tiếng xe cộ inh ỏi là báo hiệu cho một ngày mới . Tôi lại nhìn qua khe nức trên vách và gíật thót tim khi không còn thấy " cây cô đơn " nửa . Ngọn đồi phía bắc nhìn từ phòng tôi mọi dâyd cỏ lau mượt mà đến kì lạ . Gió đi qua cứ làm nhấp nhô như sóng . Từ lâu tôi gọi đấy là " biển cỏ" . Trên ngọn đồi ấy , không biết tự bao giờ mọc lên cây Trâm đỏ duy nhất , người làng ngọi đấy là "cây cô đơn " và nó cũng trở nên thieng liêng từ những chuyên tương truyền nên không ai dám đốn đi .

    Bốn năm trước ....
    Bến chợ vùng cao heo hút đón chào chàng học sinh vừa tốt nghiệp tú tài mới toanh ngơ ngác .Tôi rời ghế nhà trường vác balô theo tiếng gọi của sự tò mò , trí tưởng tượng và máu lang thang. NHà người chú họ làm nghề hàn gò đóng và sửa chửa những chiếc xe đi rừng.Tôi mau chóng trở thành anh thợ hàn sau vài tuần học việc . Giá không có nhưnng cái xưởng như thế này thì rừng đâu đến nổi trơ trọi . Tôi cũng vô tình là kẻ phá rừng khi mổi ngày hì hục gò hàn những chiếc xe tải , xe xúc đen sì gớm ghiếtkia . Thế mà tôi đã hăng say làm . Mới đầu vết hàn của tôi lổ chổ như những bãi phân chim . Đến quá một tháng vết hàn trở nên tự tin và đầy kinh nghiệm . nó là những vệt dài hình vẩy cá xếp chồng và luôn nhận được của chú tôi lẩn những lão già đi rừng có vài năm kinh nghiệm những cái gật đầu ưng ý . Bởi một vết hàn tay mơ luôn là hiểm hoạ đe doạ đối với dan đi rừng . Đa phần những người đi rừng đều học chưa hết tiểu học . Nhưng sự hiểu biết của họ về máy móc và cây cối luôn đủ tư cánh dạy cho bất cứ chàng kỷ sư nào . Những chiếc xe còn lại sau chiến tranh được chế đọ máy , tăng tải trọng để đủ sức lên rừng . Không có bất kì chiếc xe nào không qua tay họ mà đủ bản lĩnh cho một chuyến đi rừng . Máy cưa , máy cắt cỏ , ròng rọc cáp và hàng vạn sức người cứ thế mà biến rừng thành những ụ đất khổng lồ chết..




    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ
  2. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0

    Từ xưởng làm của tôi đi đến đầu dốc là trường học của làng . Trường được xay ba phòng bằng đá và mười phòng học khác bằng gổ và mái lá . Chỉ có duy nhất nơi này là bọn trẻ con trong làng thoát khỏi lao động , thoát khỏi cái nắng khô khốc trên rẩy.
    Học trò ít , giáo viên càng ít hơn Chỉ có những cô giáo Bana là gắng bó được với trường. Những cô giáo người kinh thì trụ đưọc vài tháng hay chừng một năm để đủ thành tích vào đảng là buông về xuôi . Chỉ duy nhất cô hiêuh trưởng người Quảng Bình chọn nơi này là nhà . Thím tôi là người bạn láng giềng hiếm hoi của cô nơi này . Chiều nọ cô rầu rỉ nói chuyện với thím về chuyện mội cô giáo người kinh nửa vừa bỏ trường sau ba tháng vừa dạy vừa khóc vì nhớ nhà . "Kể cũng phải , ở đây ngày qua ngày toàn nghe tiếng lọt khọt của rừng về đêm, ban ngày thì bết hết bùn đến bụi đất, bon học trò thì đen sì hôi hám , con gái có thì ai mà chụi đươc " Cô nói mà mắt rưng rưng . Thím giới thiệu tôi với cô . Cô rạng rở cảm ơn tôi rối rít khi tôi nhận lời dạy thế vài tháng để chờ giáo viên mới . Thế là hôm sau tôi trở thành ông giáo hẳn hoi đấy nhá . Cả xưởng thợ thằng nào cũng chọc tôi bằng cách vòng tay thưa thầy mỗi khi gặp. Thím dậy sớm quạt than là cho " thầy " cái áo học sinh duy nhất tôi còn cất lại vì có chử ký lưu niệm của ngày bế giảng . Tôi được phân công dạy lớp 7 . Cô hiệu trưởng soạn giáo án đưa cho tôi và không quên cảm ơn lần nửa.
    Bọn học trò há mồm nhìn thầy chúng và ồn ào bàn tán . Tôi cung xuýt cười khi thấy trong lớp có đứa già bằng mình . Bọn chúng lại ồn hơn vì nghĩ thầy nhỏ quá . Tôi vổ mạnh xuống bàn và thét lên. Cả bọn bắt đầu thấy sợ . Thừa thắng tôi lấy lại tự tin
    _ lớp trưởng đâu ?
    Một cô bé Bana nhỏ thó đen ngăm , tóc xoăn , mắt to đen long lanh và trán dồ bưóng bỉnh đứng lên
    _ hôm nay lớp đi học đủ chứ ?
    _ dạ vắng 10 bạn ạ ! Cô bé nói bằng cái giọng run run lờ lợ Bana pha tiếng kinh . Nó đâu biết rằng lúc này thầy nó còn run hơn nó . Ngày đầu tiên làm thầy của tôi trôi qua ttốt đẹp , bọn học trò bắt đầu thích tôi khi tôi dành phần lớn thời gian đầu tiên kể cho chúng nghe về thành phố. Cô hiệu trưởng đón tôi ở phòng giáo viên . Cô giới thiệu tôi với những giáo viên khác trong trường. Tôi run lập cập như gà mắc mưa lần nửa. Tròng phòng có khoảng hơn mười giáo viên toàn nữ . Lúc này tôi và bác bảo vệ là hai người duy nhất trong trường. Thế là hiện tượng ông " thầy sữa " được cả giáo viên và bọn học trò bàn luận hết cả tuần đầu . Tôi đến lớp tự tin hơn , được cô hiệu trưởng phân công dạy thêm môn văn ngoài hai môn toán lý mặc dù tôi học văn dốt đặt ở trường nhưng cô vẩn quyết định thế sau khi nghe tôi nói chuyện . Phần vì mới có thêm giáo viên nghỉ để sinh nở . Thế là tôi thà hồ huyên thuyên trong những giờ văn .
    Tôi nhận tháng lương đầu tiên từ tay cô hiệu trưởng . Hai trăm mưòi lăm nghìn trong cái bao thư củ nhàu . Tôi hơi bất ngờ vì chưa nghỉ đến chuyện lương hưóng bao giờ . Ở đây ngoài cơm ăn ngày ba bửa ở nhà chú . Tôi cũng chả biết dùng tiền vào việc gì ngoài mua thuốc lá . Hôm sau tôi đến lớp với hai xấp vở mới và vài cục cây bút bi gửi thím mua từ chợ huyện . Bọn trẻ mừng như nắc nẻ . Maic đến bây giờ tôi vẩn không hiểu tại sao lúc đây mình có thể hành động người lớn thế . Cô hiệu trưởng cũng vui lắm...
    Ba tháng làm thầy trôi qua . Tôi cũng bắt đầu thấy nhớ nhà . Chiều nọ đang lui cui dưới gầm xe lấm lem dầu nhớt , Bổng bọn thợ trong xưởng í ới gọi . Cả một đoàn học sinh lớp tôi cùng cô hiều trưởng đến nhà . Bọn chúng gần như hét lên " Thầy kìa " Lúc này tôi mới nhìn lại mình và vội chạy ngay vào nhà tắm . Hôm ấy là 20/11 , bọn học sinh quyên góp một bao tải cafe hạt , một con thỏ và một con nhím sống đến cho thầy . Thím tôi vui như hội đón bon nhóc vào nhà còn tôi thì vẩn nổi da gà mổi khi nhớ đến cảnh ấy ...
    (Còn tiếp )

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  3. Tanoshii

    Tanoshii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Truyện này còn hay hơn nữa nếu tên của nó là "Cao nguyên và tôi"
    Tiếp đi nào ....
    Nếu còn có ngày mai.....

  4. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Đã đôi lần tôi quyết định dứt áo ra đi , Tôi nhớ nhà , nhớ cái gia đình mà tôi chỉ loáng thoáng hình dung ra cảnh hạnh phúc từ thuở xưa . Tôi mang quyết định ấy nói với cô hiệu trưởng . Tất nhiên cô buồn lắm , nhưng cô vẩn cười để an lòng tôi . Ngày cuối cùng ở lớp tôi không động gì đến sách giáo khoa , bọn trẻ nghe nhưng câu chuyện thành phố của tôi không còn hào hứng như mọi hôm nửa . Chúng buồn thật đấy . Tôi biết , vì lúc này chính tôi cũng không còn đủ can đảm để đối diện với chúng . Cô bé lớp trưởng người úp mặt xuống bàn thút thít . Tôi xin phép cô hiệu trưởng dắt cả bọn học sinh vào rừng . Đúng ra là rừng của trước kia . Tôi mang hết tất cả những điều được giáo dục ở trường về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi lâu dài của rừng để nói với chúng . Nhưng tôi lạc lõng quá , bọn chúng thì biết gì cơ chứ . Xung quanh chúng , những người lớn vẩn đốt rừng , vẩn phá rừng đấy thôi . Đấy là bố mẹ chúng những người đang nuôi cơm chúng cơ mà . Tôi không thể giáo dục chúng bằng cách ấy được . Chính tôi cũng đã làm tên phá rừng đấy thôi .
    Thôi thì thả diều vậy . Tôi bày ra đủ trò để bọn chúng vui lên . Chúng vui thật nhưng rồi lại buồn ngay khi thấy cô lớp trưởng của chúng vẩn buồn rười rượi . Tối đấy cả nhà chú tôi ăn cơm mà không còn vui vẻ như mọi khi . Cả những người thợ cũng không ai nói với tôi điều gì . Tôi có cãm giác như mình vừa phản bội một điều to lớn lắm . Thím gói ghém quần áo cho tôi và kèm theo chút tiền ăn đường .
    Đêm cuối cùng ở rừng tôi không chợt mắtnổi , Cứ nắm nhìn lên trần nhà mà nghỉ về cặp mắt long lanh ướt của bé lớp trưởng , nụ cười rầu rỉ trên khuôn mặt héo quắt của cô hiệu trưởng . Cả những cô giáo người Bana nửa . Lúc này tôi bổng muốn mình được sinh ra ở đây , muốn mình chưa hề biết được cuộc sống thành phố . Tôi thật sự muốn ở lại nơi này . Nhưng tôi vẩn là tôi , vẩn là thằng trẻ con thành phố mang chút óc phiêu lưu . Không thể nào khác được .
    Sáng hôm sau tôi lên trường , Những lớp tôi dạy vẩn có mặt đầy đủ . Chúng đi tiển tôi theo lời cô hiệu trưởng . Những cô giáo khác cũng chuẩn bị quà cáp cho tôi . Cô hiệu trưởng đón tôi bằng nụ cười như mọi ngày .
    _ cho bọn trẻ vào lớp đi cô ! em ở lại đến khi có giáo viên mới .
    _ Thật không ! cô thốt lên như chính tôi cũng muốn thốt lên ! Chính trong lúc này tôi đã muốn ở lại đây mãi mãi rồi ...

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  5. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Từng ngày trôi qua ở đây dần trở nên quen thuộc với tôi. Sáng đến trường nhìn bọn trẻ hau háu học .Chúng luôn nghe những câu chuyện của tôi một cách ham thích . Tôi thì dành những mẩu chuyện đấy làm phần thưởng cho sự đi học đầy đủ của chúng. Cô lớp trưởng người Bana tên Ylan , hình như là tên một loại cây thuốc nào đấy trên rừng theo cách gọi của người Bana. Ylan học rất khá các môn tự nhiên, có lần tôi hỏi em câu hỏi của người lớn . Sau này em thích làm gì ?
    _em muốn làm cô giáo như thầy . Em trả lời làm tôi thấy rất vui nhưng pha chút ngại ngùng
    _em muốn làm cô giáo thì phải lên huyện học hết cấp 3 đã , sau đấy phải về xuôi học đại học nữa , chứ thầy chưa phải là thầy đâu . Thầy cũng mới học hết cấp 3 thôi .
    Em ngơ ngác tròn xoe hai mắt , chúm miệng đánh tu huýt mấy cái . Cái cách hồn nhiên của con bé cứ làm tôi chùng chân mổi khi muốn bỏ về thành phố
    _ không !em chỉ muốn học bằng thầy thôi ! Nó chạy đi và nói vơí lại " Em phải về rẩy hái cà ( trái cafe ) đây !
    Buổi chiều tôi vẩn làm việc trong xưởng của chú . Người dân tộc ở đây có cách nghĩ trong sáng lắm . Trong sáng như cánh rừng nguyên sinh chưa hề nghe tiếng ngầm rú của tiếng máy móc ấy. Nhưng đôi khi làm người kinh bực bội khi làm ăn với họ. Có lần tôi đã hàn cho người thanh niên trong bản cái trục bánh xe bò , hàn xong tôi lấy mười lăm ngàn . Hắn tròn mắt ngạc nhiên
    _hôm trước hàn chỉ lấy có năm ngàn thôi mà ?
    _ không ! đấy chỉ là cái cuốc , hàn chỉ mất một que hàn thôi .Còn cái này tao hàn mất 5 que hàn mà . Tôi cố gắng giải thích chi hắn giá cả nhưng đành chịu . Hắn khăng khăng trả năm ngàn rồi lầm bầm bỏ đi , tôi ngơ ngác nhìn theo còn chú tôi thì cười sặc sụa . Chú bảo _ lần sau nói giá trước với hắn thì lấy bao nhiêu cũng được. Đúng thật ! những năm ấy giá hạt cafe lên cao , người dân tộc sống khá ,nhà nào cũng mua xe máy đi thăm rẩy. Có hôm chú tôi đã đổi cái dè xe máy củ sơn mới lấy bốn tạ cafe . Giá lúc đấy cũng gần cả triệu chứ chả ít. Giàu thế nhưng nực cười là người dân tộc ít khi phải trả tiền xe đò xuống huyện. Hắn cứ leo lên xe rồi đứng và bảo với tay lơ xe " mình chỉ đứng chứ đâu có ngồi , sao lấy tiền mình . Mình không đứng đây thì xe vẩn chạy mà " . thế là đành bỏ qua vì nơi này người kinh rất sợ dây vào với dân bản xứ . Ở đây chỉ có luật rừng là luật duy nhất .
    Đêm ở rừng lạnh đến sợ , buổi chiều mình mẩy lấm lem nên phải tắm. Chúng tôi phải dùng đến xa bông giặt để tắm và gội đầu thì mới sạch . Tôi có thói quen nhìn lên biển cỏ mổi khi tắm , lúc bấy giờ cây cô đơn vẳn còn đấy. Mãi sau này tôi mới được nghe kể lại . Một người kinh đã đốn cây đi sau khi em gái hắn tự vẩn ở đấy . Cô ta làm thợ may ở chợ huyện gần chục năm ở cái xứ khỉ ho cò gáy này .Là người kinh đi kinh tế mới từ tuổi trăng tròn , cô sống cùng với người anh có gia đình vợ con cạnh nhà chú tôi. ba mươi tuổi nhàm chán , mổi ngày cô đều đều đạp máy may từ sáng đến tối , suốt ngày chỉ gặp toàn phụ nữ với trẻ con ..." Bọn thanh niên người kinh lên đây thằng nào thì đi rừng thằng đấy , số còn lại thì lấy vợ hết còn đâu " cô rầu rỉ tâm sự với thím tôi khi nghe thím hỏi về chuyện chồng con .
    Rồi ngày nọ cô dắt về nhà chàng người kinh trắng trẻo chừng 25 tuổi . Cô vui vẻ hồng hào hẳn lên , mọi người cung vui lây với cô . Gốc cây cô đơn trở thành nơi hẹn hò của họ . Cô tử vẩn ở đấy , hầu hết người làng đều thấy xác cô treo đong đưa trước gió trên cây cô đơn . Cô treo cổ khi chàng người kinh kia bỏ đi biệt tích mang theo của cô vốn liếng của gần ấy năm để dành và để lại cho cô cái thai ngày càng lớn trong bụng . Anh trai cô đốn cây cô đơn và đốt cả ngốc cây theo lời khuyên của trưởng thôn cho hồn cô đưọc xiêu thoát . Cô vướng vào cái kết cục thê thảm bình dị như hầu hết những người phụ nữ cô đơn khác . Cô yêu và được yêu , mặc dù là lừa dối . Tôi mơ hồ nghĩ rằng chính cô cũng biết cái kết cục ấy , cô đã quyết định sẵng sàng trả giá như thế để được yêu thương như bao người phụ nữ khao khát yêu khác

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  6. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Người bạn từ nước Đức trên cao nguyên ....
    ( lúc khác viết tiếp nhé ! phải đi biển rồi ! hizz)

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  7. daydreamer

    daydreamer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2002
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới thấy gã nhẹ nhàng như hôm nay !
    Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
    Áo em sơ ý cỏ gặm đầy.....
  8. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Khi tôi đã g?n như quá quen thu?c nơi này , m?i th? tr? nên quá đ?i thân quen trong t?ng bư?c chân tôi trên nh?ng ng? đư?ng vào r?ng . C? ngư?i đ?ng bào và ngư?i kinh ? đây đ?u s?ng vào ngu?n thu t? cây cafe là chính . Nh?p s?ng c?a h? ph? thu?c vào giá c? lên xu?ng c?a h?t cafe trong m?i phiên giao d?ch hàng ngày . H? đ?t r?ng vô t?i v? , m?i cánh r?ng m?t đi thì m?t r?y cafe khác l?i m?c lên . Ngư?i dân cung t? đ?y hình thành m?t lu?t l? v? đ?t .M?t cánh r?ng ng?u nhiên nào đ?y đư?c h? d?n d?p , phát quang , thì ng?u nhiên nó thu?c v? tài s?n c?a h? . Và tài s?n ?y đư?c chuy?n như?ng hay mua bán như th? r?t h?p pháp .
    Đôi khi tôi thay đ?i không khí b?ng nh?ng chuy?n đi r?ng theo cánh th? cưa hay ngư?i làm r?y . C? 1 km đư?ng r?ng thì nhiên li?u cho xe b?ng 10 l?n đi trên đư?ng trư?ng . Vào mùa mưa nh?ng chi?c xe t?i 3 c?u ph?i dùng đ?n áo giáp ( m?t lo?i lư?i đư?c đan b?ng xích thép có ng?n nh?ng móc câu ? m?c gút và tròng bên ngoài l?p xe ) đ?c ch? m?i hòng leo qua nh?ng ? đ?y trơn trư?t ?m ư?t . B?n lơ xe thì luôn trong tư th? s?ng sàng nh?y xu?ng khi xe trư?t d?c hay gãy láp xe .Vào r?ng trong mùa khô đ? nh?c hơn nhưng ph?i ch?u m?t cái n?ng kh?c nghi?t c?a vùng cao nguyên này thì cung không h? là chuy?n đơn gi?n. Sau m?i chuy?n đi có vài ba ngư?i say n?ng đ?n v?t v? là chuy?n thư?ng . Xe ch?y đư?c đ?n r?ng r?m khi tr?i đang n?ng làm tôi có c?m giác như vào ?c đ?o khi đi trên sa m?c ( t?t nhiên tôi chưa đi trên sa m?c bao gi? ). Cái mát l?nh c?a r?ng đ?n b?t ng? như th? ta đang đ?ng ngay phút chuy?n giao c?a hai mùa l?nh và khô . C? vài ch?c met trên đư?ng là b?t g?p khe su?i nh? trong v?t ch?y ngang . Tuy nhiên nh?ng hình ?nh tươi đ?p trong đ?u mà tôi có đư?c v? r?ng ch?y đi đâu m?t khi đang đi gi?a r?ng th?t . C?m giác s? s?t còn l?i duy nh?t . Áp su?t không khí thay đ?i . nh?ng b?i r?m r?p đen ngòm như luôn ti?m tàng m?t m?i đe do? . Vài ti?ng chim hay nh?ng nhánh lan n? hoa trong lúc này tr? nên là đi?u tươi đ?p th?t s? . Ông tài x? có cái thú chơi lan luôn d?ng l?i trư?c nh?ng nhánh lan đ?p . Hoa đ?p luôn n?m trên nh?ng đ?t cây cao , thư?ng là ngay nh?ng ch?ng ba hình ná ? nh?ng cây có vài năm tu?i . L?p t?c ti?ng cưa máy n? lên , cái cây đ?u nhánh lan đang n? hoa kia đ? xu?ng , nhánh lan đư?c l?y đi còn thân cây kia thì k?t thúc m?t đ?i ng?n ng?i ? r?ng .
    Xe đ?n con su?i l?n , Nơi có nh?ng đ?i cafe xanh t?t và t?p trung vài căn nhà g? c?a dân r?y . Đây là nơi t?p k?t lương th?c và ng? l?i c?a đoàn ngư?i chúng tôi . Lão tài x? đóng c?a xe nh?y xu?ng và g?i v?i vào cái láng g?n đ?y
    _ chu?n b? cơm chi?u cho anh em bác ba ơi ...!
    Ngư?i gác láng ch?ng năm mươi tu?i bư?c ra , bư?c chân tr?n v?ng ch?i trên m?t thân hình đen s?m r?n ch?c l?p b?t đi?u thu?c cu?n trên môi và nho?n mi?ng cư?i v?i lão ch? xe
    _ có mua thu?c cho tao không m?y ..! ông noí b?ng cái gi?ng mi?n nam khàn khàn vui v?
    _yên tâm bác ba ! hút c? tháng luôn nè . Bao thút lá có l? là th? ông mong nh?t m?i khi có ngư?i t? xóm ch? lên đây . CHúng tôi có kho?ng mư?i lăm ngư?i ào xu?ng su?i . T?t c? đ?u tr?n tru?ng , th?ng thanh niên c? b?ng tu?i tôi la í ?i khi th?y tôi hào h?ng v?y vùng trogn con nư?c mát
    _ coi ch?ng s?y chân u?ng nư?c s?t rét ch?t m? đó th?ng kia !
    Tôi tót ch?y lên b? nhưng cung chưa hi?u vì sao . Ông ba gác láng c?m m?y nhánh cây v?a b? ven su?i, đ?p nát và th? xu?ng m?t ?c nư?c đ?ng , ông nh?y xu?ng dùng chân đ?o cho bùn n?i đen ngòm , vài con cá l? đ? n?i lên . Ông ch?p l? và ném lên c? cung kho?ng năm con to b?ng b?p tay . Ông làm cá s?ch , h? hê nói khi th?y tôi quan sát .
    _Chú mày lính m?i h? ? Hôm nay tao đãi chú mày b?a canh r?ng ăn cho bi?t .
    Ông đ?t cái xoong duy nh?t có đư?c trong láng lên b?p và đi ra su?i . Đo?n quay v? v?i m?t ôm lá giang r?ng hái đư?c . Cá đư?c làm s?ch ru?t th? nguyên con vào n?i nư?c đang sôi , ông ng?t lá giang vào và cho thêm ít mu?i . Ông l?i đào m?t h? đ?t nh? sâu kho?ng b?n phân , đong g?o vào cái bao v?i thô và c?t kín mi?ng . L?i cho vào m?t bao t?i đư?c may b?ng sơ d?a và cho xu?ng h? đ?t , kho? sơ l?p đ?t l?i và b?t đ?u nhóm l?a lên đ?y .
    Hôm đ?y tôi đư?c ăn b?a cơm đ? đ?i c?a ông Ba gác láng . Có l? đ?n bây gi? nó v?n là b?a cơm nh?t trong đ?i tôi . Lá giang chua cùng v? ng?t c?a nư?c su?i , c?a cá tươi n?u trên cái b?p dã chi?n b?c khói thơm l?ng , cơm s?t nóng x?i ra t? cái bao v?i đư?c n?u chín b?ng hơi nư?c trong đ?t . Tôi vét đ?n không ng?i ngùng nh?ng h?t cu?i cùng trong cái bao ?y mà v?n còn th?y c?n cào b?i m?t bu?i sáng nh?y lên nh?y xu?ng xe t?i và ch?y b? đ?n đ? hơi qua nh?ng con d?c dài ....

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  9. IronWill

    IronWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Uhmmm, tôi thích câu truyện này đấy. Nhưng mà đang hay sao tự nhiên lại bị lỗi font chữ thế kia. Mắt tăng số rồi....
    Đôi khi cần dừng lại...để hiểu hết con đường
    Đôi khi cười hấp hối...để biết tròn yêu thương
  10. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Phần bị lổi font tôi sửa sau các bác nhé !
    Vào những mùa thu hoạch cafe bọn học trò thường vắng học nhiều hơn . Có những buổi trường vắng hoe, tôi được rổi buổi sáng nên hay đi loanh quanh trong làng . Phía sau dãy nhà tập thể cho giáo viên là một thung lũng có những khe suối nhỏ chảy qua . Tôi thường hay đến đây mổi khi không có gì làm . Tôi bẻ cây lồ ô non làm cần câu và đào ít truồng đất . Cứ nghĩ đi câu cho hết ngày chứ tôi chưa hề hình dung được con cá ngu xuẩn nào có thể dính vào cái cần câu thô kệt của tôi . ẤY thế mà có con ngu thật , tuy nhiên bọn cá ở suối khoẻ thật , có lẽ chúng sống trong cái môi nước trường luôn chảy siết nên có một sức bền to lớn . lần đi câu nào của tôi cũng kết thúc khi bị chúng cắn đứt lưỡi câu . Tôi chia số cá ấy làm hai phần , các cô giáo một phần còn một phần cho bọn thợ trong xưởng . Tôi cũng bắt đầu biết đến rượu . Nếu không có những thằng say vào hay nổi máu đánh đấm thì tôi hoàn toàn ũng hộ rượu . Sống ở nơi này mới thấy rượu giúp ích cho những thằng thanh niên xa nhà đến chừng nào . Bọn tôi đập búa và chịu đựng vô số loại âm thanh loạn não trong xưởng ban ngày chỉ mong được làm vài tợp rượu vào buổi tối để dể ngủ và khỏi phải trằn trọc nhớ nhung . Rượu pha với tiết rắn hay tiết dê là thuộc loại cao cấp lắm rồi , uống chỉ mong cho đủ nằm xuống là ngủ ngay để trốn đi cái ê ẩm của một ngày . Khoảng chừng vài tuần là chúng tôi thay phiên nhau bị đau mắt . Với riêng tôi thì chăc đấy là nổi đau thể xác mà tôi kinh sợ nhất . Cái khói bốc ra từ cây que hàn mơ hồ kia đã tạo nên một cơn đau mắt vài ngày mà bất cứ thằng đàn ông nào cũng ghê sợ . Chúng đau đến điên loạn ,đến sọm người . Tôi đã hình dung như có ai đấy đang cầm tăm đâm vào mắt mình vậy. Cứ ngặp ánh sáng là hai mắt lại sưng lên đỏ thẩm và nước mắt chảy ướt cả gối . Bọn thợ giàu kinh nghiệm có cách trị hiệu quả đến không ngờ . Chúng tiểu tiện vào cái khăn mặt ngâm nước sôi hẩm và đắp lên mặt . Tôi cũng có đến vài lần phải ngửi mùi nước tiểu của mình trong suốt mấy ngày liền chìm trong phòng tối ...
    Trưa của một ngày nắng , lúc tôi vào giai đoạn cuối của một cơn đau mắt kéo dài cả tuần . Bà hàng nước láng giềng chạy sang nhờ tôi nói vài câu tiếng Anh tính tiền cho một thằng tây nào đấy . Tôi vừa bất ngờ vừa lớ ngớ vì chưa bao giờ nghe đến cái chuyện buồn cười này . Một tên người Đức hẳn hoi . NHưng hắn làm gì ở nơi này nhỉ ? Tôi chỉ loáng thoáng nhìn thấy hắn vì không thể mở hết mắt được . Những tia nắng sẽ xuyên thủng ngay hai con mắt tôi nếu để chúng lọt vào . Với vốn ngoại ngữ học được từ những giờ ngủ li bì trong các tiết học môn tiếng Anh , tôi mang ra vận dụng với cả tay và mồm cho thằng người Đức kia hiểu là hắn phải trả tám ngàn cho cốc cafe đá và vài món đồ tạp hoá . Tôi cũng chỉ đoán thế vì lúc này tôi chả biết hắn đã mua gì . Bà chủ quán thì bảo đảm là chính xác chứ không hề ăn gian hắn . Trong giọng nói của tên người Đức thì có vẻ hắn ngạc nhiên lắm khi ở đây có người lóng ngóng hiểu được vài tiếng hắn nói . Hắn hỏi tôi tôi về đường đến nhà trọ . Tôi cười ha hả vào mặt hắn và bảo hắn có muốn ngủ lại trong nhà thổ không . Hắn cười nhạt nhẽo như hiểu ra là không hề tồn tại cái nhà trọ nào nơi này . Hắn đưa cho tôi điếu basto và mời một cách hào phóng những người phu hàng xúm lại xung quanh hắn . Tôi kéo ghế ngồi xuống và hắn cũng làm theo . Hắn lại gọi thêm cốc cafe khác và bảo rằng cafe ở đây rất ngon . Hắn bắt đầu huyên thuyên với tôi về những chuyến đi của hắn . Hắn hai tám tuổi , tên Kolonko gì đấy nghe như người Nhật . Hắn trải bản đồ ra và chỉ cho chúng tôi đường hắn đã đi và sắp đi . Hắn nói hắn đi từ t/p HCM lên đây bằng cả xe bus và đi bộ . Hắn như cá gặp nước khi nghe tôi hỏi về nghề nghiệp và đất nước hắn . Hắn khoe hắn là cầu thủ bóng đá nhưng nghĩ do chấn thương . Hắn kể lung tung về thành phố Berlin của hắn ... Tiềng người ngày một nhiều trong cái quán nước bé tẹo ấy . Những người phu hàng , người xuống huyện và dân địa phương xúm lại trong quán xem tôi và thằng tây nói chuyện . Hôm ấy bà chủ hàng nước được một ngày đắt hàng hả hê cười nói . Tôi dịch lóng ngóng và cụt lũn những câu hắn nói cho mọi người nghe. Đến xẩm tối , bà chủ hàng nước đã muốn dọn hàng nhưng quán vẩn đông . Thím tôi mời hắn vào nhà nghĩ lại đêm ấy ...
    Chuyện người Đức đến nhà tôi chả mấy chốc mà bay đi khắp làng . Nhà chú tôi tối đấy đông như tết , Ông trưởng thôn và bà vợ được ngồi ghế đại biểu trong nhà ,bọn trẻ thì xúm quanh cửa sổ nhìn ông tây và bàn tán , Những người lớn khác thì đứng ngồi xung quanh cái chiếu ăn cơm của gia đình chú tôi và người Đức. Họ cười nói , chỉ trỏ huyên thuyên còn chúng tôi thì ăn cơm . Tôi vừa buồn cười vừa xấu hổ với anh bạn KolonKo ấy vì cái cách bàn tán của mọi người . Chả khác gì mấy so với người thành phố xúm quyanh một con khỉ mà có khi còn náo nhiệt hơn ấy chứ ! Chú tôi bảo mọi người giải tán và hứa sẽ cho người Đức đến thăm từng nhà sau khi ăn xong . Cơm nước xong , chú tôi vây bọn con níc lại đứng ngồi quyanh ông Tây và chụp hình bằng cái máy ảnh củ sờn của chú . Chú chở tôi và người Đức đi đến nhà những người bạn làm ăn của chú trên chiếc vespa cáu cạnh của chú . Chiếc xe mà chú chỉ dùng để đi vào những dịp lể tết ấy hôm nay lại được dùng một cách hoan hỉ tưng bừng . Chú vui ra mặt với mọi người , tôi biết chú hãnh diện với mọi người bởi điều kỳ lạ này lắm . Tôi thì lại được trở thành ông thông ngôn mới oách chứ ...
    Những ông chủ buôn gổ giàu có tiếp đãi chúng tôi bằng những thứ tốt nhất trong nhà họ có . Ai cũng hoan hỉ đến nực cười . Thế mới biết sự hiếu kì nó vô duyên đến mức nào . Nhưng cả tôi và Người Đức kia cũng đều sống trong cái không khí đấy bởi nó trong sáng và đẹp đẻ đến kì lạ . Người Đức kia chấp nhận làm con khỉ trong ánh mắt hiếu kỳ của mọi người để đổi lại sự khám phá của riêng hắn trong cái thế giới của chúng tôi . Tôi chấp nhận làm bạn đồng hành cho hắn để đổi lại khoảng thời gian đột biến bợi sự kiện mới lạ trên mãnh đất này . Sự kiện này được có như từ bao nhiêm năm nay nó chưa hề có ở đây. Bởi lẽ những người kinh lên đây cũng là những người bần cùng và bất đắt dĩ chứ huống gì đến Tây đi du lich . Bởi ở đây muốn đến được thì phải leo qua biết bao nhiêu khoảng đồi và đất hoang vu . Bởi ở đây con người như chưa bao giờ được thấy phía bên kia những dãy đồi là gì . Ở đây không đèn điện , ở đây không báo chí , ở đây chỉ biết ở đây... Chúng tôi đi hầu như khắp làng và uống đủ thứ rượu quý của mọi người . Người Đức thấy được hết những điều mà hắn chưa hề nghĩ ra ở đất nước hăn . Hăn lầm thầm vào tai tôi bằng cung cách của một người bạn thân khi đã là ngà say " your country very beautiful " . Hắn rất đã say và tôi cũng thế cả chú tôi nữa . Chúng tôi say bởi sự hiếu khách của làng .
    Sáng hôm sau , tôi đã hoàn toàn bình phục đôi mắt . Người Đức hiện ra rỏ ràng dưới mắt tôi . Hắn cao chừng một mét tám , mắt sâu , tóc hạt dẻ và mắt xanh . Chúng tôi xúm quyanh chiếc chiếu nhấm nháp cafe chờ sương tan và lên kế hoạch cho một ngày mới. KolonKo viết địa chỉ nhà chú tôi vào quyển sổ tay của hắn , hắn còn ngoặch một một vòng tròn đỏ và ghi chú vào đầu trang giấy " Big uncle " . Tôi buuồn cười vì thầm rằng nơi này cuối cùng thì vẩn còn có địa chỉ để liên lạc với người nước ngoài cơ đấy . Tôi đến trường và dẩn người Đức đi cùng . Tôi kể cho hắn nghe vài thứ về tôi . Hắn cũng khoái trá khi tôi bảo tôi thích vẽ và nghe nhạc rock . Tôi kể cho hắn vài cái tên người Đức nổi tiếng mà tôi biết . Hắn cũng khoái F .Beckenbauer như tôi và vô số chuyện về người Việt Nam khác mà tôi làm hắn tròn mắt ngạc nhiện . Chẳng khác mấy so với những điều tôi đoán thầm trong đầu . Gần như bọn trẻ đứng chờ chúng tôi từ lâu để được bắt tay với ông tây theo tiếng gọi của chúng . Hắn làm tôi bất ngờ bởi sự tinh tế của hắn khi móc từ túi áo khoát ra mấy túi kẹo được hắn chuẩn bị từ trước và phát cho bon trẻ . Tôi chỉ cho hắn những căn chòi bọn trẻ phải học . Hắn dường như thấy áy náy thật sự . Ở đây tôi không hề nói ngoa bởi tôi có thể đoán được tâm trạng hắn lúc này . Hắn được người làng xem như đến từ một nơi rất giàu có , nhưng hắn lại không giúp gì được nơi này . Hắn nói với tôi rằng hắn ước gì giúp đươc nơi này cái gì đấy . Và tôi biết hắn nói thật , tôi gật đầu hiểu hắn nhưng không đủ khả năng ngôn ngữ để diễn đạt nội tâm mình cho hắn hiểu rằng tôi rất hiểu hăn . "Hắn là một người thất nghiệp ở Đức " tôi nói với cô Hiệu trưởng đúng theo lời hắn kể. Hắn tự đi lang thang trong làng chờ tôi bãi dạy . Hắn tặng cho trường cái đồng hồ bỏ túi mà hắn mang theo . Bắt tay cô hiệu trưởng như thể một nhà ngoại giao đến thăm trường ...
    Chều hôm ấy chúng tôi chia tay người Đức . CHú tôi mời mọc ở lại ít hôm nữa , hắn cung muốn nhưng đành phải lên đường vì hạn Visa đã gần hết mà nơi hắn muốn đến thì còn nhiều ... Đấy là những ngày cuối năm . Tôi chúc hắn mọi điều mà hắn có thể nghe được từ đất nước của hăn vào dịp giáng sinh và năm mới . Hắn ôm tôi và vổ vào vai như một người bạn . Vâng ! hăn đã là bạn tôi . Hắn nói đây là lần đầu tiên hắn được thấy sự hiếu khách mặc dù hắn đã đến nhiều nơi . Hắn sẽ không bao giờ quên nơi này và hứa sẽ quay lại đây lúc trên đường về . Người làng ở hai bên đường vẩy tay chào hắn như thể chào người anh hùng mặc dù hắn chả mang lại cho họ điều gì ngoài cái dáng vẻ bên ngoài của một thằng tây biết cười nói . Mọi người vẩn còn thói quen nhìn tôi và hỏi về người Đức cả vài tuần liền sau đấy ... Mọi thứ trở lại bình thường tuy có mang theo một nềm hy vọng của dân làng . Hy vọng người bạn Đức trở lại .

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

Chia sẻ trang này